Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

Tin Mừng Về Tính Dục Và Hôn Nhân - 3

5. Ở một mình không tốt
Đó là lý do tại sao Thiên Chúa phán: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St 2,18). Có nghĩa là Thiên Chúa nói: “Ta sẽ tạo dựng một người nào đó nó có thể yêu thương được.” Do đó, Thiên Chúa tạo dựng những thú vật từ bụi đất và đem chúng lại cho con người đặt tên.

Khi đặt tên cho những thú vật, con người nhận thức ra họ khác biệt với chúng. Những thú vật không được tự do để xác quyết những hành động của chúng như con người. Chúng không được gọi để yêu trong hình ảnh của như con người. Chúng ta có thể tưởng tượng ra câu trả lời với Thiên Chúa: “Con cám ơn, thưa Thiên Chúa, cho tất cả những thú vật này. Nhưng con không thể yêu con hươu cao cổ. Con không thể hiến dâng bản thân cho con ruồi giấm.”

Cho nên Thiên Chúa đưa con người vào một giấc ngủ mê rồi rút một cái xương sườn ra. Nếu dịch là “giấc ngủ mê”, chúng ta sẽ bỏ mất đi một ít ý nghĩa. Có thể hay hơn nên dịch “ecstasy” là “xuất thần”. “Ecstasy” theo sát nghĩa là “đi ra khỏi bản thân”, và trạng thái xuất thần của ông Ađam có nghĩa là Thiên Chúa đã rút từ chính bản thân ông ra người đàn bà. Hơn nữa trong ngôn ngữ gốc, “xương sườn” là lối chơi chữ của “sự sống”. Điều này có nghĩa là người đàn bà đến từ chính cùng một sự sống tương tự như người đàn ông.[10]

Sự sống của con người là gì? Nó là hơi thở của Thiên Chúa đã làm ông Ađam thành một hữu thể sống (St 2,7). Người nam và người nữ chia sẻ cùng một nhân tính. Cả hai đều có Thần Khí của Thiên Chúa ở trong họ, có nghĩa là cả hai được gọi để yêu thương trong hình ảnh Thiên Chúa.

Giờ đây thử tưởng tượng cái tâm trạng của ông Ađam khi ông thức dậy chợt thấy ngay người nữ của mình. Cái ước muốn sâu thẳm nhất của trái tim ông là yêu thương trao tặng chính bản thân mình cho một người khác “giống như mình”, vì ông vừa mới đặt tên xong cho hàng tỉ thú vật mà không tìm thấy một ai như vậy. Thế rồi ông nói gì?

“Cuối cùng, nàng chính là người ấy! Nàng là xương của xương tôi và thịt của thịt tôi” (St 2,23).

Làm sao ông Ađam biết cô ta chính là người mà ông có thể yêu được? Nên nhớ rằng họ đang còn trần truồng. Chính cái thân thể của họ đã bộc lộ cái sự thật tâm linh của con người họ. Trong cái trần truồng họ khám phá ra cái mà Đức Gioan Phaolô II gọi là “ý nghĩa hôn nhân của thân thể,” có nghĩa là “khả năng [của thân thể] diễn đạt tình yêu: tình yêu mà trong đó con người trở thành món quà và - bằng món quà này - thành toàn cái ý nghĩa của cái hữu thể và sự hiện hữu của mình.” [11]

Ông Ađam nhìn thân mình ông; rồi nhìn bà Evà. Ông nhận thức ra cái thực tại sâu sắc này: “Chúng ta là cặp trùng đôi với nhau. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta cho nhau. Tôi có thể trao tặng bản thân tôi cho cô, và cô có thể cho trao bản thân cô cho tôi, và chúng ta có thể sống trong một sự thông hiệp tình yêu nẩy sinh sự sống” – hỉnh ảnh của Thiên Chúa, hôn nhân

Đó là cái cảm tính ham muốn tính dục như Thiên Chúa đã sáng tạo và như họ đã cảm nghiệm biến chính mình thành quà tặng cho nhau theo hình ảnh của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao họ trần truồng mà không cảm thấy xấu hổ (St 2,25). Không có sự xấu hổ khi yêu như Thiên Chúa yêu, chỉ có cái cảm nghiệm của vui tươi, đầm ấm, và một kiến thức sâu xa về tình yêu thương.

-----
[10] x. Thtx, 7/11/1979

[11] x. Thtx, 16/1/1980
6. Những Hậu Quả của Tội Tổ Tông
Chúng ta hãy suy nghĩ về cái tình trạng này một chút. Nếu sự kết hợp “một xác thịt” của hôn nhân được coi như là cái mạc khải căn bản trong sự tạo dựng sự sống và tình yêu của Thiên Chúa, và nếu kẻ thù của Thiên Chúa muốn ngăn cản chúng ta cảm nghiệm sự sống và tình yêu của Thiên Chúa, thì nó sẽ làm thế bằng cách nào? Chà... Thử xem nào.

Thiên Chúa đã nói với ông Ađam rằng ông được tự do ăn bất cứ trái cây nào trong vườn ngoại trừ “cây khôn ngoan biết sự tốt và xấu”. Nếu ông ăn, ông sẽ chết (St 2,17). Theo tính biểu tượng của ngôn ngữ Kinh thánh, ở đây chúng ta thấy Thiên Chúa vạch ra một ranh giới mà nhân loại không được tự ý phạm tới. Chỉ một mình Thiên Chúa, biết cái gì là tốt cho chúng ta. Là những vật thụ tạo, chúng ta phải phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa và không nên xoi mói để xác quyết cái tốt và sấu cho chúng ta. Nếu chúng ta làm, chúng ta sẽ chết.

Đây là một loại suy. Giả thử bạn mới mua một chiếc xe hơi mới và lần đầu tiên chạy vào cây xăng để đổ xăng. Bên thùng đựng xăng thấy tấm bảng nhỏ ghi “chỉ dùng xăng không pha chì”.

Người thiết kế chiếc xe biết nó từ trong ra ngoài. Người ta biết cái gì tốt cho chiếc xe. Thật là dại khờ nếu bạn nói, “Tôi chẳng cần để ý tới điều mà hãng sản xuất chỉ dẫn. Tôi cứ bơm dầu diesel vào.” Nếu bạn làm như thế, xe bạn sẽ bị hư hỏng nặng.

Giống như chiếc xe, cách duy nhất mà cuộc sống chúng ta có thể “chạy” trơn tru như liệu định là nếu chúng ta sống theo kế hoạch của Đấng Kiến Tạo. Tấm bảng nhỏ trên chiếc xe không phải là để hạn chế cái tự do của chúng ta nhưng để tạo điều kiện dễ dàng cho sự tự do chọn lựa khôn ngoan của chúng ta. Các giới răn của Thiên Chúa cũng thế. Chúng phục vụ cho sự tự do của chúng ta.

Tự do thật sự không phải là làm bất cứ cái gì chúng ta muốn. Tự do thật sự là làm bất cứ những điều gì tốt, bất cứ điều gì xứng với sự thiện mỹ của bản tính con người (nhân bản) chúng ta. Như Chúa Giêsu nói, sự thật sẽ giải thoát chúng ta (Gioan 8,32).

Tuy nhiên, cái ý tưởng đòi tự quyết định cho lối sống của chúng ta thật là quyến rũ. “Tôi không cần để ý tới giáo huấn của Thiên Chúa. Tôi không cần biết là Người đã thiết lập Hội thánh để giảng dạy chân lý. Tôi cứ làm cái tôi muốn làm.” Nếu chúng ta thừa nhận cái khuynh hướng này trong chúng ta, là chúng ta thừa nhận rằng chúng ta đã được thừa hưởng tội tổ tông.

Nhưng tại sao chúng ta lại nghi ngờ tình yêu và sự xếp đặt của Thiên Chúa dành cho chúng ta? Tại sao chúng ta lại có thể ăn trái cây mà Thiên Chúa, vì yêu thương chúng ta, bảo chúng ta đừng ăn? Nên nhớ là: điều này cũng dại dột giống như bơm dầu diesel vào xe máy chạy xăng không pha chì.

Tại sao chúng ta lại có thể làm điều đó. Vì, như Giáo lý Công giáo dạy, “đằng sau cái lựa chọn bất tuân phục của ông bà nguyên tổ chúng ta có dấu giếm một giọng nói quyến rũ chống lại Thiên Chúa, giọng nói giọng nói này đẩy họ vào sự chết vì ghen tương”. [1]

Cái giọng nói quyến rũ này là Cha của Dối Trá, tên lừa đảo, quỉ Satan. Nó ghen vì nhân loại được tạo dựng theo chính hình ảnh và giống Thiên Chúa, và được mời gọi làm con người là nam là người nữ vào cùng hưởng sự sống thần linh. Do đó quỉ Satan giàn dựng để ngăn trở chúng ta khỏi sự sống của Thiên Chúa bằng cách thuyết phục chúng ta rằng Thiên Chúa không yêu thương chúng ta.

Gieo nghi ngờ vào đầu óc người đàn bà, con rắn nói: “Có phải Thiên Chúa dạy, ‘Ngươi không được ăn trái của bất cứ cây nào trong vườn không?’... Ngươi sẽ không chết. Vì Thiên Chúa biết là khi ngươi ăn nó con mắt ngươi sẽ được mở ra, và ngươi sẽ trở nên giống Thiên Chúa, biết điều lành điều dữ" (St 3,1,4-5). Cái ám chỉ là: Thiên Chúa không muốn ngươi trở thành giống Người; Thiên Chúa đang che giấu bản thân khỏi ngươi; Thiên Chúa không phải là tình yêu. Nếu ngươi muốn trở thành “giống Thiên Chúa”, thì ngươi phải vươn tay ra và nắm lấy.

Bây giờ, chờ xem. Thiên Chúa đã tạo dựng ông Ađam và bà Eva theo hình ảnh và giống như Người rồi (St 1,26). Thế mà quỉ Satan vẫn còn gắng mồi chài cho họ ham muốn điều mà họ đã có.

Khi người đàn bà thấy rằng trái cây thật “đẹp mắt”, bà hái và ăn. Bà đưa cho chồng và ông ta ăn. Rồi mắt họ được mở ra và họ nhận thấy rằng họ trần truồng, do đó họ che thân thể họ lại (St 3,6-7).

Việc gì đã xảy ra? Trước khi họ ăn trái cây ấy họ đang trần truồng mà không cảm thấy xấu hổ. Bây giờ thì cái cảm nghiệm về sự trần truồng bị thay đổi. Tại sao?

Thiên Chúa là sự thật và không bao giờ nói dối. Người đã phán bảo rằng nếu họ ăn trái cây đó, họ sẽ chết. Lẽ dĩ nhiên, họ đã không ngã lăn đùng ra chết, nhưng họ đã chết theo chiều kích tâm linh.

Chính Thần Khí đã được ban cho họ như là ơn gọi và năng lực để yêu thương. Một khi Thần Khí “chết” nơi ông bà nguyên tổ chúng ta, thì cái khả năng sẵn có để yêu thương theo hình ảnh Thiên Chúa trong con người là nam là nữ cũng bị chết theo. Thiếu Thần Khí, sự ham muốn tính dục đã biến thành tráo trở và ích kỷ.

Ông Ađam và bà Eva không còn thấy cái mạc khải của kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa trong thân thể của nhau nữa. Bây giờ họ coi thân thể người khác như là một vật để họ thoả mãn những ham muốn ích kỷ của họ. Như vậy, cái cảm nghiệm trần truồng trước sự hiện diện của người khác – và Thiên Chúa - trở thành cái cảm nghiệm của sợ hãi, chia cách, và nhục nhã: “Tôi sợ hãi vì tôi trần truồng, nên tôi lẩn trốn” (St 3,10).

Sự xấu hổ của họ không mắc mứu gì nhiều tới chính thân thể nhưng tới cái dục vọng giờ đây ở trong lòng họ. Vì họ vẫn biết rằng bởi họ đã được tạo dựng cho chính bản thân họ cho nên họ không bao giờ được coi như là vật cho người khác sử dụng. Do đó, họ đã che đậy thân thể họ để bảo vệ phẩm giá của họ khỏi những “cặp mắt” thèm thuồng của kẻ khác. Thật ra, đây là một tác dụng tích cực của sự xấu hổ, vì nó thực sự giúp bảo vệ “ý nghĩa hôn nhân của thân thể”.


7. Sự Bổ trợ của Tính dục trở thành mối Kình địch của Tính dục
Thân thể là cái biểu tượng của cá nhân như Đức Gioan Phaolô II đã nói. [12] Đó có nghĩa là tất cả những khác biệt giữa người nam và người nữ chúng ta (tình cảm, suy nghĩ, tâm linh, cũng như thể xác) đã được Thiên Chúa tạo dựng để bổ trợ nhau và để kết hợp chúng ta trong những phương cách phát sinh sự sống. Tuy nhiên, vì tội lỗi chúng ta thường cảm nghiệm những khác biệt này như là nguyên nhân của căng thẳng, xung khắc, và chia rẽ. Thật vậy, lich sử cho chúng ta biết sự xáo trộn mà tội tổ tông đã đưa vào trong mối tương quan giữa người nam và người nữ.

Ngay từ lúc đầu, ông Ađam tiếp nhận bà Eva như là hồng ân và quà tặng từ Thiên Chúa. Nhưng sau khi phạm tội, ông đổ hết các khó khăn của ông cho bà. Ông còn đổ tội cho Thiên Chúa, ông nói: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, bà ấy đã cho con trái cây” (St 3,12). Hoàn toàn do lỗi của bà ấy. Tại sao người đàn ông, ngay cả ngày nay, thường đổ lỗi và bực bội đàn bà vì những rắc rối của chính mình.

Hơn nữa, trong suốt dòng lịch sử đàn bà đã gánh chịu biết bao nhiêu là đau khổ vì sự thống trị của đàn ông. “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16): Đây không phải là ý định của Thiên Chúa. Đây là hậu quả của tội lỗi. Tuy nhiên một số đàn ông, vì vẫn từ chối trực diện với lòng tội lỗi của họ, vẫn còn cố gắng dùng nhiều đoạn Kinh thánh khác nhau để bào chữa cho sự thống trị của họ. (xem Chương 3, câu hỏi 16).

Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng điều gì cũng có qua có lại. Cái “thèm muốn người chồng” của người đàn bà sa ngã cũng có cùng một nguồn gốc với sự lo lắng cho đàn ông. Trong khi đàn ông thường thống trị và thao túng đàn bà để thoả mãn dục vọng của họ thì đàn bà cũng thường dùng “nữ sắc” để lèo lái đàn ông – có thể là để thoả mãn cảm xúc hơn là chuyện gì khác. [13] Theo nhận xét thông thường, đàn ông dùng tình yêu để đạt đến tính dục, và đàn bà dùng tính dục để có được tình yêu.

Điều quan trọng nên nhận biết là mặc dù chúng ta có thể bị cám dỗ để nghĩ là những thói xấu của đàn ông thường là xấu xa hơn những thói xấu của đàn bà, tuy nhiên, bất kỳ của ai, thói xấu nào cũng bóp méo trầm trọng tình yêu tính dục đích thực. Cả hai đều coi người khác không phải là con người được tạo dựng cho chính bản thân mình nhưng là một vật được sử dụng để thoả mãn ích kỷ của riêng họ. Cái thoả mãn ích kỷ có hại cho người khác như thế - như dầu diesel trong máy xe chạy xăng không pha chì - sẽ luôn gây ra “trục trặc” cho chiếc xe.


-----
[12] x. Thtx., 31/10/1979

[13] Đây là sự khái quát hoá, dĩ nhiên. Nhưng dường như rất đúng cho hầu hết các trường hợp rằng người đàn ông kinh nghiệm được tính dục sa ngã của họ như là hướng tới cái thoả mãn thể lý phải trả giá bằng người đàn bà, trong khi người đàn bà kinh nghiệm được cái tính dục sa ngã như là hướng tới cái thoả mãn cảm xúc với giá phải trả là người đàn ông. Tưởng cũng nên nhắc lại đây rằng một số người đàn ông và đàn bà kinh nghiệm tính dục đối với người đồng phái tính. Mặc dù những hấp dẫn đồng phái, bởi chúng hầu hết thường không được tự do lựa chọn, tự chúng không là tội, nhưng, phải chắc chắn rằng, chúng thuộc về sự rối loạn khoái cảm tính dục gây ra do tội nguyên tổ.
(Còn tiếp)Nguồn: Website Giáo phận Nha Trang

Không có nhận xét nào: