Kính thưa quý gia trưởng ! Trong những ngày này, ngoại trừ những học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông còn đang miệt mài cho việc ôn thi Đại học, còn lại hầu hết học sinh trong cả nước đã thực sự bước vào kỳ nghỉ hè. Nói đến quãng thời gian đi học của mỗi đời người, mùa hè trở về mỗi năm luôn để lại những hồi ức khó phai mờ. Là bậc gia trưởng, chúng ta đã có bao mùa hè vui buồn đi qua đời mình. Bằng thực tế trải nghiệm ấy, người cha trong mỗi chúng ta cần phải chuẩn bị cho con mình hưởng được một mùa hè thực sự ích lợi về thể chất cũng như tinh thần.
1. Sự thiết thực của kỳ nghỉ hè trong đời học sinh.
Xưa nay, việc học chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Trong thời đại hôm nay, việc học càng khó khăn nhiều bề. Có môn học thế hệ cha anh không co, nhưng giờ trẻ phải học : Tin học,… Có nhiều phương tiện học tập trước đây không có, nhưng trẻ bây giờ buộc phải tiếp cận : máy tính, internet,… Rồi nội dung chương trình giáo dục hiện nay bị xã hội cho là quá nặng nề so với lứa tuổi. Trong năm qua, báo chí đăng tải nơi này nơi khác học sinh ngất xỉu hàng loạt ngay trong lớp học trước áp lực bài vở…
Nếu để ý sẽ thấy trong suốt 9 tháng học hành, hầu như quần áo của trẻ chẳng chật ra, song chỉ qua 3 tháng hè, vào đầu năm học mới, lập tức quần áo của năm học trước trở nên chật chội. Rồi cái tâm trạng nhẹ nhõm như bước trên mây sau mỗi mùa thi qua, .... Tất cả cho thấy việc học hiện nay là vô cùng nặng nề đối với con cái chúng ta. Mùa hè, chính là khoảng thời gian quan trọng để trẻ quân bình lại tâm lý, phục hồi lại sức lực và được lớn lên về phần thân xác. Sẽ không thể tưởng tượng được, trẻ sẽ phát triển thế nào nếu như trong đời đi học của các cháu không hề có mùa hè.
Mặt khác, mùa hè cũng là dịp con trẻ được thay đổi môi trường sống. Thay vì môi trường giáo dục nghiêm túc, ngày ngày đối mặt với thầy cô bè bạn, mùa hè là dịp để con trẻ tiếp xúc với những khuôn mặt mới, đi tham quan những nơi mới, sự hiểu biết về xã hội xung quanh theo đó cũng thực tế hơn. Gần đây, các nhà nghiên cứu về giáo dục đã cảnh báo về tình trạng trẻ em nghèo nàn về kỹ năng sống. Ra khỏi môi trường học đường, trẻ lơ ngơ vụng về hoàn toàn thiếu vắng những kỹ năng sống cơ bản nhất. Như vậy, mùa hè sẽ là dịp thuận lợi để con cái chúng ta đến với các hoạt động xã hội, đến với những danh lam thắng cảnh của đất nước và tìm hiểu được bao bài học thực tế thú vị.
2. Nhìn vào thực trạng kỳ nghỉ hè của con trẻ hiện nay.
Chưa có một công trình nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu về thực trạng kỳ nghỉ hè của con trẻ hiện nay, ngoại trừ lác đác một vài bài báo, nêu ra một vài khía cạnh, rồi sau đó, khi mùa hè qua đi, tất cả lại đâu vào đấy. Khó mà thống kê cho hết được những gì mà con trẻ hiện nay phải trải qua trong mỗi kỳ nghỉ hè. Bên cạnh những trẻ em đặc biệt được sự quan tâm chăm sóc từ gia đình, vẫn còn có rất nhiều trẻ mà ý nghĩa thực sự của kỳ nghỉ hè chưa bao giờ bàn tay em được chạm tới. Có thể sơ bộ nhìn thấy hiện nay, kỳ nghỉ hè của con cái chúng ta hiện nay rơi vào một trong những tình huống sau :
a. Tất cả tập trung cho việc ôn luyện kiến thức :
Nhiều phụ huynh hiện nay đã tuyệt đối hóa vai trò của học vấn, của bằng cấp cho sự thành đạt của con cái ở tương lai. Vì thế, phụ huynh ép buộc con cái mình vào một thời gian biểu chặt chẽ, khít khao cho việc học. Cổng trường vừa khép lại trước mùa hè, thì tại một trung tâm khác, mùa chiêu sinh học hè lại mở ra. Trẻ ngoan, biết vâng lời, sẽ tiếp tục điệp khúc học hành, vùi đầu vào trong bài vở. Kiến thức trẻ có thể bén nhạy, nhưng đi theo với cặp kính mỗi năm mỗi dày thêm, con trẻ càng mơ hồ về thế giới bên ngoài, thiếu khả năng thích ứng với ngoại cảnh, mọi quyết định dẫu là đơn giản nhất vẫn lệ thuộc vào cha mẹ.
b. Gửi con đi học hè thay vì trông giữ con.
Thoạt nhìn, những trẻ em này rất giống với những trẻ em đã nêu trên. Nhưng thực sự không phải. Các trẻ em ở diện này đa phần là con cái của những bậc cha mẹ quanh năm bận rộn. Trong năm học, theo thời khóa biểu dày đặc của trường, cha mẹ có thể yên tâm làm việc, trao phó việc dạy dỗ con mình cho trường học. Nhưng khi mùa hè đến, đối mặt với thực tế cả ngày không biết phải coi sóc con cái thế nào đã khiến nhiều cha mẹ kiên quyết bắt con đi học hè. Lịch kín cả tuần càng tốt, để cha mẹ có thể yên tâm tiếp tục cho công việc của mình. Ở trường hợp này, con trẻ đi học cho có lệ, bữa học bữa không. Mùa hè mau chóng trôi qua trong vô vị nhạt nhẽo.
c. Để mặc con cái tự do trong kỳ nghỉ hè.
Ngược lại với hai tình trạng nêu trên, cũng có những gia đình hoàn toàn để con cái mình muốn làm gì thì làm trong kỳ nghỉ hè. Thoạt đầu cha mẹ cho rằng con cái học vất vả cả năm rồi, giờ cho chúng được thoải mái. Con có tiền, con cứ việc đi chơi, không có thời gian biểu nào bó buộc nữa. Ban đầu, con trẻ ở diện này rất thích thú, vì các cháu như được “tháo cũi sổ lồng” sau chín tháng miệt mài học tập. Nhưng, rất nguy hiểm cho sự hình thành nhân cách của con trẻ. Với bản tính tò mò hiếu động, lại thiếu vắng sự chỉ dẫn của người trách nhiệm, trẻ rất dễ lầm lạc và sa ngã vào những nơi nguy hiểm. Ban đầu mới chỉ là sự tụ tập đàn đúm vui chơi, nhưng rất có thể cuối cùng là sự nghiện ngập, sự bê tha hư hỏng và đánh mất cả cuộc đời mình.
d. Dùng kỳ nghỉ hè để cải thiện thu nhập gia đình.
Đất nước ta hiện nay còn nghèo, đời sống nhiều gia đình còn nhọc nhằn chuyện áo cơm. Ở những gia đình này, con cái được đi học đã là một hạnh phúc lớn. Bởi vậy, khi mùa hè vừa đến, nhiều trẻ lập tức cùng gia đình gánh vác chuyện mưu sinh : bán vé số, đánh giày, phụ hồ, lao động ruộng nương, … Con trẻ phải thấm giá trị nhọc nhằn của giọt mồ hôi quá sớm. Cho dù đó là những người con thực sự hiếu thảo đi chăng nữa, thì trong cái nhìn của người có trách nhiệm, đó vẫn là một thực tế xót xa. Vì nghèo, con trẻ ở những trường hợp này đã mất đi niềm vui của tuổi thơ khi mùa hè đến.
3. Cho con một mùa hè ý nghĩa.Nhiều phụ huynh hiện nay đã tuyệt đối hóa vai trò của học vấn, của bằng cấp cho sự thành đạt của con cái ở tương lai. Vì thế, phụ huynh ép buộc con cái mình vào một thời gian biểu chặt chẽ, khít khao cho việc học. Cổng trường vừa khép lại trước mùa hè, thì tại một trung tâm khác, mùa chiêu sinh học hè lại mở ra. Trẻ ngoan, biết vâng lời, sẽ tiếp tục điệp khúc học hành, vùi đầu vào trong bài vở. Kiến thức trẻ có thể bén nhạy, nhưng đi theo với cặp kính mỗi năm mỗi dày thêm, con trẻ càng mơ hồ về thế giới bên ngoài, thiếu khả năng thích ứng với ngoại cảnh, mọi quyết định dẫu là đơn giản nhất vẫn lệ thuộc vào cha mẹ.
b. Gửi con đi học hè thay vì trông giữ con.
Thoạt nhìn, những trẻ em này rất giống với những trẻ em đã nêu trên. Nhưng thực sự không phải. Các trẻ em ở diện này đa phần là con cái của những bậc cha mẹ quanh năm bận rộn. Trong năm học, theo thời khóa biểu dày đặc của trường, cha mẹ có thể yên tâm làm việc, trao phó việc dạy dỗ con mình cho trường học. Nhưng khi mùa hè đến, đối mặt với thực tế cả ngày không biết phải coi sóc con cái thế nào đã khiến nhiều cha mẹ kiên quyết bắt con đi học hè. Lịch kín cả tuần càng tốt, để cha mẹ có thể yên tâm tiếp tục cho công việc của mình. Ở trường hợp này, con trẻ đi học cho có lệ, bữa học bữa không. Mùa hè mau chóng trôi qua trong vô vị nhạt nhẽo.
c. Để mặc con cái tự do trong kỳ nghỉ hè.
Ngược lại với hai tình trạng nêu trên, cũng có những gia đình hoàn toàn để con cái mình muốn làm gì thì làm trong kỳ nghỉ hè. Thoạt đầu cha mẹ cho rằng con cái học vất vả cả năm rồi, giờ cho chúng được thoải mái. Con có tiền, con cứ việc đi chơi, không có thời gian biểu nào bó buộc nữa. Ban đầu, con trẻ ở diện này rất thích thú, vì các cháu như được “tháo cũi sổ lồng” sau chín tháng miệt mài học tập. Nhưng, rất nguy hiểm cho sự hình thành nhân cách của con trẻ. Với bản tính tò mò hiếu động, lại thiếu vắng sự chỉ dẫn của người trách nhiệm, trẻ rất dễ lầm lạc và sa ngã vào những nơi nguy hiểm. Ban đầu mới chỉ là sự tụ tập đàn đúm vui chơi, nhưng rất có thể cuối cùng là sự nghiện ngập, sự bê tha hư hỏng và đánh mất cả cuộc đời mình.
d. Dùng kỳ nghỉ hè để cải thiện thu nhập gia đình.
Đất nước ta hiện nay còn nghèo, đời sống nhiều gia đình còn nhọc nhằn chuyện áo cơm. Ở những gia đình này, con cái được đi học đã là một hạnh phúc lớn. Bởi vậy, khi mùa hè vừa đến, nhiều trẻ lập tức cùng gia đình gánh vác chuyện mưu sinh : bán vé số, đánh giày, phụ hồ, lao động ruộng nương, … Con trẻ phải thấm giá trị nhọc nhằn của giọt mồ hôi quá sớm. Cho dù đó là những người con thực sự hiếu thảo đi chăng nữa, thì trong cái nhìn của người có trách nhiệm, đó vẫn là một thực tế xót xa. Vì nghèo, con trẻ ở những trường hợp này đã mất đi niềm vui của tuổi thơ khi mùa hè đến.
Là những gia trưởng Công giáo, ta xác tín rằng con cái là hồng ân Thiên Chúa trao ban qua tình yêu vợ chồng, đồng thời trách nhiệm của cha mẹ là yêu thương đón nhận và chăm sóc giáo dục con cái theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh. Đứng trước mùa hè mỗi năm của đời con cái, hãy tìm cách trao cho con mình một kỳ nghỉ hè ý nghĩa :
- Trước hết, cho con sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa qua một năm học, dạy con tìm kiến Ý Chúa qua những thành công và thất bại của việc học hành.
- Cho con một sự nghỉ ngơi hợp lý sau một năm học căng thẳng để con phục hồi sức lực.
- Thưởng cho con những chuyến du lịch tham quan cùng gia đình hoặc cùng bè bạn, để còn học hỏi nhiều kỹ năng sống trong thực tế cuộc đời.
- Đưa con đi thăm ông bà, họ hàng nội ngoại, để con cái biết sống tình thân dòng họ.
- Không ngăn cản con vui chơi, nhưng hướng con vào những trò chơi lành mạnh, khuyến khích con tham gia các hoạt động tông đồ theo lứa tuổi. Cương quyết can thiệp nếu con có biểu hiện sa đà vào những trò chơi nguy hiểm.
- Đặt một khoảng thời gian gần cuối hè cho việc ôn tập lại kiến thức để dễ dàng hòa nhập vào năm học tiếp theo.
- ….
Rồi mùa hè sẽ mau chóng qua đi. Nhưng, con trẻ sẽ cảm nếm được sự hạnh phúc của mái ấm gia đình khi được cha mẹ quan tâm và thương yêu dành cho một kỳ nghỉ hè tốt đẹp. Niềm hạnh phúc ấy sẽ chắp cánh cho động lực dấn thân của con trẻ ; trẻ sẽ bước vào năm học mới với cả một tình yêu và sự say mê.
* Cùng suy tư :
Mùa hè đã về cả tháng nay rồi, ta đã và đang làm gì để con cái được hưởng một mùa hè trọn vẹn ?
BAN ĐẶC TRÁCH GIA TRƯỞNG
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét