TẾT NGUYÊN ĐÁN HAY LỄ SINH NHẬT CỦA CON NGƯỜI
Từ ngàn xưa đến nay Tết Nguyên Đán luôn luôn là một lễ Tết lớn nhất trong những cái tết của dân tộc Việt, mà hầu như mọi người đều biết đó là:
Tết Nguyên Đán: ngày đầu năm (1/1).
Tết Thượng nguyên: ngày rằm tháng Giêng (15/1).
Tết Thanh minh: 60 ngày sau ngày Lập Xuân, tức là 60 ngày sau ngày mồng một tháng Chạp.
Tết Đoan Ngọ: ngày mồng 5 tháng Năm (5/5).
Tết Trung nguyên: ngày rằm tháng Bảy (15/7).
Tết Trung Thu: ngày rằm tháng Tám (15/8).
Tết Hạ nguyên: ngày rằm tháng Mười (15/10).
Nhân dịp này, tôi cũng xin nhắc lại cho mọi người Việt mình là nguồn gốc của những cái lễ Tết này phát xuất từ văn hoá nông nghiệp, tức là của Việt tộc chớ không phải là của Tàu như có nhiều người trí thức còn tưởng, hay như những bài viết phổ biến trên internet hoặc những sách vở, báo chí dựa trên tài liệu của Tàu. Vì với khoa khảo cổ hiện nay đã chứng minh có bằng cớ là văn minh của Tàu bây giờ là do văn hoá của Việt tộc, và mới đây qua tác phẩm "Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" của tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa trích ra nói rõ vấn đề nguồn gốc này mà có lẽ đa số người mình đã được biết:
a)- Vào khoảng 2.000 năm trước Tây lịch, vua Nghiêu đã cử đại quan trong triều về đất Nam Giao (tức Việt Nam ngày nay) để học về thiên văn, phép làm lịch và văn tự.
b)- Trước khi đánh thắng vua Trụ để lập nên triều Chu, tổ của nhà Chu là Cổ Công (Đản Phụ) đã cử 2 thái tử con lớn sang du học tại nước Việt.
c)- Chu công Cơ Đán, trong lúc thay vua (Thành vương) điều hành triều đình nhà Chu, vào năm 1.100 trước Tây lịch, xác nhận nước Việt và nước Tàu hoàn toàn độc lập với nhau, không phải là chư hầu như các sử gia về sau xuyên tạc.
d)- Sử liệu Thượng Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên và tài liệu Âu Mỹ ghi rõ: Người Việt đã sống định cư từ hơn 5.000 năm trước Tây lịch và là giống dân đầu tiên trồng lúa gạo trên thế giới trong khi Chu công Cơ Đán xác nhận 1.000 năm trước Tây lịch, người Tàu còn sống đời du mục.
e)- Đức thánh Khổng Tử đã lấy phong dao Việt tộc đưa vào Kinh Thi, kính cẩn xếp vào Quốc Phong. Ngài lại còn xếp phong dao Việt Nam vào "chính phong" để giáo hóa luân lý đạo đức cho người Tàu thời bấy giờ.
f)- Vạch trần chính sách tàn độc của triều Hán "nhất thống thiên hạ", bành trướng lãnh thổ, tiêu diệt các dân tộc sau khi xâm chiếm lãnh thổ của họ.
g)- Xác nhận kiến trúc sư Nguyễn An là người vẽ kiểu và chỉ huy hàng trăm ngàn nhân công xây dựng cung cấm cố đô Bắc Kinh, nổi tiếng với Tử Cấm Thành, Thiên An Môn còn tồn tại cho tới ngày nay.
Hay với những tác phẩm "Bách Việt Tiên Hiền Chí" – Lĩnh Nam Di Thư, hoặc "Nguồn Gốc Việt Tộc" và "Huyền Sử Việt" của Phạm Trần Anh. Nhất là từ đầu thập niên 60, với công trình nghiên cứu của triết gia Kim-Định qua những tác phẩm như "Việt Lý Tố Nguyên" hay "Dịch Kinh Linh Thể" đã chứng minh nguồn gốc dân tộc Việt và Kinh Dịch là của Việt tộc.
Vì từ lâu không còn biết dân tộc tính là gì nên người Việt mình cũng không cần dân tộc tính mà mình vẫn sống tỉnh bơ, nghĩa là gần 3 triệu người vẫn sống phây phây ở hải ngoại để đừng nói là vinh thân phì gia, và hơn 80 triệu dân cũng vẫn sống cúi đầu chịu đựng: nghèo đói, khổ cực bệnh hoạn với mọi ác độc bất nhân (...) tại quê nhà, từ hơn 33 năm nay !
Vì đã đánh mất dân tộc tính nên mình dầu có sống vinh thân hay khổ nhục cũng đều là con người mất hồn nên hết biết mình là ai ?! Cho dù mình có mang quốc tịch Việt, Mỹ, Tây, Tàu,... từ lúc mới sinh ra, nhưng nếu vô hồn, vô tính thì mình không phải là người mà chỉ là ngợm ! Vì Tính nghĩa là Nhân, là Thiên, là Mệnh, là Đạo, là Dân, là Việt, là Tộc, là Hồn, nên mới là Dân Tộc, mới là Tổ Quốc, mới là Hồn Thiêng Sông Núi. Cho nên Dân Tộc Tính không phải là đặc tính của một dân tộc như da vàng mũi tẹt, tóc mướt, mắt đen, thông minh, cần cù, can đảm, tình cảm, lãng mạn,... hay ăn cơm với nước mắm, v.v...
Nên sự nhận biết nguồn gốc dân tộc mình là một yếu tố cần thiết cho Dân Tộc Tính. Trước hết để cho người Việt mình ý thức nghĩa Dân Tộc Tính như vừa nói trên, là biểu tượng và mẫu mực của Trời Đất là đức Nhân: "nhân giả kỳ thiên địa chi đức", chứ không phải là dân của một nước từ xưa đã bị dân du mục xâm chiếm rồi coi là nhược tiểu: man, di, mọi rợ, nghèo đói chậm tiến (...) Thứ đến, sự ý thức cao độ dân tộc tính là thiết yếu cho người Việt mình tìm lại được chủ đạo với tinh thần quật khởi, vì chỉ có con đường dân tộc là con đường duy nhất để trở về Quê Hương.
Vì vậy mà phải biết cội nguồn để mới tìm lại được dân tộc tính, mới hiểu thấu được tại sao tổ tiên đã nói: "Uống nước nhớ nguồn" không phải chỉ là nghĩa biết ơn để rồi đền đáp, hay là "cội nguồn dân tộc" như người mình vẫn hiểu, mà ở đây phải hiểu là nghĩa " nguồn suối sinh sinh bất tức" như hai câu ca dao sau đây mà mỗi người Việt mình đã thuộc nằm lòng từ thời thơ ấu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
ý nghĩa thâm sâu của hai câu ca dao này không phải là
nghĩa công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình to lớn như núi Thái Sơn, hay lai láng như nước từ trong nguồn không ngừng chảy ra Đại Dương, mà mọi người đều hiểu với công lao ơn nghĩa; nhưng chính là nghĩa Tính của Càn Khôn là Trời Đất, là Sông Núi, là Cha Mẹ, là Tổ Tiên, là Dân Tộc,... đó mới là Công Bình Chính Nghĩa. Xin đừng hiểu ở đây "công bình" với nghĩa bằng nhau và "chính nghĩa" là đúng lý như ai cũng hiểu, nhưng phải hiểu Công nghĩa là chung (một) như Núi Thái Sơn và Bình là nghĩa "bình thiên hạ" mà cũng là ẩn nghĩa Thái Cực, và Nghĩa cũng là chung (thủy) như Nước, là nghĩa uyển chuyển thích nghi như nghĩa Nhu, nên Nhu thêm bộ Nhân thành ra chữ Nho; nên "Công cha Nghĩa mẹ" đó là Càn Khôn Nhất Thể, là Vô Cực vô thủy vô chung.Từ cội nguồn vô thủy vô chung vô thanh vô xú đó còn gọi là Vô Thường, khi mặc Thể thành Thái Cực sinh Lưỡng Nghi rồi Tứ Tượng."Tượng là cái "Thể" chưa thành Hình nên còn ở giai đoạn trừu tượng tức là còn ở thể một mà hai, là thái cực với lưỡng nghi (âm dương), để rồi từ lưỡng nghi biến hóa ra tứ tượng, để chỉ bốn mùa, bốn phương, biểu thị cho bốn khía cạnh cần thiết cho bất cứ vật nào để hiện ra trước là tượng, rồi sau là hình. Hễ đã thành hình thì trước tiên phải có góc, có biên dù chỉ là thấp thoáng. Vậy phải hiểu khi chưa có hình (mới là vòng trong) thì là Đạo thể, hay gọi vắn tắt là Thể, khi đã mặc hình (vòng ngoài) thì là khí vật thể hay Dụng." (Kim-Định)Vì vậy mà Đạo được quan niệm bởi tổ tiên là âm dương, là Trời Đất để sinh sinh hoá hoá không ngừng (bất tức) theo luật biến dịch để "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" theo luật loại tụ, và luật giá sắc (gieo gặt) có thể nói là sự đúc kết của hai luật biến động và loại tụ. Đây là một luật rất phong phú có thể tóm tắt như sau, hễ:
nghĩa công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình to lớn như núi Thái Sơn, hay lai láng như nước từ trong nguồn không ngừng chảy ra Đại Dương, mà mọi người đều hiểu với công lao ơn nghĩa; nhưng chính là nghĩa Tính của Càn Khôn là Trời Đất, là Sông Núi, là Cha Mẹ, là Tổ Tiên, là Dân Tộc,... đó mới là Công Bình Chính Nghĩa. Xin đừng hiểu ở đây "công bình" với nghĩa bằng nhau và "chính nghĩa" là đúng lý như ai cũng hiểu, nhưng phải hiểu Công nghĩa là chung (một) như Núi Thái Sơn và Bình là nghĩa "bình thiên hạ" mà cũng là ẩn nghĩa Thái Cực, và Nghĩa cũng là chung (thủy) như Nước, là nghĩa uyển chuyển thích nghi như nghĩa Nhu, nên Nhu thêm bộ Nhân thành ra chữ Nho; nên "Công cha Nghĩa mẹ" đó là Càn Khôn Nhất Thể, là Vô Cực vô thủy vô chung.Từ cội nguồn vô thủy vô chung vô thanh vô xú đó còn gọi là Vô Thường, khi mặc Thể thành Thái Cực sinh Lưỡng Nghi rồi Tứ Tượng."Tượng là cái "Thể" chưa thành Hình nên còn ở giai đoạn trừu tượng tức là còn ở thể một mà hai, là thái cực với lưỡng nghi (âm dương), để rồi từ lưỡng nghi biến hóa ra tứ tượng, để chỉ bốn mùa, bốn phương, biểu thị cho bốn khía cạnh cần thiết cho bất cứ vật nào để hiện ra trước là tượng, rồi sau là hình. Hễ đã thành hình thì trước tiên phải có góc, có biên dù chỉ là thấp thoáng. Vậy phải hiểu khi chưa có hình (mới là vòng trong) thì là Đạo thể, hay gọi vắn tắt là Thể, khi đã mặc hình (vòng ngoài) thì là khí vật thể hay Dụng." (Kim-Định)Vì vậy mà Đạo được quan niệm bởi tổ tiên là âm dương, là Trời Đất để sinh sinh hoá hoá không ngừng (bất tức) theo luật biến dịch để "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" theo luật loại tụ, và luật giá sắc (gieo gặt) có thể nói là sự đúc kết của hai luật biến động và loại tụ. Đây là một luật rất phong phú có thể tóm tắt như sau, hễ:
- Có gieo sẽ gặt
- Ai gieo nấy gặt
- Gieo gì gặt ấy
- Gieo một gặt trăm v.v..., như câu ngạn ngữ mà ai cũng biết: "gieo gió gặt bão" đã nói lên hết ý nghĩa của luật này. Đã có giá tất có sắc. Nếu đã gieo hạt tâm linh thì tất chính mình sẽ gặt tâm linh: những chất cao cả, sáng láng, an vui, thanh thoát... toàn là những chất giúp cho tiến hoá mạnh. Điều tối quan trọng cho sự tiến hoá là Hữu phu, nghĩa là tin vào khả năng tâm linh nơi mình vì có tin như vậy thì mới đủ nhẫn nại cường kiện để đạt sự sáng láng hanh thông bền vững tốt lành. Đây là điều kiện để thành công trong mọi việc lớn mà việc lớn nhất của một đời người là tiến hoá để thành Nhân.
Nên bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông còn gọi là thời tiết, theo tiết điệu của Càn Khôn: nguyên, hanh, lợi, trinh, (quẻ Càn) hay bốn giai đoạn sinh, trưởng, hủy, diệt của vạn vật đều theo luật tam tòng, là: biến dịch, loại tụ, giá sắc.
Phần đông các học giả nghiên cứu về nguồn gốc và ý nghĩa của cái Tết này chỉ giải thích với vòng ngoài: nghĩa là dân tộc (Bách) Việt từ xưa nay là xứ nông nghiệp, nên một khi mùa màng đã gặt xong và lúa đã xay thành gạo đem cất vào kho lẫm, thì lo chuẩn bị ăn Tết để cám ơn Trời Đất và để đón mừng một chu kỳ mới của thiên nhiên, với nguyện vọng mưa thuận gió hòa; và chờ thời tiết "thanh minh" hơn, tức sang Xuân hẳn, nghĩa là từ tháng 3 mới khởi công làm việc trồng trọt trở lại, như ca dao có câu :
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
Cho nên từ đó mới có chữ Tết Nguyên Đán, hay đúng hơn phải nói là dựa vào 3 chữ này để cắt nghĩa theo. Vì theo từ điển Hán-Việt xưa nay, với Tết vẫn là nghĩa (thời)Tiết, và Nguyên là khởi (bắt) đầu, còn Đán là buổi sáng sớm (ngày mới). Như vậy, Nguyên Đán là buổi sáng đầu tiên trong năm và Tết là Lễ mừng Trời Đất bắt đầu một chu kỳ mới với 4 mùa, mà khởi đầu là Xuân.
Nhưng qua bài viết này tôi chỉ muốn mạo muội góp ý, với nghĩa của Tết Nguyên Đán không chỉ ở trong tự điển, vì ngôn tự (lời nói, chữ viết) không thể nào chứa được hết nghĩa của Trời Đất, đó là Thiên, là Mệnh, là Tính, vì vậy mà Kinh Lễ (sách Trung Dung) mới có câu: "Thiên Mệnh chi vị Tính, Suất Tính chi vị Đạo", nghĩa là "Mệnh Trời là Tính, Noi theo Tính là Đạo". Cho nên ở đây tôi muốn nói, Tết cũng là "Lễ Đạo", nhưng xin đừng có hiểu "đạo" theo nghĩa kiểu đi chùa hay đi nhà thờ, và "lễ" theo kiểu đốt nhan rồi lạy, hay đốt đèn rồi làm dấu thánh giá; vì đó mới chỉ là lễ lạy, lễ nghi, lễ tắc,… chứ không phải là Lễ của Đạo. Vì "Lễ" ở đây phải hiểu với nghĩa "tế tự" nghĩa là tự kính, tự trọng, tự chủ để làm cho lớn cái đức Nhân mà đem lòng thương yêu mọi người. Đó là cái đích tối cao của lễ: "Giáo dân tương ái, thượng hạ dụng tình, lễ chi chí dã" (Kinh Lễ 21.3), hay nói cách khác Lễ nghĩa là có ý cho dân biết hỗ tương yêu quý nhau, trên dưới dụng tình hơn lý.
Vì nếu nói theo nghĩa tự (chữ), thì Tết không chỉ là "tiết" với nghĩa thời tiết như mát hay lạnh, mà là với nghĩa lộ ra, phát ra. Còn "Nguyên" (chữ Nho) được viết với hai bộ thủ ghép lại là: bộ "nhị" ở trên và bộ "nhân" (viết kiểu biến dạng như đang đi) ở dưới; mà "nhị" là hai, được viết bằng 2 gạch song song (=), và đó là nghĩa "lưỡng cực" với âm dương, là "lưỡng nghi" với tượng hình, trời đất, vũ trụ, vạn vật, và nếu đem Trời Đất mà ghép với (chữ) "Nhân"(người), thì đúng là nghĩa "Nguyên"(con), tức phải hiểu là con người "bắt đầu" ló ra (thành Hình), khởi đầu phát ra "Nhân Tính"; vì chỉ khi nào mình cảm được và ý thức là Trời Đất giao hòa, kết hợp và thông dung nơi mình, thì mình mới là Người đúng như câu "nhân giả kỳ thiên địa chi đức". Còn chữ Đán được ghép bởi hai bộ thủ, với ở trên là bộ "nhật" có nghĩa là mặt trời, và ở dưới là bộ "nhất" nghĩa là Một, với nghĩa cực lớn, tức là "thái cực", cho nên mặt trời còn gọi là "thái dương". Nên Đán không chỉ là nghĩa "sáng sớm" mà phải hiểu với nghĩa "nhất thể", mà "thể" ở đây là "sáng", nghĩa là phải có "ánh sáng", con người mới "thấy" được Trời Đất và mới "biết" được mình là Nhân Tính, là Thiên Mệnh, là Thiên lý.
Cho nên theo tôi Tết Nguyên Đán là ý nghĩa con người được thành Hình với vạn vật, nên cũng có thể nói là lễ Sinh Nhật của Con Người, tức của mọi người, với nghĩa bắt đầu cho cuộc hành trình Thành Nhân theo tiết Trời và nhịp Đất, vì con người là Tượng hóa thành Hình để được thấy Ánh Sáng, để sống trong và sống với Ánh Sáng là Tâm Linh, là Tình Yêu, là Chúa, là Phật, là Đạo… thì mới cảm được Hạnh Phúc vô biên không thể tả(!), ngay bây giờ và ở đây. Nên con người chỉ có ý nghĩa để hiện hữu và chỉ là Người một khi biết sống Hoà với Trời Đất và sống ý thức mình là Một với vũ trụ vạn vật; đó là lý do mà người mình không mừng sinh nhật cá nhân như ở xứ Âu Mỹ. Bây giờ nếu có, thì cũng chỉ là bắt chước cái thuyết cá nhân chủ nghĩa (individualisme) của phương Tây, và vì vong bản nên không còn hiểu biết gì về nền tảng Đạo con người !
Vì con người là: "nhân giả kỳ thiên địa chi đức" và "thiên lý tại nhân tâm", mà tổ tiên của Việt tộc mới ăn mừng Tết tới cả tháng, và đặt ra Lễ để thích Nghi với Thiên lý mà ăn chơi với hết tâm hồn thì mới là sống với hết chiều kích vô biên của con người, thì mới vực được Đạo như tục ngữ có câu: "có thực mới vực được Đạo", cũng như ca dao có câu: "ăn được ngủ được là tiên", thì đó là triết lý sống Đạo thiết thực của Việt tộc mà không ở đâu có cho bằng.
"Vì thế phải là thứ động vô cầu và đó là chơi. Vì chơi mà muốn trung thực phải là không tìm cầu cái chi bên ngoài: không tranh thắng, không tiền tài, không danh vọng. Chơi được như vậy chỉ có hài nhi: hài nhi chơi luôn luôn, mà chơi là chơi, không đòi hỏi cái gì, không biết đòi gì. Vì thế mà ví Tạo Hóa với trẻ đang chơi gọi là “Hóa nhi đa hí lộng”. " (Kim-Định)
Vì vậy mà phải "Hoá nhi đa hí lộng" tức là sống như chơi giống như con nít nghĩa là với tâm hồn đơn sơ không âu lo tính toán, để chơi cho tài nghệ với cầm, kỳ, thi, họa, với ca, vũ, nhạc, kịch hay cả với tứ đổ tường: rượu chè, trai gái, hút sách, cờ bạc, nhưng phải biết chơi cho đúng nhịp (điệu) với Đất Trời, nghĩa là với "Chí Trung Hoà" (trung dung) thì mới cảm nhận được niềm vui với chiều kích vô biên, thì đó chính là Hạnh Phúc. Cho nên tổ tiên Việt tộc mới ẩn giấu ý nghĩa đó qua ca dao như:
Chơi cho bể hẹp bằng ao
Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim
Chơi cho bong bóng thì chìm
Hòn đá thì nổi, gỗ lim lập lờ
"Ý nghĩa cuộc sống là ở chỗ đó, ở chỗ cuối cùng sẽ tham dự đắc lực vào cuộc chơi của Tạo Hóa. Như vậy thì đời sống phải là một cuộc chơi: nếu Thượng Đế là một Hóa Nhi đa hí lộng Cha, thì loài người cũng phải là những hóa nhi đa hí lộng con. Nói cụ thể: nếu quan niệm vũ trụ như cuộc chơi của con Tạo là ổn thỏa nhất thì cũng phải xem đời người như một cuộc chơi mới là quan niệm hay hơn hết cho con người.
Chính quan niệm nọ đặt nền móng tâm lý cho cuộc sống an nhiên tự tại. Xem đời sống là một ván cờ, hoặc một vở tuồng, hay vở kịch mà mình cũng đóng một vai: tất cả những đau khổ, những sự bất như ý, trái tai gai mắt mình thấy hằng ngày đều là dấu chỉ sự kéo xuống của bên kia, mình cần cố gắng kéo lên, để đời sống ngày thêm tươi đẹp. Những sự cố gắng đó mặc nhiều hình thức gọi là nhân đức, là trí, nhân, dũng... cần được vun bồi cho ngày thêm lớn mạnh. Vì thế mà những bê bối, bất công, lộn xộn trong đường đời không ở đâu và bao giờ có thể xóa bỏ, nên ta phải tìm cho chúng lý do tồn tại đó là để rèn luyện trí óc con người luôn luôn có dịp xoay sở, tập minh biện, tập sáng tạo những phương pháp mới tìm ra đường lối mới để làm đẹp cho cuộc sống. Cuộc sống ví như chơi cờ ván ván khác nhau, lý trí phải luôn luôn tỉnh thức, dò trước xét sau. Có vậy trí mới tiến được. Trí có tiến thì nhân và dũng cũng mới tiến theo. Đó là lý do sâu xa tại sao phải nhận vũ trụ quan động, tại sao phải quan niệm cuộc đời như cuộc chơi." (Kim-Định)
Vì vậy mà cho đến nay mọi người Việt (nếu không mất gốc) dù giàu hay nghèo, đều nôn nao đón Tết và mừng Tết để ăn chơi, để mới sống thật sự chiều kích vô biên của con người. Chứ Tết Nguyên Đán không phải là nghĩa của một lễ đoàn tụ gia đình, trước là để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ qua chuyện cúng vái, sau là để mừng tuổi chúc thọ rồi ăn uống nhậu nhẹt với bánh mứt hoa quả hay mâm cỗ với 36 món, như đa số mọi người đều tưởng.
Vì không chỉ có Tết mới là dịp nhớ đến ông bà tổ tiên hay để ăn chơi ăn uống, nhưng bất cứ lễ tế nào người mình cũng nhớ đến ông bà cha mẹ và cũng có nhậu nhẹt, vì đó là truyền thống dân tộc. Vì ý nghĩa của Lễ là tế tự, là Giao hoà với Trời Đất thì mới có an vui hoan lạc, cho nên tổ tiên mới nói: "giao lạc hồ Thiên, giao thực hồ Địa". Vì vậy phong tục của mình dù bất cứ lễ nào cũng đều có phần hương khói và ẩm thực, vì với hương khói là việc tế tự để hướng lòng mình quy tâm về để "giao" hoà thông hiệp với Thiên để cảm niềm hoan lạc. Cho nên việc tế tự chính là để tỏ lòng tôn kính, tự trọng mình vì mình là: "nhân giả kỳ thiên địa chi đức" như câu: "Tế tư kính" (LN. XIX.1). Vì "Kính" là đức đầu tiên để tha nhân tỏ lòng tôn trọng Thiên Tính qua Nhân Phẩm nơi mình, và là đầu mối hòa lạc an vui, nên đó là nền móng gây an bình trong xã hội. Và sau khi "giao lạc hồ Thiên" bằng tâm đồng hiệp ý với chiều kích đại ngã vô biên rồi, thì cũng phải "giao thực hồ Địa" nghĩa là ẩm thực với tâm hồn qua cách thưởng thức bằng ăn uống nhậu nhẹt thì mới là "sống thực" với tiểu ngã của con người hiện hữu, và cũng là cách thông giao với Đất.
Vì vậy mà mọi người đều mong cho Tết tới nên ca dao mới có câu:
Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè
vì Tết là thời điểm quan trọng như đã nói trên, nên theo phong tục truyền thống Tết đã trở thành một lễ lớn kéo dài cả tháng:
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè
Mặc dầu là một dân tộc nghèo vì sống với nông nghiệp, nhưng trong quá khứ đã được an lạc hạnh phúc vì biết sống ăn chơi theo tiết nhịp của thiên nhiên. Đó là triết lý sống Đạo thành Nhân, quan trọng và thiết yếu hơn là giàu có và thành công. Chính vì thế mà phải sống vô tư, sống bay bổng như chim nghĩa là không dính bén hay vương vấn với cái Tâm Trống như Trời thì mới là Tiên, là Thánh, là Nhân, và đó mới là cứu cánh của con Người; chứ không phải như có nhiều trí thức giống như con "ếch ngồi đáy giếng thấy trời bằng vung" bảo là dân ta làm biếng ham chơi, không chịu làm việc, nên nghèo đói khổ cực từ xưa nay ?!
Nhưng thôi thì trăm người vạn ý như sao trên trời như cát dưới biển, không ai giống ai, không ai bắt ai phải hiểu hay nghĩ như tôi, nên tôi chỉ hy vọng bạn đừng là con ếch trí thức ngồi đáy giếng nhưng hãy là một ngôi sao để soi sáng cho văn hoá Việt dưới bầu trời dân tộc, qua ý nghĩa Tết Nguyên Đán mà cũng chính là Lễ Sinh Nhật của bạn với vạn vật.
Với ý nghĩa đó, tôi chân thành chúc bạn và gia đình một cái Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu thật an vui hoan lạc.
Viết xong ngày 4 tháng 1 năm 2009.
(tức mồng 9 tháng chạp năm Mậu Tý)
Nguyễn Sơn Hà
Nguồn: www.dunglac.org
Viết xong ngày 4 tháng 1 năm 2009.
(tức mồng 9 tháng chạp năm Mậu Tý)
Nguyễn Sơn Hà
Nguồn: www.dunglac.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét