Để đưọc gọi là người Quảng Trị, xét ra tôi không thuộc diện nào cả. Đang tính quẩy gánh qua Truông nhà Hồ để vào Quảng Trị tá túc lâu dài, bỗng dưng nửa đàng rớt thúng. Bạn thử nghĩ có ai quẩy gánh mà chỉ có một đầu ? Thành ra nói về Quảng Trị, tôi là kẻ đứng bên lề. Nghe nhiều hơn biết. Nếu người Quảng Trị có những điểm nổi bật, theo tôi nghe, thì khẩu lệnh sau đây trở thành như bất biến. Ấy là: ‘’Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe’’.
Đặc tính nầy xét ra rất chí lý đối với một tập thể vốn không phải là cư dân cố cựu trên vùng đất phiá Nam dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang). Cũng như Quảng Bình, người Quảng Trị có nguồn gốc lâu đời ở miền Bắc Việt Nam, nghĩa là từ phía Bắc đèo Ngang trở ra tới biên giới Trung Hoa. Có lẽ đã có nhiều cuộc di dân về miền Nam. Nhưng khi hai châu Ô, Lý (cũng gọi là Rí) của Chiêm Thành chính thức trở thành hai châu Hóa, Thuận của Đại Việt sau cuộc tình đổi chác giữa công chúa Huyền Trân với Chiêm Vương Chế Mân vào năm 1306, thì đã có nhiều tộc hệ đến lập cư trên vùng đất mới. Họ khác nhau về tộc hệ, nhưng có chung một mẫu số là Đại Việt. Hơn thế nữa, họ có chung một lý tưởng là tạo cơ nghiệp trên vùng đất mới, đảm nhận vai trò xung yếu: Tiến Công, Phát Triển và Ổn Định trong sứ mệnh lịch sử Nam Tiến của dân tộc. Mỗi tộc hệ là những đơn vị cư dân. Chính họ phải chứng tỏ khả năng tiêu biểu của mình trong cộng đồng xã hội mới. Tính tự trọng được coi như mẫu mực, làm nền tảng cho nấc thang gía trị. Phân biệt chân giả cũng do đó mà phát sinh. Không cá nhân nào có thể nói thay cho tộc hệ của mình nếu không phải là vị tộc trưởng được cả tộc tôn kính và tín nhiệm. Câu nói ‘’Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe’’, tôi nghĩ có lẽ đã ra đời trong một hoàn cảnh như vậy.
Bạn có thể nhận ra trong việc bố trí cư dân dựa trên tộc hệ ở Quảng Trị. Có lẽ không có nơi nào khác, tên mỗi tộc hệ đã dược dùng nhiều để đặt thành địa danh như ở Quảng Trị. Là người địa phương, chắc chắn bạn sẽ kể ra hàng chục địa danh bắt đầu bằng tên họ (last name) cọng thêm chữ Xá. Xá là Nhà. Chẳng hạn như: Mai Xá, Ngô Xá, Hoàng Xá, Dương Xá, Võ Xá...Điều đáng nói là mỗi Xá như vậy phải có cái gì để tự hào. Tất nhiên phải là cái Biết có giá trị. Nếu chưa Biết thì phải dựa cột Xá mà nghe vị tộc trưởng dạy dỗ, bảo ban. Xét ra không đơn giản. Cái khó của người Quảng Trị nằm ở chỗ đó. Nhưng là một cái khó làm nên nét tự hào đặc biệt.
Hạ Cờ và Chấp Lễ, mỗi làng nằm hai bên lằn ranh Quảng Bình và Quảng Trị. Hai địa danh nầy hình như có chung một câu chuyện truyền khẩu lịch sử liên quan đến một vị vua triều Nguyễn ngự giá đi thăm dân cho biết sự tìn. Chỗ dân mang đặc sản tiến lên vua và đuợc nhà vua chấp nhận, sau được gọi tên là Chấp Lễ. Chỗ nhà vua và đoàn xa giá dừng chân nghỉ lại, sau gọi là Hạ Kỳ. Dân dã kêu là Hạ Cờ.
Nếu bạn không phải là người Chấp Lễ thì đừng nên giả giọng Quảng Trị. Tiếng nói Quảng Trị coi vậy mà rất khó bắt chước. Người Phủ Cam giả giọng Quảng Trị sẽ lòi ra cái đuôi Huế, trong khi họ có thể nói tiếng Quảng Nôm như người Quảng Nam. Nói tiếng Sàigòn như người Bến Nghé. Câu‘’chửi cha không bằng pha giọng’’cũng được nguời Quảng Trị sửa lưng thiên hạ nhiều lần. Lý do là bạn gỉa giọng không đúng. Ra chợ Gio Linh, bạn hỏi mua trái khổ qua, thấy trong rỗ của một bà ngồi cạnh hàng rau giữa chợ, nhưng không ai biết bạn nói cái gì. Mướp đắng là tên gọi bình dân ai cũng biết.
Bạn phải tinh tế để thấy cái triết lý bình dân nơi những câu nói vè ở Quảng Trị.
Khoai to vôồng thì tốt cộ,
Đậu ba lá thì bưa un,
Gà mất mạ thì lâu khun
Trai muốn gái thì thậm khổ
Gái muốn trai thì thậm khổ
Trời sinh voi thì sinh cỏ
Trời sinh sông thì sinh đò
Trời sinh giếng thì sinh mo
Trời sinh o thì sinh tui
Tui một mình không đặng
O một mình không đặng
Gíó ngoài biển hắn cuốn vô
Mây trên trời hắn cuốn lại
O với tui cùng cuốn lại
Tui với o cùng cuốn lại
Hai đứa mình cùng cuốn lại.
Người ta nói giọng Quảng Trị nặng. Tôi nghĩ cái nặng ấy có lý do chính đáng của nó. Điểm nặng bao giờ cũng ở trung tâm (Center of Gravity). Và hình như cái gì càng xuôi về phía Nam (Đèo Ngang) thì rất khác với cái gì đang có ở phiá Bắc. Đó là sức ép. Nếu không có sức ép ấy thì châu Ô, Châu Lý vẫn mãi mãi là của Chiêm Thành. Thiếu một sức ép bền bỉ thì vùng đất từ Hoành Sơn vào tới mũi Cà Mâu ngày nay vẫn mãi mãi là của Lâm Ấp, Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp.
Nói như vậy, không có nghĩa là tổ tiên chúng ta qúa hiếu chiến. Đã có lúc, tổ tiên chúng ta chọn Ái Tử là chỗ dừng chân để an cư lập nghiệp trên vùng đất vốn là qùa cưới của vua Chiêm dâng lên nhà Trần. Những địa danh bắt đầu bằng chữ An có rất nhiều ở Quảng Trị, bên cạnh những địa danh sót lại của người bản xứ Chiêm Thành như Cùa, Trấm, Sòng, Sãi nói lên một ý nghĩa lịch sử khá lý thú trong chủ trương cùng sinh tồn của tiền nhân chúng ta. Khi nói về An Cư, An Lộng, An Thái, An Lợi, An Toàn...tự nhiên bạn có một ý niệm hòa bình nơi người dân Quảng Trị. Đáng ra, phía nam Quảng Bình, phải là Quảng An. Nhưng Trị cũng có nghĩa là giữ gìn sự yên ổn. Chưa ai nói lên cái ý nghĩa tiềm tàng nơi những địa danh như vậy…
(…)
Hãy trở lại với từng mãnh đất thân yêu của Quảng Trị chúng ta. Tôi có nhắc bạn về mấy địa danh độc chiếc ở Quảng Trị đó là Trấm, Cùa, Sòng, Sãi...Cũng vậy, ở Thừa Thiên, bạn thấy có Sịa, Sình, Sam, Truồi, Trẹm, Huế...Chắc bạn đã thấy hai tác gỉa Nguyễn Châu và Đoàn Văn Thông, khi thực hiện cuốn Ngàn Năm Xứ Huế (Thương Huế xuất bản, năm 1993) trong Chương Điạ Danh Huế, từ trang 139 đến 156, đã dùng các tài liệu của các giáo sĩ truyền giáo (1653), các nhà thương buôn Tây phương (1823) và cả tài liệu của Phan Khoang trong Việt Sử Xứ Đàng Trong (1967) để đi đến một khẳng định rằng Huế do Hóa (trong Thuận Hóa) mà viết trại ra. Rõ ràng hơn, hai tác gỉa nói ở trang 156 : Huế xuất xứ từ chữ Hóa.
Đây là một vấn đề địa lý văn hóa có liên quan đến Quảng Trị, đặc biệt là chợ Sãi ở gần làng Cổ Thành, Quảng Trị.
Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có lẽ là người đầu tiên nhắc đến địa danh Huế. Trong bài văn nôm có nhan đề là Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, nhà vua đã viết: ‘Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bị hồ tiêu. Thao Lào, thóc Huế, Thuyền tám tầm chở đã vạy then’’. (Thơ văn Lê Thánh Tông, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nhà xb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1981, tr 134). [Thao là một sản phẩm dệt từ tơ tằm; Tầm là đơn vị do chiều dài khoảng 3 mét; vạy then là làm cong cái chốt của khoang thuyền do chở qúa nặng. CT của người viết ].
Với 38 năm làm vua, Lê Thánh Tông (trị vì từ 1460-1497) đã có lần đến Hóa châu, Thuận Châu, Quảng Nam và một lần vào tận Phú Yên.
Cũng nên biết rằng, trước khi Nguyễn Hoàng vào giữ chức trấn thủ Thuận Hóa năm Mậu Ngọ, 1558, thì vùng đất nầy đã được tổ chức cai trị theo chế độ chính trị của nhà Trần từ năm 1307. Quan ngự sử Đoàn Nhữ Hài đã thừa lệnh vua Trần Anh Tông (1293-1314) đặt các quan lại để củng cố an ninh vùng Ô châu ác địa, không phải ác vì đất hiểm cho bằng vì phải đối phó thường xuyên với người Chiêm lúc nào cũng tìm cách giành lại vùng đất đã mất. Châu Hóa, châu Thuận xưa, nay là đất Triệu Phong, Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị, đất các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Cũng vậy, vào năm 1554, đang khi phân tranh với Lê-Trịnh và nội bộ nhà Mạc còn xâu xé, vì Phạm Tử Nghi muốn tôn Mạc Chính Trung lên ngôi, vua Mạc là Mạc Phúc Nguyên (1546-1561) vẫn cử Phạm Khắc Khoan vào làm Tham tướng dinh Thuận Hóa. Theo Ô Châu Cận Lục của quan Thượng thư Dương Văn An (nhuận sắc và xuất bản năm Ất mão,1555) thì Triệu Phong non sông kỳ tú, ruộng đất mở mang, dân cư đông đúc, thực là nơi đô hội lớn của một phương. Cảnh tượng tươi vui, phong vật qúi giá không còn đâu hơn nữa.
Đàng khác, một bản văn nôm vừa mới được phát hiện trong năm 1999 tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên cách đây 546 năm (tức năm 1453 dưới triều vua Lê Nhân Tông,1443-1450)nói về một cuộc chia đất cho dân canh tác, có nguyên văn như sau: Huyện quan chấp nhận cho họ đến canh khẩn ruộng tại xứ Đông. Mà nê Đông Tây tứ phía tổng cọng hơn một trăm mẫu. Phê duyệt cho Lê Cạnh, Đoàn Túy, Lê Văn Quế cùng với Phan Chó Con được khai khẩn thành thục, nộp thuế theo như lệ định (Theo Nguyễn Thế, Phát hiện văn bản Hán Nôm cổ cách đây 546 năm tại Phong Điền (Thừa Thiên-Huế). Nghiên Cứu Lịch sử số 3 (304),1999, tr 79-86 ). Một vùng đất trù phú như vậy hẳn là nơi đã sản xuất lúa gạo (thóc) nổi tiếng vào thời nhà Lê. Một vùng đất tốt tươi như vậy mà chịu mất đi, người Chiêm làm sao không đau xót và cố gắng tìm mọi cách để giành lại. Chính vì vậy mà năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã mở cuộc chinh phạt, đuổi người Chiêm về phía nam núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) tỉnh Phú Yên ngày nay.
Nhân cuộc viễn chinh nầy, nhà vua đã dừng chân ở cửa biển Tư Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, viết bài thơ Tư Dung Hải Môn Lữ Thứ, có bản dịch như sau :
Thuyền lầu khua trống đến Ô long
Bách nhị quan hà đây yếu xung
Giáp bãi núi cao xanh ngăn ngắt
Tiếp trời sóng vổ biển trùng trùng
Triều xưa sự nghiệp còn di tích
Nước Việt dư đồ nhân cựu phong
Lương bể chẳng từ gì cáu bẩn
Sông ngòi đâu cũng hướng về đông
Bài thơ nầy đuợc trích ra từ tập Minh Lương Cẩm Tú, gồm các sáng tác của nhà vua trong các năm 1470, 1471 Rõ ràng, thuyền tám tầm và thuyền lầu là những phương tiện hải hành thông dụng trong thời đó. Chắc chắn loại thuyền nầy đã nối Chợ Sãi với Huế, khi biết rằng sau năm 1307, vua Trần là Trần Anh Tông chính thức thâu nhận hai châu Ô, Lý và cải danh là châu Hóa và châu Thuận, và sai tướng Đoàn Nhữ Hài thiết lập guồng máy cai trị ở đó. Trong mô hình giao thương và kinh tế thời bấy giờ, hàng từ Lào sang Đại Việt không có con đường nào khác là qua Khe Sanh, Hướng Hóa, xuống Cam Lộ, qui tụ tại chợ Sòng ở làng Kim Đâu rồi theo sông Hiếu vào Thạch Hãn để lên bến chợ Sãi. Nguồn hàng từ Bắc vào Cửa Việt; nguồn hàng từ Ba Lòng qua Trấm đổ xuống đều do đường sông mà đến Chợ Sãi. Có lẽ Huế thời Đoàn Nhữ Hài chưa mấy ai biết đến, nhưng đến thời Lê Thánh Tông đã có Huế của Bao Vinh. Đến lúc thủy lộ chợ Sãi - Phá Tam Giang vào Thuận An thì Huế của Bao Vinh đã trở thành một chợ Sãi ở châu Thuận. Thao Lào, thóc Huế đã có mặt trên châu Hóa, châu Thuận, Thừa Tuyên Quảng Nam và khắp mọi miền đất nước của Đại Việt.
Phải chăng câu văn của vua Lê Thánh Tông đã có một căn bản địa lý lịch sử. Vậy thì tại sao cứ phải gọi Huế là do Hóa trong Thuận Hóa nói trại ra. Chẳng lẽ một nhà văn, một nhà thơ nổi tiếng như vua Lê Thánh Tông không đủ cho chúng ta tin, để cứ phải tin vào văn liệu các nhà ký sự Tây phương viết ra sau đó 156 năm ? Vua Lê Thánh Tông đã viết thao Lào (thao xứ Lào), thóc Huế (thóc xứ Huế) y như ngày nay chúng ta nói Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận vậy. Chắc chắn nhà vua đã không lầm khi đặt địa danh Huế và Lào bên cạnh nhau để làm tỉ đối các sản phẩm tiêu biểu của của hai xứ Đại Việt và Ai Lao.
Một địa danh bao giờ cũng có mốc thời gian tương đối của nó. Thành Quảng Trị, cũng gọi là thành Đinh Công Tráng, không nằm trên địa thế làng Cổ Thành. Thế nhưng trong cuộc chiến năm 1972, nhiều người cứ lầm tưởng Cổ Thành chính là thành Quảng Trị trong đó có Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Quảng Trị trấn đóng. Làng Cổ Thành có tuổi thọ cao hơn, nằm xa thành Quảng Trị hơn một cây số về hướng đông, trên một vùng đất gần chợ Sãi, nơi đây có dấu tích một thành trì được thiết lập từ xa xưa, ít ra trước thời Nguyễn Hoàng đến đóng quân ở Aí Tử năm Mậu Ngọ, 1558. Riêng các làng có tên như Trung Kiên, Hữu Kiên, Tả Kiên, Tiền Kiên, Hậu Kiên chắc chắn phải khai sinh sau năm 1558, vì những địa danh nầy chính là tên các đơn vị quân sự của chúa Nguyễn, sau đó đổi thành tên làng xã của cư dân, mà đa phần là gia đình của quân binh từ Thanh Hóa, Nghệ An đã theo Nguyễn Hoàng vào Nam.
Cũng vậy, phải nói địa danh Huế có trước khi Vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497. Xóa khai sinh của một địa danh khi chưa cố gắng tìm ra chứng liệu khả tin trong kho tàng lịch sử dân tộc; nhận những dòng ký sự Tây phương như chứng liệu duy nhất, đó là một việc làm thiếu thận trọng. Dầu sao, về điểm nầy rất cần ý kiến của các bậc thức gỉa quan tâm đến văn hóa và lịch sử của một địa phương.
Tôi có một người bạn quê ở Quảng Trị. Tên là Ngô Ngọc Ch. Anh nói anh là con cháu họ Mạc. Lúc đầu tôi không tin. Nhưng đọc lại lịch sử thấy có mấy lần, họ của một dòng tộc phải thay đổi. Chẳng hạn, năm 1232, Trần Thủ Độ đã buộc họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn. Năm 1435, vua Lê Thái Tông (trị vì 1434-1442) vì có mẹ mang tên Phạm Thị Ngọc Trần, nên nhà vua ra lệnh ai mang họ Trần phải cải thành họ Trình. Họ Mạc, năm 1594, theo lời trăn trối của tướng Mạc Ngọc Liễn nói với vua Mạc Kính Cung: ‘’Họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Còn như dân ta là người vô tội sao lại nỡ để cho dân mắc vào vòng mũi tên hòn đạn lâu mãi như vậy! Chúng ta nên lánh ở nước khác, cốt phải cẩn thận giữ gìn, đừng lại cố sức chiến đấu với họ nữa. Lại dứt khoát chớ có đón rước người Minh kéo sang nước ta để đến nỗi dân ta phải lầm than khốn khổ...’’
Họ Mạc từ đó không đánh nhau với họ Lê nữa mà cải danh thành nhiều họ khác. Một số người còn muốn giữ lại chút liên hệ với tổ tiên nên đã giữ lại chữ lót như trong dòng họ Nguyễn Đăng. Trường hợp bạn tôi Ngô Ngọc, có phải đã giữ lại chữ Ngọc để nhớ Mạc Ngọc không ? Có người họ Mạc đổi cả họ lẫn chữ lót đó là con trai Mạc Cảnh Huống (em vua Hiến Tông Mạc Phúc Hải) vào Nam theo giúp Nguyễn Hoàng, tên là Mạc Cảnh Vinh, cải theo họ Nguyễn trở thành Nguyễn Hữu Vinh. Tất nhiên Nguyễn Hữu chỉ là một chi của họ Mạc (Theo Trần Gia Phụng, Những Câu Chuyện Việt Sử, Tập 2, Toronto, Canada, 1999, tr 121).
Theo một truyền thuyết, họ Đỗ, họ Thái cũng là con cháu họ Mạc, do muốn giấu kín tông tích mà cải ra như vậy. Có trường hợp họ Trần không đổi thành họ Trình mà đổi thành họ Bùi, vì chữ Bùi do chữ PHI và chữ Y ghép lại, nghĩa là KHÔNG ÁO. Không áo tức Ở TRẦN. Không hiểu họ Bùi ở làng An Lộng có nằm trong trường hợp nầy không? Hình như ở An Lộng họ Bùi và họ Trần chiếm đa số dân cư trong làng ?
Chuyện họ Cao do vụ án Cao Bá Quát mà cải họ là Kiều...và hẳn còn nhiều trường hợp đổi họ khác kỳ bí hơn nữa, mà sử sách chưa thấy nói tới.
Tướng nhà Mạc là Lập Bạo tính chuyện lập công, nên đầu mùa thu năm Nhâm Thân, 1572, đã kéo binh thuyền hơn 60 chiếc theo đường Hồ Xá đến đóng quân ở chùa Thanh Tương, xã Lãng Uyển, phủ Triệu Phong, toan mở cuộc tấn công đè bẹp đạo quân chúa Nguyễn ở Aí Tử. Đang phân vân chưa biết phải đương cự ra sao thì trong hàng tì thiếp có một mỹ nữ nhan sắc tên là Ngô Thị Ngọc Lâm, tình nguyện thực hiện kế mỹ nhân giúp chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Lập Bạo và cả đoàn tùy tùng lọt ổ phục kích do Ngô Thị Ngọc Lâm dàn cảnh trên bờ sông Aí Tử. Lập Bạo bị bắn chết khi cố bơi theo chiếc thuyền đã ra giữa dòng. Hàng ngũ rối loạn, thuyền đắm, người chết kín một khúc sông. Số còn lại đầu hàng. Nguyễn Hoàng cấp đất ở Cồn Tiên, lập thành 36 phường, cho sinh sống ở đó. Con cháu họ Mạc kể ra không ít trong số dân cư về sống ở đây.
Từ truông nhà Hồ, tôi tản mạn đi về Quảng Trị.
Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.
Kể ra quan Nội Tán kiêm Án Sát Sứ Nguyễn Khoa Đăng, đã thành công trong việc trị được bọn thảo khấu hoành hành ở truông Hồ Xá, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, để hậu thế thấy rõ sự uy dũng của một võ quan, vang lừng thanh thế khắp vùng trấn nhậm chốn sơn phòng heo hút.
Ngày nay truông nhà Hồ [Cái truông ở làng Hồ Xá ] không còn nữa ! Từng doi đất của Phá Tam Giang đã bị xé ra từng mảnh. Nhà cửa, đất thâm canh bị trục ra biển Đông sau trận lũ lụt cuối năm 1999. Chiến tranh, thiên tai dồn dập và sự qui hoạch bừa bãi đã làm mất đi rất nhiều vẻ đẹp thiên nhiên của Quảng Trị ngày xưa.
Grand Prairie, Tháng 10 năm 2000
Đặc tính nầy xét ra rất chí lý đối với một tập thể vốn không phải là cư dân cố cựu trên vùng đất phiá Nam dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang). Cũng như Quảng Bình, người Quảng Trị có nguồn gốc lâu đời ở miền Bắc Việt Nam, nghĩa là từ phía Bắc đèo Ngang trở ra tới biên giới Trung Hoa. Có lẽ đã có nhiều cuộc di dân về miền Nam. Nhưng khi hai châu Ô, Lý (cũng gọi là Rí) của Chiêm Thành chính thức trở thành hai châu Hóa, Thuận của Đại Việt sau cuộc tình đổi chác giữa công chúa Huyền Trân với Chiêm Vương Chế Mân vào năm 1306, thì đã có nhiều tộc hệ đến lập cư trên vùng đất mới. Họ khác nhau về tộc hệ, nhưng có chung một mẫu số là Đại Việt. Hơn thế nữa, họ có chung một lý tưởng là tạo cơ nghiệp trên vùng đất mới, đảm nhận vai trò xung yếu: Tiến Công, Phát Triển và Ổn Định trong sứ mệnh lịch sử Nam Tiến của dân tộc. Mỗi tộc hệ là những đơn vị cư dân. Chính họ phải chứng tỏ khả năng tiêu biểu của mình trong cộng đồng xã hội mới. Tính tự trọng được coi như mẫu mực, làm nền tảng cho nấc thang gía trị. Phân biệt chân giả cũng do đó mà phát sinh. Không cá nhân nào có thể nói thay cho tộc hệ của mình nếu không phải là vị tộc trưởng được cả tộc tôn kính và tín nhiệm. Câu nói ‘’Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe’’, tôi nghĩ có lẽ đã ra đời trong một hoàn cảnh như vậy.
Bạn có thể nhận ra trong việc bố trí cư dân dựa trên tộc hệ ở Quảng Trị. Có lẽ không có nơi nào khác, tên mỗi tộc hệ đã dược dùng nhiều để đặt thành địa danh như ở Quảng Trị. Là người địa phương, chắc chắn bạn sẽ kể ra hàng chục địa danh bắt đầu bằng tên họ (last name) cọng thêm chữ Xá. Xá là Nhà. Chẳng hạn như: Mai Xá, Ngô Xá, Hoàng Xá, Dương Xá, Võ Xá...Điều đáng nói là mỗi Xá như vậy phải có cái gì để tự hào. Tất nhiên phải là cái Biết có giá trị. Nếu chưa Biết thì phải dựa cột Xá mà nghe vị tộc trưởng dạy dỗ, bảo ban. Xét ra không đơn giản. Cái khó của người Quảng Trị nằm ở chỗ đó. Nhưng là một cái khó làm nên nét tự hào đặc biệt.
Hạ Cờ và Chấp Lễ, mỗi làng nằm hai bên lằn ranh Quảng Bình và Quảng Trị. Hai địa danh nầy hình như có chung một câu chuyện truyền khẩu lịch sử liên quan đến một vị vua triều Nguyễn ngự giá đi thăm dân cho biết sự tìn. Chỗ dân mang đặc sản tiến lên vua và đuợc nhà vua chấp nhận, sau được gọi tên là Chấp Lễ. Chỗ nhà vua và đoàn xa giá dừng chân nghỉ lại, sau gọi là Hạ Kỳ. Dân dã kêu là Hạ Cờ.
Nếu bạn không phải là người Chấp Lễ thì đừng nên giả giọng Quảng Trị. Tiếng nói Quảng Trị coi vậy mà rất khó bắt chước. Người Phủ Cam giả giọng Quảng Trị sẽ lòi ra cái đuôi Huế, trong khi họ có thể nói tiếng Quảng Nôm như người Quảng Nam. Nói tiếng Sàigòn như người Bến Nghé. Câu‘’chửi cha không bằng pha giọng’’cũng được nguời Quảng Trị sửa lưng thiên hạ nhiều lần. Lý do là bạn gỉa giọng không đúng. Ra chợ Gio Linh, bạn hỏi mua trái khổ qua, thấy trong rỗ của một bà ngồi cạnh hàng rau giữa chợ, nhưng không ai biết bạn nói cái gì. Mướp đắng là tên gọi bình dân ai cũng biết.
Bạn phải tinh tế để thấy cái triết lý bình dân nơi những câu nói vè ở Quảng Trị.
Khoai to vôồng thì tốt cộ,
Đậu ba lá thì bưa un,
Gà mất mạ thì lâu khun
Trai muốn gái thì thậm khổ
Gái muốn trai thì thậm khổ
Trời sinh voi thì sinh cỏ
Trời sinh sông thì sinh đò
Trời sinh giếng thì sinh mo
Trời sinh o thì sinh tui
Tui một mình không đặng
O một mình không đặng
Gíó ngoài biển hắn cuốn vô
Mây trên trời hắn cuốn lại
O với tui cùng cuốn lại
Tui với o cùng cuốn lại
Hai đứa mình cùng cuốn lại.
Người ta nói giọng Quảng Trị nặng. Tôi nghĩ cái nặng ấy có lý do chính đáng của nó. Điểm nặng bao giờ cũng ở trung tâm (Center of Gravity). Và hình như cái gì càng xuôi về phía Nam (Đèo Ngang) thì rất khác với cái gì đang có ở phiá Bắc. Đó là sức ép. Nếu không có sức ép ấy thì châu Ô, Châu Lý vẫn mãi mãi là của Chiêm Thành. Thiếu một sức ép bền bỉ thì vùng đất từ Hoành Sơn vào tới mũi Cà Mâu ngày nay vẫn mãi mãi là của Lâm Ấp, Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp.
Nói như vậy, không có nghĩa là tổ tiên chúng ta qúa hiếu chiến. Đã có lúc, tổ tiên chúng ta chọn Ái Tử là chỗ dừng chân để an cư lập nghiệp trên vùng đất vốn là qùa cưới của vua Chiêm dâng lên nhà Trần. Những địa danh bắt đầu bằng chữ An có rất nhiều ở Quảng Trị, bên cạnh những địa danh sót lại của người bản xứ Chiêm Thành như Cùa, Trấm, Sòng, Sãi nói lên một ý nghĩa lịch sử khá lý thú trong chủ trương cùng sinh tồn của tiền nhân chúng ta. Khi nói về An Cư, An Lộng, An Thái, An Lợi, An Toàn...tự nhiên bạn có một ý niệm hòa bình nơi người dân Quảng Trị. Đáng ra, phía nam Quảng Bình, phải là Quảng An. Nhưng Trị cũng có nghĩa là giữ gìn sự yên ổn. Chưa ai nói lên cái ý nghĩa tiềm tàng nơi những địa danh như vậy…
(…)
Hãy trở lại với từng mãnh đất thân yêu của Quảng Trị chúng ta. Tôi có nhắc bạn về mấy địa danh độc chiếc ở Quảng Trị đó là Trấm, Cùa, Sòng, Sãi...Cũng vậy, ở Thừa Thiên, bạn thấy có Sịa, Sình, Sam, Truồi, Trẹm, Huế...Chắc bạn đã thấy hai tác gỉa Nguyễn Châu và Đoàn Văn Thông, khi thực hiện cuốn Ngàn Năm Xứ Huế (Thương Huế xuất bản, năm 1993) trong Chương Điạ Danh Huế, từ trang 139 đến 156, đã dùng các tài liệu của các giáo sĩ truyền giáo (1653), các nhà thương buôn Tây phương (1823) và cả tài liệu của Phan Khoang trong Việt Sử Xứ Đàng Trong (1967) để đi đến một khẳng định rằng Huế do Hóa (trong Thuận Hóa) mà viết trại ra. Rõ ràng hơn, hai tác gỉa nói ở trang 156 : Huế xuất xứ từ chữ Hóa.
Đây là một vấn đề địa lý văn hóa có liên quan đến Quảng Trị, đặc biệt là chợ Sãi ở gần làng Cổ Thành, Quảng Trị.
Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) có lẽ là người đầu tiên nhắc đến địa danh Huế. Trong bài văn nôm có nhan đề là Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, nhà vua đã viết: ‘Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bị hồ tiêu. Thao Lào, thóc Huế, Thuyền tám tầm chở đã vạy then’’. (Thơ văn Lê Thánh Tông, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nhà xb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1981, tr 134). [Thao là một sản phẩm dệt từ tơ tằm; Tầm là đơn vị do chiều dài khoảng 3 mét; vạy then là làm cong cái chốt của khoang thuyền do chở qúa nặng. CT của người viết ].
Với 38 năm làm vua, Lê Thánh Tông (trị vì từ 1460-1497) đã có lần đến Hóa châu, Thuận Châu, Quảng Nam và một lần vào tận Phú Yên.
Cũng nên biết rằng, trước khi Nguyễn Hoàng vào giữ chức trấn thủ Thuận Hóa năm Mậu Ngọ, 1558, thì vùng đất nầy đã được tổ chức cai trị theo chế độ chính trị của nhà Trần từ năm 1307. Quan ngự sử Đoàn Nhữ Hài đã thừa lệnh vua Trần Anh Tông (1293-1314) đặt các quan lại để củng cố an ninh vùng Ô châu ác địa, không phải ác vì đất hiểm cho bằng vì phải đối phó thường xuyên với người Chiêm lúc nào cũng tìm cách giành lại vùng đất đã mất. Châu Hóa, châu Thuận xưa, nay là đất Triệu Phong, Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị, đất các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Cũng vậy, vào năm 1554, đang khi phân tranh với Lê-Trịnh và nội bộ nhà Mạc còn xâu xé, vì Phạm Tử Nghi muốn tôn Mạc Chính Trung lên ngôi, vua Mạc là Mạc Phúc Nguyên (1546-1561) vẫn cử Phạm Khắc Khoan vào làm Tham tướng dinh Thuận Hóa. Theo Ô Châu Cận Lục của quan Thượng thư Dương Văn An (nhuận sắc và xuất bản năm Ất mão,1555) thì Triệu Phong non sông kỳ tú, ruộng đất mở mang, dân cư đông đúc, thực là nơi đô hội lớn của một phương. Cảnh tượng tươi vui, phong vật qúi giá không còn đâu hơn nữa.
Đàng khác, một bản văn nôm vừa mới được phát hiện trong năm 1999 tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên cách đây 546 năm (tức năm 1453 dưới triều vua Lê Nhân Tông,1443-1450)nói về một cuộc chia đất cho dân canh tác, có nguyên văn như sau: Huyện quan chấp nhận cho họ đến canh khẩn ruộng tại xứ Đông. Mà nê Đông Tây tứ phía tổng cọng hơn một trăm mẫu. Phê duyệt cho Lê Cạnh, Đoàn Túy, Lê Văn Quế cùng với Phan Chó Con được khai khẩn thành thục, nộp thuế theo như lệ định (Theo Nguyễn Thế, Phát hiện văn bản Hán Nôm cổ cách đây 546 năm tại Phong Điền (Thừa Thiên-Huế). Nghiên Cứu Lịch sử số 3 (304),1999, tr 79-86 ). Một vùng đất trù phú như vậy hẳn là nơi đã sản xuất lúa gạo (thóc) nổi tiếng vào thời nhà Lê. Một vùng đất tốt tươi như vậy mà chịu mất đi, người Chiêm làm sao không đau xót và cố gắng tìm mọi cách để giành lại. Chính vì vậy mà năm 1470, vua Lê Thánh Tông đã mở cuộc chinh phạt, đuổi người Chiêm về phía nam núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) tỉnh Phú Yên ngày nay.
Nhân cuộc viễn chinh nầy, nhà vua đã dừng chân ở cửa biển Tư Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, viết bài thơ Tư Dung Hải Môn Lữ Thứ, có bản dịch như sau :
Thuyền lầu khua trống đến Ô long
Bách nhị quan hà đây yếu xung
Giáp bãi núi cao xanh ngăn ngắt
Tiếp trời sóng vổ biển trùng trùng
Triều xưa sự nghiệp còn di tích
Nước Việt dư đồ nhân cựu phong
Lương bể chẳng từ gì cáu bẩn
Sông ngòi đâu cũng hướng về đông
Bài thơ nầy đuợc trích ra từ tập Minh Lương Cẩm Tú, gồm các sáng tác của nhà vua trong các năm 1470, 1471 Rõ ràng, thuyền tám tầm và thuyền lầu là những phương tiện hải hành thông dụng trong thời đó. Chắc chắn loại thuyền nầy đã nối Chợ Sãi với Huế, khi biết rằng sau năm 1307, vua Trần là Trần Anh Tông chính thức thâu nhận hai châu Ô, Lý và cải danh là châu Hóa và châu Thuận, và sai tướng Đoàn Nhữ Hài thiết lập guồng máy cai trị ở đó. Trong mô hình giao thương và kinh tế thời bấy giờ, hàng từ Lào sang Đại Việt không có con đường nào khác là qua Khe Sanh, Hướng Hóa, xuống Cam Lộ, qui tụ tại chợ Sòng ở làng Kim Đâu rồi theo sông Hiếu vào Thạch Hãn để lên bến chợ Sãi. Nguồn hàng từ Bắc vào Cửa Việt; nguồn hàng từ Ba Lòng qua Trấm đổ xuống đều do đường sông mà đến Chợ Sãi. Có lẽ Huế thời Đoàn Nhữ Hài chưa mấy ai biết đến, nhưng đến thời Lê Thánh Tông đã có Huế của Bao Vinh. Đến lúc thủy lộ chợ Sãi - Phá Tam Giang vào Thuận An thì Huế của Bao Vinh đã trở thành một chợ Sãi ở châu Thuận. Thao Lào, thóc Huế đã có mặt trên châu Hóa, châu Thuận, Thừa Tuyên Quảng Nam và khắp mọi miền đất nước của Đại Việt.
Phải chăng câu văn của vua Lê Thánh Tông đã có một căn bản địa lý lịch sử. Vậy thì tại sao cứ phải gọi Huế là do Hóa trong Thuận Hóa nói trại ra. Chẳng lẽ một nhà văn, một nhà thơ nổi tiếng như vua Lê Thánh Tông không đủ cho chúng ta tin, để cứ phải tin vào văn liệu các nhà ký sự Tây phương viết ra sau đó 156 năm ? Vua Lê Thánh Tông đã viết thao Lào (thao xứ Lào), thóc Huế (thóc xứ Huế) y như ngày nay chúng ta nói Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận vậy. Chắc chắn nhà vua đã không lầm khi đặt địa danh Huế và Lào bên cạnh nhau để làm tỉ đối các sản phẩm tiêu biểu của của hai xứ Đại Việt và Ai Lao.
Một địa danh bao giờ cũng có mốc thời gian tương đối của nó. Thành Quảng Trị, cũng gọi là thành Đinh Công Tráng, không nằm trên địa thế làng Cổ Thành. Thế nhưng trong cuộc chiến năm 1972, nhiều người cứ lầm tưởng Cổ Thành chính là thành Quảng Trị trong đó có Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Quảng Trị trấn đóng. Làng Cổ Thành có tuổi thọ cao hơn, nằm xa thành Quảng Trị hơn một cây số về hướng đông, trên một vùng đất gần chợ Sãi, nơi đây có dấu tích một thành trì được thiết lập từ xa xưa, ít ra trước thời Nguyễn Hoàng đến đóng quân ở Aí Tử năm Mậu Ngọ, 1558. Riêng các làng có tên như Trung Kiên, Hữu Kiên, Tả Kiên, Tiền Kiên, Hậu Kiên chắc chắn phải khai sinh sau năm 1558, vì những địa danh nầy chính là tên các đơn vị quân sự của chúa Nguyễn, sau đó đổi thành tên làng xã của cư dân, mà đa phần là gia đình của quân binh từ Thanh Hóa, Nghệ An đã theo Nguyễn Hoàng vào Nam.
Cũng vậy, phải nói địa danh Huế có trước khi Vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497. Xóa khai sinh của một địa danh khi chưa cố gắng tìm ra chứng liệu khả tin trong kho tàng lịch sử dân tộc; nhận những dòng ký sự Tây phương như chứng liệu duy nhất, đó là một việc làm thiếu thận trọng. Dầu sao, về điểm nầy rất cần ý kiến của các bậc thức gỉa quan tâm đến văn hóa và lịch sử của một địa phương.
Tôi có một người bạn quê ở Quảng Trị. Tên là Ngô Ngọc Ch. Anh nói anh là con cháu họ Mạc. Lúc đầu tôi không tin. Nhưng đọc lại lịch sử thấy có mấy lần, họ của một dòng tộc phải thay đổi. Chẳng hạn, năm 1232, Trần Thủ Độ đã buộc họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn. Năm 1435, vua Lê Thái Tông (trị vì 1434-1442) vì có mẹ mang tên Phạm Thị Ngọc Trần, nên nhà vua ra lệnh ai mang họ Trần phải cải thành họ Trình. Họ Mạc, năm 1594, theo lời trăn trối của tướng Mạc Ngọc Liễn nói với vua Mạc Kính Cung: ‘’Họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Còn như dân ta là người vô tội sao lại nỡ để cho dân mắc vào vòng mũi tên hòn đạn lâu mãi như vậy! Chúng ta nên lánh ở nước khác, cốt phải cẩn thận giữ gìn, đừng lại cố sức chiến đấu với họ nữa. Lại dứt khoát chớ có đón rước người Minh kéo sang nước ta để đến nỗi dân ta phải lầm than khốn khổ...’’
Họ Mạc từ đó không đánh nhau với họ Lê nữa mà cải danh thành nhiều họ khác. Một số người còn muốn giữ lại chút liên hệ với tổ tiên nên đã giữ lại chữ lót như trong dòng họ Nguyễn Đăng. Trường hợp bạn tôi Ngô Ngọc, có phải đã giữ lại chữ Ngọc để nhớ Mạc Ngọc không ? Có người họ Mạc đổi cả họ lẫn chữ lót đó là con trai Mạc Cảnh Huống (em vua Hiến Tông Mạc Phúc Hải) vào Nam theo giúp Nguyễn Hoàng, tên là Mạc Cảnh Vinh, cải theo họ Nguyễn trở thành Nguyễn Hữu Vinh. Tất nhiên Nguyễn Hữu chỉ là một chi của họ Mạc (Theo Trần Gia Phụng, Những Câu Chuyện Việt Sử, Tập 2, Toronto, Canada, 1999, tr 121).
Theo một truyền thuyết, họ Đỗ, họ Thái cũng là con cháu họ Mạc, do muốn giấu kín tông tích mà cải ra như vậy. Có trường hợp họ Trần không đổi thành họ Trình mà đổi thành họ Bùi, vì chữ Bùi do chữ PHI và chữ Y ghép lại, nghĩa là KHÔNG ÁO. Không áo tức Ở TRẦN. Không hiểu họ Bùi ở làng An Lộng có nằm trong trường hợp nầy không? Hình như ở An Lộng họ Bùi và họ Trần chiếm đa số dân cư trong làng ?
Chuyện họ Cao do vụ án Cao Bá Quát mà cải họ là Kiều...và hẳn còn nhiều trường hợp đổi họ khác kỳ bí hơn nữa, mà sử sách chưa thấy nói tới.
Tướng nhà Mạc là Lập Bạo tính chuyện lập công, nên đầu mùa thu năm Nhâm Thân, 1572, đã kéo binh thuyền hơn 60 chiếc theo đường Hồ Xá đến đóng quân ở chùa Thanh Tương, xã Lãng Uyển, phủ Triệu Phong, toan mở cuộc tấn công đè bẹp đạo quân chúa Nguyễn ở Aí Tử. Đang phân vân chưa biết phải đương cự ra sao thì trong hàng tì thiếp có một mỹ nữ nhan sắc tên là Ngô Thị Ngọc Lâm, tình nguyện thực hiện kế mỹ nhân giúp chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Lập Bạo và cả đoàn tùy tùng lọt ổ phục kích do Ngô Thị Ngọc Lâm dàn cảnh trên bờ sông Aí Tử. Lập Bạo bị bắn chết khi cố bơi theo chiếc thuyền đã ra giữa dòng. Hàng ngũ rối loạn, thuyền đắm, người chết kín một khúc sông. Số còn lại đầu hàng. Nguyễn Hoàng cấp đất ở Cồn Tiên, lập thành 36 phường, cho sinh sống ở đó. Con cháu họ Mạc kể ra không ít trong số dân cư về sống ở đây.
Từ truông nhà Hồ, tôi tản mạn đi về Quảng Trị.
Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.
Kể ra quan Nội Tán kiêm Án Sát Sứ Nguyễn Khoa Đăng, đã thành công trong việc trị được bọn thảo khấu hoành hành ở truông Hồ Xá, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, để hậu thế thấy rõ sự uy dũng của một võ quan, vang lừng thanh thế khắp vùng trấn nhậm chốn sơn phòng heo hút.
Ngày nay truông nhà Hồ [Cái truông ở làng Hồ Xá ] không còn nữa ! Từng doi đất của Phá Tam Giang đã bị xé ra từng mảnh. Nhà cửa, đất thâm canh bị trục ra biển Đông sau trận lũ lụt cuối năm 1999. Chiến tranh, thiên tai dồn dập và sự qui hoạch bừa bãi đã làm mất đi rất nhiều vẻ đẹp thiên nhiên của Quảng Trị ngày xưa.
Grand Prairie, Tháng 10 năm 2000
Nguồn: www.dunglac.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét