Sách Sáng Thế thực ra gồm hai bài tường thuật về công trình sáng tạo. Trong bài tường thuật thứ nhất chúng ta được biết Thiên Chúa tạo dựng con người, đặc biệt là người nam và người nữ, trong hình ảnh và giống Người (St 1,27). Điều này có nghĩa là bằng cách này hay cách khác, với tính bổ trợ của hai phái tính, chúng ta biểu tỏ hình ảnh của Thiên Chúa. Là nam là nữ, chúng ta làm cho mầu nhiệm vô hình của Thiên Chúa trở nên hữu hình.
Mầu nhiệm vô hình của Thiên Chúa là gì? Thánh Gioan tóm lược lại rất hay: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Gioan 4,8). Chúng ta thường suy tưởng câu kinh thánh này với chiều kích tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Đó mới chỉ là một phần ý nghĩa câu kinh thánh đó. Nhưng ngay cả trước khi Thiên Chúa yêu chúng ta, Người là Tình yêu tự (bản) thân, trong mối tương quan của ba Ngôi vị của Mầu nhiệm Ba Ngôi.
Tự nơi bản thân Người, Thiên Chúa là sự hiệp thông phát sinh sự sống của ba Ngôi vị. Chúa Cha, từ muôn thuở, chính Người mãi là quà tặng tình yêu cho Chúa Con. (Như chúng ta đọc trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu là “người con yêu dấu” của Chúa Cha (Mt 3,17). Và Chúa Con, mãi muôn đời nhận quà tặng của Chúa Cha, lại trao tặng chính mình làm quà cho Chúa Cha. Tình yêu giữa hai Ngôi quá chân thật, quá thâm sâu, đến nỗi tình yêu này lại là một Ngôi vị khác: Chúa Thánh Thần.
Giữa những sự vật khác, thì chính việc chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, muốn mạc khải: chúng ta được gọi để yêu như Thiên Chúa yêu, trong sự hiệp thông phát sinh sự sống của các nhân vị. Và chúng ta thực hiện việc này đặc biệt trong cương vị người nam và người nữ. Người nam tự căn là hướng về biến chính mình thành quà tặng cho người nữ. Và người nữ tự căn là hướng về nhận quà tặng của người đàn ông vào trong mình và trao tặng lại bản thân mình cho người nam. Và tình yêu của họ thật là trung thực, sâu đậm, đến nỗi, nếu đẹp lòng Chúa, có thể trở thành một con người khác.
Như vậy việc giao hợp tính dục tự nó được nhắm để tham dự vào chính sự sống và tình yêu của Thiên Chúa. Việc giao hợp tính dục tự nó bày tỏ (làm thành hữu hình) mầu nhiệm vô hình của Thiên Chúa. [5]
Yêu thương và được thương yêu như Thiên Chúa yêu thương - đây là cái ước vọng thầm kín nhất của trái tim con người. Thiên Chúa đã đặt nó ở đó khi Người tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Người. Không gì khác có thể thoả mãn được. Không gì khác sẽ làm cho tròn vẹn.
Đây là điều mà chúng ta mang nơi thân mình là nam là nữ. Tính dục thật là đẹp, thật tuyệt vời, thật vẻ vang đến nỗi nó được nhắm để diễn tả cái tình yêu thanh thản, trọn vẹn, thuỷ chung, và sinh hoa kết quả của Thiên Chúa. Tên gọi khác cho cách biểu đạt tình yêu này là hôn nhân.
Đúng vậy - Tính dục được nhắm để diễn đạt hôn ước. Tính dục là nơi cho những lời hôn ước biến thành máu thịt. Đó là lý do tại sao giao hợp được gọi là âu yếm vợ chồng.
Trước bàn thờ, cô dâu và chú rể uỷ thác thân mình cho nhau một cách thanh thản, trọn vẹn, thuỷ chung, và sinh hoa kết quả cho lúc nhắm mắt xuôi tay - đó là những lời hứa theo giáo luật mà họ cam kết, chung thuỷ, bất phân ly, và đón nhận con cái. Rồi đêm đó, và trong suốt đời hôn nhân, họ thi diễn sự uỷ thác của họ. Họ diễn bày bằng thân mình điều mà họ biểu lộ bằng tâm trí và trái tim trước bàn thờ. Làm như vậy, họ hoàn hợp hôn nhân của họ. Nghĩa là, họ hoàn thành, hoàn mỹ, đóng ấn, và làm cho hôn nhân lại trở nên mới.
-----
[5] Chúng ta phải cẩn thận đừng hiểu sai về những gì đang nói. Giới tính của chúng ta bày tỏ điều gì đó về mầu nhiệm Ba Ngôi điều này không có nghĩa là Ba Ngôi có giới tính. Thiên Chúa không được tạo thành theo hình ảnh của con người là nam là nữ nhưng con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Xem GLHTCG, số 370
3. Hôn nhân: Nhiệm tích giữa Đức Kitô và Giáo hội
Vợ chồng không những chỉ là hình ảnh của tình yêu của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi, họ còn là hình ảnh của tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại, được làm cho tỏ tường qua tình yêu của Thiên Chúa và Giáo hội. Qua bí tích Rửa tội, hôn nhân của Kitô hữu là một bí tích. Điều đó có nghĩa hôn nhân là một dấu chỉ sống thực sự thông truyền và dự phần vào sự kết hợp của Đức Kitô và Giáo hội. Hôn ước được sống trong sự kết hợp nên “một xác thịt” của đôi vợ chồng cấu tạo cái dấu chỉ sống này. [6]
Lặp lại lời của Thánh Phaolô: Vì lý do này người đàn ông sẽ từ bỏ cha mẹ mình và gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ nên một. Đây là một mầu nhiệm thâm sâu, và ám chỉ về Đức Kitô và Giáo hội (Ep 5,31-32). Đức Kitô rời bỏ Chúa Cha trên trời. Người rời bỏ nhà của mẹ mình dưới thế - trao trọn thân mình cho Tân Nương của Người, để chúng ta có thể trở nên “một xác thịt” với Người.
Chúng ta có thể trở nên “một xác thịt” với Đức Kitô nơi nào? Đặc biệt nhất là trong phép Thánh Thể. Phép Thánh Thể là sự hoàn hợp nhiệm mầu hôn nhân giữa Đức Kitô và Giáo hội. Và một khi chúng ta tiếp nhận thân mình của Tân Lang thiên quốc vào trong thân mình chúng ta, như là hôn thê, chúng ta thai nghén một sự sống mới trong chúng ta. Như Đức Kitô đã nói, “Nếu ngươi không ăn thịt và uống máu Con Người, ngươi không có sự sống trong ngươi” (Ga 6,53).
Vì sự thông hiệp nên “một xác thịt” của người đàn ông và người vợ tiên báo, ngay từ thuở ban đầu, sự hiệp thông Thánh Thể của Đức Kitô và Giáo hội, nên ĐTC Gioan Phaolô II nói tới hôn nhân như là “bí tích nguyên thuỷ”. Chúng ta hãy dừng lại một chút để cái hiện thực này lắng xuống. Trong mọi cách mà Thiên Chúa chọn để biểu lộ cuộc sống và tình yêu của Người trên trần gian thụ tạo, ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng hôn nhân - đặc biệt hơn nữa, sự âu yếm vợ chồng – là cái căn bản nhất.
Thánh Phaolô đã không nói đùa khi ngài gọi đây là một “nhiệm tích thâm sâu”. Có thể nào Thiên Chúa làm cho tính dục của chúng ta quan trọng hơn thế nữa? đẹp hơn? và vinh quang hơn? Thiên Chúa ban cho chúng ta sự ham muốn tính dục làm năng lực để yêu như Người hằng yêu, bởi thế chúng ta mới có thể dự phần vào cuộc sống thần linh và chu toàn ý nghĩa của hữu thể và hiện hữu của chúng ta.
Nghe hay đấy, bạn có thể nói, nhưng nó hơi xa vời đối với cách tính dục đang phô diễn ra trong kinh nghiệm của con người thực tế. Vâng, đúng vậy. Sự ngược đãi phụ nữ trong lịch sử do tay người đàn ông; cái thảm kịch của hãm hiếp và các tội ác dâm dục ghê tởm khác, ngay cả đối với trẻ thơ; AIDS và nhiều chứng bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác; các bà mẹ chưa chồng; những đứa con không cha; phá thai; ngoại tình làm tăng vụt tỉ lệ ly dị; việc mãi dâm; kỹ nghệ khiêu dâm lớn cả tỉ đồng đô la; cái bóng mây bao quát của nhục nhã và tội lỗi đang giăng trên những vấn đề tính dục - tất cả những thứ này vẽ một bức hoạ rất khác với bức tranh Thánh Phaolô và ĐTC Gioan Phaolô II trao cho chúng ta.
Thực ra, cái bức hoạ được vẽ là cái thảm kịch của tội lỗi con người và cái suy sụp của chúng ta xa rời ý định của Thiên Chúa về tính dục cho chúng ta từ “thuở ban đầu”.
-----
[6] Xem Thtx, 5/1/1983. Đức Gioan Phaolô II mang đến một sự phát triển cho hiểu biết của Giáo hội về dấu chỉ bí tích của hôn nhân. Về mặt lịch sử, hầu hết các thần học gia đều đặt dấu chỉ bí tích của hôn nhân trong việc trao lời thề hứa kết hôn, đối lại với quan điểm khác đặt dấu chỉ bí tích trong hành vi hoàn hợp. Đức Gioan Phaolô II lấy cả hai lối nhìn ấy đặt lại chung với nhau bằng cách nhận thức rằng những lời thề hứa kết hôn “chỉ có thể nên trọn qua hành vi giao hợp vợ chồng”. Nơi hành vi giao hợp vợ chồng, Ngài nói, chúng ta bước sang cái hiện thực tương xứng với những lời cam kết này. Cả hai yếu tố này, điều này cũng như điều kia, đều quan trọng cho việc cấu thành dấu chỉ bí tích.
4. Tính dục con người “ngay từ thuở ban đầu”
Trở lại Sách Sáng Thế. Trong khi câu chuyện tạo dựng thứ nhất đưa ra một bài tường thuật khách quan về ơn gọi để yêu của chúng ta thì bài tường thuật tạo dựng thứ hai nói về kinh nghiệm chủ quan của nguyên tổ chúng ta về ơn gọi đó. Ông Ađam và bà Eva đại diện cho tất cả chúng ta. Nếu chúng ta để cho Lời linh hứng nói với chúng ta, chúng ta thấy những xu hướng bên trong tận đáy lòng chúng ta bị phơi trần trong câu truyện của họ. Chúng ta cảm nghiệm một “âm vang” của ý định nguyên thuỷ của Thiên Chúa nằm sâu trong chúng ta. Chúng ta cảm nhận được cái đẹp của nó, nhận thức được độ xa chúng ta đã xa lìa nó, và mong muốn phục hồi lại nó. [7]
Thiên Chúa tạo dựng ông Ađam từ bụi đất và thổi hơi thở của sự sống vào ông (St 2,7). [8] Tiếng Do Thái cho từ “hơi thở” trong ngôn ngữ kinh thánh gốc là từ chỉ thần khí. Và chúng ta nên nhớ rằng Thần Khí Thiên Chúa là tình yêu đích thực giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa đang thổi tình yêu của Người vào Con Người.
Như chúng ta đã thấy, điều muốn nói ở đây là con người là một nhân vị được mời gọi để sống trong tương quan tình yêu với Thiên Chúa. Con người, sau khi đã nhận được tình yêu của Thiên Chúa, được mời gọi trao tặng bản thân lại cho Thiên Chúa. Họ cũng được gọi để chia sẻ tình yêu với người khác (Mt 22,37-40). Ơn gọi này được đóng ấn trong chính hữu thể của họ, và họ chỉ có thể thành toàn chính họ bằng cách thi hành theo. Như Công Đồng Vatican II đã dạy, “Con người, tạo vật duy nhất trên mặt đất do Thiên Chúa tạo nên cho chính họ, không thể nào hoàn toàn tìm thấy được chính mình nếu không chân thành tặng trao chính bản thân mình.” [9]
-----
[7] Một số người có thể phản đối: “Khoa học đâu có bác bỏ hoàn toàn việc Adong và Eva ăn ở với nhau?” Đúng. Các câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng thế không bao giờ có chủ ý tường trình khoa học về chuyện thế giới này được hình thành như thế nào. Sách Sáng thế dùng lối nói ẩn dụ để nói về những chân lý sâu xa hơn về vũ trụ, và sự hiện hữu của chúng ta trong vũ trụ ấy, mà khoa học không thể nói cho chúng ta biết.
Giả sử rằng bạn xin cả hai người, khoa học gia và thi sĩ miêu tả một cây gì đó. Họ sẽ cho bạn những bản tường trình rất khác nhau. Ai có thể nói rằng vị khoa học gia phi bác chàng thi sĩ.
Hơn nữa, các câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng thế hoàn toàn không phải là thơ ca của người nào đó. Tuy chúng mang màu sắc thần bí, nhưng các câu chuyện ấy không phải là thần thoại. Đó là Lời Thiên Chúa linh hứng. Các câu chuyện ấy nói lên sự thật – sự thật sâu xa – về ý nghĩa của sự sống, Thiên Chúa là ai, và chúng ta là ai xét như là người nam và người nữ. Giáo hội giải thích biểu tượng trong ngôn ngữ kinh thánh bằng một phương thế đáng tin cậy, dạy rằng nguyên tổ của chúng ta được dựng nên trong một tình trạng thánh thiện và công chính nhưng đã sa ngã qua một sự việc đã xảy ra ngay từ thuở ban đầu của lịch sử con người (x. GLHTCG, ss. 375 và 390).
[8] Vào thời điểm này trong lịch sử, “Ađam” (theo tự nghĩa có nghĩa là “con người”) là một ngôi vị bản tính con người và đại diện cho toàn thể nhân loại, không chỉ riêng cho đàn ông. Thật vậy, tường thuật kinh thánh không phân biệt giữa nam và nữ cho tới lúc người nữ được tạo dựng từ xương sườn Ađam.
[9] Vui mừng và Hy vọng, số 24 (từ đây sẽ viết tắt là GS). Được tạo dựng cho “chính chúng ta” nghĩa là, giữa những thứ khác, chúng ta không bao giờ bị ngang nhiên sử dụng như là phương tiện cho mục đích của một con người khác. Ngược lại, số tạo vật còn lại được tạo dựng không cho “riêng chúng” nhưng dành cho chúng ta. Bao lâu chúng ta còn là đầy tớ trung tín, chúng ta có thể sử dụng giới thụ tạo cho lợi ích của chúng ta. Nhưng chúng ta đừng bao giờ sử dụng người khác.
Mầu nhiệm vô hình của Thiên Chúa là gì? Thánh Gioan tóm lược lại rất hay: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Gioan 4,8). Chúng ta thường suy tưởng câu kinh thánh này với chiều kích tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Đó mới chỉ là một phần ý nghĩa câu kinh thánh đó. Nhưng ngay cả trước khi Thiên Chúa yêu chúng ta, Người là Tình yêu tự (bản) thân, trong mối tương quan của ba Ngôi vị của Mầu nhiệm Ba Ngôi.
Tự nơi bản thân Người, Thiên Chúa là sự hiệp thông phát sinh sự sống của ba Ngôi vị. Chúa Cha, từ muôn thuở, chính Người mãi là quà tặng tình yêu cho Chúa Con. (Như chúng ta đọc trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu là “người con yêu dấu” của Chúa Cha (Mt 3,17). Và Chúa Con, mãi muôn đời nhận quà tặng của Chúa Cha, lại trao tặng chính mình làm quà cho Chúa Cha. Tình yêu giữa hai Ngôi quá chân thật, quá thâm sâu, đến nỗi tình yêu này lại là một Ngôi vị khác: Chúa Thánh Thần.
Giữa những sự vật khác, thì chính việc chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, muốn mạc khải: chúng ta được gọi để yêu như Thiên Chúa yêu, trong sự hiệp thông phát sinh sự sống của các nhân vị. Và chúng ta thực hiện việc này đặc biệt trong cương vị người nam và người nữ. Người nam tự căn là hướng về biến chính mình thành quà tặng cho người nữ. Và người nữ tự căn là hướng về nhận quà tặng của người đàn ông vào trong mình và trao tặng lại bản thân mình cho người nam. Và tình yêu của họ thật là trung thực, sâu đậm, đến nỗi, nếu đẹp lòng Chúa, có thể trở thành một con người khác.
Như vậy việc giao hợp tính dục tự nó được nhắm để tham dự vào chính sự sống và tình yêu của Thiên Chúa. Việc giao hợp tính dục tự nó bày tỏ (làm thành hữu hình) mầu nhiệm vô hình của Thiên Chúa. [5]
Yêu thương và được thương yêu như Thiên Chúa yêu thương - đây là cái ước vọng thầm kín nhất của trái tim con người. Thiên Chúa đã đặt nó ở đó khi Người tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Người. Không gì khác có thể thoả mãn được. Không gì khác sẽ làm cho tròn vẹn.
Đây là điều mà chúng ta mang nơi thân mình là nam là nữ. Tính dục thật là đẹp, thật tuyệt vời, thật vẻ vang đến nỗi nó được nhắm để diễn tả cái tình yêu thanh thản, trọn vẹn, thuỷ chung, và sinh hoa kết quả của Thiên Chúa. Tên gọi khác cho cách biểu đạt tình yêu này là hôn nhân.
Đúng vậy - Tính dục được nhắm để diễn đạt hôn ước. Tính dục là nơi cho những lời hôn ước biến thành máu thịt. Đó là lý do tại sao giao hợp được gọi là âu yếm vợ chồng.
Trước bàn thờ, cô dâu và chú rể uỷ thác thân mình cho nhau một cách thanh thản, trọn vẹn, thuỷ chung, và sinh hoa kết quả cho lúc nhắm mắt xuôi tay - đó là những lời hứa theo giáo luật mà họ cam kết, chung thuỷ, bất phân ly, và đón nhận con cái. Rồi đêm đó, và trong suốt đời hôn nhân, họ thi diễn sự uỷ thác của họ. Họ diễn bày bằng thân mình điều mà họ biểu lộ bằng tâm trí và trái tim trước bàn thờ. Làm như vậy, họ hoàn hợp hôn nhân của họ. Nghĩa là, họ hoàn thành, hoàn mỹ, đóng ấn, và làm cho hôn nhân lại trở nên mới.
-----
[5] Chúng ta phải cẩn thận đừng hiểu sai về những gì đang nói. Giới tính của chúng ta bày tỏ điều gì đó về mầu nhiệm Ba Ngôi điều này không có nghĩa là Ba Ngôi có giới tính. Thiên Chúa không được tạo thành theo hình ảnh của con người là nam là nữ nhưng con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Xem GLHTCG, số 370
3. Hôn nhân: Nhiệm tích giữa Đức Kitô và Giáo hội
Vợ chồng không những chỉ là hình ảnh của tình yêu của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi, họ còn là hình ảnh của tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại, được làm cho tỏ tường qua tình yêu của Thiên Chúa và Giáo hội. Qua bí tích Rửa tội, hôn nhân của Kitô hữu là một bí tích. Điều đó có nghĩa hôn nhân là một dấu chỉ sống thực sự thông truyền và dự phần vào sự kết hợp của Đức Kitô và Giáo hội. Hôn ước được sống trong sự kết hợp nên “một xác thịt” của đôi vợ chồng cấu tạo cái dấu chỉ sống này. [6]
Lặp lại lời của Thánh Phaolô: Vì lý do này người đàn ông sẽ từ bỏ cha mẹ mình và gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ nên một. Đây là một mầu nhiệm thâm sâu, và ám chỉ về Đức Kitô và Giáo hội (Ep 5,31-32). Đức Kitô rời bỏ Chúa Cha trên trời. Người rời bỏ nhà của mẹ mình dưới thế - trao trọn thân mình cho Tân Nương của Người, để chúng ta có thể trở nên “một xác thịt” với Người.
Chúng ta có thể trở nên “một xác thịt” với Đức Kitô nơi nào? Đặc biệt nhất là trong phép Thánh Thể. Phép Thánh Thể là sự hoàn hợp nhiệm mầu hôn nhân giữa Đức Kitô và Giáo hội. Và một khi chúng ta tiếp nhận thân mình của Tân Lang thiên quốc vào trong thân mình chúng ta, như là hôn thê, chúng ta thai nghén một sự sống mới trong chúng ta. Như Đức Kitô đã nói, “Nếu ngươi không ăn thịt và uống máu Con Người, ngươi không có sự sống trong ngươi” (Ga 6,53).
Vì sự thông hiệp nên “một xác thịt” của người đàn ông và người vợ tiên báo, ngay từ thuở ban đầu, sự hiệp thông Thánh Thể của Đức Kitô và Giáo hội, nên ĐTC Gioan Phaolô II nói tới hôn nhân như là “bí tích nguyên thuỷ”. Chúng ta hãy dừng lại một chút để cái hiện thực này lắng xuống. Trong mọi cách mà Thiên Chúa chọn để biểu lộ cuộc sống và tình yêu của Người trên trần gian thụ tạo, ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng hôn nhân - đặc biệt hơn nữa, sự âu yếm vợ chồng – là cái căn bản nhất.
Thánh Phaolô đã không nói đùa khi ngài gọi đây là một “nhiệm tích thâm sâu”. Có thể nào Thiên Chúa làm cho tính dục của chúng ta quan trọng hơn thế nữa? đẹp hơn? và vinh quang hơn? Thiên Chúa ban cho chúng ta sự ham muốn tính dục làm năng lực để yêu như Người hằng yêu, bởi thế chúng ta mới có thể dự phần vào cuộc sống thần linh và chu toàn ý nghĩa của hữu thể và hiện hữu của chúng ta.
Nghe hay đấy, bạn có thể nói, nhưng nó hơi xa vời đối với cách tính dục đang phô diễn ra trong kinh nghiệm của con người thực tế. Vâng, đúng vậy. Sự ngược đãi phụ nữ trong lịch sử do tay người đàn ông; cái thảm kịch của hãm hiếp và các tội ác dâm dục ghê tởm khác, ngay cả đối với trẻ thơ; AIDS và nhiều chứng bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác; các bà mẹ chưa chồng; những đứa con không cha; phá thai; ngoại tình làm tăng vụt tỉ lệ ly dị; việc mãi dâm; kỹ nghệ khiêu dâm lớn cả tỉ đồng đô la; cái bóng mây bao quát của nhục nhã và tội lỗi đang giăng trên những vấn đề tính dục - tất cả những thứ này vẽ một bức hoạ rất khác với bức tranh Thánh Phaolô và ĐTC Gioan Phaolô II trao cho chúng ta.
Thực ra, cái bức hoạ được vẽ là cái thảm kịch của tội lỗi con người và cái suy sụp của chúng ta xa rời ý định của Thiên Chúa về tính dục cho chúng ta từ “thuở ban đầu”.
-----
[6] Xem Thtx, 5/1/1983. Đức Gioan Phaolô II mang đến một sự phát triển cho hiểu biết của Giáo hội về dấu chỉ bí tích của hôn nhân. Về mặt lịch sử, hầu hết các thần học gia đều đặt dấu chỉ bí tích của hôn nhân trong việc trao lời thề hứa kết hôn, đối lại với quan điểm khác đặt dấu chỉ bí tích trong hành vi hoàn hợp. Đức Gioan Phaolô II lấy cả hai lối nhìn ấy đặt lại chung với nhau bằng cách nhận thức rằng những lời thề hứa kết hôn “chỉ có thể nên trọn qua hành vi giao hợp vợ chồng”. Nơi hành vi giao hợp vợ chồng, Ngài nói, chúng ta bước sang cái hiện thực tương xứng với những lời cam kết này. Cả hai yếu tố này, điều này cũng như điều kia, đều quan trọng cho việc cấu thành dấu chỉ bí tích.
4. Tính dục con người “ngay từ thuở ban đầu”
Trở lại Sách Sáng Thế. Trong khi câu chuyện tạo dựng thứ nhất đưa ra một bài tường thuật khách quan về ơn gọi để yêu của chúng ta thì bài tường thuật tạo dựng thứ hai nói về kinh nghiệm chủ quan của nguyên tổ chúng ta về ơn gọi đó. Ông Ađam và bà Eva đại diện cho tất cả chúng ta. Nếu chúng ta để cho Lời linh hứng nói với chúng ta, chúng ta thấy những xu hướng bên trong tận đáy lòng chúng ta bị phơi trần trong câu truyện của họ. Chúng ta cảm nghiệm một “âm vang” của ý định nguyên thuỷ của Thiên Chúa nằm sâu trong chúng ta. Chúng ta cảm nhận được cái đẹp của nó, nhận thức được độ xa chúng ta đã xa lìa nó, và mong muốn phục hồi lại nó. [7]
Thiên Chúa tạo dựng ông Ađam từ bụi đất và thổi hơi thở của sự sống vào ông (St 2,7). [8] Tiếng Do Thái cho từ “hơi thở” trong ngôn ngữ kinh thánh gốc là từ chỉ thần khí. Và chúng ta nên nhớ rằng Thần Khí Thiên Chúa là tình yêu đích thực giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa đang thổi tình yêu của Người vào Con Người.
Như chúng ta đã thấy, điều muốn nói ở đây là con người là một nhân vị được mời gọi để sống trong tương quan tình yêu với Thiên Chúa. Con người, sau khi đã nhận được tình yêu của Thiên Chúa, được mời gọi trao tặng bản thân lại cho Thiên Chúa. Họ cũng được gọi để chia sẻ tình yêu với người khác (Mt 22,37-40). Ơn gọi này được đóng ấn trong chính hữu thể của họ, và họ chỉ có thể thành toàn chính họ bằng cách thi hành theo. Như Công Đồng Vatican II đã dạy, “Con người, tạo vật duy nhất trên mặt đất do Thiên Chúa tạo nên cho chính họ, không thể nào hoàn toàn tìm thấy được chính mình nếu không chân thành tặng trao chính bản thân mình.” [9]
-----
[7] Một số người có thể phản đối: “Khoa học đâu có bác bỏ hoàn toàn việc Adong và Eva ăn ở với nhau?” Đúng. Các câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng thế không bao giờ có chủ ý tường trình khoa học về chuyện thế giới này được hình thành như thế nào. Sách Sáng thế dùng lối nói ẩn dụ để nói về những chân lý sâu xa hơn về vũ trụ, và sự hiện hữu của chúng ta trong vũ trụ ấy, mà khoa học không thể nói cho chúng ta biết.
Giả sử rằng bạn xin cả hai người, khoa học gia và thi sĩ miêu tả một cây gì đó. Họ sẽ cho bạn những bản tường trình rất khác nhau. Ai có thể nói rằng vị khoa học gia phi bác chàng thi sĩ.
Hơn nữa, các câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng thế hoàn toàn không phải là thơ ca của người nào đó. Tuy chúng mang màu sắc thần bí, nhưng các câu chuyện ấy không phải là thần thoại. Đó là Lời Thiên Chúa linh hứng. Các câu chuyện ấy nói lên sự thật – sự thật sâu xa – về ý nghĩa của sự sống, Thiên Chúa là ai, và chúng ta là ai xét như là người nam và người nữ. Giáo hội giải thích biểu tượng trong ngôn ngữ kinh thánh bằng một phương thế đáng tin cậy, dạy rằng nguyên tổ của chúng ta được dựng nên trong một tình trạng thánh thiện và công chính nhưng đã sa ngã qua một sự việc đã xảy ra ngay từ thuở ban đầu của lịch sử con người (x. GLHTCG, ss. 375 và 390).
[8] Vào thời điểm này trong lịch sử, “Ađam” (theo tự nghĩa có nghĩa là “con người”) là một ngôi vị bản tính con người và đại diện cho toàn thể nhân loại, không chỉ riêng cho đàn ông. Thật vậy, tường thuật kinh thánh không phân biệt giữa nam và nữ cho tới lúc người nữ được tạo dựng từ xương sườn Ađam.
[9] Vui mừng và Hy vọng, số 24 (từ đây sẽ viết tắt là GS). Được tạo dựng cho “chính chúng ta” nghĩa là, giữa những thứ khác, chúng ta không bao giờ bị ngang nhiên sử dụng như là phương tiện cho mục đích của một con người khác. Ngược lại, số tạo vật còn lại được tạo dựng không cho “riêng chúng” nhưng dành cho chúng ta. Bao lâu chúng ta còn là đầy tớ trung tín, chúng ta có thể sử dụng giới thụ tạo cho lợi ích của chúng ta. Nhưng chúng ta đừng bao giờ sử dụng người khác.
(Còn tiếp)
Nguồn: Website Giáo phận Nha Tranghttp://gpnt.net/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét