Cụ = Cậu. Tiếng Mường: Cũ = Cậu. Củ = (con) Gấu. Âm [u] => [âu] (V).
Cươi = Sân. Trước hết ‘sân’ là một từ mang gốc Mân Việt (Phúc Kiến): [tsing]. ‘Cươi’ là một thứ từ hiếm có trong những từ điển phương ngữ xa xưa, bởi thời đó, nhà cửa cố định còn không có (đối với đa số), thì nói gì đến sân. Chúng ta chỉ có thể tìm ra những từ có phát âm gần đúng – và loại bớt ảnh hưởng của kí âm quốc ngữ. [Cươi] có thể mang nghĩa ‘cái nền đất’ => ‘cơ’ (xem từ điển Huình Tịnh Của [14]). [Cươi] cũng mang âm gần với ‘Cơi’ mang nghĩa ‘đất cao’ [14]. Hoặc khoảng đất gần ‘Cửa’ hàng rào trước ‘nhà’. ‘Cươi’ do đó có thể mang liên hệ ‘ví phỏng’ với ‘Cửa’ (xem [1] [4]). Gần âm với [ngoue] tiếng Tonga (Đa đảo) mang nghĩa ‘vườn’, hay [kelekele] Tonga, và [qele] Fiji, nghĩa ‘đất’, ‘khoảng đất’. Gần với từ đầu [qab] (đọc [cá]) trong [qab tsib taug] tiếng Hmong chỉ ‘sân’. Cũng gần với [kArug] tiếng Sora (Munda) chỉ ‘sân sau’.
Du = Dâu (vợ con trai). Tiếng Mường, Du = Dâu. Du mỏi = dâu mới cưới. Cho thấy biến chuyển kiểu ‘Chu / Châu’, ‘Tlu / Tlâu (Trâu)’.
Dzầu = *[THầu] = dầu (oil). *[THầu] với [Th] mang âm giống IPA [ð] cho mạo từ ‘The’ {[ðə]} tiếng Anh. Đây có lẽ là vấn đề gút mắt nhất cho âm chữ [D]. Âm chữ [D] cũng như rất nhiều âm khác, như chữ [V], được quốc ngữ đưa ra để thay thế một số các âm gần giống thay đổi theo từng ‘phần-ngữ’ đóng góp tạo nên tiếng Việt và cũng để nhất thống chuyện có nhiều âm vận địa phương khác nhau. Âm quốc ngữ chữ [D], theo thiển ý đã được đề ra thay thế một loạt các thứ âm sau đây:
Âm [Y] theo kiểu quan-thoại và rất nhiều phương ngữ Hoa Nam: Yang Gui Fei => Dương Quý Phi (phát âm theo kiểu Nam). Trong trường hợp này, khi chuyển sang kí âm quốc ngữ, [Y] thỉnh thoảng cũng được viết theo âm [Nh]: [Ya] => Nha (răng). Dức đầu => Nhức đầu. Thời từ điển Alexandre de Rhodes [3] có vẻ quốc-ngữ chưa phân biệt âm [Y] với [Nh]: dè dẹ= nhè nhẹ; dịn = nhịn (dung thứ [3]); yà = nhà; dả ra= nhả ra; dắc cha mẹ= nhắc cha mẹ; dán= nhắn, dúc= túc, ...
Âm [Z] của một số ‘chi-phương-ngữ’ tiếng Hẹ (Hakka, xin tạm gọi nhóm Hạc Việt): Zang Kwui Fi => Dzương Quí Phi (rất giống phát âm Hạc Việt). Trong trường hợp này, [D] cũng đôi khi biến chuyển qua lại với [Gi]: dòng sông => giòng sông. Tiếng Mường: dói => giỏi. Cô dảo => cô giáo.
Âm [Đ] như còn dấu vết trong các thứ tiếng Mường, Tày Nùng, và thường hoán chuyển qua lại với [D]: Đĩa = dĩa (V). Đây = dây (M), giây. Dặng = đứng (T-N). Đảng mõl = dáng người (M). Đãy páo = dạy bảo (M). Từ điển Alexandre de Rhodes cũng cho thấy dấu vết trong tiếng Việt: kín dáo = kín đáo; dắp = đắp (chăn); dạp = đạp (voi đạp); voi đú = voi dữ - tức [Đ ó D].
Âm [T] như trong tiếng Mường: Ta non = da non (M). Con Tê = con dê (M). Tĩa = dĩa = đĩa (M). Tiếng Tày-Nùng: tạy = dạy (học). Rất thường, [T] biến chuyển qua lại với [Đ], bởi cả hai đều thuộc loại ‘tắc âm nứu’ theo kiểu: Teng Hsiao Ping => Deng Xiao Ping: Đặng Tiểu Bình. Mao Tse Tung => Mao Ze Dong: Mao Trạch Đông. Lối dùng [T] là theo phiên âm Wade-Giles, kiểu [Đ] theo pin-yin. Thí dụ khác: Hu Jin Tao => Hồ Cẩm Đào (chủ tịch) => {[T] => [Đ]}.
Thật ra loại bỏ ảnh hưởng kí âm a-b-c, âm đó nằm đâu đó ở giữa [T] và [D]-Tây {tức [Đ]}, theo kí âm cho tiếng Mường: nồi tất = nồi đất; Bừa tẩm bừa tả = vừa đấm vừa đá; tâm rồ = đâm khùng; tầl = đuổi; tèn tó = đèn đỏ. Âm [T] hay [D]-Tây cũng có thể kèm theo [j] như tiếng Miến Điện: [Tj] hay [Dj], cả hai đều có thể tiệm cận với âm quen thuộc [Dz]: con Tjê => con Dê. Miến Điện: [Tje] = tinh-tú (sao). Mường: [tyểnh ni]= đến đây. Myanmar: [Tja] => giá (cả) => Dả (Mường).
Một khi chữ ‘D’ được dùng để kí âm bao-thầu cho một loạt các âm liệt kê ở trên, [D]
trong ‘Dầu’ (oil) có thể tiến sát với âm [đhờ] {tức [ðə]} như trong từ Anh ngữ: ‘the’ hay ‘then’, giống như âm [dh] trong tiếng Myanmar [17] [22]: [dhadì-nè] = carefully, cẩn thận. Dầu = *[THầu]= [ðầu]. Bởi âm [Dh] {tức IPA [ð]} (trong ‘The’) là thứ ‘sát âm răng’ khá gần với ‘tắc âm nướu’, như [Đ] và [T].
Ghi chú thêm: Ngay trong đánh vần chữ Nôm, ta cũng thấy biến chuyển qua lại giữa các âm [T], [D] và [Đ]. Thí dụ: Da = Bì+Đa (D => Đ); Dãi = Tâm+Trãi {D => T} (dãi nắng dầm mưa) [21].
Đao = dao. Xin xem ‘Dầu’ phía trên, và để ý âm tiếng Quan Thoại: [dao] (đao), tương ứng với Hạc Việt (Hẹ / Hakka): [tau], [D] <=> [T].
Đàng = đường. Không hẳn là một thứ âm đặc thù Quảng Trị. Mường gọi [tàng] (tàng tất = đường đất). ‘Đàng’ hay ‘đường’ có cùng gốc với từ Quảng Đông [dung]衕, mang nghĩa ‘ngõ đi’. ‘Đường sá’ đàng hoàng người Hoa gọi ‘đạo’ 道, người Thái và một lô các tiếng gốc Mon-Khmer (kể cả Chăm) và Đa đảo thường thiên về các âm vị mang âm [sá] (trong ‘đường sá’): [saawk] (Thái), [zalan], [kh(r)a] (Mon-Khmer) [8] [19], [salan] (Chăm, Đa đảo) [8] [20]. ‘Đàng’ và ‘đường’ biến chuyển qua lại với nhau, nằm trong một quy luật giữa các phương ngữ Hoa-Nam: [a] <=> [eu] hay [ươ] Việt. Thí dụ: [Yang] quanthoại => [Yeung] QuảngĐông => [Dương] Việt. [Liang] => [leung] => [lượng] / [lạng].
Đặng = được. Xuất phát từ tiếng Tàu. ‘Đặng’ và ‘được’ là lối đọc tiếng Việt (Bách Việt) của hai từ Hoa khác nhau: 打 [deng] Quanthoại {đặng}, và 得 [tiet] Hẹ, [dak] QĐ {đạt}, và [tâ?] Ngô-Việt (tức Chiết-Giang/Thượng Hải).
Đụa = đũa. Biến chuyển dấu ngã sang nặng rất thường xảy ra giữa tiếng Mường và Việt, một phần tiếng Mường (Hoà Bình) không có dấu nặng. Phần khác, trước thời quốc-ngữ phát triển, các thinh thường biến chuyển theo làng xóm, và địa phương. Thí dụ thêm: Lộ = Lỗ (mũi). Thường thường, xin nhấn mạnh ‘thường thường’, thinh trầm theo trầm (ngã ~ biến qua lại với ‘nặng’ hay ‘huyền’), bổng theo bổng. Từ điển Alexandre de Rhodes như trích dẫn nhiều nơi ở trên cho thấy biến chuyển có vẻ lộn xộn hơn.
Eng = Anh. Tiếng Mường: Enh = anh. Tiếng Hàn (Korean) tương đương với ‘huynh’ chính là [hyEng], đọc nhanh có thể rất giống [Eng].
An = Ăn. Giống tiếng Thavung thuộc khối Mon-Khmer: [?an]. Tiếng Nam-Mân-Việt (Minnan – Phúc Kiến) phát âm cho từ ‘dùng’ (ăn) là [Eng].
Giôông = chồng. ‘Chồng’ mang phát âm giống tiếng Hạc-Việt [chong] tương đương với [trượng] trong ‘trượng phu’. Âm [Gi] trong [Giồông] tương đương ‘qua lại’ với [Ch] là một đặc điểm tiếng Mường {xem ‘Giường / chờng’ phía trên}.
Giôông = giông. Không ngoài việc cho biết lối phát âm phân biệt âm cuối [n] và [ng] chỉ là đặc điểm một phương ngữ chủ lực vùng kẻ Chợ của tiếng Việt. Rất có thể mang ảnh hưởng tiếng Mân Việt (nhà Trần). Tương tự: Hoọc = Học // Khôông = Không.
Hè = nhỉ. Không là một ngoại lệ đặc biệt. Từ đệm cuối câu thường thay đổi giữa các phương ngữ với nhau. Hè = hỉ = nhé = nhỉ = hả = chớ = chi = à = v.v. Tiếng Hoa có thể có trên 30 từ đệm khác nhau.
Lả = Lửa. Tiếng Mường (Hoà Bình) cho ‘lửa’ là ‘cúi’. ‘Ví phỏng trường’ [1] của ‘cúi’ (lửa) hoán chuyển sinh ra ‘cúi’ mang nghĩa ‘củi’ (cây dùng để đốt lửa) [30]. Một ‘chi phương ngữ’ Mường khác có thể phát âm ‘lửa’ như ‘lá’ hay ‘lả’, bởi các dấu ấn của âm tương đương [a] <=> [ưa] như sau: [Khã] (M) => ‘Sữa’ (milk) (V). Tha thỉa (M) => Rưa rứa. Rạ = Rựa {xem [18]}. Do đó, âm [A] (M) => [Ưa] (V) ==> Lả = lửa. {‘Lả’ => Lửa, mang ảnh hưởng tiếng Mường}.
Lịp = nón lá. Có ghi đầy đủ trong tự điển Huình Tịnh Của [14]: nón. Tiếng Hạc Việt (Hẹ) phát âm y hệt [lip] cho chữ 笠, tượng hình chữ ‘Trúc / tre’ (chỉ lá tre) viết chồng lên âm ‘lập’. Phát âm theo kiểu Quảng Đông của ‘lịp’ là [lap].
Ló = lúa. Tiếng Mường: Lõ = lúa. Lõ cảo = lúa gạo; lõ đếp = lúa nếp. Giữa Mường và Kinh, âm dấu sắc ưa biến chuyển qua lại với dấu hỏi. Nhưng trường hợp này cho thấy phân loại ‘hỏi / ngã’ trong tiếng Việt có vẻ rất nhân tạo. Thí dụ khác: chũng thôi (M) = chúng tôi; so với: chủng enh (M) = các anh.
Lọi = gãy (chân). Cũng là kiểu nói nhiều nơi khác. Tiếng Mường: lé= gẫy; lé chân= gẫy chân. Đây là một thứ âm sinh ra theo kiểu ‘cận vị’ – ‘lẻ (lé)’ và ‘loi’ ưa đứng gần - bởi tiếng Mường cũng như Việt đều có: lé loi (M) = lẻ loi (đơn chiếc) (V). Như vậy sẽ không có gì vượt đến ngoại lệ, khi ‘lé loi’ mang nghĩa ‘cô đơn’, ‘đơn chiếc’, trong tiếng Mường cũng sẽ mang nghĩa ‘gẫy’ (tay / chân) {lé // lọi}. Bởi tiếng Mường Hoà Bình không có dấu nặng cho nên tiếng (Kinh) Việt có thể sẽ biến ‘loi’ thành ‘lọi’ để phân biệt với ‘lẻ loi’, mặc dù cả hai trong tiếng Mường đều là [lé loi]. Âm giống nhất trực tiếp là [Lov] trong tiếng Hmong, với [v] chỉ thinh vừa vừa rồi cất lên, giống kiểu thinh ‘hỏi’ hay ‘ngã’, mang nghĩa ‘bẻ / gẫy’. Một từ ‘Nôm’ khác khá gần ‘Lọi’ chính là ‘lìa’ 裂 có phát âm quan-thoại [lie] và Nam Mân-Việt là [liat]. ‘Lìa’ ưa ‘cận vị’ với ‘gãy’: ‘gãy lìa’.
Mệ = bà. Ảnh hưởng ‘Thái-Việt’ (Mường): Mễ = mẹ, bà. Mễ dã= bà nội, mẹ chồng. Mễ mỗng= mẹ vợ. Mễ khà= mẹ già, u già, bà, cụ.
Mẹng = miệng. Tiếng Mường => ‘Mẽnh’, cho thấy ‘Mẹng / miệng / mẽnh / mồm’ là những lối phát âm khác nhau theo từng vùng, trước thời quấc-ngữ. ‘Mồm’ => mõm, với Mõm thường dùng cho súc vật: ‘mõm chó’.
Mi = mày. Cũng được dùng tại nhiều nơi ở Việt Nam, và cũng có ghi trong từ điển xưa [14]. (Xem thêm chi tiết ở [4]).
Mo nang = tàu cau. Có ghi trong từ điển Huình Tịnh Của [14]: Mo = cái cốt tàu cau // Mo nang= cái bao trắng gói lấy buồng cau, buồng cau nở ra thì nó phải rụng. Từ dùng để chỉ ‘Cau’ ở tiếng ChRu là [Pơ-Nang], tiếng Mã-Lay là [pin-nang]. Để ý [Pơ-nang] có âm đầu /P/ rất giống /M/ trong ‘Mo-nang’ bởi cả hai (/P/ và /M/) đều là âm môi-môi.
Mô = đâu. Cũng có ghi trong từ điển Paulus Của [14].
Mụ = bà. Có ghi trong từ điển Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 [3]. Tiếng Chăm: [Mu?] nghĩa ‘bà cụ’; [mu?]-[bôy] = bà mụ.
Mui = môi. Hoán chuyển bình thường giữa âm [u] và [ô], trước và sau thời quốc ngữ: [tui] = [tôi]; [thúi] = [thối]; [gong] Hoa => [cung] Việt; [kung fu] => [công phu]; [tùng] = [tòng], v.v.
Mụi = mũi. Hoán chuyển bình thường giữa hai thinh trầm. Thông thường qua lại giữa Mường và Việt. Thỉ ngiễm (M)=> thí nghiệm (V). Pò mũng (M)=> bò mộng.
Nác = nước. [Nác] hay [đác] là những phát âm chỉ ‘nước’ rất phổ biến trong các thứ phương ngữ xưa ở vùng Đông Dương, kể cả tiếng Mường. Từ điển Alexandre de Rhodes [3] ghi ‘Nác’ = ‘nước’. ‘Nác’ mang cùng gốc với [Naahm] tiếng Thái-Lào, và cũng rất có thể ‘Nác’ là kết quả hợp âm: [naahm] T + [dak] M-K. ‘Nác’, ở dạng ‘Đác’ trong các phương ngữ của Môn-Khmer, cũng có liện hệ ‘ví phỏng’ (xem [1]) với ‘đạc’ mang nghĩa ‘chất lỏng đã đặc lại’ => ‘đặc’ [3].
Ngái = xa. Một từ rất phổ biến khắp Trung-Hoa và các vùng đất Mon-Khmer: [xngai], [jngai], [yngai], [xă-ngai], v.v. thuộc Mon-Khmer và Munda. Tiếng Thái là [za] gần với ‘xa’ hơn. Âm [ngái] rất gần với âm [gai] quanthoại và [kai] tiếng Mân Việt (PK) và Hạc Việt (Hẹ), 垓, có mang một nghĩa: ‘Xa’. ‘Ngái’ cũng được ghi trong cả hai quyển từ điển của Alexandre De Rhodes [3] và Huình Tịnh Của [14].
Ni = này // Nớ = Kia. Các thứ tiếng đệm, thường có âm tương đương trong các phương ngữ Hoa. Tiếng Mường: ni = nì = nầy. Tiếng Việt: Nớ ~ Nọ.
Nôỗng = nương. Nổng = chỗ đất cao (Từ điển Lê Ngọc Trụ [23]).
Nương = vườn quanh nhà. Theo [23]: nương = ruộng cao ở núi. Dùng sát với ‘ruộng’, hay thay thế ‘ruộng’: ruộng nương, nương chè, nương dâu. ‘Nôỗng’ và ‘Nương’ rất gần âm với ‘nông’, và ý nghĩa, cách phát âm có thể hoán chuyển với nhau, trước thời quốc-ngữ. Cũng có khi đi đôi với ‘náu’ mang nghĩa: nương tựa, nhờ cậy. Trường hợp này, ‘nương’ gần âm tiếng Hạc (Hẹ): [niong] = nương tựa, và ‘náu’ gần âm tiếng Ngô-Việt: [Nyaz], hay Hạc: [liau].
O = cô. Có trong từ điển của Huình Tịnh Của [14]: Ông chú mụ o = ông chú bà cô. Ngoài ra ‘O’ => o bế = lấy lòng.
O mi; cụ mi; chú mi: Trong trường hợp này, ‘O’ được dùng như một từ đệm cho ‘đại từ’. Xem [4], ta thấy ‘O’ có thể dùng như một đại từ, mang nghĩa ‘tôi / tớ’ - xuất phát từ phương ngữ Quảng Đông. ‘O mi’ rất có khả năng dùng ‘o’ chêm vào ‘mi’ để thêm phần thân mật: ‘Mi của O’ - giống như kiểu ‘chú mầy’, ‘chú mi’.
Ót = gáy (sau cổ). Tiếng Chăm: [takôy] = cổ. Mon-Khmer: [ko] hay [ka] = cổ. Trong nhóm ngữ Mon-Khmer, cũng có rất nhiều thứ tiếng dùng từ mang âm và nghĩa lẫn lộn cho: đầu, óc, và cổ. Kata, Sedang: *[nqo], [ko], [nkoq]; Munda: [oq]; Bahnar, Pacoh: [kơl]; Mường (Khen): [kel]; Sengoi: [kelkeil]; Stieng: [ngun] [8], mang nghĩa: đầu, óc, sọ, cổ, và ‘gáy’ (Sengoi) lẫn lộn nhau. Tiếng Thái cho ‘cổ’ và ‘cổ họng’ là [khaaw], rất gần ‘cổ’. Tiếng Tàu cho ‘cổ’ hay ‘gáy’ là 項 phát âm [hong] theo Hạc và Quảng Đông, khá giống ‘họng’ tiếng Việt. Phát âm Ngô-Việt cho từ này là [hAz] khá gần với ‘ót’. Trong khi phát âm Hán-Nhật là [kou] => cổ. Tự vị Huình Tịnh Của [14] cũng có ghi: Ót= phía sau cổ, ở tại chớn tóc. Từ điển Alexandre de Rhodes [3] lại có ghi: Gấy, sau gấy: Tăóc gấy = Tóc gáy. Bối tăóc sau gấy => búi tóc (cho gọn) ở sau gáy.
Ôông = Ông. Cũng không đặc biệt phương ngữ Quảng Trị. Tiếng Việt thời quốc ngữ chưa hoàn chỉnh, vẫn có lộn xộn ở âm cuối [ôn] và [ông]. Thí dụ: ‘tôn giáo’ trước giữa thế kỷ 20, vẫn còn phát âm tại rất nhiều nơi: ‘tông giáo’ (xin xem quyển ‘Nho Giáo’ của Trần Trọng Kim – đã dùng ‘tông giáo’ từ đầu đến cuối). Rất có thể những nhà cải biến quốc ngữ đã đổi ‘tông’ thành ‘tôn’ bởi âm ‘tôn’ gần với ‘tin’ trong ‘tín ngưỡng’, và ‘cận vị’ với ‘tôn kính’, ‘tôn thờ’ hơn.
Cươi = Sân. Trước hết ‘sân’ là một từ mang gốc Mân Việt (Phúc Kiến): [tsing]. ‘Cươi’ là một thứ từ hiếm có trong những từ điển phương ngữ xa xưa, bởi thời đó, nhà cửa cố định còn không có (đối với đa số), thì nói gì đến sân. Chúng ta chỉ có thể tìm ra những từ có phát âm gần đúng – và loại bớt ảnh hưởng của kí âm quốc ngữ. [Cươi] có thể mang nghĩa ‘cái nền đất’ => ‘cơ’ (xem từ điển Huình Tịnh Của [14]). [Cươi] cũng mang âm gần với ‘Cơi’ mang nghĩa ‘đất cao’ [14]. Hoặc khoảng đất gần ‘Cửa’ hàng rào trước ‘nhà’. ‘Cươi’ do đó có thể mang liên hệ ‘ví phỏng’ với ‘Cửa’ (xem [1] [4]). Gần âm với [ngoue] tiếng Tonga (Đa đảo) mang nghĩa ‘vườn’, hay [kelekele] Tonga, và [qele] Fiji, nghĩa ‘đất’, ‘khoảng đất’. Gần với từ đầu [qab] (đọc [cá]) trong [qab tsib taug] tiếng Hmong chỉ ‘sân’. Cũng gần với [kArug] tiếng Sora (Munda) chỉ ‘sân sau’.
Du = Dâu (vợ con trai). Tiếng Mường, Du = Dâu. Du mỏi = dâu mới cưới. Cho thấy biến chuyển kiểu ‘Chu / Châu’, ‘Tlu / Tlâu (Trâu)’.
Dzầu = *[THầu] = dầu (oil). *[THầu] với [Th] mang âm giống IPA [ð] cho mạo từ ‘The’ {[ðə]} tiếng Anh. Đây có lẽ là vấn đề gút mắt nhất cho âm chữ [D]. Âm chữ [D] cũng như rất nhiều âm khác, như chữ [V], được quốc ngữ đưa ra để thay thế một số các âm gần giống thay đổi theo từng ‘phần-ngữ’ đóng góp tạo nên tiếng Việt và cũng để nhất thống chuyện có nhiều âm vận địa phương khác nhau. Âm quốc ngữ chữ [D], theo thiển ý đã được đề ra thay thế một loạt các thứ âm sau đây:
Âm [Y] theo kiểu quan-thoại và rất nhiều phương ngữ Hoa Nam: Yang Gui Fei => Dương Quý Phi (phát âm theo kiểu Nam). Trong trường hợp này, khi chuyển sang kí âm quốc ngữ, [Y] thỉnh thoảng cũng được viết theo âm [Nh]: [Ya] => Nha (răng). Dức đầu => Nhức đầu. Thời từ điển Alexandre de Rhodes [3] có vẻ quốc-ngữ chưa phân biệt âm [Y] với [Nh]: dè dẹ= nhè nhẹ; dịn = nhịn (dung thứ [3]); yà = nhà; dả ra= nhả ra; dắc cha mẹ= nhắc cha mẹ; dán= nhắn, dúc= túc, ...
Âm [Z] của một số ‘chi-phương-ngữ’ tiếng Hẹ (Hakka, xin tạm gọi nhóm Hạc Việt): Zang Kwui Fi => Dzương Quí Phi (rất giống phát âm Hạc Việt). Trong trường hợp này, [D] cũng đôi khi biến chuyển qua lại với [Gi]: dòng sông => giòng sông. Tiếng Mường: dói => giỏi. Cô dảo => cô giáo.
Âm [Đ] như còn dấu vết trong các thứ tiếng Mường, Tày Nùng, và thường hoán chuyển qua lại với [D]: Đĩa = dĩa (V). Đây = dây (M), giây. Dặng = đứng (T-N). Đảng mõl = dáng người (M). Đãy páo = dạy bảo (M). Từ điển Alexandre de Rhodes cũng cho thấy dấu vết trong tiếng Việt: kín dáo = kín đáo; dắp = đắp (chăn); dạp = đạp (voi đạp); voi đú = voi dữ - tức [Đ ó D].
Âm [T] như trong tiếng Mường: Ta non = da non (M). Con Tê = con dê (M). Tĩa = dĩa = đĩa (M). Tiếng Tày-Nùng: tạy = dạy (học). Rất thường, [T] biến chuyển qua lại với [Đ], bởi cả hai đều thuộc loại ‘tắc âm nứu’ theo kiểu: Teng Hsiao Ping => Deng Xiao Ping: Đặng Tiểu Bình. Mao Tse Tung => Mao Ze Dong: Mao Trạch Đông. Lối dùng [T] là theo phiên âm Wade-Giles, kiểu [Đ] theo pin-yin. Thí dụ khác: Hu Jin Tao => Hồ Cẩm Đào (chủ tịch) => {[T] => [Đ]}.
Thật ra loại bỏ ảnh hưởng kí âm a-b-c, âm đó nằm đâu đó ở giữa [T] và [D]-Tây {tức [Đ]}, theo kí âm cho tiếng Mường: nồi tất = nồi đất; Bừa tẩm bừa tả = vừa đấm vừa đá; tâm rồ = đâm khùng; tầl = đuổi; tèn tó = đèn đỏ. Âm [T] hay [D]-Tây cũng có thể kèm theo [j] như tiếng Miến Điện: [Tj] hay [Dj], cả hai đều có thể tiệm cận với âm quen thuộc [Dz]: con Tjê => con Dê. Miến Điện: [Tje] = tinh-tú (sao). Mường: [tyểnh ni]= đến đây. Myanmar: [Tja] => giá (cả) => Dả (Mường).
Một khi chữ ‘D’ được dùng để kí âm bao-thầu cho một loạt các âm liệt kê ở trên, [D]
trong ‘Dầu’ (oil) có thể tiến sát với âm [đhờ] {tức [ðə]} như trong từ Anh ngữ: ‘the’ hay ‘then’, giống như âm [dh] trong tiếng Myanmar [17] [22]: [dhadì-nè] = carefully, cẩn thận. Dầu = *[THầu]= [ðầu]. Bởi âm [Dh] {tức IPA [ð]} (trong ‘The’) là thứ ‘sát âm răng’ khá gần với ‘tắc âm nướu’, như [Đ] và [T].
Ghi chú thêm: Ngay trong đánh vần chữ Nôm, ta cũng thấy biến chuyển qua lại giữa các âm [T], [D] và [Đ]. Thí dụ: Da = Bì+Đa (D => Đ); Dãi = Tâm+Trãi {D => T} (dãi nắng dầm mưa) [21].
Đao = dao. Xin xem ‘Dầu’ phía trên, và để ý âm tiếng Quan Thoại: [dao] (đao), tương ứng với Hạc Việt (Hẹ / Hakka): [tau], [D] <=> [T].
Đàng = đường. Không hẳn là một thứ âm đặc thù Quảng Trị. Mường gọi [tàng] (tàng tất = đường đất). ‘Đàng’ hay ‘đường’ có cùng gốc với từ Quảng Đông [dung]衕, mang nghĩa ‘ngõ đi’. ‘Đường sá’ đàng hoàng người Hoa gọi ‘đạo’ 道, người Thái và một lô các tiếng gốc Mon-Khmer (kể cả Chăm) và Đa đảo thường thiên về các âm vị mang âm [sá] (trong ‘đường sá’): [saawk] (Thái), [zalan], [kh(r)a] (Mon-Khmer) [8] [19], [salan] (Chăm, Đa đảo) [8] [20]. ‘Đàng’ và ‘đường’ biến chuyển qua lại với nhau, nằm trong một quy luật giữa các phương ngữ Hoa-Nam: [a] <=> [eu] hay [ươ] Việt. Thí dụ: [Yang] quanthoại => [Yeung] QuảngĐông => [Dương] Việt. [Liang] => [leung] => [lượng] / [lạng].
Đặng = được. Xuất phát từ tiếng Tàu. ‘Đặng’ và ‘được’ là lối đọc tiếng Việt (Bách Việt) của hai từ Hoa khác nhau: 打 [deng] Quanthoại {đặng}, và 得 [tiet] Hẹ, [dak] QĐ {đạt}, và [tâ?] Ngô-Việt (tức Chiết-Giang/Thượng Hải).
Đụa = đũa. Biến chuyển dấu ngã sang nặng rất thường xảy ra giữa tiếng Mường và Việt, một phần tiếng Mường (Hoà Bình) không có dấu nặng. Phần khác, trước thời quốc-ngữ phát triển, các thinh thường biến chuyển theo làng xóm, và địa phương. Thí dụ thêm: Lộ = Lỗ (mũi). Thường thường, xin nhấn mạnh ‘thường thường’, thinh trầm theo trầm (ngã ~ biến qua lại với ‘nặng’ hay ‘huyền’), bổng theo bổng. Từ điển Alexandre de Rhodes như trích dẫn nhiều nơi ở trên cho thấy biến chuyển có vẻ lộn xộn hơn.
Eng = Anh. Tiếng Mường: Enh = anh. Tiếng Hàn (Korean) tương đương với ‘huynh’ chính là [hyEng], đọc nhanh có thể rất giống [Eng].
An = Ăn. Giống tiếng Thavung thuộc khối Mon-Khmer: [?an]. Tiếng Nam-Mân-Việt (Minnan – Phúc Kiến) phát âm cho từ ‘dùng’ (ăn) là [Eng].
Giôông = chồng. ‘Chồng’ mang phát âm giống tiếng Hạc-Việt [chong] tương đương với [trượng] trong ‘trượng phu’. Âm [Gi] trong [Giồông] tương đương ‘qua lại’ với [Ch] là một đặc điểm tiếng Mường {xem ‘Giường / chờng’ phía trên}.
Giôông = giông. Không ngoài việc cho biết lối phát âm phân biệt âm cuối [n] và [ng] chỉ là đặc điểm một phương ngữ chủ lực vùng kẻ Chợ của tiếng Việt. Rất có thể mang ảnh hưởng tiếng Mân Việt (nhà Trần). Tương tự: Hoọc = Học // Khôông = Không.
Hè = nhỉ. Không là một ngoại lệ đặc biệt. Từ đệm cuối câu thường thay đổi giữa các phương ngữ với nhau. Hè = hỉ = nhé = nhỉ = hả = chớ = chi = à = v.v. Tiếng Hoa có thể có trên 30 từ đệm khác nhau.
Lả = Lửa. Tiếng Mường (Hoà Bình) cho ‘lửa’ là ‘cúi’. ‘Ví phỏng trường’ [1] của ‘cúi’ (lửa) hoán chuyển sinh ra ‘cúi’ mang nghĩa ‘củi’ (cây dùng để đốt lửa) [30]. Một ‘chi phương ngữ’ Mường khác có thể phát âm ‘lửa’ như ‘lá’ hay ‘lả’, bởi các dấu ấn của âm tương đương [a] <=> [ưa] như sau: [Khã] (M) => ‘Sữa’ (milk) (V). Tha thỉa (M) => Rưa rứa. Rạ = Rựa {xem [18]}. Do đó, âm [A] (M) => [Ưa] (V) ==> Lả = lửa. {‘Lả’ => Lửa, mang ảnh hưởng tiếng Mường}.
Lịp = nón lá. Có ghi đầy đủ trong tự điển Huình Tịnh Của [14]: nón. Tiếng Hạc Việt (Hẹ) phát âm y hệt [lip] cho chữ 笠, tượng hình chữ ‘Trúc / tre’ (chỉ lá tre) viết chồng lên âm ‘lập’. Phát âm theo kiểu Quảng Đông của ‘lịp’ là [lap].
Ló = lúa. Tiếng Mường: Lõ = lúa. Lõ cảo = lúa gạo; lõ đếp = lúa nếp. Giữa Mường và Kinh, âm dấu sắc ưa biến chuyển qua lại với dấu hỏi. Nhưng trường hợp này cho thấy phân loại ‘hỏi / ngã’ trong tiếng Việt có vẻ rất nhân tạo. Thí dụ khác: chũng thôi (M) = chúng tôi; so với: chủng enh (M) = các anh.
Lọi = gãy (chân). Cũng là kiểu nói nhiều nơi khác. Tiếng Mường: lé= gẫy; lé chân= gẫy chân. Đây là một thứ âm sinh ra theo kiểu ‘cận vị’ – ‘lẻ (lé)’ và ‘loi’ ưa đứng gần - bởi tiếng Mường cũng như Việt đều có: lé loi (M) = lẻ loi (đơn chiếc) (V). Như vậy sẽ không có gì vượt đến ngoại lệ, khi ‘lé loi’ mang nghĩa ‘cô đơn’, ‘đơn chiếc’, trong tiếng Mường cũng sẽ mang nghĩa ‘gẫy’ (tay / chân) {lé // lọi}. Bởi tiếng Mường Hoà Bình không có dấu nặng cho nên tiếng (Kinh) Việt có thể sẽ biến ‘loi’ thành ‘lọi’ để phân biệt với ‘lẻ loi’, mặc dù cả hai trong tiếng Mường đều là [lé loi]. Âm giống nhất trực tiếp là [Lov] trong tiếng Hmong, với [v] chỉ thinh vừa vừa rồi cất lên, giống kiểu thinh ‘hỏi’ hay ‘ngã’, mang nghĩa ‘bẻ / gẫy’. Một từ ‘Nôm’ khác khá gần ‘Lọi’ chính là ‘lìa’ 裂 có phát âm quan-thoại [lie] và Nam Mân-Việt là [liat]. ‘Lìa’ ưa ‘cận vị’ với ‘gãy’: ‘gãy lìa’.
Mệ = bà. Ảnh hưởng ‘Thái-Việt’ (Mường): Mễ = mẹ, bà. Mễ dã= bà nội, mẹ chồng. Mễ mỗng= mẹ vợ. Mễ khà= mẹ già, u già, bà, cụ.
Mẹng = miệng. Tiếng Mường => ‘Mẽnh’, cho thấy ‘Mẹng / miệng / mẽnh / mồm’ là những lối phát âm khác nhau theo từng vùng, trước thời quấc-ngữ. ‘Mồm’ => mõm, với Mõm thường dùng cho súc vật: ‘mõm chó’.
Mi = mày. Cũng được dùng tại nhiều nơi ở Việt Nam, và cũng có ghi trong từ điển xưa [14]. (Xem thêm chi tiết ở [4]).
Mo nang = tàu cau. Có ghi trong từ điển Huình Tịnh Của [14]: Mo = cái cốt tàu cau // Mo nang= cái bao trắng gói lấy buồng cau, buồng cau nở ra thì nó phải rụng. Từ dùng để chỉ ‘Cau’ ở tiếng ChRu là [Pơ-Nang], tiếng Mã-Lay là [pin-nang]. Để ý [Pơ-nang] có âm đầu /P/ rất giống /M/ trong ‘Mo-nang’ bởi cả hai (/P/ và /M/) đều là âm môi-môi.
Mô = đâu. Cũng có ghi trong từ điển Paulus Của [14].
Mụ = bà. Có ghi trong từ điển Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 [3]. Tiếng Chăm: [Mu?] nghĩa ‘bà cụ’; [mu?]-[bôy] = bà mụ.
Mui = môi. Hoán chuyển bình thường giữa âm [u] và [ô], trước và sau thời quốc ngữ: [tui] = [tôi]; [thúi] = [thối]; [gong] Hoa => [cung] Việt; [kung fu] => [công phu]; [tùng] = [tòng], v.v.
Mụi = mũi. Hoán chuyển bình thường giữa hai thinh trầm. Thông thường qua lại giữa Mường và Việt. Thỉ ngiễm (M)=> thí nghiệm (V). Pò mũng (M)=> bò mộng.
Nác = nước. [Nác] hay [đác] là những phát âm chỉ ‘nước’ rất phổ biến trong các thứ phương ngữ xưa ở vùng Đông Dương, kể cả tiếng Mường. Từ điển Alexandre de Rhodes [3] ghi ‘Nác’ = ‘nước’. ‘Nác’ mang cùng gốc với [Naahm] tiếng Thái-Lào, và cũng rất có thể ‘Nác’ là kết quả hợp âm: [naahm] T + [dak] M-K. ‘Nác’, ở dạng ‘Đác’ trong các phương ngữ của Môn-Khmer, cũng có liện hệ ‘ví phỏng’ (xem [1]) với ‘đạc’ mang nghĩa ‘chất lỏng đã đặc lại’ => ‘đặc’ [3].
Ngái = xa. Một từ rất phổ biến khắp Trung-Hoa và các vùng đất Mon-Khmer: [xngai], [jngai], [yngai], [xă-ngai], v.v. thuộc Mon-Khmer và Munda. Tiếng Thái là [za] gần với ‘xa’ hơn. Âm [ngái] rất gần với âm [gai] quanthoại và [kai] tiếng Mân Việt (PK) và Hạc Việt (Hẹ), 垓, có mang một nghĩa: ‘Xa’. ‘Ngái’ cũng được ghi trong cả hai quyển từ điển của Alexandre De Rhodes [3] và Huình Tịnh Của [14].
Ni = này // Nớ = Kia. Các thứ tiếng đệm, thường có âm tương đương trong các phương ngữ Hoa. Tiếng Mường: ni = nì = nầy. Tiếng Việt: Nớ ~ Nọ.
Nôỗng = nương. Nổng = chỗ đất cao (Từ điển Lê Ngọc Trụ [23]).
Nương = vườn quanh nhà. Theo [23]: nương = ruộng cao ở núi. Dùng sát với ‘ruộng’, hay thay thế ‘ruộng’: ruộng nương, nương chè, nương dâu. ‘Nôỗng’ và ‘Nương’ rất gần âm với ‘nông’, và ý nghĩa, cách phát âm có thể hoán chuyển với nhau, trước thời quốc-ngữ. Cũng có khi đi đôi với ‘náu’ mang nghĩa: nương tựa, nhờ cậy. Trường hợp này, ‘nương’ gần âm tiếng Hạc (Hẹ): [niong] = nương tựa, và ‘náu’ gần âm tiếng Ngô-Việt: [Nyaz], hay Hạc: [liau].
O = cô. Có trong từ điển của Huình Tịnh Của [14]: Ông chú mụ o = ông chú bà cô. Ngoài ra ‘O’ => o bế = lấy lòng.
O mi; cụ mi; chú mi: Trong trường hợp này, ‘O’ được dùng như một từ đệm cho ‘đại từ’. Xem [4], ta thấy ‘O’ có thể dùng như một đại từ, mang nghĩa ‘tôi / tớ’ - xuất phát từ phương ngữ Quảng Đông. ‘O mi’ rất có khả năng dùng ‘o’ chêm vào ‘mi’ để thêm phần thân mật: ‘Mi của O’ - giống như kiểu ‘chú mầy’, ‘chú mi’.
Ót = gáy (sau cổ). Tiếng Chăm: [takôy] = cổ. Mon-Khmer: [ko] hay [ka] = cổ. Trong nhóm ngữ Mon-Khmer, cũng có rất nhiều thứ tiếng dùng từ mang âm và nghĩa lẫn lộn cho: đầu, óc, và cổ. Kata, Sedang: *[nqo], [ko], [nkoq]; Munda: [oq]; Bahnar, Pacoh: [kơl]; Mường (Khen): [kel]; Sengoi: [kelkeil]; Stieng: [ngun] [8], mang nghĩa: đầu, óc, sọ, cổ, và ‘gáy’ (Sengoi) lẫn lộn nhau. Tiếng Thái cho ‘cổ’ và ‘cổ họng’ là [khaaw], rất gần ‘cổ’. Tiếng Tàu cho ‘cổ’ hay ‘gáy’ là 項 phát âm [hong] theo Hạc và Quảng Đông, khá giống ‘họng’ tiếng Việt. Phát âm Ngô-Việt cho từ này là [hAz] khá gần với ‘ót’. Trong khi phát âm Hán-Nhật là [kou] => cổ. Tự vị Huình Tịnh Của [14] cũng có ghi: Ót= phía sau cổ, ở tại chớn tóc. Từ điển Alexandre de Rhodes [3] lại có ghi: Gấy, sau gấy: Tăóc gấy = Tóc gáy. Bối tăóc sau gấy => búi tóc (cho gọn) ở sau gáy.
Ôông = Ông. Cũng không đặc biệt phương ngữ Quảng Trị. Tiếng Việt thời quốc ngữ chưa hoàn chỉnh, vẫn có lộn xộn ở âm cuối [ôn] và [ông]. Thí dụ: ‘tôn giáo’ trước giữa thế kỷ 20, vẫn còn phát âm tại rất nhiều nơi: ‘tông giáo’ (xin xem quyển ‘Nho Giáo’ của Trần Trọng Kim – đã dùng ‘tông giáo’ từ đầu đến cuối). Rất có thể những nhà cải biến quốc ngữ đã đổi ‘tông’ thành ‘tôn’ bởi âm ‘tôn’ gần với ‘tin’ trong ‘tín ngưỡng’, và ‘cận vị’ với ‘tôn kính’, ‘tôn thờ’ hơn.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét