Tổ tiên mình có câu Tục ngữ : “ Làm Người thì khó, làm Ch. . thì dễ “ . câu nói bình dân nghe ra rất thô lỗ, được gán cho là văn chương nôm na mách qué, nhưng cũng là một lời cảnh tỉnh con cháu thật mạnh bạo, làm cho toát mồ hôi lạnh ra để lo Làm Người, vì “ Vi Nhân nan hĩ “ : làm Người khó thay! “
Trước tiên tôi xin trích một đoạn văn trong Lạc Thư Minh triết để Vào Đề:
A.- Từ Lễ Ba Vua tới Minh Triết Lạc Việt
( Lạc Thư Minh triết: Phụ trương. Kim Định )
( Đây là bài nói chuyện của triết gia Kim định nhân dịp Lễ Ba Vua năm 1970.
Đến nay đã gần 30 năm, nhưng vấn đề vẫn còn mới, còn như mới hơn.
Tôi xin trích dẫn để các anh chị em Giáo dân tham khảo. )
( Đây là bài nói chuyện của triết gia Kim định nhân dịp Lễ Ba Vua năm 1970.
Đến nay đã gần 30 năm, nhưng vấn đề vẫn còn mới, còn như mới hơn.
Tôi xin trích dẫn để các anh chị em Giáo dân tham khảo. )
“ Trong khi Chúa sinh ra ở Betlem thì có 3 vua ở phương Đông lại dâng lễ vật là Vàng, Nhũ Hương và Mộc Dược.
Đấy là một lễ tỏ lòng suy tôn Chúa, không dè đến nay nhân loại cũng như Giáo hội gặp cơn khủng hoảng tinh thần, thì có người lại đổ thừa cho 3 Vua.
Chẳng hạn tác giả quyển Mysticism là Evelin Underhill cho rằng cơn khủng hoảng hiện nay trong Giáo hội là do đã chấp nhận những lễ vật của 3 Vua.
Trước hết là Vàng, khiến cho Giáo hội quá để tâm đến tiền bạc quyền thế, những chốn giàu sang mà bỏ nơi bần hàn, nên đánh mất giới thợ thuyền.
Thứ đến Nhũ Hương vốn liên hệ với Pháp môn dùng nhiều, khiến việc tôn sùng nghi lễ mắc vào hình thức rềnh rang bên ngoài mà xa tinh thần chân thực ở tại “ không thờ Chuá trên núi nọ, hay đền thờ kia “, nhưng trong tinh thần chân thực được thi hành có khi ngay “ trong phòng đóng cữa lại, không nói nhiểu lời kiểu quân vô đạo “ như thấy hiện nay.
Và do đó có sự khủng hoảng, nó hệ tại trước hết trong sự đứt quảng giữa Đạo và Đời, giữa đời Tu trì và Thế tục, giữa chủng viện và ngoài đời, khiến cho Đạo trở nên xa lạ với Thực tế, như người Pháp quen nói: Le christianisme est trop irréel “.
Vậy nay muốn thoát khỏi khủng hoảng thì cần trở về Nguồn để tìm ta ý nghĩa chân thực của Thánh Kinh khi vừa mới phát xuất nghĩa là còn trong bầu khí Đông phương chưa bị bẻ quặt do phạm trù Tây phương.
Chính trong tâm trạng đó mà một số người lại đưa sang Đông phương những cái nhìn tra hỏi, chờ mong hoặc thúc dục.
Chẳng hạn Monsieur Pouget, một linh mục có tiếng của Dòng Oratoire cho rằng Âu Châu chưa hiểu nổi Phúc Âm. Và cần phải chờ những nhà Bác học Đông phương giải minh mới trông nhận ra ý nghĩa chân thực của Thánh Kinh.
Hai chứng nhân vừa kể trên đây hoàn toàn trái ngược: Underwell đổ tại tặng vật của Đông phương, Pouget thì lại chờ mong ánh sáng tự Đông phương.
Chưa cần phải phân xử ai phải ai trái, nhưng ta có thể nhận định rằng, chính sự trái ngược đó nói lên tâm trạng xao xuyến trước cơn khủng hoảng, nên kẻ thì trách, người thì cứ chờ mong, nhưng tưu trung đều nói lên một cái gì như nhau, vì thế dầu nghĩ sao mặc, chúng ta vẫn có thể coi những câu trên như Dấu của thời đại, nó đã thôi thúc tôi lưu tâm đến việc tìm :“ Nguồn gốc Thánh Kinh cũng như Nguồn gốc Văn Hoá Việt Nam “. ( 1 ).
Và sau rất nhiều công phu tra hỏi tôi đã nhận thấy một sự khác biệt căn để này là Đông phương chú trọng Tâm linh, còn Tây phương chú trọng Lý trí, và đó là đầu dây mối nhợ dẫn đến việc tìm ra đáp số cho nhiều câu hỏi khác:
Chẳng hạn việc Vàng và Nhũ Hương mà Underhill đã nhăc đến trên kia. Chúng ta nhận thấy rằng, tác giả nói đúng nhưng chưa hết.
Đúng vì Vàng tức là lòng Tham Tiền Tài Thế Lực đã nhiều lần làm sa sút Giáo hội, cũng như sự quá bám vào Hình Thức Lễ Nghi, Hương khói, Kinh kệ đã là cớ làm cho Đời mất chiều Sâu.
Vậy nói Giáo hội bị khủng hoảng vì Vàng và Nhũ Hương thì đúng nhưng chưa đủ vì còn Mộc Dược chưa được nhắc tới.
Vậy nói Giáo hội bị khủng hoảng vì Vàng và Nhũ Hương thì đúng nhưng chưa đủ vì còn Mộc Dược chưa được nhắc tới.
Mộc Dược thường được dịch ra tiếng Pháp là Baume d’incorruption, một thứ dầu thơm có công hiệu giúp cho sự vật khỏi hư hại.
Và vì thế các nền văn hoá cổ truyền hay dùng để biểu thị Minh triết.
Chính Minh triết giữ cho xã hội khỏi hư hại, nên người ta gọi triết gia là người quạt xay vẩn của xã hội ( Le philosophe est le vanneur de la société, de la regilion ).
Nếu vậy khủng hoảng không do Ba Vua, nhưng do người dùng tặng vật chỉ chú trọng đến vàng và Nhũ Hương, còn nhảng bỏ Mộc Dược tức là sự thờ ơ với Ngôi Ba Thánh Thần như bên Chính thống ( Orthodoxe ) trách cứ Giáo hội chỉ biết tôn thờ có Đức Chúa Cha toàn năng ( bên Tin Lành thờ Ngôi Lời ), chỉ có “ Chính Thống “ mới biết tôn thờ Chúa Thánh Thần tức là chú trọng đến Huyền niệm một ngành đạo hạnh có họ với Minh triết và Tâm linh. Chính vì thế họ họ xưng mình là Chính Thống.
Đây không phải là lúc thuận lợi để chúng ta bình luận lời tố cáo của phe Chính Thống.
Nhưng ta nhận thấy có sự giống nhau giữa Ngôi Thánh Thần và đàng Minh Triết về đàng tác động, tức hoạt động bằng Thần hứng, ngẫu nhiên.
Thần Linh cũng như Minh Triết biểu lộ sự hiện diện của mình qua sự giải thoát tâm hồn khỏi những thúc phược vật chất và ban cho những phút lâng lâng bay bổng bằng những luồng song tuôn trào trong gân mạch.
Ví thế mọi sự sinh ra đều do Thánh Thần, nên chống với Thánh Thần thì tội không thể tha, vì là chống với sự sống, sự phục sinh, sự giải thoát.
Không được chống nhưng nhưng phải sẵn sàng đón nhận như đón phút Thần hứng để bất kể lúc nào, không báo tin, không theo lối luật lệ, quyền hành, hình thức như trong các nhiệm tích.
Chính vì thế mà Thần học ( Pneumatologie ) không được phát triển, đến nỗi chữ Thần học dùng để chỉ Thượng Đế học nói về Ba Ngôi, và tác động của Ba Ngôi được đồng hoá với Ân Thánh sủng, mà ân sủng được ban ra cách hệ thống theo luật lệ và nghi thức kiểm soát được của các phép nhiệm tích.
Như vậy là khác hẳn tác động Thánh Thần đến như ngọn Nam phong thích đâu thổi đó : “ Volat ubi vult “, không chịu sự ràng buộc nào cả y như kiểư Minh Triết. Có lẽ vì đó mà trong các giáo hội có lệ coi thường Triết lý, và vì thế không có Triết gia lớn.
St Thomas thì như Etienne Gilson nói là một nhà “: Thần học “.
Quả là đúng vì bộ Summa được mở đầu bằng câu hỏi : “ Có Thượng Đế hay chăng ? “, và trong sách dùng nhiều lý chứng dựa trên quyền uy kiểu Thượng Đế học. Như vậy là vẫn còn thiếu Thần học cũng như Minh Triết học.
Cho nên khi muốn tìm ta then chốt của cuộc khủng hoảng hiện tại phải đi về phía Triết và toa thuốc cho con bệnh thời đại phải tìm đến Mộc Dược tức là Triết lý Nhân sinh.
Triết lý Nhân sinh có nghĩa là thứ triết học đã vượt qua trường ốc Hàn lâm để đi sâu vào đời sống. Mà vì đời sống rất phiền toái nên không chấp nhận những nền triết học kềnh cơi sách vở, nhưng cần một cơ cấu đơn sơ rất uyển chuyển để có thể thích nghi với mọi trường hợp đời sống.
Vậy đối với nền văn hoá Viễn Đông thì có cái cơ cấu đó chăng, và nó ở đâu?
Thưa là có và nó là Thập tự nhai ( ┼ ) nằm trong Lạc Thư hay Lạc Việt tức là quyển Minh Triết của nước Việt Nam cổ đại lúc tiên Tổ chúng ta còn thiên di trên bờ sông Lạc, sông Hoài và sông Dương Tử với Động Đình Hồ.
Cơ cấu của Lạc Thư chính là cơ cấu của một nền Minh Triết, tức là kết tinh của nền Triết lý Nhân sinh, nên nó có đặc trưng của nó.
Triết học đi tìm Phi thường trong những cái Phi thường, cụ thể là những triết thuyết đồ sộ nguy nga kết cấu rất lỗng lậy, nhưng xa với thực tại, ngược lại Minh triết thì lại tìm cái Phi thường trong cái Thường thường, tìm cái Vô hạn trong cái Hữu hạn, và điều đó tương tự Nhập thể của Ngôi Lời.
Ngôi Lời là Đấng Phi thường xuống mặc lấy xác thịt phàm trần.
Ngôi Lời là Đấng Phi thường xuống mặc lấy xác thịt phàm trần.
Mầu nhiệm nhập thể là Nhất Thể đi vào Đa Tạp, với mục tiêu là chấm dứt giai đoạn đi tìm Phi thường nơi những cái Phi thường.
Tại sao lại chấm dứt?
Thưa nếu đi tìm Phi thường trong những cái Phi thường thì chẳng bao giờ tìm được, vì Phi thường chỉ là Phi thường khi không có Thường thường, vì thế khi tìm Phi thường trong những cái Phi thường thì chỉ là đến chỗ vô tưởng. Hay nói khác chỉ có bằng tưởng tượng chứ con Người toàn diện không đi được đến Phi thường ở nơi hoàn toàn Phi thường.
Chính vì thế khi đi tìm Đạo trong những cái Phi thường là biến Đời sống trở nên vô Đạo.
Và đi tìm Đạo ở những nơi xa xăm, vào những thời kỳ xa xưa chỉ là ảo tưởng giúp nuôi dưỡng sự lười biếng, không chịu sống cuộc đời trọn vẹn của con Người, sống giữa những cái thường: Ăn, Làm, Giao tiếp và Nói năng, Suy tưởng về những cái đó. . .nghĩa là những cái xẩy ra hàng ngày, không có không xong được, ngược lại không có Phi thường con Người vẫn sống được, đời sống vẫn chạy đều đều. Vì thế lý tưởng là phải lo cho chính những cái Thường thường trở nên Phi thường nghĩa là làm tất cả những gì cần thiết đến hết mức độ có thể của mọi cơ năng con Người.
Làm một việc rất Thường nhưng với mức độ tối đa của Trí lẫn Nhân với Dũng thì đấy là đường dẫn tới cáp Phi thường nằm ngay trong những cái Thuờng thường.
Và tất cả mầu nhiệm Ngôi Lời là cốt giúp cho con Người đạt được như vậy, khỏi cần tìm đến núi nọ trước, “ Chuá là đấng tối Cao cả trong những cái tối Nhỏ : Maximus in Minimus “ hay là tới Phi thường trong những cái Thường thường.
Nhưng hỏi con Người có hiểu được Sứ điệp của Ngôi Lời chăng?
Kinh Thánh bảo không vì “ Người đã đến trong thế gian nhưng thế gian đã không nhận ra Người: Venit in mundum et mundus non cognovit eum “ , nên “ những kẻ thuộc về Người không đón nhận Người.
Không nhận ra Người là Chúa, vì không dùng Mộc Dược, vì chỉ có Minh triết mới biết nhìn ra Phi thường trong những cái Thường thường, ngoại giả không thấy nên đi tìm Phi thường trong những cái Phi thường: Đi tìm Đấng Cứu Thế như một ông vua đầy quyền uy thế lực giàu sang hoặc giữa những trang trọng của Lễ bái uy nghiêm, chứ làm sao nhìn được Đầng Cứu Thế trong hang đá máng cỏ thông thường.
Không thấy vì thiếu Mộc Dược tức thiếu Minh Triết. Mà thiếu Minh Triết là thiếu sự biết tối đa, không biết tối đa làm sao sống được tối đa, không sống tối đa làm sao tác động tối đa, mà có tác động tối đa thì mới có khả năng đưa những cái Phi thường vào những cái Thường, biến Thường thường trở nên Phi thường, ngoại giả thì có thể ăn sẵn là tìm Phi thường trong cái Phi thường, mà vì Phi thường không có, nên phải bày ra những cái Phi thường giả tạo nghĩa là bên ngoài đời sống. Vì Phi thường trung thực nằm ngay trong đời sống Thường nhật, nên hễ đã ở bên ngoài đời sống thì không phải là Phi thường trung thực, thế mà lại trút hết chú ý vào đó đến độ không còn gì lưu lại cho đời sống Thường thường, hoá cho nên Đời trở nên vô Đạo, khi không thể hiện được tinh hoa mầu nhiệm nhập thể ở tại Ngôi Lời mặc lấy xác phàm trần.
Và chính đó lá ý nghĩa tối hậu của Thánh Kinh.
Vì Cựu Ước là sửa soạn cho mầu nhiệm nhập Thể, còn Tân Ước là để hiện thực cuộc nhập Thể vào mỗi người, vào đời sống, vào xã hội.
Vậy Đạo trở nên phi thực ( irréel ) xa rời, xa Đời, xa thợ thuyền, xa trí thức, thì chính vì không biết nhìn Ngôi Lời nên cũng không nhận lấy con Người, nói bóng chỉ nhận có hai lễ dâng, còn món thứ ba là khả năng dẫn tới Ngôi Lời thì nhảng bỏ, cho nên Phi thường không thể nhập vào những cái Thường thường, mà ví thế mà có khủng hoảng.
Chính sự khủng hoảng này đã dẫn đến Công Đồng Vatican II.
Công Đồng mở lối thoát cho cơn khủng hoảng như thế nào đó không thuộc phạm vi của đề tài này.
Ở đây chỉ có ý nói đến nền Minh triết Lạc Thư có thể đóng góp như thế nào vào những cái Thường thường.
Ở đây chỉ có ý nói đến nền Minh triết Lạc Thư có thể đóng góp như thế nào vào những cái Thường thường.
Vậy ta hảy xem sự hiện thực đó ra sao. Trong Lạc Thư Phi thường được biểu thị bằng số 5. Sở dĩ gọi số 5 là Phi thường vì nó kép bởi số 2 và số 3: Số 2 chỉ Đất hay những cái Thường thường được nhập vào số 3 chỉ Trời hay những cái Phi Thường. Chính vì thề số 5 được coi là cái nhân của nền Minh Triết Việt Nho.
Bây giờ bàn đến hững số ở chu vi ta cũng thấy diễn lại ý chính rõ rệt: Các số đất 2, 4, 6, 8 nằm xen kẽ với các số Trời chì Phi thường là 1, 3, 7, 9, xếp đặt như sau:
4 — 9 — 2
│
3 — 5 — 7
│
8 — 1 — 6
4 — 9 — 2
│
3 — 5 — 7
│
8 — 1 — 6
Nhìn Lạc Thư chúng ta dễ nhận ra số 5 đặt giữa chiếu thẳng ra xung quanh chỉ thị vòng Hiện tương hay là các việc Thường thường được biểu thị bằng số Đất nằm xen lẫn với những cái Phi thường được biểu thị bằng số Trời.
Cũng tinh thần Lạc Thư đó đã được diễn tả trong câu truyện của Hùng Vương trao quyền cho Lang Liêu, vì Lang Liêu biết dùng ngaynhững vật thường là Gạo nếp để làm nên món ăn ngon phi thường là cặp Bánh Dầy bánh Chưng ( Trưng ). Bánh Chưng vuông chỉ Đất là những cái Thường thường, nhưng lại được lồng lên bằng cái Phi thường là Bánh Dầy tròn chỉ Trời.
Minh Triết Lạc Thư còn được tượng trưng bằng nhiều ẩn dụ khác nhưng mới là biểu tượng. Điều quan trọng hơn là cần xem nó đã liệu sao để hiện thực vào Nhân tâm mỗi người, cũng như về Chính Trị hiện thực cơ cấu Lạc Thư vào đời sống xã hội, lúc ấy ta có Hồng Phạm. Hồng là lớn lao, Phạm là mẫu mực, cái lý tưởng lớn lao đó là Thập tự nhai được đưa vào đời sống của cả xã hội như ăn làm, binh bị, học thức. . .thế là số 9 Lạc Thư trở thành 9 ô , và mỗi ô một mục quan trọng trong đời sống như:
1.- Ngũ hành 2.- Ngũ sự 3.-Bát chính
4.-Ngũ kỷ 5.- Hoàng cực 6.-Tam đức
7.- Kê nghi 8.-Thứ trưng 9.-Ngũ phúc
Điều quan trọng nhất là tất cả 8 ô này đều xoay quanh Thập tự nhai, lúc này đã đổi tên là Ngũ hoàng cực vẫn nằm ở Trung cung với ngầm ý rằng bất cứ việc gì con Người cũng phải làm một cách thành khẩn cùng cực như số 5 của Trời với Đất, hoặc nói đơn sơ là “ quân tử vô sở bất dụng kỳ cực “
4.-Ngũ kỷ 5.- Hoàng cực 6.-Tam đức
7.- Kê nghi 8.-Thứ trưng 9.-Ngũ phúc
Điều quan trọng nhất là tất cả 8 ô này đều xoay quanh Thập tự nhai, lúc này đã đổi tên là Ngũ hoàng cực vẫn nằm ở Trung cung với ngầm ý rằng bất cứ việc gì con Người cũng phải làm một cách thành khẩn cùng cực như số 5 của Trời với Đất, hoặc nói đơn sơ là “ quân tử vô sở bất dụng kỳ cực “
( T.D. ) : Người quân tử không làm chi mà không làm đến mức chí cực của mình có thể. Đó là đại để nền Minh Triết Lạc Việt ( ai muốn đi sâu xin đọc cuốn Lạc Thư Minh Triết ), nó đã sản ra một nền Triết lý Nhân sinh nhằm tạo ra cho mỗi người dân một đời sống vật chất đầy đủ, một bảo đảm an ninh, một xã hội công bình trật tự, một nền giao dục vững vàng, như tất cả các nhà nghiên cứu đã phải công nhận.
Vì thế trong khi khai quật nền Minh Triết Lạc Việt chúng ta có thể đáp ứng được hai nhu cầu trọng đại:
Một đàng trả lời phần nào cho sự chờ mong được Pouget phát biểu để đóng góp vào việc mở lối thoát cho sự bế tắc ở tại Lý tính, lìa xa đời sống của con Người hiện tại.
Hai là đối với nước nhà thì chúng ta cũng nên làm một cuộc về nguồn.
Cuộc trở này rất quan trọng, vì nền Minh Triết Lạc Thư đã cố kết với vận nước từ ngày khai quốc mãi cho tới tận đầu thế kỷ 20. Rồi nay vì ảnh hưởng thực dân cũng như các tư trào ngoại quốc, nên chúng ta mới từ bỏ. Sự từ bỏ này đã dẫn nước nhà tới chỗ lạc lỏng, thiếu Chủ đạo, vì tự đấy làm dân trong nước chia ra nhiều phe nhóm đối chọi, nhiều tôn giáo khác biệt, có khi đến đố kỵ gây nên cảnh Thập nhị sứ quân tinh thần rất nguy hiểm là không còn một Đạo lý chung. Nền Giáo dục cũng như Văn hoá chỉ còn là cái chợ om sòm những câu nói bâng quơ rất xa vời, và như thế chúng ta cũng rơi vào con khủng hoảng là xa lìa Thực tại. Ở các nước lớn mạnh thì tình trạng đó cũng đã chẳng ra gì, phương chi nước nhà đã yếu về mọi phương diện Kinh tế, Chính trị, còn chút Tinh thần lại tan nát nốt thì là đẩy Tổ quốc tới chỗ lâm nguy.
(...) Nay nếu chúng ta thiết lập nổi một nển Đạo lý chung thì tất cả con dân trong nước sẽ được một mẫu số chung, một mặt trận văn hoá để cùng đứng chung với nhau trong việc cứu quốc và kiến quốc.
Đó là động cơ lớn đáng cho chúng ta hiến toàn thân tâm vào việc làm sống lại nền Minh Triết của Lạc Việt.”
Chú thích về Mộc Dược.
Không hiểu Mộc Dược được Ba Vua lấy ở cây thứ nào. Bên Viễn Đông có hai tứ cây chơi vai trò tương đương :
Cây Loan nói đến trong “ Sơn Hải Kinh ‘ chương 15, thân vàng cành đỏ, là xanh ( hầu chắc chỉ Tam tài ), vua thường dúng làm thuốc.
Cây Phù tang, nói trong “ Hoài Nam tử “ chương 4, là một loại cây dâu nhiệm màu, có khả năng nâng đỡ mặt Trời lúc mới mọc lên ở Phương Đông, mặt Trời mới mọc chỉ sự loé sáng của Tâm hồn, là tác động cần thiết để con Người trở nên Thánh nhân. Vì thế các Vĩ nhân hay sinh dướigốc Phù tang. Huyền thoại kể rằng: Sau khi măt Trời mới sinh đã được tắm rửa trong ao ( Hàm Trì ) thì lên đậu trên cây dâu. Vì thế gỗ Phù tang có khả năng xua đuổi xú khí và người ta dùng làm tên để bắn 6 cái tên bằng cỏ bồng, mỗi nkhi có trẻ trai sinh ra, là cốt để dọn đường xông pha ngang dọc cho đứ bé sau này có đất vùng vẫy cái chí “ Tang bồng hồ thỉ “: “ Cố nam tử sinh tang bồng thỉ lục: dĩ xạ Thiên, Địa tứ phương : 故 南 子 生 桑 蓬 矢 六 以 射 天 地 四方 “ ( Lễ Ký XI. III. 10 ). Chính vì tính chất xua đuổi xú khí nên Phù tang cũng gọi là “ Không tang “ do lẽ các ông lớn tranh nhau sinh ra dưới gốc nó như ông Y Doãn. Cả đến Hoàng Đế xuất thân từ phía Tây cũng đòi sinh ra dưới ốc Không tang! Còn Khổng Tử thì nhất định phải sinh ra dười gốc dâu, “ sinh Khổng Tử vu Không tang chi địa “ ( Sơn Hài Kinh ) Vua Thành Thang còn đi xa hơn, không them sinh dưới gốc dâu, nhưng lên núi có rừng cây dâu mà ra đời ( Tang sơn chi lâm. Lã Bất vi 15 ). Vậy là chắc ăn : rừng dâu lớn hơn ba cây dâu đứng đơn độc!.
Chúng ta có thễ ngờ rằng sự tin tưởng vào sức huyền diệu của một hai loại cây là niềm tin chung cho các nền văn minh nông nghiệp ( Hay là thảo mộc ) chắc ba Vua cũng tham dự niềm tin này, nên trong va ly lễ vật có cẩn thận gói theo 3 ký Mộc Dược. Chữ Nho có hai lối viết: 沐 藥 và 木 藥 là cây chữa bệnh. Chắc là mẹ mặt Trời tên là Hy Hoà trong khi tắm cho con mặt Trời đã kỳ báng là dâu, xong đặt lên ngọn cây dâu để “ phơi “. Vậy là ăn chắc.
Cái tội lớn lao nhất trong nền văn hoá cổ đại Đông phương là dám nhổ đi hoặc đốn ngả cây dâu. Hoàng Đế đã đánh phạt Si Vưu lấy lý do là Si Vưu đã dám đốn cây Không tang: Đó là tội âm vang lớn như bỏ Mộc Dược vậy! “
( Lạc Thư Minh triết : Kim Định )
( 1 ) :Khi triết gia Kim Định viết bài này ( 1970 ) thì cuốn sách “Địa đàng ở phương Đông “ của Stephen Oppenheimer chưa ra đời, ( Cuốn sách này xuất bản vào năm 1999- 2000 ), sau đây là một vài cứ liệu của ông Oppenheimer kiện chứng cho lập luận của triêt gia:
“ Tôi sẽ xác định 4 kiểu truyện kể ở Âu - Á có cội nguồn từ các huyền thoại đại hồng thuỷ ở ông Nam Á. Có 3 lục địa khác không được nghiên cứu sâu ở đây, trong ssố đó có châu Phi. Châu lục này thiếu vắng trong truyền thuyết dân gian về đại hồng thuỷ bởi thềm lục địa của nó không chịu nhiều tác động bởi hồng thuỷ. Hai lục địa khác là Bắc Mỹ và Nam Mỹ có rất nhiều huyền thoại đại hồng thuỷ, trong số đó có vài huyền thoại liên quan đến kiểu truyện kể Âu- Á. Tuy nhiên, do chúng nằm ở ngoại vi của khung lập luận chính Đông – Tây nên tôi chỉ nêu tóm tắt về huyên thoại này.
Thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu các huyền thoại khác trong kho tang văn hoá Phương Tây được chứa đựng một cách ngẫu nhiên trong 10 chương đầu tiên vủa quyển Kinh Sáng Thế trong Kinh Thánh.
Để tiện cho nghiên cứu, các huyền thoại này sẽ được phân chia như sau” từ chương 11 đến chương 16, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên mẫu huyền thoại về sự sáng tạo ra Trời và Đất, Đàn Ông và Đàn Bà, vườn Địa Đàng, và cuối cùng là Cain và Abel. Điều được hé lộ ở đây là chúng ta không chỉ tìm thấy những mối liên hệ gần gũi giữa phương Tây và phương Đông, mà còn biết rằng mỗi nguyên mẫu Phương Tây đều có nguồn gốc phương Đông và cách giải thích logic hoặc ở Malaku hoặc ở Đông Dương. Nhiều người cho rằng đặc điểm thú vị, phức tạp và không ngờ nhất của thần thoại phương Tây đã khởi phát từ tầng sâu kín nhất của Tiềm thức.
Còn phân tích của tôi lại tìm về khởi nguyên ở những đề tài đơn giản và căn bản bắt nguồn từ Đông Nam Á; sau đó chúng được kết hợp và nhào trộn để tạo nên nhũng huyền thoại rực rỡ được ghi lại trên những ấn triện và bài vị ở Lưỡng Hà vào buổi bình minh của lịch sử.
Dấu vết này có niên đại cách đây 4500 năm và nó có thể đưa chúngta trở về 3.000 trước đó nữa, khi biển lấn vào các bờ biển Đông Nam Á và Lưỡng Hà.”
( Địa đàng ở phương Đông: Phần II: Lời thì thầm từ Trung Hoa. Tr. 355 – 356.
Stephen Oppenheimer )
Stephen Oppenheimer )
‘ Quan điểm xuyên suốt của tôi chính là hồng thuỷ biển là nguyên nhân sâu xa gây nên các làn sóng di cư thời kỳ hậu Băng hà. Vì thế đầu tiên tôi muốn mô tả một vài trong hàng trăm huyền thoại về đại hồng thuỷ được tìm thấy trên tất cả các châu lục của thế giới ( chương 8, 9 và 10 ).
Sự phân bố của các Huyền thoại này cho thấy chúng đã được chép thành Sử.”
Sự phân bố của các Huyền thoại này cho thấy chúng đã được chép thành Sử.”
(Đia đàng ở phương Đông trang 355. Stephen Oppeinheimer )
Nguyễn Quang
Nguồn: bacaytruc.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét