Phản ngựa = bộ ghế ngựa. Cũng không phải đặc thù Quảng Trị, và đều có ghi trong từ điển Huình Tịnh Của [14] và Lê Ngọc Trụ [23]. Thật ra ‘phản’ có thể là một trong nhiều cách phát âm thời tiền quốc ngữ cho chữ ‘ván’, ‘tấm ván’. Có thể là một âm nằm giữa [pán] và [bán] hay [byán]. Quốc ngữ đã kí âm lệch sang [V] => ‘ván’, có lẽ để tránh cảnh đồng âm dị nghĩa với một từ thường dùng hơn: ‘bán’, trong ‘mua bán’. Tiếng Mường: [bản] = [ván]. Cũng giống như ‘Vàm’ (Cỏ Đông) là kí âm quốc ngữ của [Piam]; (khu) ‘Lâm Viên’ quốc-ngữ-hoá từ ‘Lang Bian’, ‘Vốn’ là kí âm của ‘byốn’ hay ‘Bổn’ /‘Bản’: tư bản. ‘Vỡ’ xuất phát từ ‘bể’.
Rạ = rựa. Xin xem phía trên: Lả = lửa. Âm [a] (M) <=> âm [ưa] (V).
Răng = sao. Có thể bà con với [zam] QĐ, [zen] QT. Không có ghi trong hai từ điển xưa [3] [14]. Mang gốc Tày-Nùng [26].
Roọng = ruộng. Tiếng Mường: ‘Rõng’, cho thấy ảnh hưởng phát âm Mường trên cách phát âm [roọng]. Ngoài ra, phát âm [roọng] cho thấy âm vị tại những vùng quê, và mường bản không nhấn mạnh phân biệt âm cuối [n] và [ng] do quốc ngữ đề ra.
Rớ = lưới. Có trong từ điển Huình Tịnh Của [14]. ‘Rớ’ mang âm gần với [Rõ] tức ‘rọ’, thường dùng để bắt cọp, bắt thú vật, hơn là ‘lưới’ để lưới cá, lưới tôm. ‘Rớ’ rất khả năng cùng gốc với 罝 [ze] tiếng Quảng Đông, chỉ cái rọ để bắt các loại thú nhỏ như thỏ, chồn.
Rú = rừng. Rừng và Rú đều là hai từ mang gốc Quảng Đông, viết khác nhau: Rừng = [zeon] 獉, và Rú = [zau] 菆.
Rứa = thế. Có trong tự-vị của Huình Tịnh Của [14]. Có thể mang gốc Quảng Đông: 這 [ze], pha với phát âm Hẹ [za].
Su = sâu. Theo sát biến chuyển [Du] => [Dâu], [Cụ] => [Cậu] ở trên, cũng như biến chuyển giữa [Chu] và [Châu]. ‘Su’ => ‘Sâu’ tương ứng với [siu] Quảng Đông => [siau] Hakka, 潚.
Tam = em. Theo sát từ Hakka (nhóm Siyan, Hailu): 栝 [tiam], mang nghĩa ‘người thuộc đàn em’ [29].
Tê = kia. Rất có khả năng cùng gốc với từ Tày-Nùng [tỉ] mang nghĩa ‘đó, kia’. [Tỉ] Tày-Nùng, là âm tương đương với [bi]-3 quan thoại 彼, mang cùng nghĩa. Để ý, âm thường gọi ‘Hán-Việt’ [tỷ] (= so sánh), tiếng Quan-thoại vẫn là [bi]-3, viết 比, cho thấy biến chuyển từ âm [B] Hoa {bi-3} sang [T] Việt {tỷ} mang ảnh hưởng tiếng Tày-Nùng [26], có bà con gần là tiếng người Choang ở Quảng Tây. Từ thường lầm là Nôm khi dùng để chỉ so-sánh là ‘Bì’ (bì với, phân bì) thật ra chỉ là âm tiếng Hoa比 [Bi]-3, mà người Choang & Tày-Nùng dùng [Tó] cho tương đương. [Tó] sinh ra âm ‘Hán-Việt’ bắt đầu bằng âm [T]: ‘tỷ’; và nguyên âm [ó] cho ra chữ ‘Nôm’: ‘So’. Để ý: ‘tê’ Việt tương đương với ‘tỉ’ Tày Nùng. Tiếng Việt lại có hai từ đó cặp bồ với nhau: ‘tỉ tê’ => kể lể, tâm sự, mang nghĩa ban đầu: ‘nói chuyện nọ kia’.
T’lâu, T’le, T’lời = trâu, tre, trời. Biến đổi [Tr]-Việt sang [Tl] là biến chuyển sang âm tương đương ở phần-ngữ Mường trong tiếng Việt cổ nói chung. Mường đọc: Tlu, Tle, và Tlời. Đặc biệt ký âm theo chữ Nôm cũng dùng âm [l] cho [r], bởi dựa theo cách viết Hán tự [21] [24]. Tuy nhiên, từ điển Alexandre de Rhodes [3] cho biết ‘trời’ tiếng Việt thế kỷ 17 đọc [Blời] chứ không phải [Tlời]. Truy tầm của chúng tôi cho biết âm quốc-ngữ, trên bước đường nhất thống các âm khác nhau - nhất là [Bl] và [Tl] – đã dựa vào âm vận mang âm [R] (thành ra [TR]) của hai nhóm ngôn-ngữ Mon-Khmer & Munda. Từ đó, quốc-ngữ dựa vào vần [TR] của người Việt bản địa tối cổ (Mon-Khmer và Munda) để viết thành: Trâu, Tre, và Trời [25]. Âm [TR] rất hữu hiệu trong việc ký âm luôn cho những từ tiếng ‘Hán’: Trung => [Zhong], Trân => [Zhen], Tri => [Zhi], Trú => [Zhu], v.v.
Thoọc = thọc. ‘Thọc’ đôi khi cũng tương đương với ‘Thọt’ (mặc dù ‘thọt’ ưa dùng với nghĩa khác: ‘thọt chân’), cho thấy thời chưa có quốc ngữ, phân biệt âm cuối [T] và [C] không được nhấn mạnh, tại phần lớn nước Việt.
Trẽn = thẹn. Tiếng Mường: thẽn => thẹn. Theo sát biến chuyển tương đương kiểu: ‘ngẽn ngùi’ (M) => nghẹn ngùi. ‘Trẽn’ cũng có ghi trong tự vị của Lê Ngọc Trụ [23], mang nghĩa ‘ngượng ngịu’, và thường đứng chung với ‘trơ’: ‘trơ trẽn’.
Trốc = đầu. ‘Trốc’ là một từ chia sẻ gốc với các thứ tiếng Thái [ga-lohk] và Mường [Tlốc]. ‘Nhâc tlốc’ = nhức đầu. ‘Tlốc củi’ = đầu con cúi = thủ lợn. ‘Tau tlốc’ = đau đầu. Tiếng Huế phát âm như ‘Trốt’, với âm cuối là [t], thay vì [c]. ‘Trốc’ có vẻ liên hệ ‘ví phỏng’ [1] với ‘trọc’ trong ‘đầu trọc’ mang nghĩa ‘đầu cạo hết tóc’, hay ‘không còn tóc’.
Trốc cúi = đầu gối. ‘Gối’ (chân) tiếng Mường gọi: ‘cổl lãi’. Trước khi có kí âm theo a-b-c của quốc ngữ, âm [cổl] có thể phát âm gần giống với [gối], và [gối] có thể dễ tiến đến [cúi], bởi cả hai âm đầu [c] và [g] đều thuộc loại tắc âm vòm mềm. Trong khi đó, ‘Đầu’ = ‘Trốc’. Do đó, ‘Trốc cúi’ => đầu gối.
Trớng = trứng. Tiếng Mường: ‘Tlởng’ = trứng. Hakka: [lon], [zen], [zan]. Quảng Đông: [leon], [jyun].
Trự = đồng tiền. Từ tiếng Hoa mang nghĩa ‘đồng tiền’ rất giống ‘Trự’ phát âm theo kiểu Quảng Đông: [zyu] 铸. Theo tự vị của Huình Tịnh Của [14]: Trự= đồng tiền. ‘Không có một trự’ (trong túi) = nghèo lắm, túng lắm.
Hung = rất. Lối dùng ‘hung’ cho phó từ ‘rất’ thật ra mang xuất xứ từ bên Tàu, và được xử dụng tại nhiều nơi ở Việt Nam. Chữ [hung] 凶ngoài nghĩa ‘dữ tợn’, ‘xấu’ còn mang nghĩa ‘rất’, ‘cực kì’ [9]. Phát âm Hạc Việt (Hẹ) và Quảng Đông y hệt: [hung]. Thí dụ tiếng Việt: ‘Hôm nay, anh có rảnh hung không?’.
Qua những lí giải tầm nguyên cho những từ Quảng Trị ở trên, chúng ta thấy:
Giống như phân tích về đại từ trong tiếng Việt (tôi, ta, mày, chú, bác, chúng tôi, các anh, v.v.) [4], không có một từ nào ở trên hoàn toàn thuần Việt, tức độc nhất chỉ có tiếng Việt mới có. Hầu hết đều có những từ mang âm tương tự thuộc các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ láng giềng.
Ảnh hưởng âm vận và từ vựng của tiếng Mường trên ‘tiếng Quảng Trị’ rất mạnh. Cho thấy đó là ảnh hưởng xuất phát từ vùng biên giới Lào-Việt, bởi người Lào cũng thường được sắp xếp có chủng chủ lực thuộc Thái-cổ. Trong khi đó, dải đất chạy dài từ nam Thanh Hoá, xuống khu vực Quảng Bình - Quảng Trị, từ lâu đã được xem như bản địa xưa của khối Mon-Khmer [27].
Đặc điểm nổi bật nhất giữa tiếng ‘Việt’ của người Mường, người Tày-Nùng, và các ‘phương ngữ’, đối với tiếng Việt ‘chuẩn’ ở khu vực ‘Kẻ Chợ’ (Kinh) là khác nhau giữa các thinh (dấu). Trong đó thường xuyên nhất thinh sắc miền Kinh ưa chuyển sang thinh hỏi miền ngoài. Khá phù hợp với nhận xét riêng của một thân hữu [28].
Rất nhiều từ, tác giả Trần Hữu Thuần cho là đặc thù Quảng Trị, thật ra cũng là thứ từ được xử dụng thường xuyên ở những vùng khác tại Việt Nam. Bằng chứng là một số lớn những từ này thường có ghi đầy đủ trong các tự điển xưa, như của Alexandre de Rhodes hay Huình Tịnh Của. Cũng giống như một số từ tìm thấy trong một số các tự điển về phương ngữ xuất bản gần đây tại Việt Nam – như bộ tự điển ngót 1000 trang về tiếng Huế của Bs Bùi Minh Đức.
Một vài thí dụ ‘sơ sơ’ ở phía trên cho thấy, tiếng Hán Việt trong cách phát âm của chúng cũng là một thứ tổng hợp các phương ngữ Việt cổ. Xin phép viện dẫn một vài suy luận dùng để hỗ trợ cho kết luận này:
Tiếng Hán-Việt chiếm đến khoảng 60% số từ vựng tiếng Việt, và bất cứ người Việt nào cũng đều xử dụng chúng hết sức nhuần nhuyễn. Những từ điển Mường hay Tày-Nùng cũng tràn đầy một số lớn những từ tương đương với loại từ thường gọi Hán-Việt. Thí dụ: Wa (M)=> Va (T-N)=> Hoa (V).
Nếu muốn cả một dân tộc ‘vay mượn’ mớ từ Hán-Việt đó, bắt buộc trong ngót thiên niên kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, xứ An-Nam phải có đầy đủ phương tiện truyền thông, nếu không có internet thì phải có cell-phone, hay Tivi. Hoặc ít lắm phải có nhật báo, hay máy truyền thanh, hay những lớp học bình dân 24/24 dạy tiếng Hán chữ Nho, khắp mọi xóm làng.
Đi ngược lại thời gian, chúng ta thấy phân biệt những thứ từ gọi Hán-Việt với từ thuần Nôm hoàn toàn vắng bóng trong những công trình viết bằng chữ quốc-ngữ đầu tiên, như từ điển Alexandre de Rhodes, những bài viết hoặc sách báo của Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Taberd, Philiphê Bỉnh, Ben-tô Thiện, v.v. Nói một cách khác, những tác giả quấc-ngữ đầu tiên chắc hẳn phải biết độc giả không có phân biệt thứ nào là tiếng Hán Việt và thứ nào là nôm-na ‘lô-can’. Sự phân biệt đó đối với đại đa số quần chúng, dễ rơi vào một cái hố mâu thuẫn. Đó là, một mặt chúng ta thường cho rằng tiếng Hán Việt nói ra nghe uyên bác hơn, và là chữ nghĩa của chốn khoa bảng, quan trường, nhưng một mặt khác chúng ta lại cho rằng nó đến thẳng với những người ít học, đúng hơn không biết chữ, sau nhiều thế kỷ chung sống với những người có tiếng Hán là tiếng mẹ đẻ. Hai chuyện đó rất khó đi đôi với nhau.
Những học-giả đã ‘lăng-xê’ phân biệt giữa Hán-Việt và Nôm trong lòng từ-vựng tiếng Việt, có vẻ thiếu thốn một vài thứ kiểm chứng khoa học. Quan trọng nhất là một thứ định lý khá bất biến như sau: “Khi A vay mượn B một món gì, thì A rất khó xử dụng món đó thông thạo như B”. Ở trên, chúng ta thấy khi người Việt-Mường không phải là tác giả của lối gọi ‘Con / Cái’, họ sẽ xử dụng nó không có được bài bản, và thuần nhất, như người Việt (Kinh), và sẽ khá lộn xộn. Nhưng người Kinh lại xử dụng nó rất thành thạo, bởi họ thừa kế được di-sản của người Việt-Mon-Khmer. Tương tự, bởi tiếng Hán-Việt chính là thứ tiếng (tổng hợp) của người Việt di dân, họ đem toàn bộ, nhất là biến ý, và nhiều nghĩa của từng từ. Thí dụ: ‘hung’ mang nghĩa: hung dữ, hung ác, hung thần, hung tin (tin không lành), và ‘rất’ hay ‘cực kì’ ở tiếng “Tàu” (?). Chuyển sang tiếng Việt, [hung] đem sang toàn bộ ý nghĩa và cách dùng. Nhưng bởi ‘hung’ mang nghĩa ‘rất’ / ‘cực kì’ ưa dùng trong câu nói toàn từ “Nôm” (?) hay ít đi kèm với từ Việt-di-dân, nên xưa nay, ta ưa nhầm ‘hung’ trong nghĩa ‘rất’ là một từ Nôm. Chúng ta cũng lầm tưởng, như vậy, ‘rất’ mới là thuần Nôm. Thật ra, ‘rất’ cũng không phải Nôm! ‘Rất’ là âm quốc ngữ của [zat] 郅 phát âm theo Quảng Đông [9], mang nghĩa ‘very’, ‘extremely’, tức ‘rất’ là Nôm theo kiểu ‘Đông Việt’. Thí dụ khác về việc ‘phản ánh’ toàn bộ, trong chuyện ‘phần-ngữ’: Từ ‘xài’ là một từ cùng gốc với từ Thái [chai], mang hai nghĩa y như tiếng Việt, ‘xài tiền’ (spend money), và ‘xử dụng món đồ’ (use) / ‘Anh có xài điện thoại di động hiệu Nokia bao giờ chưa?’. Nếu đó là vay mượn, rất khó xác định ai vay ai cho mượn, và khi vay thường thường người ta chỉ vay một phần nào của cách dùng mà thôi, chứ ít khi vay hết toàn bộ, và lại xử dụng nhuần nhuyễn như vậy. Thí dụ: Karaoke = Kara (trống) + oke (dàn nhạc); Karate = Kara (trống / không) + Te (tay). Trên thế giới ngày nay ưa vay luôn hai thứ từ này từ tiếng Nhật. Nhưng không tiếng nước nào, như tiếng Việt chẳng hạn, lại vay luôn chữ ‘kara’ để hàm ý ‘Không’.
Sai lầm trong việc nhận diện các từ Hán-Việt và Nôm cũng bắt nguồn từ kiểu học-thuật ngày trước, rất ít khi kiểm chứng với một ngôn ngữ nào khác với tiếng Tàu xử dụng ở Bắc Kinh. Cũng rất hiếm khi đối chiếu với các phương ngữ của Bách Việt xa xưa. Phần lớn là do ở thiếu thốn phương tiện. Thí dụ, tra từ thường lầm tưởng ‘Nôm’ là ‘Đúng’ ở bất cứ quyển từ điển tiếng Hoa nào ta sẽ thấy ít nhất 3 từ Hán quen thuộc là [dui] 對 (đối), [zheng] 正 (chính), và [zhen] 真 (chân). Chúng ta sẽ không ngờ 2 chuyện: (a) ‘Đối’ chính là phát âm Quảng Đông [deoi], ‘chính’ giống như Hakka [zhin], và Mân-Việt [cheng] (chánh), còn ‘chân’ y hệt quan-thoại [zhen]. Và (b) ‘Đúng’ cũng không phải là một từ Việt ‘thuần Nôm’, mà lại là một phát âm y hệt [dung] của Hạc Việt và Đông Việt, cho động từ [dung] 董 tiếng Tàu (?) mang nghĩa ‘sửa cho đúng’.
Sydney, ngày 4 tháng Bảy 2007
Nguyên Nguyên
GHI CHÚ[1] V.U. Nguyen (2007) Loan Words and Metaphorical Field. (submitted for publication).
[2] Nguyen Nguyen (2007) Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương. [In search of the origin of the Vietnamese]. (in publication).
[3] Alexandre de Rhodes (1651) Dictionarium Annamiticum – Lusitanum – Latinum. Translated by: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính. Pub. By Vien Khoa Hoc Xa Hoi – HCM 1991.
[4] V.U. Nguyen (2007) Vietnamese Personal Pronouns. (submitted for publication).
[5] Từ điển tiếng Mường (Hoà Bình) [7] cho biết người Mường gọi người Kinh là người ‘Chợ’ (Kẻ Chợ = Thăng Long): (a) Măng khể rằng nả cỏ vỡ Chỡ = Nghe kể rằng nó có vợ người Kinh. (b) Dich tha thiểng Chỡ = Dịch ra tiếng Việt.
[6] Hội Bảo Tồn Di Sản Nôm (2002) http://nomfoundation.org/
[7] Nguyễn Văn Khang (editor), Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) Từ Điển Mường-Việt {Mường-Vietnamese Dictionary}. Published by Văn Hoá Dân Tộc – Hà Nội.
[8] L. V. Hayes (2001) Austric Glossary - http://home.att.net/~lvhayes/Langling/Glossary/Glospag1/glosf019.htm
[9] Chinese Character Dictionary - CCDICT v5.1.1 Chineselanguage.org (1995-2006): http://www.chineselanguage.org/cgi-bin/dict.php
[10] Vấn đề các âm chữ cái quốc-ngữ là một chuyện hết sức phức tạp hóc buá. Ngay ở âm [y] cũng vậy. Đa số các âm [y] bên Tàu và Mon-Khmer đều giống kiểu tiếng Anh: Yul Brynner, Yell, v.v. Nhưng một hai nhóm Hakka lại thích kiểu [Z] hơn: Zang Kui Fi (Yang Gui Fei) => Dương (Dzương) Quý Phi. Phúc Kiến lại lột [yờ] biến thành [I] => tiếng Việt [y]: yêu => [iêu]; âu yếm => [âu iếm].
[11] Để ý sự phân biệt dấu hỏi và sắc (đôi khi ngã) rất lộn xộn khi so sánh tiếng Việt miền Kinh (Kẻ Chợ) với tiếng Việt tại các mường bản hay khu vực thôn quê. Thí dụ: ỏng (M) => uống (V); dan tổi (M) => gian dối; dam cẩm (M) => giam cầm; dáng đãy (M) => giảng dạy (V).
[12] Lối nói khác nhau tùy theo phương ngữ. Thí dụ, từ kép tiếng Việt ‘nở phồng’ – tương ứng tiếng Thái [noh] và [pheerng] {Phúc kiến: [pheng]}. Nhưng ‘Hoa đào nở’ tiếng Việt, lại tương đương với: ‘Va (hay [byooc]) tào phồng’ {Hoa đào phồng} trong tiếng Tày-Nùng. Để ý: Va (T-N) => Wa (Mường) => Hoa. Byooc => Pông (M) => Bông (V), trong đó [By] chính là âm ‘V’ phát âm kiểu Nam bộ. Thí dụ khác: Trong tiếng Việt ‘kể’ và ‘nói’ có cách dùng khác nhau. Nhưng trong tiếng Mường, ‘kể’ được dùng như ‘nói’: khể lải = nói lái; khể bẫy = nói bậy; khể nhó = nói nhỏ. ‘Nỏi’ tiếng Mường cũng mang nghĩa như ‘nói’ (Việt) nhưng ưa thiên về ... ‘kể’: nỏi đẳng = nói tích. Nỏi lãi = nói lại. Và ‘kể’ Việt, Mường phát âm là ‘kế’: kế cuông = kể chuyện.
[13] Nguyễn Phục Hưng (2007) Trao đổi tư liệu trên Forum M-C.
[14] Huình Tịnh Paulus Của (1895) Đại Nam Quấc Âm Tự Vị. Imprimerie Rey, Curiol & Cie. Re-published by Nhà Xuất Bản Trẻ, 1998.
[15] Trang mạng về tiếng Anishinaabemowin:
http://imp.lss.wisc.edu/~jrvalent/ais301/Grammar/InflMorphology/nouns001.htm
[16] Truyện cổ tích về ‘đực rựa’: http://www.quangduc.com/TruyenNgan/020thamthitham.html
[17] Charles Hamblin (1988) Languages of Asia & the Pacific. Angus & Robertson.
[18] Trần Hữu Thuần (2007) Tiếng Quảng Trị. Xem talawas.org ngày 13/6/07:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10168&rb=06
[19] Tiếng Mường mang âm tương đương [kh] đối với Việt [s]: khong => sông (Mekong => sông Mẹ, sông lớn), khư nữ = sư nữ, khổng lãi = sống lại.
[20] Gerard Moussay, Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sanh, Lâm Gia Tịnh, Trương Văn Tốn (1971). Tự Điển Chàm-Việt-Pháp (Champa-Vietnamese-French Dictionary). Trung tâm Văn-hóa Chàm - Phan-Rang.
[21] James Campbell (2007) Chữ Nôm Characters: http://www.glossika.com/en/dict/viet/nom-d.php
[22] Tiếng Myanmar (Miến/Diến - Điện) thường được xem bà con hậu duệ tiếng Môn. Thế nhưng cho đến vài năm gần đây người Môn tại Miến Điện vẫn thường bị ‘kì thị’. Truy cứu của chúng tôi cho biết cấu trúc văn phạm tiếng Myanmar lại mang ảnh hưởng khác với tiếng Môn. Đó là tiếng Munda ở Ấn Độ.
[23] Lê Ngọc Trụ (1959) Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị. Thanh Tân.
[24] Thí dụ: Trai (male / boy) viết bằng cách ghép chữ [Nam] 男 với [Lai] 來. Âm [L] trong [Lại] dùng cho [R]: TRAI =男來.
[25] Thí dụ: Trâu <= [trăk] Theng (Munda) & [krâu] Wa (Munda). Trời <= [trôk] Mnong (Mon-Khmer) & [trôôc] Xtieng (M-Kh). {trích từ: Hồ Lê (1992) Từ Nam Á trong tiếng Việt. TRONG: Viện Khoa Học Xã Hội (Th.P. HCM) - Tiếng Việt và các ngôn ngữ Dân tộc phía Nam. Nxb Khoa Học Xã Hội - Hà Nội} [26] Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo – Hoàng Chí (1974) Từ Điển Tày – Nùng - Việt (Tay-Nung-Viet Dictionary). Published by Viện Ngôn Ngữ Học (The Linguistics Institute) [27] Võ Mai Phương (Chu Thái Sơn chủ biên) (2005) Người Dao. Nxb Trẻ [28] Phạm Quang Tuấn [2007] Hai tuần ở Việt Nam (không có xuất bản). [29] Trong những áng văn Nôm của Ức Trai Tiên Sinh (Nguyễn Trãi), người ta thấy Ức Trai vẫn thường dùng ‘anh tam’ thay cho ‘anh em’: "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam" {xem: http://www.vietmedia.com/literature/vanthisi/?ID=5 - Hoặc: trong Quốc Âm Thi Tập: "Tuy rằng bốn biển cũng là anh tam". [30] Trong truyện “Cánh Đồng Bất Tận’, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã dùng động từ: ‘nhóm củi’ ngay ở trang đầu. ‘Củi’ ở đây hoàn toàn mang nghĩa ‘lửa’ theo kiểu tiếng Mường (Hoà Bình), ví-phỏng qua lại với ‘củi’ mang nghĩa ‘cây/cành dùng để nhóm lửa hay đốt’. Nguồn: www.dunglac.org
Rạ = rựa. Xin xem phía trên: Lả = lửa. Âm [a] (M) <=> âm [ưa] (V).
Răng = sao. Có thể bà con với [zam] QĐ, [zen] QT. Không có ghi trong hai từ điển xưa [3] [14]. Mang gốc Tày-Nùng [26].
Roọng = ruộng. Tiếng Mường: ‘Rõng’, cho thấy ảnh hưởng phát âm Mường trên cách phát âm [roọng]. Ngoài ra, phát âm [roọng] cho thấy âm vị tại những vùng quê, và mường bản không nhấn mạnh phân biệt âm cuối [n] và [ng] do quốc ngữ đề ra.
Rớ = lưới. Có trong từ điển Huình Tịnh Của [14]. ‘Rớ’ mang âm gần với [Rõ] tức ‘rọ’, thường dùng để bắt cọp, bắt thú vật, hơn là ‘lưới’ để lưới cá, lưới tôm. ‘Rớ’ rất khả năng cùng gốc với 罝 [ze] tiếng Quảng Đông, chỉ cái rọ để bắt các loại thú nhỏ như thỏ, chồn.
Rú = rừng. Rừng và Rú đều là hai từ mang gốc Quảng Đông, viết khác nhau: Rừng = [zeon] 獉, và Rú = [zau] 菆.
Rứa = thế. Có trong tự-vị của Huình Tịnh Của [14]. Có thể mang gốc Quảng Đông: 這 [ze], pha với phát âm Hẹ [za].
Su = sâu. Theo sát biến chuyển [Du] => [Dâu], [Cụ] => [Cậu] ở trên, cũng như biến chuyển giữa [Chu] và [Châu]. ‘Su’ => ‘Sâu’ tương ứng với [siu] Quảng Đông => [siau] Hakka, 潚.
Tam = em. Theo sát từ Hakka (nhóm Siyan, Hailu): 栝 [tiam], mang nghĩa ‘người thuộc đàn em’ [29].
Tê = kia. Rất có khả năng cùng gốc với từ Tày-Nùng [tỉ] mang nghĩa ‘đó, kia’. [Tỉ] Tày-Nùng, là âm tương đương với [bi]-3 quan thoại 彼, mang cùng nghĩa. Để ý, âm thường gọi ‘Hán-Việt’ [tỷ] (= so sánh), tiếng Quan-thoại vẫn là [bi]-3, viết 比, cho thấy biến chuyển từ âm [B] Hoa {bi-3} sang [T] Việt {tỷ} mang ảnh hưởng tiếng Tày-Nùng [26], có bà con gần là tiếng người Choang ở Quảng Tây. Từ thường lầm là Nôm khi dùng để chỉ so-sánh là ‘Bì’ (bì với, phân bì) thật ra chỉ là âm tiếng Hoa比 [Bi]-3, mà người Choang & Tày-Nùng dùng [Tó] cho tương đương. [Tó] sinh ra âm ‘Hán-Việt’ bắt đầu bằng âm [T]: ‘tỷ’; và nguyên âm [ó] cho ra chữ ‘Nôm’: ‘So’. Để ý: ‘tê’ Việt tương đương với ‘tỉ’ Tày Nùng. Tiếng Việt lại có hai từ đó cặp bồ với nhau: ‘tỉ tê’ => kể lể, tâm sự, mang nghĩa ban đầu: ‘nói chuyện nọ kia’.
T’lâu, T’le, T’lời = trâu, tre, trời. Biến đổi [Tr]-Việt sang [Tl] là biến chuyển sang âm tương đương ở phần-ngữ Mường trong tiếng Việt cổ nói chung. Mường đọc: Tlu, Tle, và Tlời. Đặc biệt ký âm theo chữ Nôm cũng dùng âm [l] cho [r], bởi dựa theo cách viết Hán tự [21] [24]. Tuy nhiên, từ điển Alexandre de Rhodes [3] cho biết ‘trời’ tiếng Việt thế kỷ 17 đọc [Blời] chứ không phải [Tlời]. Truy tầm của chúng tôi cho biết âm quốc-ngữ, trên bước đường nhất thống các âm khác nhau - nhất là [Bl] và [Tl] – đã dựa vào âm vận mang âm [R] (thành ra [TR]) của hai nhóm ngôn-ngữ Mon-Khmer & Munda. Từ đó, quốc-ngữ dựa vào vần [TR] của người Việt bản địa tối cổ (Mon-Khmer và Munda) để viết thành: Trâu, Tre, và Trời [25]. Âm [TR] rất hữu hiệu trong việc ký âm luôn cho những từ tiếng ‘Hán’: Trung => [Zhong], Trân => [Zhen], Tri => [Zhi], Trú => [Zhu], v.v.
Thoọc = thọc. ‘Thọc’ đôi khi cũng tương đương với ‘Thọt’ (mặc dù ‘thọt’ ưa dùng với nghĩa khác: ‘thọt chân’), cho thấy thời chưa có quốc ngữ, phân biệt âm cuối [T] và [C] không được nhấn mạnh, tại phần lớn nước Việt.
Trẽn = thẹn. Tiếng Mường: thẽn => thẹn. Theo sát biến chuyển tương đương kiểu: ‘ngẽn ngùi’ (M) => nghẹn ngùi. ‘Trẽn’ cũng có ghi trong tự vị của Lê Ngọc Trụ [23], mang nghĩa ‘ngượng ngịu’, và thường đứng chung với ‘trơ’: ‘trơ trẽn’.
Trốc = đầu. ‘Trốc’ là một từ chia sẻ gốc với các thứ tiếng Thái [ga-lohk] và Mường [Tlốc]. ‘Nhâc tlốc’ = nhức đầu. ‘Tlốc củi’ = đầu con cúi = thủ lợn. ‘Tau tlốc’ = đau đầu. Tiếng Huế phát âm như ‘Trốt’, với âm cuối là [t], thay vì [c]. ‘Trốc’ có vẻ liên hệ ‘ví phỏng’ [1] với ‘trọc’ trong ‘đầu trọc’ mang nghĩa ‘đầu cạo hết tóc’, hay ‘không còn tóc’.
Trốc cúi = đầu gối. ‘Gối’ (chân) tiếng Mường gọi: ‘cổl lãi’. Trước khi có kí âm theo a-b-c của quốc ngữ, âm [cổl] có thể phát âm gần giống với [gối], và [gối] có thể dễ tiến đến [cúi], bởi cả hai âm đầu [c] và [g] đều thuộc loại tắc âm vòm mềm. Trong khi đó, ‘Đầu’ = ‘Trốc’. Do đó, ‘Trốc cúi’ => đầu gối.
Trớng = trứng. Tiếng Mường: ‘Tlởng’ = trứng. Hakka: [lon], [zen], [zan]. Quảng Đông: [leon], [jyun].
Trự = đồng tiền. Từ tiếng Hoa mang nghĩa ‘đồng tiền’ rất giống ‘Trự’ phát âm theo kiểu Quảng Đông: [zyu] 铸. Theo tự vị của Huình Tịnh Của [14]: Trự= đồng tiền. ‘Không có một trự’ (trong túi) = nghèo lắm, túng lắm.
Hung = rất. Lối dùng ‘hung’ cho phó từ ‘rất’ thật ra mang xuất xứ từ bên Tàu, và được xử dụng tại nhiều nơi ở Việt Nam. Chữ [hung] 凶ngoài nghĩa ‘dữ tợn’, ‘xấu’ còn mang nghĩa ‘rất’, ‘cực kì’ [9]. Phát âm Hạc Việt (Hẹ) và Quảng Đông y hệt: [hung]. Thí dụ tiếng Việt: ‘Hôm nay, anh có rảnh hung không?’.
Qua những lí giải tầm nguyên cho những từ Quảng Trị ở trên, chúng ta thấy:
Giống như phân tích về đại từ trong tiếng Việt (tôi, ta, mày, chú, bác, chúng tôi, các anh, v.v.) [4], không có một từ nào ở trên hoàn toàn thuần Việt, tức độc nhất chỉ có tiếng Việt mới có. Hầu hết đều có những từ mang âm tương tự thuộc các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ láng giềng.
Ảnh hưởng âm vận và từ vựng của tiếng Mường trên ‘tiếng Quảng Trị’ rất mạnh. Cho thấy đó là ảnh hưởng xuất phát từ vùng biên giới Lào-Việt, bởi người Lào cũng thường được sắp xếp có chủng chủ lực thuộc Thái-cổ. Trong khi đó, dải đất chạy dài từ nam Thanh Hoá, xuống khu vực Quảng Bình - Quảng Trị, từ lâu đã được xem như bản địa xưa của khối Mon-Khmer [27].
Đặc điểm nổi bật nhất giữa tiếng ‘Việt’ của người Mường, người Tày-Nùng, và các ‘phương ngữ’, đối với tiếng Việt ‘chuẩn’ ở khu vực ‘Kẻ Chợ’ (Kinh) là khác nhau giữa các thinh (dấu). Trong đó thường xuyên nhất thinh sắc miền Kinh ưa chuyển sang thinh hỏi miền ngoài. Khá phù hợp với nhận xét riêng của một thân hữu [28].
Rất nhiều từ, tác giả Trần Hữu Thuần cho là đặc thù Quảng Trị, thật ra cũng là thứ từ được xử dụng thường xuyên ở những vùng khác tại Việt Nam. Bằng chứng là một số lớn những từ này thường có ghi đầy đủ trong các tự điển xưa, như của Alexandre de Rhodes hay Huình Tịnh Của. Cũng giống như một số từ tìm thấy trong một số các tự điển về phương ngữ xuất bản gần đây tại Việt Nam – như bộ tự điển ngót 1000 trang về tiếng Huế của Bs Bùi Minh Đức.
Một vài thí dụ ‘sơ sơ’ ở phía trên cho thấy, tiếng Hán Việt trong cách phát âm của chúng cũng là một thứ tổng hợp các phương ngữ Việt cổ. Xin phép viện dẫn một vài suy luận dùng để hỗ trợ cho kết luận này:
Tiếng Hán-Việt chiếm đến khoảng 60% số từ vựng tiếng Việt, và bất cứ người Việt nào cũng đều xử dụng chúng hết sức nhuần nhuyễn. Những từ điển Mường hay Tày-Nùng cũng tràn đầy một số lớn những từ tương đương với loại từ thường gọi Hán-Việt. Thí dụ: Wa (M)=> Va (T-N)=> Hoa (V).
Nếu muốn cả một dân tộc ‘vay mượn’ mớ từ Hán-Việt đó, bắt buộc trong ngót thiên niên kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, xứ An-Nam phải có đầy đủ phương tiện truyền thông, nếu không có internet thì phải có cell-phone, hay Tivi. Hoặc ít lắm phải có nhật báo, hay máy truyền thanh, hay những lớp học bình dân 24/24 dạy tiếng Hán chữ Nho, khắp mọi xóm làng.
Đi ngược lại thời gian, chúng ta thấy phân biệt những thứ từ gọi Hán-Việt với từ thuần Nôm hoàn toàn vắng bóng trong những công trình viết bằng chữ quốc-ngữ đầu tiên, như từ điển Alexandre de Rhodes, những bài viết hoặc sách báo của Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Taberd, Philiphê Bỉnh, Ben-tô Thiện, v.v. Nói một cách khác, những tác giả quấc-ngữ đầu tiên chắc hẳn phải biết độc giả không có phân biệt thứ nào là tiếng Hán Việt và thứ nào là nôm-na ‘lô-can’. Sự phân biệt đó đối với đại đa số quần chúng, dễ rơi vào một cái hố mâu thuẫn. Đó là, một mặt chúng ta thường cho rằng tiếng Hán Việt nói ra nghe uyên bác hơn, và là chữ nghĩa của chốn khoa bảng, quan trường, nhưng một mặt khác chúng ta lại cho rằng nó đến thẳng với những người ít học, đúng hơn không biết chữ, sau nhiều thế kỷ chung sống với những người có tiếng Hán là tiếng mẹ đẻ. Hai chuyện đó rất khó đi đôi với nhau.
Những học-giả đã ‘lăng-xê’ phân biệt giữa Hán-Việt và Nôm trong lòng từ-vựng tiếng Việt, có vẻ thiếu thốn một vài thứ kiểm chứng khoa học. Quan trọng nhất là một thứ định lý khá bất biến như sau: “Khi A vay mượn B một món gì, thì A rất khó xử dụng món đó thông thạo như B”. Ở trên, chúng ta thấy khi người Việt-Mường không phải là tác giả của lối gọi ‘Con / Cái’, họ sẽ xử dụng nó không có được bài bản, và thuần nhất, như người Việt (Kinh), và sẽ khá lộn xộn. Nhưng người Kinh lại xử dụng nó rất thành thạo, bởi họ thừa kế được di-sản của người Việt-Mon-Khmer. Tương tự, bởi tiếng Hán-Việt chính là thứ tiếng (tổng hợp) của người Việt di dân, họ đem toàn bộ, nhất là biến ý, và nhiều nghĩa của từng từ. Thí dụ: ‘hung’ mang nghĩa: hung dữ, hung ác, hung thần, hung tin (tin không lành), và ‘rất’ hay ‘cực kì’ ở tiếng “Tàu” (?). Chuyển sang tiếng Việt, [hung] đem sang toàn bộ ý nghĩa và cách dùng. Nhưng bởi ‘hung’ mang nghĩa ‘rất’ / ‘cực kì’ ưa dùng trong câu nói toàn từ “Nôm” (?) hay ít đi kèm với từ Việt-di-dân, nên xưa nay, ta ưa nhầm ‘hung’ trong nghĩa ‘rất’ là một từ Nôm. Chúng ta cũng lầm tưởng, như vậy, ‘rất’ mới là thuần Nôm. Thật ra, ‘rất’ cũng không phải Nôm! ‘Rất’ là âm quốc ngữ của [zat] 郅 phát âm theo Quảng Đông [9], mang nghĩa ‘very’, ‘extremely’, tức ‘rất’ là Nôm theo kiểu ‘Đông Việt’. Thí dụ khác về việc ‘phản ánh’ toàn bộ, trong chuyện ‘phần-ngữ’: Từ ‘xài’ là một từ cùng gốc với từ Thái [chai], mang hai nghĩa y như tiếng Việt, ‘xài tiền’ (spend money), và ‘xử dụng món đồ’ (use) / ‘Anh có xài điện thoại di động hiệu Nokia bao giờ chưa?’. Nếu đó là vay mượn, rất khó xác định ai vay ai cho mượn, và khi vay thường thường người ta chỉ vay một phần nào của cách dùng mà thôi, chứ ít khi vay hết toàn bộ, và lại xử dụng nhuần nhuyễn như vậy. Thí dụ: Karaoke = Kara (trống) + oke (dàn nhạc); Karate = Kara (trống / không) + Te (tay). Trên thế giới ngày nay ưa vay luôn hai thứ từ này từ tiếng Nhật. Nhưng không tiếng nước nào, như tiếng Việt chẳng hạn, lại vay luôn chữ ‘kara’ để hàm ý ‘Không’.
Sai lầm trong việc nhận diện các từ Hán-Việt và Nôm cũng bắt nguồn từ kiểu học-thuật ngày trước, rất ít khi kiểm chứng với một ngôn ngữ nào khác với tiếng Tàu xử dụng ở Bắc Kinh. Cũng rất hiếm khi đối chiếu với các phương ngữ của Bách Việt xa xưa. Phần lớn là do ở thiếu thốn phương tiện. Thí dụ, tra từ thường lầm tưởng ‘Nôm’ là ‘Đúng’ ở bất cứ quyển từ điển tiếng Hoa nào ta sẽ thấy ít nhất 3 từ Hán quen thuộc là [dui] 對 (đối), [zheng] 正 (chính), và [zhen] 真 (chân). Chúng ta sẽ không ngờ 2 chuyện: (a) ‘Đối’ chính là phát âm Quảng Đông [deoi], ‘chính’ giống như Hakka [zhin], và Mân-Việt [cheng] (chánh), còn ‘chân’ y hệt quan-thoại [zhen]. Và (b) ‘Đúng’ cũng không phải là một từ Việt ‘thuần Nôm’, mà lại là một phát âm y hệt [dung] của Hạc Việt và Đông Việt, cho động từ [dung] 董 tiếng Tàu (?) mang nghĩa ‘sửa cho đúng’.
Sydney, ngày 4 tháng Bảy 2007
Nguyên Nguyên
GHI CHÚ[1] V.U. Nguyen (2007) Loan Words and Metaphorical Field. (submitted for publication).
[2] Nguyen Nguyen (2007) Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương. [In search of the origin of the Vietnamese]. (in publication).
[3] Alexandre de Rhodes (1651) Dictionarium Annamiticum – Lusitanum – Latinum. Translated by: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính. Pub. By Vien Khoa Hoc Xa Hoi – HCM 1991.
[4] V.U. Nguyen (2007) Vietnamese Personal Pronouns. (submitted for publication).
[5] Từ điển tiếng Mường (Hoà Bình) [7] cho biết người Mường gọi người Kinh là người ‘Chợ’ (Kẻ Chợ = Thăng Long): (a) Măng khể rằng nả cỏ vỡ Chỡ = Nghe kể rằng nó có vợ người Kinh. (b) Dich tha thiểng Chỡ = Dịch ra tiếng Việt.
[6] Hội Bảo Tồn Di Sản Nôm (2002) http://nomfoundation.org/
[7] Nguyễn Văn Khang (editor), Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) Từ Điển Mường-Việt {Mường-Vietnamese Dictionary}. Published by Văn Hoá Dân Tộc – Hà Nội.
[8] L. V. Hayes (2001) Austric Glossary - http://home.att.net/~lvhayes/Langling/Glossary/Glospag1/glosf019.htm
[9] Chinese Character Dictionary - CCDICT v5.1.1 Chineselanguage.org (1995-2006): http://www.chineselanguage.org/cgi-bin/dict.php
[10] Vấn đề các âm chữ cái quốc-ngữ là một chuyện hết sức phức tạp hóc buá. Ngay ở âm [y] cũng vậy. Đa số các âm [y] bên Tàu và Mon-Khmer đều giống kiểu tiếng Anh: Yul Brynner, Yell, v.v. Nhưng một hai nhóm Hakka lại thích kiểu [Z] hơn: Zang Kui Fi (Yang Gui Fei) => Dương (Dzương) Quý Phi. Phúc Kiến lại lột [yờ] biến thành [I] => tiếng Việt [y]: yêu => [iêu]; âu yếm => [âu iếm].
[11] Để ý sự phân biệt dấu hỏi và sắc (đôi khi ngã) rất lộn xộn khi so sánh tiếng Việt miền Kinh (Kẻ Chợ) với tiếng Việt tại các mường bản hay khu vực thôn quê. Thí dụ: ỏng (M) => uống (V); dan tổi (M) => gian dối; dam cẩm (M) => giam cầm; dáng đãy (M) => giảng dạy (V).
[12] Lối nói khác nhau tùy theo phương ngữ. Thí dụ, từ kép tiếng Việt ‘nở phồng’ – tương ứng tiếng Thái [noh] và [pheerng] {Phúc kiến: [pheng]}. Nhưng ‘Hoa đào nở’ tiếng Việt, lại tương đương với: ‘Va (hay [byooc]) tào phồng’ {Hoa đào phồng} trong tiếng Tày-Nùng. Để ý: Va (T-N) => Wa (Mường) => Hoa. Byooc => Pông (M) => Bông (V), trong đó [By] chính là âm ‘V’ phát âm kiểu Nam bộ. Thí dụ khác: Trong tiếng Việt ‘kể’ và ‘nói’ có cách dùng khác nhau. Nhưng trong tiếng Mường, ‘kể’ được dùng như ‘nói’: khể lải = nói lái; khể bẫy = nói bậy; khể nhó = nói nhỏ. ‘Nỏi’ tiếng Mường cũng mang nghĩa như ‘nói’ (Việt) nhưng ưa thiên về ... ‘kể’: nỏi đẳng = nói tích. Nỏi lãi = nói lại. Và ‘kể’ Việt, Mường phát âm là ‘kế’: kế cuông = kể chuyện.
[13] Nguyễn Phục Hưng (2007) Trao đổi tư liệu trên Forum M-C.
[14] Huình Tịnh Paulus Của (1895) Đại Nam Quấc Âm Tự Vị. Imprimerie Rey, Curiol & Cie. Re-published by Nhà Xuất Bản Trẻ, 1998.
[15] Trang mạng về tiếng Anishinaabemowin:
http://imp.lss.wisc.edu/~jrvalent/ais301/Grammar/InflMorphology/nouns001.htm
[16] Truyện cổ tích về ‘đực rựa’: http://www.quangduc.com/TruyenNgan/020thamthitham.html
[17] Charles Hamblin (1988) Languages of Asia & the Pacific. Angus & Robertson.
[18] Trần Hữu Thuần (2007) Tiếng Quảng Trị. Xem talawas.org ngày 13/6/07:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10168&rb=06
[19] Tiếng Mường mang âm tương đương [kh] đối với Việt [s]: khong => sông (Mekong => sông Mẹ, sông lớn), khư nữ = sư nữ, khổng lãi = sống lại.
[20] Gerard Moussay, Nại Thành Bô, Thiên Sanh Cảnh, Lưu Ngọc Hiến, Đàng Năng Phương, Lưu Quang Sanh, Lâm Gia Tịnh, Trương Văn Tốn (1971). Tự Điển Chàm-Việt-Pháp (Champa-Vietnamese-French Dictionary). Trung tâm Văn-hóa Chàm - Phan-Rang.
[21] James Campbell (2007) Chữ Nôm Characters: http://www.glossika.com/en/dict/viet/nom-d.php
[22] Tiếng Myanmar (Miến/Diến - Điện) thường được xem bà con hậu duệ tiếng Môn. Thế nhưng cho đến vài năm gần đây người Môn tại Miến Điện vẫn thường bị ‘kì thị’. Truy cứu của chúng tôi cho biết cấu trúc văn phạm tiếng Myanmar lại mang ảnh hưởng khác với tiếng Môn. Đó là tiếng Munda ở Ấn Độ.
[23] Lê Ngọc Trụ (1959) Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị. Thanh Tân.
[24] Thí dụ: Trai (male / boy) viết bằng cách ghép chữ [Nam] 男 với [Lai] 來. Âm [L] trong [Lại] dùng cho [R]: TRAI =男來.
[25] Thí dụ: Trâu <= [trăk] Theng (Munda) & [krâu] Wa (Munda). Trời <= [trôk] Mnong (Mon-Khmer) & [trôôc] Xtieng (M-Kh). {trích từ: Hồ Lê (1992) Từ Nam Á trong tiếng Việt. TRONG: Viện Khoa Học Xã Hội (Th.P. HCM) - Tiếng Việt và các ngôn ngữ Dân tộc phía Nam. Nxb Khoa Học Xã Hội - Hà Nội} [26] Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo – Hoàng Chí (1974) Từ Điển Tày – Nùng - Việt (Tay-Nung-Viet Dictionary). Published by Viện Ngôn Ngữ Học (The Linguistics Institute) [27] Võ Mai Phương (Chu Thái Sơn chủ biên) (2005) Người Dao. Nxb Trẻ [28] Phạm Quang Tuấn [2007] Hai tuần ở Việt Nam (không có xuất bản). [29] Trong những áng văn Nôm của Ức Trai Tiên Sinh (Nguyễn Trãi), người ta thấy Ức Trai vẫn thường dùng ‘anh tam’ thay cho ‘anh em’: "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam" {xem: http://www.vietmedia.com/literature/vanthisi/?ID=5 - Hoặc: trong Quốc Âm Thi Tập: "Tuy rằng bốn biển cũng là anh tam". [30] Trong truyện “Cánh Đồng Bất Tận’, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã dùng động từ: ‘nhóm củi’ ngay ở trang đầu. ‘Củi’ ở đây hoàn toàn mang nghĩa ‘lửa’ theo kiểu tiếng Mường (Hoà Bình), ví-phỏng qua lại với ‘củi’ mang nghĩa ‘cây/cành dùng để nhóm lửa hay đốt’. Nguồn: www.dunglac.org