Chi Bà TRI - Ông ĐỨC

Họ và tên: NGUYỄN THỊ TRI
Thánh hiệu: Maria
Năm sinh: Không rõ
Hôn phu: Ông Hoàng Đức (mãn phần 31.07.2007, mộ phần tại Xuân Hưng, Xuân Lộc)

Sự nghiệp:
Gia đạo:
Kết hôn với ông Hoàng Đức, người làng Di Loan. Bà Tri hiện nay sống tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Các con: Hoàng Thị Tâm, Hoàng Thành, Hoàng Thị Thái, Hoàng Thị Sự, Hoàng Cảnh, Hoàng Thị Lan, Hoàng Hiền, Hoàng Anh, Hoàng Tuấn (qua đời khi còn nhỏ).

Các cháu:
Con của bà Tâm: Hùng, Thúy, Cẩm, Bảo, Thiên hiện đang sống ở Mỹ.
Con của bà Thái: Tiên, Trân, Chi, đang sống ở Nha Trang.
Con của bà Sự: Hải, Huy đang sống ở Nha Trang.
Con của ông Cảnh: Vũ, Bảo, Như, Thư đang sống ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Con của bà Lan: Nhi (qua đời), Vy, Uyên, Trinh, Vân hiện đang sống ở xã Xuân Hưng.
Con của ông Hiền: Phi, Nam, Thi, Tây đang sống ở Mỹ.
Con của ông Anh: Cường, Lâm, Quyên, Quang đang sống ở xã Xuân Hưng.

***

TRÍCH GIA PHẢ HỌ HOÀNG: “GIA PHẢ HỌ TỘC”
Do Ông Hoàng Đức (1915-31.07.2007) biên soạn.

Nhân gian thường có câu: “Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông”. Câu trên như một lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta rằng dù ở bất cứ nơi đâu cũng phải luôn nhớ về quê hương, xứ sở nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Sau đây là một số điều cần thiết mà con cháu mai sau biết được tông tích, quê quán của chúng ta.
Nguyên quán của chúng ta là làng Di Loan, tổng Hiền Lương, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Về mặt địa lý, làng Di Loan là một khu vực nằm ở phía Tây Bắc sông Hiền Lương (vĩ tuyến 17) cách biển Cửa Tùng khoảng 1 cây số về phía Đông.

Ở làng Di Loan những người theo đạo Công Giáo chiếm đa số, có nhà thờ lớn gọi là giáo xứ Di Loan.

Làng Di Loan có một sở đất rộng lớn ở xa làng độ 3 cây số về hướng Đông Bắc, tại đây đã thành lập một phường gọi là phường Loan Lý, ở đây cũng có một nhà thờ Công Giáo được xây dựng gọi tên là nhà thờ Loan Lý, dân làng Di Loan lập nghiệp ở đây đã lâu đời, ông cố nội của cha cũng cư ngụ nơi đây.
(…)

● Hoàng Đức làm bạn với Nguyễn Thị Tri, người An Du Bắc, sinh được 9 đứa con, 5 trai 4 gái tên:

1. Hoàng Thị Tâm làm bạn với Nguyễn Hữu Bài người làng Tân Mỹ, sinh được 5 đứa con, 1 trai 4 gái tên: Hùng, Thuý, Cẩm, Bảo, Thiên.
2. Hoàng Thành, chết năm 1967.
3. Hoàng Thị Thái làm bạn với Nguyễn Hồng Nông người Hà Tĩnh, sinh được 3 gái tên: Tiên, Trân, Chi.
4. Hoàng Thị Sự làm bạn với Hồ Thanh Cẩm người Bình Định, sinh được 2 đứa con trai tên: Hồ Hoàng Hải, Hồ Hoàng Huy.
5. Hoàng Cảnh làm bạn với Nguyễn Thị Nghĩa người Đông Hà, sinh được 4 đứa con, 2 trai 2 gái tên: Vũ, Bảo, Như, Thư.
6. Hoàng Thị Lan làm bạn với Nguyễn Hữu Hiền người An Đôn, Quảng Trị, sinh được 5 đứa con gái tên: Nhi, Vi, Uyên, Trinh, Vân.
7. Hoàng Hiền làm bạn với Nguyễn Thị Diễm người Bắc, sinh được 3 đứa con, 2 trai 1 gái tên: Phi, Nam, Thi, Tây* (NVTịnh bổ sung).
8. Hoàng Anh làm bạn với Nguyễn Thị Nhật Lệ người Quảng Bình, sinh được 4 đứa con, 3 trai 1 gái tên: Cường, Lâm, Quyên, Quang.
9. Hoàng Quốc Tuấn vừa được 1 năm bị bệnh chết.

(…)

● Về phần ông ngoại của con:

Ông ngoại con tên Nguyễn Liên (Quản). Ông ngoại có 2 đời vợ. Bà vợ trước tên Dương Thị Hoè. Ông bà sinh được 9 người con tên: Tín, Nghĩa, Quy, Trang, Tình, Nghiêm, Nghị, Trung, Hiếu.

Đây là tên của mấy con, dâu, rể và các cháu của ông ngoại con với bà vợ trước:

1. Nguyễn Thị Tín, nữ tu, hồi tục, không lập gia đình.
2. Nguyễn Thị Nghĩa làm bạn với Dương Viên, sinh được 6 đứa con tên: San, Thụy, Kình, Vịnh, Khiêm, Kha.
3. Nguyễn Quy làm bạn với Hoàng Thị Nhạn, sinh được 5 con tên: Mậu (Minh), Quý, Bính, Ký, Bửu.
4. Nguyễn Trang làm bạn với Lê Thị Tước, sinh được 5 con tên: Trân, Khôi, Thục, Mão, Quyên.
5. Nguyễn Thị Tình làm bạn với ông Thiên, sinh được 6 con tên: Chương, Gẫm, Nguyện, Thống, Thể, Nghiệm.
5. Nguyễn Văn Nghiêm làm bạn với Phùng Thị Thố, sinh được 8 con tên: Chỉnh, Vệ, Di, Ngãi, Tần, Tựu, Tập, Thật.
6. Nguyễn Thị Nghị làm bạn với Hoàng Liệu, sinh được Lượng, Lự, Tư, Năm, Bường, Tỉnh, Táo.
7. Nguyễn Trung làm bạn với Lê Thị Ký, sinh 4 con tên: Lới, Giáo, Lộc, Qưới.
8. Nguyễn Thị Hiếu, nữ tu.

● Ông ngoại tái giá với bà ngoại con tên Phùng Thị Ẩn, sinh được 4 con tên: Tri, Chí, Ý, Chỉ.

1. Nguyễn Thị Tri (mạ con).
2. Nguyễn Thị Chí làm bạn với Hoàng Tư, sinh được 8 đứa con tên: Thừa, Sớ, Ngự, Trị, Quốc, Vân, Thuỷ, Long.
3. Nguyễn Thị Ý làm bạn với Trần Ngọc Phán, sinh được 5 con tên: Tuyết, Sơn. Diệp, Quang, Lan.
4. Nguyễn Chỉ làm bạn với Lê Thị Tửu, sinh được 6 con tên: Ngọc, Dung, Lệ, Dũng, Hiến, Huyền.
(…)

● Trải qua các cuộc bắt đạo của các vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, không có chiếu chỉ nào tàn nhẫn bằng chiếu chỉ “phân tháp” của vua Tự Đức ra ngày 5.8.1861, một chính sách phi nhân đạo chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Chiếu chỉ nhằm phân tán các làng Công Giáo và bắt giáo dân phải sát nhập vào làng ngoại giáo. Mục đích chiếu chỉ này là “Tiêu diệt Đạo Datô”… có các khoản như sau:

- Mỗi làng lương dân phải canh giữ một số tín đồ Giáo dân, 5 người lương phải canh giữ 1 người Datô giáo.
- Các làng Datô giáo phải triệt hạ bình địa.
- Tất cả ruộng đất nhà cửa của Datô giáo phải chia cho các làng lương dân lân cận.
- Tất cả nam phụ lão ấu Datô giáo phải thích tự vào hai má, một bên chữ “Datô đạo”, một bên tên xã, huyện của tội nhân.

Qua 8 ngày nếu nét chữ hai má rõ ràng thì thôi, bằng nét chữ lu mờ thì phải khắc lại làm cho mặt mũi loang lỗ, xây xát, coi rất ghê sợ. Khắc tự xong, họ lùa tất cả nạn nhân như lùa một bầy trâu vào chuồng rộng lớn. Nhưng chuồng súc vật là chuồng có mái, còn chuồng nhốt người Kitô hữu không tường không mái. Trời mưa thì nằm trên bùn, trời nắng thì nằm giữa đất khô.

Đất đai, vườn tược, nhà cửa, mùa màng, súc vật tất cả đều bị dân làng lân cận không Công Giáo tước đoạt. Trong khi người ta hoan hỉ chia nhau của cải, điền sản thì người Công Giáo từng ngàn, từng vạn, lũ lượt kéo nhau lên rừng, lên núi hoặc chui rúc dưới thuyền, hoặc đày lên rừng xanh núi trọc, sống chết mặc tình.

Ban đầu dân làng còn thay phiên nhau canh gác, đến sau khỏi phải mật nhọc, họ bỏ mặc “bọn tù tội” chết đói chết khát, những ai sống ai hơn, dân làng cứ việc lấy đùi, lấy gậy đánh đập rồi bẩm lên quan rằng “Bọn Datô giáo chết vì bệnh”.

Tuy chiếu chỉ ban ra bắt buộc như vậy, nhưng cũng tuỳ ở từng địa phương, nơi bị tàn sát nhiều nhất là ở Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hưng Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, tại Quảng Trị và Huế có phần khá hơn, nhưng trận này qua khỏi lại lâm vào “Văn Thân”.

Năm 1864 Đằng Văn Thân (sau đây là lời bà nội cha kể lại) sau khi Văn Thân tàn sát làng Di Loan xong, họ kéo lên phường Loan Lý, bắt gặp ông nội, dẫn về cửa biển Cửa Tùng, tại đây họ đã bắt được nhiều người, đưa vào ghe lớn trói hai tay ra sau lưng rồi cột chặt vào cây tre dài, một cây tra dài như vậy trói độ mười người hoặc nhiều hơn, khi đã trói kỹ, đợi nước hạ (thuỷ triều) vì biển Cửa Tùng hẹp và sâu nên nước chảy rất mạnh, họ liền cầm hai đầu cây tre xô xuống biển, ông nội cha cũng ở trong số này, sau nửa ngày không biết sao ông lại lội vào được, họ liền huy động một số người vây bắt ông lại, lần này họ cột đá vào cổ, vào chân, vào tay rồi lên ghe chèo ra khơi nhận chìm ông. Còn về phần bà nội, khi Văn Thân vào Loan Lý, giáo dân tản mác hết, họ liền đốt nhà thờ và các giáo dân, bà nội một mình ôm hai đứa con dại, ông nội con khi đó mới 3 tuổi, ông Ty 1 tuổi, 3 mẹ con đem nhau ẩn núp vào bụi cây um tùm được vài giờ thì ông Ty bị kiến cắn, ông khóc, các người đi lùng tìm kiếm người chạy trốn, vì nhà cửa bị thiêu đốt nên đem nhau ra ẩn núp các lùm cây rậm, còn các người đi lùng, họ dùng một cây tre dài vót nhọn, họ đi tìm và cứ đâm thọc vào các bụi rậm, nếu có người ẩn núp ở đó sẽ bị đâm thủng, khi có một ông đi qua bụi rậm mà bà nội con đang ẩn núp, nghe tiếng em bé khóc, ông dừng tay không thọc cây tre vào, mà ông vào tận chỗ 3 mẹ con đang ôm nhau khóc, động lòng trắc ẩn ông đã không ra tay hại mà còn tìm cách cứu vớt, ông liền ra quan sát không có người qua lại, ông vào đưa 3 mẹ con ra và đem vào nhà người bà con của ông ẩn núp cho đến chiều, khi không có người đi lùng nữa vì trời sắp tối, ông liền đưa 3 mẹ con ra đường và chỉ đường nào nên đi để tránh người qua lại, rồi từ đó bà nội một mình ôm hai đứa con da5i đi vào đồn An ninh trú ẩn.

Trên đây là lời bà cố nội con nói lại với ông nội con.

Khi cha có trí khôn thấy mệ nội cha, người nói chuyện với mấy bà đó, mấy bà đó tức là 3 em của bà nội cha.

*

Các con và các cháu Nội Ngoại thân thương, như vậy chúng ta đã có một vị THÁNH lớn, không phải ở trần gian mà ở trên trời.


Chúng ta thường nghe nói: “Một người làm quan cả họ được nhờ”, muốn nhờ Ngài bảo trợ thì phải làm gì đây?

“Không xanh cũng tựa máu chàm
Chẳng bì được Thánh rán làm tôi con”.

SỰ THIỆN TÔI MUỐN THÌ TÔI KHÔNG LÀM, NHƯNG SỰ ÁC TÔI KHÔNG MUỐN, TÔI LẠI CỨ LÀM” (Rm 7,19).



***


TÓM TẮT GIA PHẢ HOÀNG THỊ THÁI

Anna Hoàng Thị Thái (1948), năm 1970 kết hôn với Phêrô Nguyễn Hồng Nông (1947-1984), sinh ra:

1. Annê Nguyễn Hoàng Quỳnh Tiên (1971) kết hôn với Giuse Hoàng Huề, sinh ra:
1.1 Hoàng Ngọc Tân (John).
1.2 Jenny.

2. Mađalêna Nguyễn Hoàng Quỳnh Trân (1973) kết hôn với Hoàng Hùng, sinh ra:
2.1 Hoàng Trang.

3. Lucia Nguyễn Hoàng Quỳnh Chi (1975) kết hôn với Phêrô Nguyễn Quang Cảnh, sinh ra:
3.1. Nguyễn Quang Thao.

- Bà Thái tái hôn với ông Giuse Nguyễn Hữu Kính (1948) ngày 22.07.2008. Hôn lễ cử hành tại nhà thờ Ba Ngòi, Cam Ranh.