Bản chất hệ thống lịch pháp bao gồm những cách tính về quãng cách thời gian của một năm, khởi điểm của một năm. Cả hai yếu tố đi liền với những thiên thể được dùng làm phương tiện để đo lường. Nếu dùng sự chuyển động biểu kiến của mặt trời là dương lịch, nếu dùng sự tuần hoàn của mặt trăng thì là âm lịch. Động cơ thúc đẩy việc làm lịch có thể thuộc tôn giáo với mục tiêu qui định các ngày lễ như ở Ai Cập hay La Mã cổ đại, nên lịch pháp thường do các tư tế điều khiển. Hoặc do những nhu cầu thực tiễn của đời sống như trồng tỉa, gieo gặt, hoặc để qui định giờ trong việc canh thức tuần phòng. Lý do thứ ba của động cơ thúc đẩy việc làm lịch có tính cách triết lý nhân sinh: Con người chiêm ngắm các hiện tượng thiên thể, sự vận hành của trăng, sao, mặt trời, rồi rung cảm sâu xa sự biến động có chu kỳ tự nhiên ấy, để rồi rút ra từ lòng mình những nguyên tắc sống còn, thâu nhập thiên nhiên làm ích dụng trong cuộc tồn sinh của vòng ngoài hiện tượng lẫn vòng trong bản thể.
Như ta đã biết, thuyết Kim Định đã đi trước các khám phá khoa học mới nhất. Ngày hôm nay thì giới nghiên cứu khảo cổ, hải dương, di truyền…đã đồng loạt tuyên dương đại tộc Bách Việt là giống dân xuất hiện đầu tiên ở miền Đông Nam Á, làm chủ hai nền văn minh lúa nước Hoà Bình và trống đồng Đông Sơn. Trước đó, Kim Định đã hùng hồn khẳng định chủ quyền văn hoá của Việt tộc, nhấn mạnh yếu tố bản địa của Việt, Việt Nho, mà Khổng Tử chỉ đóng vai trò san định .
Trên tinh thấn ấy, khi tìm hiểu về nền lịch pháp cổ, cũng chính là VIỆT LỊCH.
Khi vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn (gốc Việt) ngài cẩn trọng nhắc rằng: “Thiên chi lịch số tại nhĩ cung”. Cái Đạo Lý của lịch số nằm ngay trong tại trung cung của lòng, trung cung đó là TÂM. Chỉ với một ý thức Nhân Chủ cao độ của Việt Nho mới truyền đạt câu định nghĩa về lịch số sâu xa thần diệu như thế. Trong cái cảm thức về sự vận hành của các vì thiên thể, con người là chủ nhân để chiêm ngắm, sắp xếp, điều hòa cuộc sống. Cái tâm thức giao cảm cùng vũ trụ ấy là tâm thức nhân chủ. Như vậy Triết Lý của Việt Lịch là NHÂN CHỦ và NỘI TÂM, không như những ý thức ở đợt lệ thuộc, lý trí và duy vật.
Ta thấy lịch của ta thường đưa các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn xen vào lịch, đó chính là tinh thần đưa ý thức nhân chủ và nội tâm vào diễn hành của thời gian. Lâu ngày con người quên đi mất ý nghĩa đó, ý nghĩa quay trở về thẩm cung lòng mình, ý nghĩa triết lý của lịch. Đó là một mất mát lớn lao, khi ta quên đi rất nhiều yếu tố tâm linh trong đời sống. Đó là lý do cần có cuộc phục hoạt những nguồn năng lực tâm linh đã từ rất lâu bị mất đường về. Cho nên lịch chỉ còn là thời khóa biểu cho các công việc có tính chất vật bản: ăn uống, làm lụng...Trong khi ý nghĩa cuối cùng của lịch là Đường Về Tính Thể: Tham dự cùng vận hành của thiên nhiên, Thông giao cùng tạo vật, Hòa hợp với ánh sáng, trăng sao . . .
Bản văn cổ đại nhất về Việt Lịch là Nghiêu Điển, mở đầu Kinh Thư. Đây là một kết quả cuối cùng của một sự suy tư tìm kiếm đã kéo dài không biết bao nhiêu thế kỷ từ trước. Bản văn then chốt ấy rút gọn như sau:
Nhật trung tinh Điểu dĩ ấn Trung-Xuân.
Nhật vĩnh tinh Hỏa dĩ chính Trung-Hạ.
Dạ trung tinh Hư dĩ chính Trung-Thu.
Dạ vĩnh tinh Mão dĩ chính Trung-Đông.
Tuế tam bách lục thập lục nhật.
Dĩ Nhuận nguyệt chính tứ thời.
= “ Khi ngày dài bằng đêm thì lấy sao Điểu để ấn định Xuân –Phân.
Khi ngày dài thì lấy sao Hỏa để định Hạ Chí.
Khi đêm ngày dài bằng nhau thì lấy sao Hư để định Trung –Thu.
Khi đêm dài thì lấy sao Mão để định Đông Chí.
Như thế một năm có 366 ngày.
Dùng tháng nhuận để điểu chỉnh bốn mùa cho hợp thời tiết”.
Giai đoạn này là thời đại sáng tạo mà đã đạt độ chính xác nhất về quãng dài của một năm, đưa ra khởi điểm một năm hợp lý nhất, và biểu lộ cách nhân bản tối đa.
Sau này mỗi thời vua lên ngôi đều coi lich pháp là việc quan trọng bậc nhất, đều cải chế lịch cho sát với tự nhiên. Quách Thủ Kính đời Tống so sánh trước sau và xác định quãng năm là 365, 5 giờ 49’ 12’’.
Theo thiên văn hiện đại một năm là 365, 5 giờ 48’ 6/10. Như vậy sự cách biệt nhau giữa Việt Lịch và Dương Lịch chỉ có trong vòng một phút.
Có 3 Loại lịch đang lưu hành:
1- Âm Lịch
2- Dương Lịch
3- Âm Dương Lịch
1- Âm Lịch
Âm lịch là lịch căn cứ vào sự tuần hoàn của mặt trăng. Mặt trăng xoay quanh trái đất, cứ một chu kỳ là một tháng, dài 29 ngày, 12 giờ, 44 phút, một năm âm lịch có 354 ngày ít hơn năm theo dương lịch là 11 ngày. Cứ ba năm thì âm lịch sẽ nhanh hơn dương lịch một tháng và 36 năm của âm lịch sẽ nhanh hơn dương lịch một năm. Cho nên đầu năm của âm lịch chạy khắp các mùa trong năm của dương lịch.
Người Hồi Giáo trên thế giới đang dùng loại Âm Lịch này. Ngày của người Hồi Giáo khởi đầu từ lúc mặt trời lặn khoảng lúc 6 giờ chiều. Tháng của người Hồi Giáo là lúc bắt đầu khi họ nhìn thấy trăng lưỡi liềm lên, sau khi mặt trời lặn. Năm của Hồi Giáo như đã nói ở trên chỉ có 354 ngày.
2- Dương Lịch
Dương lịch, ngược lại với Âm lịch, căn cứ vào sự quan sát mặt trời để quy định thời gian cho năm, rồi từ năm tính ra tháng, từ tháng tính ra ngày.
Dương Lịch là y cứ vào vòng quay của địa cầu chung quanh mặt trời mà ấn định mỗi năm có 365 ngày và mỗi chu kỳ 4 năm lại có một năm 366 ngày (tháng hai 29 ngày). Dương lịch cũng căn cứ vào vị trí của trái đất với mặt trời và độ nghiêng của trục địa cầu với các tia mặt trời mà xác định mùa.
Trái đất di chuyển quanh mặt trời với vận tốc khoảng 29.77 km/giây, trên một quỹ đạo hình bầu dục chiều dài khoảng 939.500.000km, mà mặt trời là trung tâm.
Vì trục trái đất nghiêng chừng 66 độ 33’ đối với mặt phẳng quỹ đạo của nó, nên mặt phẳng này cắt mặt trời theo một đường tròn lớn nghiêng khoảng 23 độ 27’ đối với thiên xích đạo. Nếu ta đứng từ trái đất nhìn lên bầu trời, ta tưởng như mặt trời chuyển động chung quanh trái đất theo một đường cố định hàng năm. Đường này gọi là hoàng đạo.
3- Âm-Dương Lịch
Là loại lịch căn cứ vào cả vòng quay của mặt trăng lẫn mặt trời. Tây phương dùng mặt trời theo hàng ngang tức lúc mặt trời lặn, còn Đông phương dùng mặt trời hàng dọc. Phương pháp là căn cứ trên những vòm sao chung quanh bắc cực, tính từ sao Bắc Đẩu trở ra, rồi chia ra 4 cung, mỗi cung tương ứng với một vì sao làm chủ, trong Nghiêu Điển là: Điểu, Hỏa, Hư, Mão đi với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, còn ở giữa là trung cung dành cho sao Bắc Đẩu, lấy chuỗi sao Đại Hùng làm như kim đồng hồ để tính giờ. Rồi từ 4 cung đó mở rộng ra cả năm lấy 4 cung làm đích điểm cho 4 mùa. Hai mùa Đông Hạ theo mặt trời, hai mùa Xuân Thu theo hệ thống mặt trăng:
Đông Hạ chí nhật
Xuân Thu chí nguyệt
Dĩ biệt tứ thời chi tự
Vua Thuấn đã cho làm một bầu trời nhân tạo có các vòng hoàng đạo và xích đạo với các tinh tú bằng châu ngọc nạm vào các vị trí cân xứng có trục xoay bầu tròn để nhận ra sự chuyển động của các tinh tú trên vòm trời. Trong phương pháp này, từ sao Bắc Đẩu kéo dọc xuống, sẽ xác định được 28 ngôi sao cố định hàng ngày cùng vòm trời xoay quanh sao Bắc Đẩu, gọi là “ nhị thập bát tú” [1], do đó thành lập hệ thống 28 sao tinh tế và chính xác hơn hệ thống hàng ngang bị hạn cục vào những sao ở gần chỗ mặt trời lặn. Hệ thống hàng dọc này là căn bản của nhị thập bát tú, có một không hai trong thiên văn cổ đại, không những qui định được quãng năm, tháng mà còn cả quãng tuần và giờ. Đã thế lối xếp đặt còn bao hàm được ý nghĩa triết lý, mỗi mùa có 7 sao thì tháng đầu 2 sao, tháng giữa 3, và tháng cuối 2 sao. Đó là phương pháp âm-dương lịch mà độ sai chạy so với thiên văn học ngày nay chỉ chênh lệch một phút như đời Tống, Quách Thủ Kính đã so sánh.Việt Lịch điều hòa Nhật -Nguyệt -Tinh để gây sự hòa hợp qua sự biểu lộ trăng sao: làm thế nào ngày rằm thì trăng tròn, mùa thì đi đúng tiết… Nhờ Hòa hợp nên Nhật Nguyệt tinh thần (thần là một quãng của vòng trời chia 12 như hoàng đạo) đều được giữ sắc thái riêng với những chức vụ riêng: Nhật coi vòng năm, Nguyệt coi vòng tháng, Tinh thần coi vòng giờ. Dương Lịch chỉ căn cứ trên mặt trời biểu lộ tính một chiều, đàn áp ngay trên cả trăng sao. Chỉ với quan niệm đồng nhất thể của Minh Triết Việt Nho, con người mới được an hưởng với những tiết nhịp vận chuyển của cả mặt trời lẫn trăng sao với những ngày hội hè đình đám của tứ thời xuân hạ thu đông, bát tiết, lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, rồi đông chí, hạ chí, xuân phân, thu phân… tất cả là 24 tiết nhịp Giao Hòa với chữ Thời của nền Việt Lịch Đông Phương. Ta dùng từ Tết, chính là tiết, tiết nhịp hòa âm thống nhất Trời-Đất-Người thành Nhất Thể trong nền Đạo Lý của Việt Lịch.
__________________________________________________
Chú thích
[1] - Hai mươi tám sao (tú) chia ra 4 chòm, 7 sao một chòm:
Chòm Thanh Long cho mùa Xuân, phía Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm,Vi, Cơ.
Chòm Chu Tước cho mùa Hạ, phía Nam: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Chòm Bạch Hổ cho mùa Thu, phía Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm
Chòm Huyền Võ cho mùa Đông, phía Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích .
Một điểm nền tảng khác trong Việt Lịch là giá trị của Nhân Chủ Tính trong vòng con giáp. Vòng con giáp là vòng 60 năm mà nhiều nơi xưa đã dùng để ghi niên kỷ, nó căn cứ trên đường đi của sao Mộc Tinh, cứ 60 năm thì đi hết một vòng chung quanh mặt trời. Cách tính này đã xuất hiện rất sớm bên Sumer nhưng nó đã chết dần vì bất tiện vì chỉ có 60 năm trong lúc lịch sử gồm nhiều ngàn năm. Cho đến khi sự công nhận năm đấng Christ ra đời làm kỷ nguyên trở nên phổ cập thì cách tính theo 60 năm bị chôn táng hẳn, ngoại trừ bên Viễn Đông vì ít giao thiệp với Tây Âu nên mới công nhận Công Nguyên hơn trăm năm nay. Thế là từ đó, vòng 60 năm chỉ còn là vấn đề khảo cổ.
Nhưng bên Viễn Đông, tuy công nhận công lịch, nhưng trong đời sống vẫn còn nhắc đến tên của năm theo con giáp: Năm ngoái là năm Kỷ Sửu (2009), năm nay là Canh Dần (2010). Ta thử tìm hiểu ý nghĩa triết học của cách gọi năm theo vòng con giáp này. Vòng con giáp gồm cả hai vòng:
Vòng trong là vòng thiên can, gồm:
1. Giáp
2. Ất
3. Bính
4. Đinh
5. Mậu
6. Kỷ
7. Canh
8. Tân
9. Nhâm
10. Quí
Vòng ngoài là vòng địa chi 12 con vật là:
1.Tí : Chuột
2.Sửu : Trâu
3.Dần : Hùm
4.Mão : Mèo
5.Thìn : Rồng
6.Tỵ : Rắn
7.Ngọ : Ngựa
8.Mùi : Dê
9.Thân : Khỉ
10.Dậu : Gà
11.Tuất: Chó
12. Hợi: Heo
Mời đọc tiếp ở file PFD kèm
...Xin mở file kèm: http://www.dunglac.org/upload/article/f__1265134055.pdf
Như ta đã biết, thuyết Kim Định đã đi trước các khám phá khoa học mới nhất. Ngày hôm nay thì giới nghiên cứu khảo cổ, hải dương, di truyền…đã đồng loạt tuyên dương đại tộc Bách Việt là giống dân xuất hiện đầu tiên ở miền Đông Nam Á, làm chủ hai nền văn minh lúa nước Hoà Bình và trống đồng Đông Sơn. Trước đó, Kim Định đã hùng hồn khẳng định chủ quyền văn hoá của Việt tộc, nhấn mạnh yếu tố bản địa của Việt, Việt Nho, mà Khổng Tử chỉ đóng vai trò san định .
Trên tinh thấn ấy, khi tìm hiểu về nền lịch pháp cổ, cũng chính là VIỆT LỊCH.
Khi vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn (gốc Việt) ngài cẩn trọng nhắc rằng: “Thiên chi lịch số tại nhĩ cung”. Cái Đạo Lý của lịch số nằm ngay trong tại trung cung của lòng, trung cung đó là TÂM. Chỉ với một ý thức Nhân Chủ cao độ của Việt Nho mới truyền đạt câu định nghĩa về lịch số sâu xa thần diệu như thế. Trong cái cảm thức về sự vận hành của các vì thiên thể, con người là chủ nhân để chiêm ngắm, sắp xếp, điều hòa cuộc sống. Cái tâm thức giao cảm cùng vũ trụ ấy là tâm thức nhân chủ. Như vậy Triết Lý của Việt Lịch là NHÂN CHỦ và NỘI TÂM, không như những ý thức ở đợt lệ thuộc, lý trí và duy vật.
Ta thấy lịch của ta thường đưa các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn xen vào lịch, đó chính là tinh thần đưa ý thức nhân chủ và nội tâm vào diễn hành của thời gian. Lâu ngày con người quên đi mất ý nghĩa đó, ý nghĩa quay trở về thẩm cung lòng mình, ý nghĩa triết lý của lịch. Đó là một mất mát lớn lao, khi ta quên đi rất nhiều yếu tố tâm linh trong đời sống. Đó là lý do cần có cuộc phục hoạt những nguồn năng lực tâm linh đã từ rất lâu bị mất đường về. Cho nên lịch chỉ còn là thời khóa biểu cho các công việc có tính chất vật bản: ăn uống, làm lụng...Trong khi ý nghĩa cuối cùng của lịch là Đường Về Tính Thể: Tham dự cùng vận hành của thiên nhiên, Thông giao cùng tạo vật, Hòa hợp với ánh sáng, trăng sao . . .
Bản văn cổ đại nhất về Việt Lịch là Nghiêu Điển, mở đầu Kinh Thư. Đây là một kết quả cuối cùng của một sự suy tư tìm kiếm đã kéo dài không biết bao nhiêu thế kỷ từ trước. Bản văn then chốt ấy rút gọn như sau:
Nhật trung tinh Điểu dĩ ấn Trung-Xuân.
Nhật vĩnh tinh Hỏa dĩ chính Trung-Hạ.
Dạ trung tinh Hư dĩ chính Trung-Thu.
Dạ vĩnh tinh Mão dĩ chính Trung-Đông.
Tuế tam bách lục thập lục nhật.
Dĩ Nhuận nguyệt chính tứ thời.
= “ Khi ngày dài bằng đêm thì lấy sao Điểu để ấn định Xuân –Phân.
Khi ngày dài thì lấy sao Hỏa để định Hạ Chí.
Khi đêm ngày dài bằng nhau thì lấy sao Hư để định Trung –Thu.
Khi đêm dài thì lấy sao Mão để định Đông Chí.
Như thế một năm có 366 ngày.
Dùng tháng nhuận để điểu chỉnh bốn mùa cho hợp thời tiết”.
Giai đoạn này là thời đại sáng tạo mà đã đạt độ chính xác nhất về quãng dài của một năm, đưa ra khởi điểm một năm hợp lý nhất, và biểu lộ cách nhân bản tối đa.
Sau này mỗi thời vua lên ngôi đều coi lich pháp là việc quan trọng bậc nhất, đều cải chế lịch cho sát với tự nhiên. Quách Thủ Kính đời Tống so sánh trước sau và xác định quãng năm là 365, 5 giờ 49’ 12’’.
Theo thiên văn hiện đại một năm là 365, 5 giờ 48’ 6/10. Như vậy sự cách biệt nhau giữa Việt Lịch và Dương Lịch chỉ có trong vòng một phút.
Có 3 Loại lịch đang lưu hành:
1- Âm Lịch
2- Dương Lịch
3- Âm Dương Lịch
1- Âm Lịch
Âm lịch là lịch căn cứ vào sự tuần hoàn của mặt trăng. Mặt trăng xoay quanh trái đất, cứ một chu kỳ là một tháng, dài 29 ngày, 12 giờ, 44 phút, một năm âm lịch có 354 ngày ít hơn năm theo dương lịch là 11 ngày. Cứ ba năm thì âm lịch sẽ nhanh hơn dương lịch một tháng và 36 năm của âm lịch sẽ nhanh hơn dương lịch một năm. Cho nên đầu năm của âm lịch chạy khắp các mùa trong năm của dương lịch.
Người Hồi Giáo trên thế giới đang dùng loại Âm Lịch này. Ngày của người Hồi Giáo khởi đầu từ lúc mặt trời lặn khoảng lúc 6 giờ chiều. Tháng của người Hồi Giáo là lúc bắt đầu khi họ nhìn thấy trăng lưỡi liềm lên, sau khi mặt trời lặn. Năm của Hồi Giáo như đã nói ở trên chỉ có 354 ngày.
2- Dương Lịch
Dương lịch, ngược lại với Âm lịch, căn cứ vào sự quan sát mặt trời để quy định thời gian cho năm, rồi từ năm tính ra tháng, từ tháng tính ra ngày.
Dương Lịch là y cứ vào vòng quay của địa cầu chung quanh mặt trời mà ấn định mỗi năm có 365 ngày và mỗi chu kỳ 4 năm lại có một năm 366 ngày (tháng hai 29 ngày). Dương lịch cũng căn cứ vào vị trí của trái đất với mặt trời và độ nghiêng của trục địa cầu với các tia mặt trời mà xác định mùa.
Trái đất di chuyển quanh mặt trời với vận tốc khoảng 29.77 km/giây, trên một quỹ đạo hình bầu dục chiều dài khoảng 939.500.000km, mà mặt trời là trung tâm.
Vì trục trái đất nghiêng chừng 66 độ 33’ đối với mặt phẳng quỹ đạo của nó, nên mặt phẳng này cắt mặt trời theo một đường tròn lớn nghiêng khoảng 23 độ 27’ đối với thiên xích đạo. Nếu ta đứng từ trái đất nhìn lên bầu trời, ta tưởng như mặt trời chuyển động chung quanh trái đất theo một đường cố định hàng năm. Đường này gọi là hoàng đạo.
3- Âm-Dương Lịch
Là loại lịch căn cứ vào cả vòng quay của mặt trăng lẫn mặt trời. Tây phương dùng mặt trời theo hàng ngang tức lúc mặt trời lặn, còn Đông phương dùng mặt trời hàng dọc. Phương pháp là căn cứ trên những vòm sao chung quanh bắc cực, tính từ sao Bắc Đẩu trở ra, rồi chia ra 4 cung, mỗi cung tương ứng với một vì sao làm chủ, trong Nghiêu Điển là: Điểu, Hỏa, Hư, Mão đi với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, còn ở giữa là trung cung dành cho sao Bắc Đẩu, lấy chuỗi sao Đại Hùng làm như kim đồng hồ để tính giờ. Rồi từ 4 cung đó mở rộng ra cả năm lấy 4 cung làm đích điểm cho 4 mùa. Hai mùa Đông Hạ theo mặt trời, hai mùa Xuân Thu theo hệ thống mặt trăng:
Đông Hạ chí nhật
Xuân Thu chí nguyệt
Dĩ biệt tứ thời chi tự
Vua Thuấn đã cho làm một bầu trời nhân tạo có các vòng hoàng đạo và xích đạo với các tinh tú bằng châu ngọc nạm vào các vị trí cân xứng có trục xoay bầu tròn để nhận ra sự chuyển động của các tinh tú trên vòm trời. Trong phương pháp này, từ sao Bắc Đẩu kéo dọc xuống, sẽ xác định được 28 ngôi sao cố định hàng ngày cùng vòm trời xoay quanh sao Bắc Đẩu, gọi là “ nhị thập bát tú” [1], do đó thành lập hệ thống 28 sao tinh tế và chính xác hơn hệ thống hàng ngang bị hạn cục vào những sao ở gần chỗ mặt trời lặn. Hệ thống hàng dọc này là căn bản của nhị thập bát tú, có một không hai trong thiên văn cổ đại, không những qui định được quãng năm, tháng mà còn cả quãng tuần và giờ. Đã thế lối xếp đặt còn bao hàm được ý nghĩa triết lý, mỗi mùa có 7 sao thì tháng đầu 2 sao, tháng giữa 3, và tháng cuối 2 sao. Đó là phương pháp âm-dương lịch mà độ sai chạy so với thiên văn học ngày nay chỉ chênh lệch một phút như đời Tống, Quách Thủ Kính đã so sánh.Việt Lịch điều hòa Nhật -Nguyệt -Tinh để gây sự hòa hợp qua sự biểu lộ trăng sao: làm thế nào ngày rằm thì trăng tròn, mùa thì đi đúng tiết… Nhờ Hòa hợp nên Nhật Nguyệt tinh thần (thần là một quãng của vòng trời chia 12 như hoàng đạo) đều được giữ sắc thái riêng với những chức vụ riêng: Nhật coi vòng năm, Nguyệt coi vòng tháng, Tinh thần coi vòng giờ. Dương Lịch chỉ căn cứ trên mặt trời biểu lộ tính một chiều, đàn áp ngay trên cả trăng sao. Chỉ với quan niệm đồng nhất thể của Minh Triết Việt Nho, con người mới được an hưởng với những tiết nhịp vận chuyển của cả mặt trời lẫn trăng sao với những ngày hội hè đình đám của tứ thời xuân hạ thu đông, bát tiết, lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, rồi đông chí, hạ chí, xuân phân, thu phân… tất cả là 24 tiết nhịp Giao Hòa với chữ Thời của nền Việt Lịch Đông Phương. Ta dùng từ Tết, chính là tiết, tiết nhịp hòa âm thống nhất Trời-Đất-Người thành Nhất Thể trong nền Đạo Lý của Việt Lịch.
__________________________________________________
Chú thích
[1] - Hai mươi tám sao (tú) chia ra 4 chòm, 7 sao một chòm:
Chòm Thanh Long cho mùa Xuân, phía Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm,Vi, Cơ.
Chòm Chu Tước cho mùa Hạ, phía Nam: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Chòm Bạch Hổ cho mùa Thu, phía Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm
Chòm Huyền Võ cho mùa Đông, phía Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích .
Một điểm nền tảng khác trong Việt Lịch là giá trị của Nhân Chủ Tính trong vòng con giáp. Vòng con giáp là vòng 60 năm mà nhiều nơi xưa đã dùng để ghi niên kỷ, nó căn cứ trên đường đi của sao Mộc Tinh, cứ 60 năm thì đi hết một vòng chung quanh mặt trời. Cách tính này đã xuất hiện rất sớm bên Sumer nhưng nó đã chết dần vì bất tiện vì chỉ có 60 năm trong lúc lịch sử gồm nhiều ngàn năm. Cho đến khi sự công nhận năm đấng Christ ra đời làm kỷ nguyên trở nên phổ cập thì cách tính theo 60 năm bị chôn táng hẳn, ngoại trừ bên Viễn Đông vì ít giao thiệp với Tây Âu nên mới công nhận Công Nguyên hơn trăm năm nay. Thế là từ đó, vòng 60 năm chỉ còn là vấn đề khảo cổ.
Nhưng bên Viễn Đông, tuy công nhận công lịch, nhưng trong đời sống vẫn còn nhắc đến tên của năm theo con giáp: Năm ngoái là năm Kỷ Sửu (2009), năm nay là Canh Dần (2010). Ta thử tìm hiểu ý nghĩa triết học của cách gọi năm theo vòng con giáp này. Vòng con giáp gồm cả hai vòng:
Vòng trong là vòng thiên can, gồm:
1. Giáp
2. Ất
3. Bính
4. Đinh
5. Mậu
6. Kỷ
7. Canh
8. Tân
9. Nhâm
10. Quí
Vòng ngoài là vòng địa chi 12 con vật là:
1.Tí : Chuột
2.Sửu : Trâu
3.Dần : Hùm
4.Mão : Mèo
5.Thìn : Rồng
6.Tỵ : Rắn
7.Ngọ : Ngựa
8.Mùi : Dê
9.Thân : Khỉ
10.Dậu : Gà
11.Tuất: Chó
12. Hợi: Heo
Mời đọc tiếp ở file PFD kèm
...Xin mở file kèm: http://www.dunglac.org/upload/article/f__1265134055.pdf
Đông Lan
Nguồn: http://www.dunglac.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét