2.2.CÁC VẤN ĐỀ GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
2.2.1.Phác họa về thực trạng giáo dục
Trong thời gian qua Giáo dục Việt nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Từ chỗ là một dân tộc mất nước và đa phần mù chữ, nay nước ta là một nước có độ phổ cập chữ viết vào mức cao. Nhiều người Việt nam có những công trình khoa học đạt tầm thế giới. Tuy vậy, nước ta chưa phải là một nước có nền kinh tế tri thức. Theo định nghĩa thông thường, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà sản phẩm của nó tạo ra chứa đựng hàm lượng tri thức cao. Để đánh giá chất lượng giáo dục phải đánh giá được lượng tri thức có trong các sản phẩm mà nền kinh tế đang tạo ra.
Trước hết, chúng ta hãy xem xét các nhóm sản phẩm chính của nền kinh tế hiện nay, các nhóm sản phẩm đóng góp vào sự ổn định kinh tế và xuất khẩu:
-Nhóm sản phẩm nông nghiệp:
Nước ta xuất khẩu gạo vào hạng nhì thế giới, nhưng lượng tri thức nằm trong hạt gạo xuất khẩu chỉ chiếm phần nhỏ ở khâu giống lai, và một ít máy móc chế biến. Còn lại hạt gạo vẫn được sản xuất ra từ các loại hình lao động thủ công đòi hỏi lao động phổ thông là chính. Các sản phẩm nông nghiệp khác khác như cao su, cà phê, hạt tiêu, hải sản, đồ mỹ nghệ mây tre, đồ gỗ cũng chứa hàm lượng tri thức thấp.
-Nhóm sản phẩm công nghiệp:
Tương tự như các sản phẩm nông nghiệp, chúng ta xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp như dệt may, da giầy, cáp điện cũng ở mức hàm lượng tri thức thấp. Các sản phẩm cao cấp như đồ gia dụng, điện tử, cơ khí cũng vậy, chủ yếu là nhập khẩu công nghệ cũ. Một vài khu công nghiệp có đầu tư 100% vốn ngoại có sản phẩm rất cao cấp, nhưng chỉ thuê lao động ấn nút là chính.
-Nhóm sản pẩm công nghệ cao và sản phẩm văn hóa giải trí:
Các sản phẩm công nghệ cao gần như chúng ta đang phải nhập khẩu, chúng cũng ít có các sản phẩm văn hóa và giải trí đạt trình độ xuất khẩu.
Do vậy có thể nói nước ta còn lâu mới được gọi là nền kinh tế tri thức. Thực vậy, chúng ta đang còn phấn đấu lâu dài để công nghiệp hóa cơ mà. Khoảng cách tụt hậu so với các nước khác ngày càng tăng. Như vậy có thể nói chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp.
Rút ngắn lại khoảng cách tụt hậu, vươn tới nền kinh tế tri thức là nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Tức là, Giáo dục và Đào tạo phải có nhiệm vụ làm cho người dân đủ kiến thức để lao động ngày càng sáng tạo hơn, làm ra các sản phẩm ngày càng khó hơn, ngày càng tinh xảo hơn.
Nhưng xã hội ngày một cạnh tranh mạnh hơn, cạnh tranh ở qui mô toàn cầu nữa. Vì vậy giáo dục không những chỉ dạy cho người ta lao động sáng tạo, mà còn dạy cho người ta biết đoàn kết trong lao động, cũng như đã từng đoàn kết trong đấu tranh giữ nước. Do vậy, nhiệm vụ thứ hai của giáo dục là bồi đắp nhân cách để lao động trong hợp tác và thương yêu con người.
Xét hai nhiệm vụ mang tính chiến lược đó, thì hiện trạng giáo dục của nước ta còn rất nhiều bất cập. Ví dụ chương trình sách giáo khoa thay đổi liên tục, ngày càng phức tạp hơn, càng nặng nề hơn, máy móc hơn, đang đi ngược lại xu hướng nâng cao khả năng sáng tạo. Phong trào dạy thêm, học thêm đã đến mức độ ào ào như sôi. Điều đó ngày càng làm giảm khả năng hợp tác của thanh niên, nâng cao tính ích kỷ cá nhân, mà lại làm giảm lòng yêu thương con người.
Chỉ xét hai nét phác họa ấy, sách giáo khoa và dạy thêm, chúng ta thấy thực trạng giáo dục đang còn rất xa mục tiêu chiến lược thực sự của giáo dục. Còn các vấn đề khác như bệnh thành tích, bệnh gian lận thi cử, đạo đức người thầy suy giảm,… chỉ là các biểu hiện bên ngoài tất yếu của xu hướng rời xa tiêu chiến lược mà thôi.
Để tìm phương thuốc cho giáo dục chúng ta phải xây dựng một cơ sở lý luận về nhận biết, đánh giá và dự báo tiến trình phát triển hay tiến trình vận động. Vì giáo dục cũng như mọi vấn đề xã hội và tự nhiên khác đều luôn luôn vận động. Trong nghiên cứu này trước hết chúng tôi lùi xa vào quá khứ của khoa học nhận biết, tóm tắt khoa học nhận biết đó thành một công cụ tư duy và phân tích. Sau đó, dùng công cụ ấy để xem xét vấn đề giáo dục của nước ta. Cuối cùng đề xuất một vài ý kiến nhỏ để sửa chữa những khúc mắc trong giáo dục hiện nay.
2.2.2.Bài toán giáo dục Việt nam
Vận dụng lý thuyết Ngũ Hành, chúng ta xét ngay vào biểu tượng chung nhất của giáo dục, đó là trường học, lá phổi của mọi xã hội. Trường học dưới mọi hình thức không thể thiếu được các yếu tố sau: sách, bút (trang thiết bị giáo dục nói chung), thầy và trò. Trò đến trường để tiếp thu, tức là đến trường để tích Kim. Sách, bút, thầy là công cụ phục vụ cho hành vi tiếp thu, hay phục vụ cho tích Kim. Hiện nay, có thể nói công cụ phục vụ cho hành vi tích Kim của trò không hoàn toàn tương xứng với nhu cầu thực tế, có nhiều biểu hiện xuống cấp trầm trọng. Sách thì lạc hậu, rườm rà, vừa thừa khối lượng kiến thức lại vừa thiếu dòng chảy logic. Bút (trang thiết bị giáo dục) cũng trong thái bất cập như sách. Người ta còn lợi dụng việc sản xuất sách và bút vì nhiều mục đích rất cá nhân. Và một bộ phận không nhỏ thầy thì bị tụt hậu cả về kiền thức lẫn tư cách. Những yếu kém về sách, bút và thầy kể trên là cản trở lớn nhất làm cho giáo dục không thực hiện tốt được nhiệm vụ chiến lược của ngành là “đào tạo ra những con người lao động sáng tạo, biết hợp tác và thương yêu con người”.
Mặt khác, nếu coi nhà trường là cơ sở để học trò đến đó thực hiện hành vi tích Kim, thì nhà trường còn tồn đọng nhiều vấn đề nan giải. Trường học xưa của Khổng tử, nhiều khi chỉ là một mái tranh, một gốc cây, thậm chí có khi là một bãi trống trên con đường thiên lý. Thầy trò Khổng tử vừa lưu hành vừa học. Họ học ngay trong thực tế, họ quan sát và luận giải các bài toán có thực trong đời sống. Họ đến trường của Khổng tử vì bị hấp dẫn bởi nhân cách và trí tuệ của Ông, lại bị thôi thúc bởi lòng ham hiểu biết của con tâm mình nữa. Trường học ngày nay khang trang hơn rất nhiều nhưng hai yếu tố lực hấp dẫn từ nhà trường và lòng thôi thúc từ nội tâm rất phân tán.
Cho nên, muốn tìm lối ra cho bài toán giáo dục Việt nam, cần làm thay đổi mạnh trong nhận thức của cả người học và người dạy. Dưới đây là vài ý kiến về ứng dụng Ngũ hành trong Giáo dục:
a.Xây dựng trường thành cơ sở tích Kim
Đa phần các trẻ nhỏ đi mẫu giáo rất háo hức. Đến trường chúng ăn hết bát cơm to mà không bị mẹ vừa bón vừa mắng. Vì trong trường mẫu giáo chúng được vui đùa, được khám phá thế giới và được yêu thương. Ba yếu tố đó, (chất lượng/số lượng của niềm vui học tập, sự khám phá thế giới và được yêu thương), giảm dần trong các trường cấp I, cấp II, cấp III. Thậm chí ở Đại học, chỉ còn một số lượng nhỏ sinh viên ham khám phá.
Thiếu ba yếu tố đó người ta không tích Kim được, đặc biệt khi còn nhỏ khi mà hành vi tích Kim chưa mang tính tự ý thức.
Vì vậy muốn xây dựng trường thành cơ sở tích Kim cần thiết phải xây dựng từ nền tảng ba yếu tố đó.
-Niềm vui học tập
Về kiến trúc, phải xây dựng trường học có đủ chỗ học và chỗ chơi, có vườn rộng, sân thể thao, bể bơi, thư viện,... Nhưng chúng ta còn nghèo nên sẽ xây dựng từ từ. Trong 20-50 năm nữa sẽ dần dần xây dựng xong các trường, có đủ chỗ học và chỗ chơi, trong phạm vi cả nước. Hiện nay, nên bắt đầu xây dựng một số trường điểm ở các tỉnh lân cận Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì trong trung tâm hết đất. Mà hơn nữa cần xây dựng các trường điểm đó trong kh vực nông thôn, để góp phần tích Kim cho nông thôn (4).
Về sách, thì phải biên soạn sao cho đọc sách là một niềm vui, đọc sách mà như chơi trong khu vườn tri thức. Do đó, cần tổ chức biện soạn dần dần lại một số sách giáo khoa. Gần đây nhà nước tốn rất nhiều tiền biên soạn sách giáo khoa mới, nhưng các sách mới đó rất rườm rà, rất khô khan và rất khó nữa. Nhà nước chỉ cần ra một khung sườn chung về chương trình sách giáo khoa, ai có tài cứ biên soạn, cuối cùng chính người dùng sẽ là người lựa chọn chính xác nhất về sách giáo khoa, chứ không phải chỉ có hội đồng Giáo sư lựa chọn.
Về thi, thì phải cải cách triệt để. Nếu thi để làm quan như xưa, mỗi kỳ thi chỉ lấy một trạng nguyên, vài chục vị tiến sỹ, vài trăm cử nhân, thì có thể giữ cung cách thi như hiện nay. Nhưng để tích Kim thì không nhất thiết phải tổ chức các kỳ thi mang tính quốc gia, đồng thời trên cả nước. Học trò có thể thi bất cứ lúc nào, chỉ cần đăng ký trước để nhà trường khỏi bị động. Có thể thi đi thi lại bao nhiêu lần cũng được, miễn là anh trả lời được các câu hỏi thi. Như vậy, người giỏi có thể học nhanh thì được thi sớm, người kém phải học chậm thì thi muộn, và có thể thi nhiều lần. Kết quả sẽ giống nhau vì anh cùng tích được một khối lượng kiến thức tương đương nhất định. Nếu tổ chức thi như vậy thì hai căn bệnh (bệnh thành tích và bệnh gian lận thi cử) sẽ dần dần giảm đi. Thi như vậy chính là đảm bảo niềm vui trong học tập.
-Khám phá thế giới
Học chính là quá trình khám phá thế giới xung quanh. Khẩu hiệu học suốt đời cũng chỉ nhằm khám phá mãi mãi, nhất là khi thế giới xung quanh ta thay đổi ngày càng nhanh, càng mạnh. Khám phá thế giới cũng chính là các bài học về sáng tạo. Giáo trình, hay sách giáo khoa phải được biên soạn theo hành trình khám phá cái chưa biết, hành trình mà tổ tiên đã tìm ra tri thức. Bài thi tốt nghiệp của các lớp từ cấp III trở lên nên được gắn chặt với thực tế. Ví dụ một học trò biết dùng kiến thức tổng hợp làm một bài tập lớn trong quá trình khám phá sự thay đổi của dòng chảy sông Tô Lịch chẳng hạn, thì bài tập lớn đó đáng giá một bài tốt nghiệp, còn hơn cả các điểm 10 về văn, toán, vật lý, địa lý, lịch sử và sinh học. Vì khi làm bài tập lớn đó em đã sử dụng kiến thức tổng hợp của các môn kia.
Khám phá thế giới phải gắn chặt với toàn bộ quá trình học tập từ nhỏ (mẫu giáo) cho đến tận đại học. Điều đó không chỉ buộc người ta phải thay đổi chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, cách học, cách dạy, mà còn giúp người ta học cách tư duy sáng tạo nữa.
-Yêu thương
Nhà trường có cần phải dạy người ta yêu thương và hợp tác hay không? Hãy xét ví dụ cổ về hai học trò của Quỉ Cốc Tiên Sinh là Tôn Tẫn và Bàng Quyên. Có lẽ Quỉ Cốc Tiên Sinh chỉ dạy họ binh pháp mà không dạy họ phải yêu thương nhau như huynh đệ chăng. Trên thực tế họ dùng toàn bộ tài năng quân sự đã học được để tranh đấu với nhau. Cuối cùng, Tôn Tẫn giàu lòng yêu thương hơn nên thắng, mặc dù tài năng của hai người được xem là tương đương. Bao nhiêu thăng trầm đã qua từ hồi đó. Nếu họ yêu thương nhau thì có khi cuộc chiến tương tàn đã không xảy ra và lịch sử nước Tầu đã khác bây giờ nhiều lắm. Từ ví dụ đó chúng tôi quả quyết trong nhà trường phải dạy người ta biết thương yêu nhau. Học để thương yêu và thương yêu mới học được. Thực vậy, lý thuyết Ngũ hành đã chỉ ra rằng mọi sự tích Kim đều bắt đầu từ “tâm”. Nếu con tâm đố kỵ, ghen ghét, ác độc thì sự tích Kim được rất ít, đặc biệt chỉ tích Kim được một khía cạnh (tài hoặc tiền chẳng hạn). Lẽ ra phải xem môn học “yêu thương” là môn quan trọng nhất trong nhà trường, nhưng hiện nay không có một giáo trình nào về môn đó. Tuy vậy, chúng ta chỉ có thể sửa chữa khiếm khuyết này một cách từ từ, không thể làm bằng cách đảo lộn. Chính phép cho thi đi thi lại nhiều lần là phép dạy học trên nguyên lý yêu thương. Vì một người năng lực kém hơn, không nên được thi trong cùng điều kiện với người năng lực dồi dào. Phép thi cử hiện nay chính là cách đua ngựa kiểu Điền Kỵ nước Tề xưa.
Thỏa mãn 3 điều kiện trên chúng ta đã có thể xem như là đã xây dựng nhà trường thành cơ sở tích Kim của xã hội.
b.Cá nhân tích Kim, hoạt động trung tâm của nhà trường
Theo chương trình hiện nay, một học trò phải học 12 năm phổ thông và 5 năm đại học. Như vậy họ có 17 năm ngồi trên ghế nhà trường để tích Kim. Trong những năm đầu đời, họ chưa ý thức được sự cần thiết của hành vi tích Kim, nhà trường cần phải có kỷ luật cao và học phí thấp, nhằm giúp họ biết cách tích Kim. Từ khoảng cấp III thì học phí và sự tự do có thể tăng dần. Điều đó cho phép một người nghèo có ít tiền, mà lại có quyết tâm lớn có thể học xong chương trình 3 năm trong 1 năm hoặc có thể nhanh hơn nữa. Đó chính là nguyên lý công bằng.
Như đã nói trong mục nghiên cứu về sự thở, cứ nơi nào có thu vào và tản ra thì sẽ có sinh mới. Nhịp điệu của thu vào và tản ra quyết định khả năng và tốc độ sinh mới. Nhịp điệu đều đặn, sâu, hơi nhanh cùng với cơ chế chọn lọc tốt sẽ quyết định sự sinh mới hiệu quả hơn những nhịp điệu thưa và nông. Do đó, để giúp cho cá nhân học trò tích Kim một cách hiệu quả cần đổi mới cách học và cách thi trong nhà trường. Thay vì, một nhịp điệu tản ra thưa được đánh dấu bởi kiểm tra giữa kỳ và cuối học kỳ thì chúng ta nên tổ chức các kỳ kiểm tra liên tục hàng tuần. Hơn nữa mỗi tháng phải tổ chức các buổi trình bày trước lớp nữa. Đó chính là các cuộc thi vấn đáp.
Cuối mỗi năm, kết quả học tập được đánh giá bằng hai cách: các bài thi kiểu truyền thống và các bài thi về kết quả sáng tạo. Bài thi sáng tạo là mỗi học trò phải tìm hiểu các vấn đề thực tế và đề xuất cách giải quyết của riêng mình. Học trò nào có bài thi sáng tạo tốt thì được đánh giá bằng hệ số 3 hoặc 4 so với các bài thi bình thường. Như vậy có thể đánh giá sức học của học trò bằng hành Mộc. Học trò nào có khả năng sinh Mộc tốt có thể thẳng tiến mà tốt nghiệp sớm. Giáo dục và đào tạo theo cách này có thể giải quyết nhanh về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế hiện nay.
Đánh giá sức học bằng khả năng sinh hành Mộc còn là công cụ tốt để thúc đẩy sự tự học trong học sinh và sinh viên. Theo đó chúng ta có thể tìm thấy những nhân tài nhỏ tuổi như Nguyễn Hiền hoặc Lương Thế Vinh.
Cuộc đời của mỗi con người thực chất là một quá trình tích Kim liên tục. Ở qui mô vật thể đó là sự thở (để duy trì sức sống nội tại), và sự tích Kim tiền (để sinh sống hàng ngày). Ở qui mô phi vật thể đó là sự tích tụ tri thức và nhân cách. Có người tích Kim nhanh và toàn diện, có người tích chậm và không toàn diện. Học và thi như hiện nay không cho phép phân lập các cá nhân theo khả năng tích Kim. Cho nên chỉ cần thay đổi cách thi, cách học, chúng ta sẽ làm phát lộ nhiều nhân tài.
c.Người thầy, vấn đề sống còn của nền giáo dục
Dân tộc nào có những bậc thầy lớn thì dân tộc đó chóng lớn mạnh. Một số lý thuyết giáo dục mới coi học trò như là trung tâm của nhà trường. Nhưng lý thuyết giáo dục nào cũng không phủ nhận được vai trò người thầy. Người thầy đóng vai trò kép, đối với học trò ông ta phải là tấm gương tích Kim, đối với gia đình ông là người lao động. Do đó ông cần có lương, nhất là trong giai đoạn hiện nay ông phải có lương cao hơn những nghề nghiệp khác nữa. Nếu ông chỉ có ba cọc ba đồng thì ông dễ có nguy cơ áp dụng các biện pháp phi nhân cách để có thêm tiền (chẳng hạn nhận phong bì để nâng điểm). Nhiều người lầm lẫn giữa tính thị trường của giáo dục và lương của thầy giáo. Ngay cả khi thị trường đã phát huy tối đa công năng của nó thì vẫn có những thầy nghèo vì không phải là thầy giỏi. Thầy muốn giầu thì phải giỏi. Ngày nay có nhiều vị mang hàm Giáo Sư mà không giỏi (lắm!), vì không có cơ chế để học trò được tự do theo học những giáo sư thực sự giỏi.
Do vậy muốn cải cách vấn đề tiền lương của người thầy chúng ta phải thay đổi triệt để cách tổ chức nhà trường. Thầy có quyền tự do luân chuyển và đến dạy ở bất kỳ trường nào phù hợp với hoàn cảnh của mình, học trò có quyền tự do xin học với các thầy giỏi. Thậm chí học trò có thể chỉ học ở lớp tư của một thầy giỏi nào đó, không nhất thiết phải đến trường, miễn là học trò ấy thi đạt kết quả. Sự tự do luân chuyển đó chính là nguyên lý lựa chọn tối ưu của quá trình tích Kim. Các học trò giỏi xưa thường theo học các Ông Nghè danh tiếng là ví dụ của nguyên lý tích Kim lựa chọn tối ưu đó.
Nếu cải cách như vậy thì chúng ta có thể giải quyết triệt để vấn đề học phí và tiền lương giáo viên, mà chi phí ngân sách cho giáo dục ở qui mô quốc gia sẽ tiết kiệm. Và cũng chính phép tự do luân chuyển đó sẽ giúp cho các bậc thầy vĩ đại xuất hiện.
d. Ngũ Hành và một Đại học mới
Trong tài liệu này chúng ta đã bàn về một số biện pháp tích Kim. Tích Kim cá nhân lấy trọng tâm là tích Kim phi vật thể để xây dựng nhân cách. Tích Kim Doanh nghiệp lấy trọng tâm là tích Kim công nghệ và nhân sự. Tích Kim vùng bằng cách tìm hiểu rõ các vòng Ngũ Hành của vùng, sau đó đề ra các biện pháp cụ thể, để tiệm cận đến tích Kim của vùng. Bây giờ chúng ta bàn về việc tích Kim qui mô lớn thông qua một Đại học mới.
Tích Kim qui mô lớn về một phương diện nào đó chính là tích Kim của cả nước. Cao hơn nữa là tích Kim hoàn cầu.
Xưa nay việc tích Kim ở qui mô toàn cầu bị các tiến trình lịch sử qui định. Vì thực tế các chính phủ có ý chí khác nhau, khó mà có thể thống nhất ý kiến giữa các chính phủ để tích Kim cho cả nhân loại.
Nhưng trong một nước thì chính phủ có thể hướng các hoạt động tích Kim cá nhân, tích Kim doanh nghiệp và tích Kim vùng theo một dòng chảy tương đối đẳng phương.
Nước Việt nam ta trong các giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên Mông là những lúc mà các dòng tích Kim chảy tương đối đẳng phương.
Hiện nay không như vậy. Nỗ lực của chính phủ là khởi sinh các vòng thuận, trong khi đó tham nhũng lại vận hành các dòng ngược. Hơn nữa, tham nhũng quyền lực mới là các dòng ngược mạnh mẽ.
Vậy nên, dưới đây trình bày một số ý tưởng về tích Kim qui mô lớn, qui mô quốc gia, đặng sao cho các dòng thuận dần lớn lên, lấn át dần các dòng chảy ngược.
Lịch sử tiến bộ của nhân loại chính là lịch sử của công nghệ hiểu theo nghĩa rộng, trong đó cách tổ chức xã hội cũng là công nghệ nữa. Nếu công nghệ tổ chức hoạt động xã hội không chặt chẽ, văn minh, thì các dòng chảy tích Kim cá nhân và tích Kim doanh nghiệp đơn lẻ sẽ hỗn loạn, không đẳng phương, có cơ hồ triệt huỷ nhau nữa.
Vì vậy tích Kim qui mô lớn gồm hai thành phần. Thành phần thứ nhất chú trọng đến việc tạo khuôn dòng, để cho các dòng ngược không nảy sinh được, không rẽ nhánh được. Đó là lập pháp phải khéo léo, hành pháp phải nghiêm minh. Thành phần thứ hai là tạo lập các dòng chủ đạo để cuốn hút các vòng Ngũ Hành nhỏ lẻ chạy theo xu thế chính.
Thành phần thứ nhất chúng ta đang nỗ lực ngày đêm, từ việc cải cách hành chính (chính phủ lo) đến tăng cường đưa pháp luật vào cuộc sống (quốc hội lo).
Thành phần thứ hai, tạo lập các dòng chủ đạo, chưa được chú trọng lắm. Thực vậy, trên bình diện quốc gia hiện nay không có một quá trình tích Kim nào mà toàn dân đều hăng hái tham gia. Người ta ào ào chơi cổ phiếu, không phải là tích Kim. Thanh niên nhiều người học hai ba bằng, sau giờ làm chong đèn học ngoại ngữ, nhưng đó chỉ là tích Kim cá nhân tự phát, mong muốn có một chỗ làm tốt hơn, chứ không phải để khởi tạo. Số lượng doanh nghiệp mới mở thì nhiều nhưng có đến 85% là thương mại chứ không phải là sản xuất. Các doanh nghiệp ấy không đi theo con đường phát triển bằng tích Kim công nghệ.... Ngoài ra, những người tham nhũng đang thực sự xâu xé Kim quốc gia giam hãm vào Thổ.
Mặt khác, Kim cơ bản của quốc gia là công nghệ thì đang chìm đắm trong Thổ. Thực vậy, ba cơ quan nắm giữ khối công nghệ lớn nhất của đất nước là Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, Bộ giáo dục Đào tạo, lại phân tán và chia rẽ. Hiện tại, chưa có một định hướng nào nhằm tích luỹ năng lượng và vật chất thuộc ba cơ quan vào một đầu mối có thể tạo nên đột phá trong tích Kim quốc gia.
Từ các phân tích trên, chúng ta thấy phải tích Kim quốc gia bằng cách phát triển công nghệ một cách tập trung. Ngay từ bây giờ, phải thành lập một cơ sở công nghệ mạnh, vừa nghiên cứu khoa học và công nghệ, vừa giáo dục và đào tạo, để sau 10 năm nữa chúng ta có một đội ngũ những người quân tử có thể khởi tạo các vòng Ngũ hành. Trong cơ sở ấy, cá nhân phải rèn luyện ý chí và năng lực. Nhiệm vụ của họ là học tập để trở thành các tổng công trình sư, thành các nhà khởi tạo. Bài tập của họ là khởi tạo doanh nghiệp. Ý chí của họ là gánh việc nước bằng năng lực công nghệ.
Lịch sử chỉ ra rằng chỉ cần một cá nhân khởi tạo như Nguyễn Công Trứ thì dân mấy vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đã được nhờ nhiều lắm rồi. Nếu cơ sở đào luyện các nhà khởi tạo “hành Kim” đó thuộc về quốc gia, thì cái lò quốc gia đào tạo nhân tài ấy xứng đáng được gọi là một “Đại học đẳng cấp quốc tế” theo kiểu Việt nam. Hay nói theo các cụ, đại học đẳng cấp quốc tế kiểu Việt nam trong thời đại mới chính là Quốc tử giám hiện đại. Nếu chúng ta lập được một cơ sở như vậy thì đó chính là món quà lớn cho Thăng Long Hà Nội ngàn năm tuổi.
Các nét chính của đại học đó như sau:
-Thầy phải là các nhà quân tử thứ thiệt về tâm đức và tài năng,
-Trò phải được tuyển là những tinh hoa ưu tú nhất trong thanh niên,
-Người tốt nghệp phải nói thông ít nhất một hai ngoại ngữ,
-Các môn học về nhân cách trước hết phải có là lịch sử, triết học, địa lý, văn chương,... Những môn này bồi đắp Kim nhân cách. Người học có thể không bắt buộc phải theo lớp các môn này, nhưng phải làm tiểu luận về chúng, để tiết kiệm thời gian học. Đó là các môn bắt buộc, nhằm tạo lập cơ sở nhân cách cá nhân và ý chí mạnh mẽ. Các môn này phải được các bậc cao minh nhất giảng bằng tiếng Việt.
-Các môn về công nghệ phải bao gồm cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, đông dược học, điện tử học, điện lực, vật liệu học... Đó là các môn nền tảng công nghệ bắt buộc. Đó là các môn tạo cơ sở căn bản cho sáng tạo công nghệ và tích Kim công nghệ về sau. Đặc biệt, trong đó phải dậy kỹ và học kỹ môn vẽ kỹ thuật, vì nó làm nền tảng của tư duy trừu tượng sau này. Các môn này có thể được dạy bằng tiếng nước ngoài, bởi giáo sư Việt hoặc giáo sư nước ngoài.
-Các chuyên đề: sau khi học cơ bản, người học có thể tự mình đề xuất các đề tài nghiên cứu, ngay từ năm đầu hoặc năm thứ hai. Tuỳ mức độ hòan thành chuyên đề có thể tốt nghiệp sớm. Mức độ hoàn thành chuyên đề thể hiện mức độ sáng tạo.
-Số lượng năm học có thể chỉ là 2-3 năm đối với các cá nhân xuất sắc. Vì họ có thể tự học. Không nhất thiết là 5 năm.
-Trường Đại học này phải thực sự là cơ quan nghiên cứu, dạy để nghiên cứu, mà học cũng để nghiên cứu nữa. Cả thầy và trò đều phải trực tiếp nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu ưu tiên nhất phải thuộc về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt nam. Mọi sinh viên chỉ được tốt nghiệp khi hòan thành đề tài nghiên cứu thực tế. Họ phải có khả năng phát hiện đề tài, phải sáng tạo cách giải quyết. Đó chính là tích Kim công nghệ. Họ phải thâm nhập sâu vào thực tế đời sống để tìm kiếm đề tài nghiên cứu.
-Những năm đầu chỉ cần tuyển khoảng 100-200 sinh viên. Họ phải là những sinh viên tốt nhất nước. Sau này, khi trường đã lớn mạnh thì tăng lượng tuyển.
-Về cơ sở vật chất, chính phủ có thể dùng vốn ngân sách để khởi tạo Kim cho Đại học này. Trong quá trình phát triển, nó phải dần dần đảm đương các nhiệm vụ lớn lao hơn, thực hiện các đề tài nghiên cứu tầm quốc gia, quốc tế. Lúc đó nó có thể tự chủ kinh phí một phần.
-Triết lý của Đại học này là dạy và học các phương pháp để khởi tạo các vòng Ngũ Hành. Nó không dạy học thuần tuý mà nó dạy người ta nghiên cứu, vì chỉ có thể sáng tạo trong nghiên cứu. Còn dạy chay như các Đại học hiện nay gọi là đọc bài giảng, ghi bài giảng và nhớ bài giảng. Không phải là đào tạo những nhà sáng tạo.
-Sinh viên tốt nghiệp trường này phải là những nhà sáng tạo, những Creator với chữ C được viết hoa một cách trân trọng.
-Trò phải được tuyển là những tinh hoa ưu tú nhất trong thanh niên,
-Người tốt nghệp phải nói thông ít nhất một hai ngoại ngữ,
-Các môn học về nhân cách trước hết phải có là lịch sử, triết học, địa lý, văn chương,... Những môn này bồi đắp Kim nhân cách. Người học có thể không bắt buộc phải theo lớp các môn này, nhưng phải làm tiểu luận về chúng, để tiết kiệm thời gian học. Đó là các môn bắt buộc, nhằm tạo lập cơ sở nhân cách cá nhân và ý chí mạnh mẽ. Các môn này phải được các bậc cao minh nhất giảng bằng tiếng Việt.
-Các môn về công nghệ phải bao gồm cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, đông dược học, điện tử học, điện lực, vật liệu học... Đó là các môn nền tảng công nghệ bắt buộc. Đó là các môn tạo cơ sở căn bản cho sáng tạo công nghệ và tích Kim công nghệ về sau. Đặc biệt, trong đó phải dậy kỹ và học kỹ môn vẽ kỹ thuật, vì nó làm nền tảng của tư duy trừu tượng sau này. Các môn này có thể được dạy bằng tiếng nước ngoài, bởi giáo sư Việt hoặc giáo sư nước ngoài.
-Các chuyên đề: sau khi học cơ bản, người học có thể tự mình đề xuất các đề tài nghiên cứu, ngay từ năm đầu hoặc năm thứ hai. Tuỳ mức độ hòan thành chuyên đề có thể tốt nghiệp sớm. Mức độ hoàn thành chuyên đề thể hiện mức độ sáng tạo.
-Số lượng năm học có thể chỉ là 2-3 năm đối với các cá nhân xuất sắc. Vì họ có thể tự học. Không nhất thiết là 5 năm.
-Trường Đại học này phải thực sự là cơ quan nghiên cứu, dạy để nghiên cứu, mà học cũng để nghiên cứu nữa. Cả thầy và trò đều phải trực tiếp nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu ưu tiên nhất phải thuộc về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt nam. Mọi sinh viên chỉ được tốt nghiệp khi hòan thành đề tài nghiên cứu thực tế. Họ phải có khả năng phát hiện đề tài, phải sáng tạo cách giải quyết. Đó chính là tích Kim công nghệ. Họ phải thâm nhập sâu vào thực tế đời sống để tìm kiếm đề tài nghiên cứu.
-Những năm đầu chỉ cần tuyển khoảng 100-200 sinh viên. Họ phải là những sinh viên tốt nhất nước. Sau này, khi trường đã lớn mạnh thì tăng lượng tuyển.
-Về cơ sở vật chất, chính phủ có thể dùng vốn ngân sách để khởi tạo Kim cho Đại học này. Trong quá trình phát triển, nó phải dần dần đảm đương các nhiệm vụ lớn lao hơn, thực hiện các đề tài nghiên cứu tầm quốc gia, quốc tế. Lúc đó nó có thể tự chủ kinh phí một phần.
-Triết lý của Đại học này là dạy và học các phương pháp để khởi tạo các vòng Ngũ Hành. Nó không dạy học thuần tuý mà nó dạy người ta nghiên cứu, vì chỉ có thể sáng tạo trong nghiên cứu. Còn dạy chay như các Đại học hiện nay gọi là đọc bài giảng, ghi bài giảng và nhớ bài giảng. Không phải là đào tạo những nhà sáng tạo.
-Sinh viên tốt nghiệp trường này phải là những nhà sáng tạo, những Creator với chữ C được viết hoa một cách trân trọng.
Việc lập trường Đại học đẳng cấp quốc tế theo kiểu trên chính là công tác tích Kim qui mô lớn quan trọng nhất, cấp thiết nhất hiện nay. Công việc này thuộc về Chính phủ.
Trường này nên được mang tên Đại học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyen Binh Khiem University) . Vì chỉ nhờ một câu của Ngài khuyên Nguyễn Hoàng mà nước Nam ta ngày nay đã được mở rộng từ Đèo Ngang đến tận mũi Cà mâu. Ngài chính là một nhà sáng tạo bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt nam.
f.Ngũ Hành và Internet
Trong gần mười năm trở lại đây thế giới chúng ta đang sống có một sự thay đổi rất lớn lao. Sự thay đổi đó ai cũng biết, nhưng đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, tranh thủ được những mặt tích cực của nó thì không phải dễ. Đó chính là sự phát triển đến mức độ cao của Internet.
Internet chính là một khối Kim tri thức khổng lồ của toàn nhân loại. Trước khi Internet ra đời và phát triển như ngày nay thì tri thức nhân loại nằm rải rác trong các bộ óc, trong các sách vở và thư viện,… Khi các con người qua đời thì phần lớn tinh hoa tích lũy hành KIM của họ bị chôn vùi theo thân xác họ. Phần rất nhỏ tinh hoa mà họ tích lũy còn lại với nhân loại trong các thư tịch, sách vở, thư viện, …
Hơn nữa, người ta cũng chỉ ghi chép và lưu giữ những tri thức của các nhà văn, nhà giáo, những người viết sách, các bác học, …vì dung lượng của tàng thư rất hạn chế. Còn tâm tư tình cảm, kinh nghiệm nhỏ lẻ, tri thức địa phương của đa số quần chúng vẫn âm thầm đi xuống lòng đất theo cái chết.
Ngày nay nhờ Internet, bất kỳ ai cũng có thể ghi chép bất cứ điều gì vào tàng thư điện tử của nhân loại, bằng đủ loại ngôn ngữ. Đó là một khối KIM phi vật thể khổng lồ chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Nó sẽ còn lại ngay cả khi các tác giả chết đi.
Việc khai thác Internet, khơi dòng để tri thức nhân loại chảy về với ta chính là Khai Thủy. Khai Thủy từ KIM khổng lồ để mà tích KIM cho cá nhân. Rào cản của việc khai Thủy đó là ngôn ngữ.
Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, thậm chí sinh viên, bà nội trợ cũng có thể sử dụng Internet để làm phong phú kiến thức của mình, để cân nhắc trước khi ra quyết định.
Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, thậm chí sinh viên, bà nội trợ cũng có thể sử dụng Internet để làm phong phú kiến thức của mình, để cân nhắc trước khi ra quyết định.
Do vậy trên qui mô quốc gia, nếu chúng ta tổ chức tốt việc khai thác KIM tri thức trên Internet thì vô cùng có lợi cho công cuộc phát triển và xây dựng đất nước. Khai thác Internet phải trở thành thói quen của tất cả các cán bộ trong hệ thống điều hành và quản lý đất nước, thậm chí khai thác Internet phải trở thành chiến lược phát triển con người trong mọi ngành, mọi nghề.
Bất kỳ ai muốn sáng tạo, muốn tìm được giải pháp tối ưu trong hoàn cảnh của mình đều phải có khối KIM cá nhân to lớn. Mà muốn tích KIM tri thức nhanh thì trước hết và cấp bách phải làm chủ Internet.
2.2.3.Kết luận về ứng dụng Ngũ Hành trong giáo dục
2.2.3.Kết luận về ứng dụng Ngũ Hành trong giáo dục
Những phân tích trên có thể tóm tắt lại như sau:
-Nhiệm vụ chiến lược của giáo dục là đào tạo ra con người lao động sáng tạo trong hợp tác và tình thương yêu con người.
-Nhà trường là một cơ sở tích Kim nhân cách và tri thức cho học trò. Nhà trường cần có sức hút mạnh mẽ với các tâm hồn trẻ theo tiêu chuẩn thỏa mãn niềm vui học tập, sự khám phá thế giới và tổ ấm yêu thương.
-Cá nhân tích Kim là công việc suốt đời, tích Kim để sáng tạo, tích Kim để sống hạnh phúc. Cần cải cách việc thi theo hướng linh động hóa tối đa để nâng cao khả năng tích Kim của cá nhân.
-Cho phép tự do luân chuyển cho thầy, để cải cách tiền lương và nâng cao đời sống giáo viên, chứ không phải thị trường hóa giáo dục.
-Nhà trường là một cơ sở tích Kim nhân cách và tri thức cho học trò. Nhà trường cần có sức hút mạnh mẽ với các tâm hồn trẻ theo tiêu chuẩn thỏa mãn niềm vui học tập, sự khám phá thế giới và tổ ấm yêu thương.
-Cá nhân tích Kim là công việc suốt đời, tích Kim để sáng tạo, tích Kim để sống hạnh phúc. Cần cải cách việc thi theo hướng linh động hóa tối đa để nâng cao khả năng tích Kim của cá nhân.
-Cho phép tự do luân chuyển cho thầy, để cải cách tiền lương và nâng cao đời sống giáo viên, chứ không phải thị trường hóa giáo dục.
Làm các việc đó chúng ta sẽ giải quyết nhanh được vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực cao cấp cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
4.3.Kết luận chung
Cuối cùng có thể nói tạo hóa sinh ra loài người chúng ta với bàn tay 5 ngón. Có thể xem đó là một biểu tượng nhằm gợi mở cho chúng ta biết rằng mọi quá trình trên thế gian này đều có 5 bước. Người xưa đã biết điều đó, thậm chí rất rõ ràng. Chính vì vậy mà cổ nhân đã gắn Ngũ hành vào mọi thứ trên đời này.
Ngũ hành rất bổ ích, rất có lợi cho nhiều ngành nghiên cứu khác. Với truyền thuyết Thánh Gióng chúng ta tự hào rằng Ngũ hành là tinh hoa văn hóa, tinh hoa tư tưởng bậc nhất của dân tộc Việt nam. Tinh hoa đó cần được phát huy không những ở qui mô một cá nhân bình thường nhằm tu thân tề gia, mà còn ở qui mô lớn để các đại nhân làm giàu cho doanh nghiệp và làm mạnh cho đất nước.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
(1)Thu San Nguyễn Thế Hùng, “Ngũ hành và Khoa học”, NXB Văn Hóa Thông tin, Hà nội 2007.
(2) Giáo sư tiến sĩ y khoa, bác sĩ Laz Bannock- “Tế bào lành mạnh - Sức khỏe thanh xuân”
(3). Nguyễn Hiến Lê, “Lão tử Đạo Đức Kinh”, NXB Văn Hóa, Hà nội 1994.
(2) Giáo sư tiến sĩ y khoa, bác sĩ Laz Bannock- “Tế bào lành mạnh - Sức khỏe thanh xuân”
(3). Nguyễn Hiến Lê, “Lão tử Đạo Đức Kinh”, NXB Văn Hóa, Hà nội 1994.
Nguyễn Thế Hùng (Tiến sĩ Vật Lý, Viện Khoa học và Công nghệ VN )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét