HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Thư Mục vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa
về Môi trường Giáo dục Gia Đình Công Giáo
Kính gửi Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam
LỜI MỞ
1- Chúng tôi, Hồng y, Tổng Giám mục và Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an trong Chúa Kitô.
2- Ý thức sứ mạng giáo huấn được trao phó cho những chủ chăn, dịp Đại hội của Hội đồng Giám mục lần thứ X năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đã gửi đến anh chị em Thư Chung với chủ đề “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”. Chúng tôi vui mừng thấy Thư Chung này đã được đón nhận và áp dụng với những sáng kiến phong phú tại các Giáo phận. Xin cám ơn anh chị em đã nhiệt tình hưởng ứng lời mời gọi của chúng tôi để cộng tác phần mình vào nền giáo dục đức tin và văn hóa, nhằm xây dựng Giáo Hội và xã hội Việt Nam, hôm nay và tương lai.
3- Tiếp nối tinh thần Thư Chung 2007 về giáo dục Kitô giáo, năm nay chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi suy tư và hành động để góp phần chấn chỉnh môi trường giáo dục tại gia đình (x. Thư Chung 2007, số 38). Giáo dục tại gia đình là vấn đề quan trọng và cần thiết, tạo tiền đề cho việc phát triển nền giáo dục nói chung, vì gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội. Nếu nền tảng gia đình được củng cố chắc chắn, Giáo Hội và xã hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển. Qua Thư Mục vụ này, chúng tôi muốn bày tỏ mối ưu tư đối với hiện trạng gia đình Việt Nam và nêu lên những đề nghị cụ thể để góp phần canh tân mục vụ trong lãnh vực này, một lãnh vực căn bản của đời sống con người và đời sống Giáo Hội.
I- NỀN TẢNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
4- Gia đình trong ý định của Thiên Chúa là nơi giáo dục tình yêu.
Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4,8). Chính vì yêu thương mà từ hư vô Ngài đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài để thông ban cho họ vinh quang vĩnh cửu. Ngài dựng nên con người có nam có nữ, tuy khác biệt về phái tính nhưng hoàn toàn bình đẳng với nhau và bổ túc cho nhau. Ngài ban cho họ có khả năng yêu mến để hướng về những ước vọng chân chính tốt lành. Nơi đời sống hôn nhân, tình yêu liên kết người nam và người nữ cách mật thiết đến nỗi họ không còn phải là hai, mà chỉ là một xương một thịt. Tình yêu hôn nhân còn phản ánh chính tình yêu của Thiên Chúa và được Chúa chúc lành.
5- Gia đình là mái trường đầu tiên của Con Thiên Chúa nhập thể.
Khi sinh xuống trần gian, Đức Giêsu đã sống trong một gia đình. Người có một quê hương, có cha có mẹ và hàng xóm láng giềng. Những người đồng hương biết rõ Người là “con bác thợ mộc“ và “mẹ Người là bà Maria“ (Mt 13,55). Thánh Giuse và Đức Maria đã nuôi dưỡng và giáo dục Hài Nhi Giêsu ngay từ lúc chào đời. Chính trong khung cảnh gia đình, Đức Giêsu đã học những bài học căn bản về đời sống đức tin và văn hóa. Về phần Đức Giêsu, “Người tuân phục hai ông bà” (Lc 3,51). Có thể nói, lối giáo dục của Thánh Giuse và Đức Maria đã góp phần làm phong phú lời giảng dạy của vị Ngôn sứ thành Nadarét sau này. Người đã vận dụng những ca dao tục ngữ, những hình ảnh bình dân của nền văn hóa địa phương để rao giảng Nước Trời. Như thế, gia đình Nadarét cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục. Thánh Gia thất chính là mẫu gương cho các gia đình, nhất là những người làm cha mẹ, trong mọi nền văn hóa và môi trường xã hội.
Là Con hiếu thảo của một gia đình, Đức Giêsu cũng là Con yêu dấu của Chúa Cha. Chính Chúa Cha đã xác nhận điều đó: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Người luôn lo lắng chu toàn sứ mạng của Chúa Cha, từ thời niên thiếu, khi ở lại trong Đền Thờ giữa các bậc tiến sĩ, cho đến giờ phút khổ nạn thập giá. Đức Giêsu đã luôn thể hiện ý Chúa Cha trong lời nói cũng như việc làm. Vâng phục thánh ý Chúa Cha chính là lương thực của Người (x.Ga 4,34).
6- Gia đình diễn tả tình yêu giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội
Trong Cựu Ước, các Ngôn sứ thường mượn hình ảnh hôn nhân để diễn tả mối liên kết giữa Thiên Chúa và Dân Ngài. Sau này, Thánh Phaolô còn cụ thể hơn khi dùng hình ảnh khế ước tình yêu nam nữ để diễn tả mối gắn bó giữa Đức Giêsu và Giáo Hội (x. Ep 5,21 tt). Hôn nhân công giáo được nâng lên hàng bí tích, trở thành dấu chỉ và khí cụ của tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội. Đó là tình yêu quảng đại, hy sinh và hiến mạng sống vì người mình yêu. Vì thế, như Đức Kitô đã làm gương qua việc Người hiến mình vì Giáo Hội, tình nghĩa vợ chồng phải được xây dựng trên mẫu mực nền tảng đó. Đức Gioan Phaolô II nhắc lại điều này trong Tông huấn về gia đình: “Hôn nhân của những người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy trở nên biểu tượng thật của giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết trong máu Đức Kitô. Thánh Thần mà Chúa Cha đã đổ tràn xuống, ban cho họ một trái tim mới và làm cho cả người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta” (Tông huấn Gia Đình, số 13).
7- Gia đình là môi trường giáo dục tình hiệp thông.
«Gia đình, được thiết lập do tình yêu và được sinh động cũng do tình yêu, là cộng đồng các ngôi vị: đôi bạn nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng. Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành sống thực tại của sự hiệp thông...» (Tông huấn Gia Đình, số 18). Mối hiệp thông này được củng cố và phát triển nhờ tình tương thân tương ái và nhờ sự nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống nhân bản cũng như đời sống đức tin. Quả vậy, nếu mọi thành viên trong gia đình sống thuận hòa và đùm bọc lẫn nhau, gia đình sẽ trở nên ấm cúng. Tình hiệp thông giữa các thành viên trong một gia đình sẽ góp phần củng cố gia đình nhân loại và gia đình Thiên Chúa, tức là Giáo Hội.
8- Gia đình là mái trường giáo dục lòng hiếu thảo và thờ phượng Thiên Chúa
Luật Cựu Ước đã đề cập đến lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ngay sau khi nói đến bổn phận thờ phượng của con người đối với Thiên Chúa trong ba giới răn đầu. Điều đó cho thấy tình tương thân tương ái trong gia đình đi liền với việc tôn thờ Thiên Chúa. Nói cách khác, hiếu thảo với các bậc sinh thành dưỡng dục là bổn phận quan trọng chỉ đứng sau việc thờ phượng Thiên Chúa. Tiếp đó, các tác giả văn chương khôn ngoan đã ca tụng những người con hiếu thảo. Hiếu thảo không chỉ là việc đền đáp nghĩa sinh thành, nhưng còn vì “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu… ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng” (Hc 3, 3-6). Có thể nói, việc tôn thờ Chúa bảo đảm cho hạnh phúc gia đình và việc thảo kính cha mẹ là bổn phận thiết yếu đối với những ai yêu mến Chúa và muốn nên trọn lành. Gia đình chính là chiếc nôi ấp ủ, là mái trường đào tạo con người biết thực hành bổn phận cao quý này.
II- GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY
9- Nhận định chung
Xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang chuyển mình cách mạnh mẽ với những thay đổi tích cực nhưng cũng với những mất mát to lớn, trong đó đáng kể nhất là những giá trị cơ bản liên quan đến sự bền vững của hôn nhân–gia đình và tình liên đới giữa các thành viên. Xin anh chị em cùng với chúng tôi nhận định về tình trạng gia đình Việt Nam trong xã hội hôm nay để tìm ra hướng đi mục vụ đáp ứng những nhu cầu thiết thực và cấp bách này.
10- Những khủng hoảng gia đình.
Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về một truyền thống gia đình trên thuận dưới hòa, trong đó lòng hiếu thảo có vị trí quan trọng đối với đời sống gia đình và xã hội. Có thể nói đó là một yếu tố căn bản để con người có thể thành nhân và thành tài. Nhưng truyền thống tốt đẹp đó đang có nguy cơ bị xói mòn và mai một. Có những gia đình đang trở thành một thứ quán trọ thay vì là tổ ấm yêu thương. Cĩ nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa. Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả là những trẻ em thất học, trẻ em bỏ nhà đi bụi đời ngày càng nhiều. Những phương tiện thông tin đề cập thường xuyên đến nhiều vụ việc tội phạm mà cả nạn nhân và hung thủ đều là vị thành niên. Phần lớn những em này đều xuất thân từ những gia đình bất hòa, ly tán và đổ vỡ. Cùng với những mâu thuẫn và khủng hoảng gia đình, những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lý, hành động phá thai đã để lại những vết thương tâm lý thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan.
11- Gia đình trước ảnh hưởng của toàn cầu hóa và di dân.
Cuộc sống của người Việt Nam trước đây gắn liền với nông thôn. Mọi sinh hoạt xã hội, kinh tế, văn hoá và tôn giáo đều diễn ra trong phạm vi“lũy tre làng’’. Trong các Giáo xứ, việc dạy giáo lý, hoạt động từ thiện bác ái, sinh hoạt phụng tự có thể tổ chức sắp xếp rất thuận lợi. Người giáo dân có nhiều cơ hội gặp gỡ và chia sẻ trong nhiều lãnh vực khác nhau. Các thành viên trong một gia đình luôn ở bên cạnh nhau trong mọi sinh hoạt. Sự gần gũi thường xuyên như thế giúp mọi người có thể nhắc nhở, động viên nhau sống đạo cách dễ dàng và hiệu quả. Như vậy, môi trường Giáo xứ miền quê là một môi trường thuận lợi cho các mối quan hệ liên bản vị và cho nền giáo dục Kitô giáo.
Môi trường đó nay đang dần dà thay đổi trước làn sóng đô thị hoá và công nghiệp hoá. Ngày càng có nhiều người rời nông thôn để tìm việc làm tại các đô thị, phần lớn trong số này là giới trẻ. Những người di dân là sinh viên, học sinh, công nhân, những người buôn bán nhỏ và còn nhiều thứ dịch vụ khác. Cũng vì cuộc sống, có nhiều người đi lao động hoặc nhiều phụ nữ đi làm dâu tại nước ngoài. Họ phải đối diện với rất nhiều khó khăn để hội nhập vào một nền văn hóa mới, có những phong tục tập quán hoàn toàn xa lạ với nền văn hóa của quê hương, đặc biệt xa lạ với đời sống gia đình công giáo Việt Nam. Họ rất vất vả trong cuộc vật lộn mưu sinh, không còn thời gian dành cho đời sống thiêng liêng. Trong hoàn cảnh đó, quan niệm về tình yêu hôn nhân, về đời sống gia đình cũng bị biến dạng. Đã xuất hiện những trào lưu thiếu lành mạnh và sai lầm như sống thử, sống ngoài hôn nhân và tự do ly dị. Đã và đang tồn tại những gia đình tan vỡ khi vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Quan tâm đến những người di dân là một hình thức mục vụ mới đối với Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
12- Hậu quả của một nền giáo dục còn nhiều khiếm khuyết.
Trước sự kiện hàng loạt những vụ việc tiêu cực có liên quan đến ngành giáo dục được công bố, đã có nhiều người lên tiếng kêu gọi chú trọng đến chất lượng thực thụ của sự nghiệp trồng người. Một nền giáo dục chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn“ sẽ tạo ra một thế hệ thiếu trung thực và bất tài. Chính vì thiếu khía cạnh “lễ“ mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan trong học đường. Những học sinh ở tuổi thơ ngây đã trở thành thủ phạm của biết bao tội ác, cá nhân cũng như tập thể. Nhà trường đáng lẽ là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai biết tôn trọng sự thật, đôi khi lại là môi trường cho các em học sự gian dối. Một số phụ huynh có những hành động phản giáo dục như mua điểm mua bằng cho con em, hoặc luồn lách để được lên lớp. Điều này đã tạo cơ hội cho trẻ em bắt chước sự dối trá. Đó là một trong những thảm kịch nghiêm trọng đe doạ tương lai của Giáo Hội, xã hội và dân tộc Việt Nam.
III- MỘT SỐ CHỈ DẪN MỤC VỤ
13- Như chúng tôi đã đề cập trong Thư Chung 2007, giáo dục Kitô giáo là trách nhiệm của mọi người và từng người. Đối tượng mà nền giáo dục Kitô giáo nhắm tới cũng là mọi thành phần xã hội, không loại trừ ai. Sau khi đã cùng nhìn lại toàn cảnh tình hình gia đình Việt Nam hôm nay, chúng tôi đề nghị một số thực hành giáo dục khởi đi từ lãnh vực gia đình, vì gia đình là trường học đầu tiên, nơi hình thành nhân cách và là nơi định hướng cho tương lai của một con người.
14- Gia đình và việc giáo dục đức tin.
«Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa là "nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời đưới đất" (Ep 3,15)» (Tông Huấn Gia Đình, số 14). Thiên chức làm cha mẹ nhắn nhủ những bậc phụ huynh có trách nhiệm thông truyền đức tin cho các thế hệ kế tiếp. Chính cha mẹ là những giáo lý viên đầu tiên cho con cái. Hãy giới thiệu cho con cái biết Thiên Chúa ngay khi con còn bé qua những lời nguyện bập bẹ đơn sơ và cử chỉ đơn giản (làm dấu Thánh Giá, vòng tay, cúi đầu...). Những lời cầu nguyện ngắn gọn, những nội dung giáo lý căn bản, những câu chuyện lấy từ Thánh Kinh, nếu được cha mẹ ân cần chỉ bảo, sẽ tạo nơi các em một nền tảng giáo lý vững chắc và một đời sống thiêng liêng sâu đậm sau này. Trách nhiệm của cha mẹ không dừng lại ở đó, mà còn thể hiện qua việc hướng dẫn, nhắc nhở con em mình đi học giáo lý, tham gia các hội đoàn đạo đức để trưởng thành hơn trong đời sống đức tin.
Hình ảnh một gia đình công giáo Việt Nam được ghi đậm nét do việc mọi thành viên cùng cầu nguyện chung với nhau. Giờ cầu nguyện chung giúp các thành viên trong gia đình gần gũi và có trách nhiệm với nhau hơn. Cầu nguyện chung là yếu tố quan trọng giúp hòa giải những mâu thuẫn gia đình và làm cho mọi người dễ tha thứ cho nhau.
Sinh hoạt đạo đức này đang bị mai một vì nhiều lý do, nhất là vì công việc, vì học hành, vì không cùng tôn giáo trong một gia đình, vì ham mê giải trí. Chúng tôi kêu gọi anh em Linh mục, các bậc phụ huynh và những cộng sự viên tông đồ hãy nhiệt thành cổ võ và khôi phục việc đọc kinh tại gia đình. Những câu kinh lời nguyện, những bài đọc Lời Chúa, nếu được thực hiện thường xuyên trong gia đình sẽ tạo nơi giới trẻ một thói quen cầu nguyện. Những thực hành đạo đức ấy sẽ theo các em suốt đời, kể cả khi các em rời xa gia đình để sống tại một môi trường khác. Lời cầu nguyện mỗi ngày vang lên từ gia đình, sẽ làm tăng thêm hạnh phúc và niềm vui, vì qua những sinh hoạt đạo đức này, chúng ta làm cho gia đình trở nên đền thờ của Thiên Chúa Tối Cao.
15- Gia đình và việc giáo dục đức ái.
Với những khủng hoảng gia đình trong xã hội hôm nay, chúng ta cần ý thức rằng từ ban đầu gia đình là cấu trúc của tình yêu và gia đình theo đúng thánh ý Chúa phải tồn tại và phát triển trong tình yêu. Do đó gia đình phải là môi trường giáo dục đặc biệt về tình yêu. Giáo dục đức tin phải đi đôi với giáo dục đức ái. Cần giáo dục tình yêu cho con cái biết yêu thương hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết yêu thương kính trọng bà con họ hàng, biết yêu thương và kính trọng mọi người. Cũng cần giáo dục con cái biết yêu thương, tôn trọng, nâng đỡ và hy sinh cho nhau. Con người không biết sống yêu thương trong gia đình thì không thể biết sống yêu thương đúng nghĩa trong các môi trường xã hội. Việc giáo dục tình yêu cần phải kiên nhẫn và nhất là cần đến gương yêu thương giữa cha mẹ, giữa vợ chồng. Gương mẫu của giáo dục tình yêu chính là Thánh Gia, cao hơn nữa chính là gương Chúa Giêsu yêu thương và phục vụ Hội Thánh, yêu thương và hy sinh đến chết vì mỗi người chúng ta. Thật lý tưởng khi mọi thành viên trong gia đình đều cảm nhận sâu xa là mình được mọi người trong gia đình yêu thương và tình yêu của mình được mọi người đón nhận, đáp trả.
16- Gia dình và việc dạy con cái sống theo lương tâm và sự thật.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khẳng định rằng: “Nếu tiến bộ kỹ thuật không đi đôi với tiến bộ trong việc giáo dục đạo đức con người, trong sự tăng trưởng con người nội tâm, thì đó chẳng phải là một sự tiến bộ, nhưng lại là một mối đe dọa đối với con người và thế giới“ (Thông điệp Spe Salvi, số 22). Theo đó, lương tâm ngay chính và đời sống nội tâm sâu xa là yếu tố căn bản cho sự bền vững và phát triển của xã hội. Những hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị đều phải xây dựng trên nền tảng lương tâm ngay chính mới mang lại hiệu quả tích cực. Gia đình là môi trường quan trọng và không thể thay thế cho việc huấn luyện này. Người cha người mẹ chính là những nhà huấn luyện lương tâm cho thế hệ tương lai.
Để cho việc huấn luyện lương tâm có hiệu quả, cần phải có sự cộng tác của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội, vì xã hội được coi như sự nối dài của gia đình trong sứ mạng giáo dục. Thật là mâu thuẫn nếu trong nhà cha mẹ dạy con thật thà mà ra khỏi gia đình cha mẹ lại gian lận dối trá đối với những người xung quanh. Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. Dân tộc và Giáo Hội Việt Nam trong tương lai sẽ ra sao nếu thế hệ hôm nay bàng quan nhắm mắt trước sự man trá lừa lọc? Đó là câu hỏi khiến cho các bậc phụ huynh, các giới hữu trách giáo dục phải đặt ra một cách nghiêm túc để kịp thời tìm biện pháp cứu vãn tình thế.
17- Gia đình và việc giáo dục các đức tính nhân bản.
Do đời sống công nghiệp và đô thị phát triển, con người thời nay có nguy cơ sống khép kín, thiếu tình yêu và thiếu quan tâm đến tha nhân. Gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới, vị tha, hài hòa và quảng đại.
Khi chú trọng giáo dục cho con cái những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ, các bậc phụ huynh đang huấn luyện con cái mình “thành người“. Giáo dục nhân bản còn nhằm huấn luyện con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái. Việc vận động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia vào mọi sinh hoạt văn hóa lành mạnh, cũng là đường lối sư phạm cụ thể và hiệu quả để giáo dục nhân bản cho thế hệ tương lai.
18- Gia đình và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống.
Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Ngài chia sẻ và thông ban sự sống cho con người, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài (x. St 1,27). Chính Thiên Chúa chúc lành và nâng niu sự sống con người ngay từ lúc vừa được hình thành trong lòng mẹ. Đến lượt mình, con người được cộng tác với Thiên Chúa để thông ban sự sống mình đã nhận. Mặc dù có khả năng thông truyền sự sống, con người không có quyền hủy hoại sự sống của mình. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Sự sống của con người là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi trong lòng người, trong lương tâm con người“ (Thông điệp Tin Mừng sự sống, số 40). Vì sự sống là ân ban của Thiên Chúa, là vốn quý giá nhất của đời người, nên ’Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai“ (Sách GLGHCG, số 2270). Con người dù đẹp hay xấu, dù thông minh hay tối dạ, đều là người đã được Thiên Chúa dựng nên và được Ngài yêu thương. Sự sống của người ấy nằm trong tay Thiên Chúa và Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá cho người ấy. Do đó, những can thiệp của khoa học nhằm lựa chọn giới tính, những hành vi giết người như phá thai, làm chết êm dịu... đều đi ngược với phẩm giá con người và chống lại Thiên Chúa, vì chúng biến con người thành một thứ hàng hóa hay một sản phẩm thay vì là một sinh linh cao quý mang hình ảnh của Đấng Tối Cao. Những lớp giáo lý hôn nhân cần phải giúp học viên hiểu rõ giáo huấn này. Các bậc làm cha mẹ cũng cần phải hiểu biết để dạy con cái mình tôn trọng sự sống.
19- Năm Thánh Phaolô và giáo dục gia đình.
Nói về giáo dục gia đình, chúng ta không thể không nhắc đến Thánh Phaolô, đặc biệt năm nay Giáo hội kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của Ngài. Giáo huấn của Thánh Phaolô về gia đình mở ra cho ta những chân trời mới khi mặc cho gia đình những chiều kích sâu xa: chiều kích Ba Ngôi và vĩnh cửu.
Theo Thánh Phaolô, mỗi một con người ra đời được kêu gọi vào sự sống “trong chân lý và tình yêu’’ (Ep 4,15). Sự kêu gọi đó không chỉ liên hệ đến cuộc sống trần gian nhưng còn hướng tới sự sống vĩnh cửu. Thiên Chúa Cha chính là nguồn gốc của mọi gia tộc trên trời dưới đất, là tình phụ tử mẫu mực tuyệt hảo (x.Ep 3,14-15). Mang mẫu mực tuyệt hảo đó trong mình, Kitô hữu, xuất phát từ gia đình, lên đường xây dựng một nền văn minh tình thương nhờ tình yêu “Thánh Thần đổ lai láng trong lòng chúng ta’’ (Rm 5, 5), giúp con người có thể kiên tâm phục vụ và “chịu đựng tất cả’’ (1 Cr 13, 7). Tuyệt vời hơn cả là nhờ Đức Kitô, nền giáo dục của con người được diễm phúc mang chiều kích cứu độ và đạt đến đỉnh điểm của nhân tính nơi mầu nhiệm Phục sinh (x.Ep 3, 14-15).
Với những lời khuyên chi tiết cho từng thành viên của gia đình trong thư gửi cộng đoàn tín hữu Êphê-sô (x. Ep 5-6), Thánh Phaolô cho chúng ta thấy một quan niệm và giáo huấn của Ngài về h?nh phc gia đình. Một gia đình có nề nếp, trên kính dưới nhường không những chỉ là một tổ ấm yêu thương, mà còn phản ánh tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo Hội. Các thành viên trong gia đình cần hy sinh cho nhau, trong tâm tình của Đức Giêsu Đấng đã hy sinh và hiến mình cho Giáo Hội. Đó là khởi điểm của hạnh phúc và là điều kiện để đạt tới sự trọn lành.
Tóm lại, theo Thánh Phaolô, qua gia đình và giáo dục theo tinh thần Tin Mừng, con người vừa xây dựng xã hội trần gian cách tích cực, vừa chu toàn được sứ mệnh xây dựng Giáo Hội và cuối cùng được siêu thăng cùng với Đức Kitô toàn thắng.
LỜI KẾT
20- Với những điều nói trên, chúng tôi mời gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy cộng tác trong việc vun trồng những thế hệ tương lai. Nếu gia đình là nhân tố quyết định sự tồn vong của Giáo Hội và xã hội, thì việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ tới là củng cố và thăng tiến gia đình, để bảo đảm cho hôn nhân và gia đình có được sức sống yêu thương tràn đầy và sự thăng tiến về nhân bản cũng như lòng đạo đức.
Chúng ta phó thác những dự tính mục vụ năm nay noi lời bầu cử của Thánh Cả Giuse và Đức Maria. Các Ngài là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín. Xin các Ngài chuyển cầu và luôn phù trợ cho các gia đình chúng ta.
Kính chúc anh chị em được tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa, luôn hạnh phúc và bình an.
Hà Nội ngày 05 tháng 12 năm 2008
TM/HĐGMVN
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch
Gm.Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng thư ký
Ghi chú:
về Môi trường Giáo dục Gia Đình Công Giáo
Kính gửi Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam
LỜI MỞ
1- Chúng tôi, Hồng y, Tổng Giám mục và Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an trong Chúa Kitô.
2- Ý thức sứ mạng giáo huấn được trao phó cho những chủ chăn, dịp Đại hội của Hội đồng Giám mục lần thứ X năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đã gửi đến anh chị em Thư Chung với chủ đề “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”. Chúng tôi vui mừng thấy Thư Chung này đã được đón nhận và áp dụng với những sáng kiến phong phú tại các Giáo phận. Xin cám ơn anh chị em đã nhiệt tình hưởng ứng lời mời gọi của chúng tôi để cộng tác phần mình vào nền giáo dục đức tin và văn hóa, nhằm xây dựng Giáo Hội và xã hội Việt Nam, hôm nay và tương lai.
3- Tiếp nối tinh thần Thư Chung 2007 về giáo dục Kitô giáo, năm nay chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi suy tư và hành động để góp phần chấn chỉnh môi trường giáo dục tại gia đình (x. Thư Chung 2007, số 38). Giáo dục tại gia đình là vấn đề quan trọng và cần thiết, tạo tiền đề cho việc phát triển nền giáo dục nói chung, vì gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội. Nếu nền tảng gia đình được củng cố chắc chắn, Giáo Hội và xã hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển. Qua Thư Mục vụ này, chúng tôi muốn bày tỏ mối ưu tư đối với hiện trạng gia đình Việt Nam và nêu lên những đề nghị cụ thể để góp phần canh tân mục vụ trong lãnh vực này, một lãnh vực căn bản của đời sống con người và đời sống Giáo Hội.
I- NỀN TẢNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
4- Gia đình trong ý định của Thiên Chúa là nơi giáo dục tình yêu.
Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4,8). Chính vì yêu thương mà từ hư vô Ngài đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài để thông ban cho họ vinh quang vĩnh cửu. Ngài dựng nên con người có nam có nữ, tuy khác biệt về phái tính nhưng hoàn toàn bình đẳng với nhau và bổ túc cho nhau. Ngài ban cho họ có khả năng yêu mến để hướng về những ước vọng chân chính tốt lành. Nơi đời sống hôn nhân, tình yêu liên kết người nam và người nữ cách mật thiết đến nỗi họ không còn phải là hai, mà chỉ là một xương một thịt. Tình yêu hôn nhân còn phản ánh chính tình yêu của Thiên Chúa và được Chúa chúc lành.
5- Gia đình là mái trường đầu tiên của Con Thiên Chúa nhập thể.
Khi sinh xuống trần gian, Đức Giêsu đã sống trong một gia đình. Người có một quê hương, có cha có mẹ và hàng xóm láng giềng. Những người đồng hương biết rõ Người là “con bác thợ mộc“ và “mẹ Người là bà Maria“ (Mt 13,55). Thánh Giuse và Đức Maria đã nuôi dưỡng và giáo dục Hài Nhi Giêsu ngay từ lúc chào đời. Chính trong khung cảnh gia đình, Đức Giêsu đã học những bài học căn bản về đời sống đức tin và văn hóa. Về phần Đức Giêsu, “Người tuân phục hai ông bà” (Lc 3,51). Có thể nói, lối giáo dục của Thánh Giuse và Đức Maria đã góp phần làm phong phú lời giảng dạy của vị Ngôn sứ thành Nadarét sau này. Người đã vận dụng những ca dao tục ngữ, những hình ảnh bình dân của nền văn hóa địa phương để rao giảng Nước Trời. Như thế, gia đình Nadarét cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục. Thánh Gia thất chính là mẫu gương cho các gia đình, nhất là những người làm cha mẹ, trong mọi nền văn hóa và môi trường xã hội.
Là Con hiếu thảo của một gia đình, Đức Giêsu cũng là Con yêu dấu của Chúa Cha. Chính Chúa Cha đã xác nhận điều đó: “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Người luôn lo lắng chu toàn sứ mạng của Chúa Cha, từ thời niên thiếu, khi ở lại trong Đền Thờ giữa các bậc tiến sĩ, cho đến giờ phút khổ nạn thập giá. Đức Giêsu đã luôn thể hiện ý Chúa Cha trong lời nói cũng như việc làm. Vâng phục thánh ý Chúa Cha chính là lương thực của Người (x.Ga 4,34).
6- Gia đình diễn tả tình yêu giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội
Trong Cựu Ước, các Ngôn sứ thường mượn hình ảnh hôn nhân để diễn tả mối liên kết giữa Thiên Chúa và Dân Ngài. Sau này, Thánh Phaolô còn cụ thể hơn khi dùng hình ảnh khế ước tình yêu nam nữ để diễn tả mối gắn bó giữa Đức Giêsu và Giáo Hội (x. Ep 5,21 tt). Hôn nhân công giáo được nâng lên hàng bí tích, trở thành dấu chỉ và khí cụ của tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội. Đó là tình yêu quảng đại, hy sinh và hiến mạng sống vì người mình yêu. Vì thế, như Đức Kitô đã làm gương qua việc Người hiến mình vì Giáo Hội, tình nghĩa vợ chồng phải được xây dựng trên mẫu mực nền tảng đó. Đức Gioan Phaolô II nhắc lại điều này trong Tông huấn về gia đình: “Hôn nhân của những người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy trở nên biểu tượng thật của giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết trong máu Đức Kitô. Thánh Thần mà Chúa Cha đã đổ tràn xuống, ban cho họ một trái tim mới và làm cho cả người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta” (Tông huấn Gia Đình, số 13).
7- Gia đình là môi trường giáo dục tình hiệp thông.
«Gia đình, được thiết lập do tình yêu và được sinh động cũng do tình yêu, là cộng đồng các ngôi vị: đôi bạn nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng. Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành sống thực tại của sự hiệp thông...» (Tông huấn Gia Đình, số 18). Mối hiệp thông này được củng cố và phát triển nhờ tình tương thân tương ái và nhờ sự nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống nhân bản cũng như đời sống đức tin. Quả vậy, nếu mọi thành viên trong gia đình sống thuận hòa và đùm bọc lẫn nhau, gia đình sẽ trở nên ấm cúng. Tình hiệp thông giữa các thành viên trong một gia đình sẽ góp phần củng cố gia đình nhân loại và gia đình Thiên Chúa, tức là Giáo Hội.
8- Gia đình là mái trường giáo dục lòng hiếu thảo và thờ phượng Thiên Chúa
Luật Cựu Ước đã đề cập đến lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ngay sau khi nói đến bổn phận thờ phượng của con người đối với Thiên Chúa trong ba giới răn đầu. Điều đó cho thấy tình tương thân tương ái trong gia đình đi liền với việc tôn thờ Thiên Chúa. Nói cách khác, hiếu thảo với các bậc sinh thành dưỡng dục là bổn phận quan trọng chỉ đứng sau việc thờ phượng Thiên Chúa. Tiếp đó, các tác giả văn chương khôn ngoan đã ca tụng những người con hiếu thảo. Hiếu thảo không chỉ là việc đền đáp nghĩa sinh thành, nhưng còn vì “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu… ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng” (Hc 3, 3-6). Có thể nói, việc tôn thờ Chúa bảo đảm cho hạnh phúc gia đình và việc thảo kính cha mẹ là bổn phận thiết yếu đối với những ai yêu mến Chúa và muốn nên trọn lành. Gia đình chính là chiếc nôi ấp ủ, là mái trường đào tạo con người biết thực hành bổn phận cao quý này.
II- GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY
9- Nhận định chung
Xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang chuyển mình cách mạnh mẽ với những thay đổi tích cực nhưng cũng với những mất mát to lớn, trong đó đáng kể nhất là những giá trị cơ bản liên quan đến sự bền vững của hôn nhân–gia đình và tình liên đới giữa các thành viên. Xin anh chị em cùng với chúng tôi nhận định về tình trạng gia đình Việt Nam trong xã hội hôm nay để tìm ra hướng đi mục vụ đáp ứng những nhu cầu thiết thực và cấp bách này.
10- Những khủng hoảng gia đình.
Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về một truyền thống gia đình trên thuận dưới hòa, trong đó lòng hiếu thảo có vị trí quan trọng đối với đời sống gia đình và xã hội. Có thể nói đó là một yếu tố căn bản để con người có thể thành nhân và thành tài. Nhưng truyền thống tốt đẹp đó đang có nguy cơ bị xói mòn và mai một. Có những gia đình đang trở thành một thứ quán trọ thay vì là tổ ấm yêu thương. Cĩ nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa. Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả là những trẻ em thất học, trẻ em bỏ nhà đi bụi đời ngày càng nhiều. Những phương tiện thông tin đề cập thường xuyên đến nhiều vụ việc tội phạm mà cả nạn nhân và hung thủ đều là vị thành niên. Phần lớn những em này đều xuất thân từ những gia đình bất hòa, ly tán và đổ vỡ. Cùng với những mâu thuẫn và khủng hoảng gia đình, những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lý, hành động phá thai đã để lại những vết thương tâm lý thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan.
11- Gia đình trước ảnh hưởng của toàn cầu hóa và di dân.
Cuộc sống của người Việt Nam trước đây gắn liền với nông thôn. Mọi sinh hoạt xã hội, kinh tế, văn hoá và tôn giáo đều diễn ra trong phạm vi“lũy tre làng’’. Trong các Giáo xứ, việc dạy giáo lý, hoạt động từ thiện bác ái, sinh hoạt phụng tự có thể tổ chức sắp xếp rất thuận lợi. Người giáo dân có nhiều cơ hội gặp gỡ và chia sẻ trong nhiều lãnh vực khác nhau. Các thành viên trong một gia đình luôn ở bên cạnh nhau trong mọi sinh hoạt. Sự gần gũi thường xuyên như thế giúp mọi người có thể nhắc nhở, động viên nhau sống đạo cách dễ dàng và hiệu quả. Như vậy, môi trường Giáo xứ miền quê là một môi trường thuận lợi cho các mối quan hệ liên bản vị và cho nền giáo dục Kitô giáo.
Môi trường đó nay đang dần dà thay đổi trước làn sóng đô thị hoá và công nghiệp hoá. Ngày càng có nhiều người rời nông thôn để tìm việc làm tại các đô thị, phần lớn trong số này là giới trẻ. Những người di dân là sinh viên, học sinh, công nhân, những người buôn bán nhỏ và còn nhiều thứ dịch vụ khác. Cũng vì cuộc sống, có nhiều người đi lao động hoặc nhiều phụ nữ đi làm dâu tại nước ngoài. Họ phải đối diện với rất nhiều khó khăn để hội nhập vào một nền văn hóa mới, có những phong tục tập quán hoàn toàn xa lạ với nền văn hóa của quê hương, đặc biệt xa lạ với đời sống gia đình công giáo Việt Nam. Họ rất vất vả trong cuộc vật lộn mưu sinh, không còn thời gian dành cho đời sống thiêng liêng. Trong hoàn cảnh đó, quan niệm về tình yêu hôn nhân, về đời sống gia đình cũng bị biến dạng. Đã xuất hiện những trào lưu thiếu lành mạnh và sai lầm như sống thử, sống ngoài hôn nhân và tự do ly dị. Đã và đang tồn tại những gia đình tan vỡ khi vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Quan tâm đến những người di dân là một hình thức mục vụ mới đối với Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
12- Hậu quả của một nền giáo dục còn nhiều khiếm khuyết.
Trước sự kiện hàng loạt những vụ việc tiêu cực có liên quan đến ngành giáo dục được công bố, đã có nhiều người lên tiếng kêu gọi chú trọng đến chất lượng thực thụ của sự nghiệp trồng người. Một nền giáo dục chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn“ sẽ tạo ra một thế hệ thiếu trung thực và bất tài. Chính vì thiếu khía cạnh “lễ“ mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan trong học đường. Những học sinh ở tuổi thơ ngây đã trở thành thủ phạm của biết bao tội ác, cá nhân cũng như tập thể. Nhà trường đáng lẽ là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai biết tôn trọng sự thật, đôi khi lại là môi trường cho các em học sự gian dối. Một số phụ huynh có những hành động phản giáo dục như mua điểm mua bằng cho con em, hoặc luồn lách để được lên lớp. Điều này đã tạo cơ hội cho trẻ em bắt chước sự dối trá. Đó là một trong những thảm kịch nghiêm trọng đe doạ tương lai của Giáo Hội, xã hội và dân tộc Việt Nam.
III- MỘT SỐ CHỈ DẪN MỤC VỤ
13- Như chúng tôi đã đề cập trong Thư Chung 2007, giáo dục Kitô giáo là trách nhiệm của mọi người và từng người. Đối tượng mà nền giáo dục Kitô giáo nhắm tới cũng là mọi thành phần xã hội, không loại trừ ai. Sau khi đã cùng nhìn lại toàn cảnh tình hình gia đình Việt Nam hôm nay, chúng tôi đề nghị một số thực hành giáo dục khởi đi từ lãnh vực gia đình, vì gia đình là trường học đầu tiên, nơi hình thành nhân cách và là nơi định hướng cho tương lai của một con người.
14- Gia đình và việc giáo dục đức tin.
«Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa là "nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời đưới đất" (Ep 3,15)» (Tông Huấn Gia Đình, số 14). Thiên chức làm cha mẹ nhắn nhủ những bậc phụ huynh có trách nhiệm thông truyền đức tin cho các thế hệ kế tiếp. Chính cha mẹ là những giáo lý viên đầu tiên cho con cái. Hãy giới thiệu cho con cái biết Thiên Chúa ngay khi con còn bé qua những lời nguyện bập bẹ đơn sơ và cử chỉ đơn giản (làm dấu Thánh Giá, vòng tay, cúi đầu...). Những lời cầu nguyện ngắn gọn, những nội dung giáo lý căn bản, những câu chuyện lấy từ Thánh Kinh, nếu được cha mẹ ân cần chỉ bảo, sẽ tạo nơi các em một nền tảng giáo lý vững chắc và một đời sống thiêng liêng sâu đậm sau này. Trách nhiệm của cha mẹ không dừng lại ở đó, mà còn thể hiện qua việc hướng dẫn, nhắc nhở con em mình đi học giáo lý, tham gia các hội đoàn đạo đức để trưởng thành hơn trong đời sống đức tin.
Hình ảnh một gia đình công giáo Việt Nam được ghi đậm nét do việc mọi thành viên cùng cầu nguyện chung với nhau. Giờ cầu nguyện chung giúp các thành viên trong gia đình gần gũi và có trách nhiệm với nhau hơn. Cầu nguyện chung là yếu tố quan trọng giúp hòa giải những mâu thuẫn gia đình và làm cho mọi người dễ tha thứ cho nhau.
Sinh hoạt đạo đức này đang bị mai một vì nhiều lý do, nhất là vì công việc, vì học hành, vì không cùng tôn giáo trong một gia đình, vì ham mê giải trí. Chúng tôi kêu gọi anh em Linh mục, các bậc phụ huynh và những cộng sự viên tông đồ hãy nhiệt thành cổ võ và khôi phục việc đọc kinh tại gia đình. Những câu kinh lời nguyện, những bài đọc Lời Chúa, nếu được thực hiện thường xuyên trong gia đình sẽ tạo nơi giới trẻ một thói quen cầu nguyện. Những thực hành đạo đức ấy sẽ theo các em suốt đời, kể cả khi các em rời xa gia đình để sống tại một môi trường khác. Lời cầu nguyện mỗi ngày vang lên từ gia đình, sẽ làm tăng thêm hạnh phúc và niềm vui, vì qua những sinh hoạt đạo đức này, chúng ta làm cho gia đình trở nên đền thờ của Thiên Chúa Tối Cao.
15- Gia đình và việc giáo dục đức ái.
Với những khủng hoảng gia đình trong xã hội hôm nay, chúng ta cần ý thức rằng từ ban đầu gia đình là cấu trúc của tình yêu và gia đình theo đúng thánh ý Chúa phải tồn tại và phát triển trong tình yêu. Do đó gia đình phải là môi trường giáo dục đặc biệt về tình yêu. Giáo dục đức tin phải đi đôi với giáo dục đức ái. Cần giáo dục tình yêu cho con cái biết yêu thương hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết yêu thương kính trọng bà con họ hàng, biết yêu thương và kính trọng mọi người. Cũng cần giáo dục con cái biết yêu thương, tôn trọng, nâng đỡ và hy sinh cho nhau. Con người không biết sống yêu thương trong gia đình thì không thể biết sống yêu thương đúng nghĩa trong các môi trường xã hội. Việc giáo dục tình yêu cần phải kiên nhẫn và nhất là cần đến gương yêu thương giữa cha mẹ, giữa vợ chồng. Gương mẫu của giáo dục tình yêu chính là Thánh Gia, cao hơn nữa chính là gương Chúa Giêsu yêu thương và phục vụ Hội Thánh, yêu thương và hy sinh đến chết vì mỗi người chúng ta. Thật lý tưởng khi mọi thành viên trong gia đình đều cảm nhận sâu xa là mình được mọi người trong gia đình yêu thương và tình yêu của mình được mọi người đón nhận, đáp trả.
16- Gia dình và việc dạy con cái sống theo lương tâm và sự thật.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khẳng định rằng: “Nếu tiến bộ kỹ thuật không đi đôi với tiến bộ trong việc giáo dục đạo đức con người, trong sự tăng trưởng con người nội tâm, thì đó chẳng phải là một sự tiến bộ, nhưng lại là một mối đe dọa đối với con người và thế giới“ (Thông điệp Spe Salvi, số 22). Theo đó, lương tâm ngay chính và đời sống nội tâm sâu xa là yếu tố căn bản cho sự bền vững và phát triển của xã hội. Những hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị đều phải xây dựng trên nền tảng lương tâm ngay chính mới mang lại hiệu quả tích cực. Gia đình là môi trường quan trọng và không thể thay thế cho việc huấn luyện này. Người cha người mẹ chính là những nhà huấn luyện lương tâm cho thế hệ tương lai.
Để cho việc huấn luyện lương tâm có hiệu quả, cần phải có sự cộng tác của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội, vì xã hội được coi như sự nối dài của gia đình trong sứ mạng giáo dục. Thật là mâu thuẫn nếu trong nhà cha mẹ dạy con thật thà mà ra khỏi gia đình cha mẹ lại gian lận dối trá đối với những người xung quanh. Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. Dân tộc và Giáo Hội Việt Nam trong tương lai sẽ ra sao nếu thế hệ hôm nay bàng quan nhắm mắt trước sự man trá lừa lọc? Đó là câu hỏi khiến cho các bậc phụ huynh, các giới hữu trách giáo dục phải đặt ra một cách nghiêm túc để kịp thời tìm biện pháp cứu vãn tình thế.
17- Gia đình và việc giáo dục các đức tính nhân bản.
Do đời sống công nghiệp và đô thị phát triển, con người thời nay có nguy cơ sống khép kín, thiếu tình yêu và thiếu quan tâm đến tha nhân. Gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới, vị tha, hài hòa và quảng đại.
Khi chú trọng giáo dục cho con cái những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ, các bậc phụ huynh đang huấn luyện con cái mình “thành người“. Giáo dục nhân bản còn nhằm huấn luyện con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái. Việc vận động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia vào mọi sinh hoạt văn hóa lành mạnh, cũng là đường lối sư phạm cụ thể và hiệu quả để giáo dục nhân bản cho thế hệ tương lai.
18- Gia đình và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống.
Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Ngài chia sẻ và thông ban sự sống cho con người, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài (x. St 1,27). Chính Thiên Chúa chúc lành và nâng niu sự sống con người ngay từ lúc vừa được hình thành trong lòng mẹ. Đến lượt mình, con người được cộng tác với Thiên Chúa để thông ban sự sống mình đã nhận. Mặc dù có khả năng thông truyền sự sống, con người không có quyền hủy hoại sự sống của mình. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Sự sống của con người là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi trong lòng người, trong lương tâm con người“ (Thông điệp Tin Mừng sự sống, số 40). Vì sự sống là ân ban của Thiên Chúa, là vốn quý giá nhất của đời người, nên ’Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai“ (Sách GLGHCG, số 2270). Con người dù đẹp hay xấu, dù thông minh hay tối dạ, đều là người đã được Thiên Chúa dựng nên và được Ngài yêu thương. Sự sống của người ấy nằm trong tay Thiên Chúa và Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá cho người ấy. Do đó, những can thiệp của khoa học nhằm lựa chọn giới tính, những hành vi giết người như phá thai, làm chết êm dịu... đều đi ngược với phẩm giá con người và chống lại Thiên Chúa, vì chúng biến con người thành một thứ hàng hóa hay một sản phẩm thay vì là một sinh linh cao quý mang hình ảnh của Đấng Tối Cao. Những lớp giáo lý hôn nhân cần phải giúp học viên hiểu rõ giáo huấn này. Các bậc làm cha mẹ cũng cần phải hiểu biết để dạy con cái mình tôn trọng sự sống.
19- Năm Thánh Phaolô và giáo dục gia đình.
Nói về giáo dục gia đình, chúng ta không thể không nhắc đến Thánh Phaolô, đặc biệt năm nay Giáo hội kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của Ngài. Giáo huấn của Thánh Phaolô về gia đình mở ra cho ta những chân trời mới khi mặc cho gia đình những chiều kích sâu xa: chiều kích Ba Ngôi và vĩnh cửu.
Theo Thánh Phaolô, mỗi một con người ra đời được kêu gọi vào sự sống “trong chân lý và tình yêu’’ (Ep 4,15). Sự kêu gọi đó không chỉ liên hệ đến cuộc sống trần gian nhưng còn hướng tới sự sống vĩnh cửu. Thiên Chúa Cha chính là nguồn gốc của mọi gia tộc trên trời dưới đất, là tình phụ tử mẫu mực tuyệt hảo (x.Ep 3,14-15). Mang mẫu mực tuyệt hảo đó trong mình, Kitô hữu, xuất phát từ gia đình, lên đường xây dựng một nền văn minh tình thương nhờ tình yêu “Thánh Thần đổ lai láng trong lòng chúng ta’’ (Rm 5, 5), giúp con người có thể kiên tâm phục vụ và “chịu đựng tất cả’’ (1 Cr 13, 7). Tuyệt vời hơn cả là nhờ Đức Kitô, nền giáo dục của con người được diễm phúc mang chiều kích cứu độ và đạt đến đỉnh điểm của nhân tính nơi mầu nhiệm Phục sinh (x.Ep 3, 14-15).
Với những lời khuyên chi tiết cho từng thành viên của gia đình trong thư gửi cộng đoàn tín hữu Êphê-sô (x. Ep 5-6), Thánh Phaolô cho chúng ta thấy một quan niệm và giáo huấn của Ngài về h?nh phc gia đình. Một gia đình có nề nếp, trên kính dưới nhường không những chỉ là một tổ ấm yêu thương, mà còn phản ánh tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo Hội. Các thành viên trong gia đình cần hy sinh cho nhau, trong tâm tình của Đức Giêsu Đấng đã hy sinh và hiến mình cho Giáo Hội. Đó là khởi điểm của hạnh phúc và là điều kiện để đạt tới sự trọn lành.
Tóm lại, theo Thánh Phaolô, qua gia đình và giáo dục theo tinh thần Tin Mừng, con người vừa xây dựng xã hội trần gian cách tích cực, vừa chu toàn được sứ mệnh xây dựng Giáo Hội và cuối cùng được siêu thăng cùng với Đức Kitô toàn thắng.
LỜI KẾT
20- Với những điều nói trên, chúng tôi mời gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy cộng tác trong việc vun trồng những thế hệ tương lai. Nếu gia đình là nhân tố quyết định sự tồn vong của Giáo Hội và xã hội, thì việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ tới là củng cố và thăng tiến gia đình, để bảo đảm cho hôn nhân và gia đình có được sức sống yêu thương tràn đầy và sự thăng tiến về nhân bản cũng như lòng đạo đức.
Chúng ta phó thác những dự tính mục vụ năm nay noi lời bầu cử của Thánh Cả Giuse và Đức Maria. Các Ngài là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín. Xin các Ngài chuyển cầu và luôn phù trợ cho các gia đình chúng ta.
Kính chúc anh chị em được tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa, luôn hạnh phúc và bình an.
Hà Nội ngày 05 tháng 12 năm 2008
TM/HĐGMVN
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch
Gm.Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng thư ký
Ghi chú:
Trong Năm Thánh Phaolô và theo lời khuyến khích của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới về “ Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội “, chúng tôi ghi lại một số bài đọc Lời Chúa trích từ các thư của Thánh Phaolô, để anh chị em có thể đọc, suy gẫm và cầu nguyện cho đời sống hôn nhân và gia đình:
- Rm 8, 31-39. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô “.
- Rm 12, 1-2.9-18. “Hãy hiến thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa “.
- Rm 15,1-3.5-7.13. “ Anh em hãy đón tiếp nhau như Đức Kitô đã đón tiếp anh em “.
- 1 Cr 6,13- 20. “ Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần “.
- 1 Cr 12,31-13,8.“ Nếu tôi không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi “.
- 1 Cr 13, 4-13. “ Bác ái tin mọi sự, chịu đựng mọi sự “.
- Ep 4, 1-6. “ Chỉ có một thân thể và một linh khí “.
- Ep 5,2.21-33. “ Mầu nhiệm này thật lớn lao; tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh “.
- Pl 2, 1-5. “ Hãy có cùng một cảm nghĩ “.
- Pl 4, 4-9. “ Thiên Chúa bình an sẽ ở cùng anh em “.
- Cl 3,12-17. “ Trên hết những điều ấy, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây liên kết điều toàn thiện “.
- Dt. 13,1- 6. “ Mọi người hãy tôn trọng hôn nhân”.
- Rm 8, 31-39. “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô “.
- Rm 12, 1-2.9-18. “Hãy hiến thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa “.
- Rm 15,1-3.5-7.13. “ Anh em hãy đón tiếp nhau như Đức Kitô đã đón tiếp anh em “.
- 1 Cr 6,13- 20. “ Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần “.
- 1 Cr 12,31-13,8.“ Nếu tôi không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi “.
- 1 Cr 13, 4-13. “ Bác ái tin mọi sự, chịu đựng mọi sự “.
- Ep 4, 1-6. “ Chỉ có một thân thể và một linh khí “.
- Ep 5,2.21-33. “ Mầu nhiệm này thật lớn lao; tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh “.
- Pl 2, 1-5. “ Hãy có cùng một cảm nghĩ “.
- Pl 4, 4-9. “ Thiên Chúa bình an sẽ ở cùng anh em “.
- Cl 3,12-17. “ Trên hết những điều ấy, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây liên kết điều toàn thiện “.
- Dt. 13,1- 6. “ Mọi người hãy tôn trọng hôn nhân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét