Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Con cái trong quan hệ con người và xã hội


CÓ THÊM CON CÁI GIÚP CẢI THIỆN CÁC MỐI QUAN HỆ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

Kết quả của một nghiên cứu của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình

Gia đình « truyền thống » phải chăng nó là một di sản của quá khứ, hay là một yếu tố không thể thiếu cho sự sống còn của xã hội và tương lai của các thế hệ trẻ ?

Câu hỏi này là trục chính của một cuộc nghiên cứu xã hội-nhân chủng của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, đưa đến việc xuất bản cuốn sách « La famille : une ressource pour la société », do ông Pierpaolo Donati, giáo sư xã hội học ở Đại học Bologne.

Cuốn sách này được giới thiệu hôm 31/5/2012, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế thần học và mục vụ, đang diễn ra tại Milano, dịp Gặp gỡ quốc tế gia đình lần thứ VII.

Phó thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, Đức cha Simon Vazquez, đã khai mạc hội nghị, giải thích rằng có một mối liên hệ bất khả phân ly giữa gia đình và hạnh phúc mà mỗi người khao khát, và nghiên cứu được giáo sư Donati phối hợp, cho thấy rằng gia đình nằm ở trung tâm các mục tiêu và ước muốn ưu việt, bao gồm nơi các thế hệ trẻ.

Giáo sư Donati đã giải thích rằng cuộc nghiên cứu đã làm nổi bật rằng, ngày nay, gia đình vẫn còn giữ một vai trò hàng đầu trong những khát vọng sâu xa nhất của người Ý và gia đình « được cấu tạo bình thường » – một người nam và một người nữ với ít là hai con – có khả năng đáp lại ước muốn hạnh phúc hơn các hoàn cảnh gia đình khác nhau khác.

Kết quả cho thấy rằng gia đình « truyền thống » là « thỏa mãn » nhất và là sinh ích nhất xét như là « vốn nhân bản và xã hội ». Ngược lại, nếu xa rời với mô hình này, gia đình mất đi khả năng làm tăng giá trị con người và tạo nên tình liên đới.

Cuộc nghiên cứu cho thấy nhóm gia đình đầu tiên được gọi là những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ(monoparental). Vì những khó khăn trong đời thường của mình, những gia đình này giống với những người cô độc. Những người sống kiểu gia đình này thường gặp khó khăn trong những quan hệ với bên ngoài.

Rồi có những cặp vợ chồng không con đang chịu cảnh bấp bênh quan hệ : « Chính những đứa con làm cho một cặp vợ chồng cảm thấy « thực sự là vợ chồng » », giáo sư nhấn mạnh.

Hoàn cảnh của những đôi vợ chồng chỉ có một con có lẽ là tốt hơn, nhưng đứa con có khuynh hướng được « siêu bảo vệ » và gia đình có khuynh hướng khép kín trước xã hội.

Sau cùng, có những gia đình « bình thường », mở ra cho bên ngoài và « vì xã hội » nhất, và có khả năng chuyển tải các giá trị nhất. Trong kiểu gia đình này, phẩm chất cuộc sống nói chung là tốt nhất : những gia đình này là « nguồn chính yếu của vốn xã hội ».

Hai nhân tố làm cho một gia đình « đức hạnh » là hôn nhân và số con cái. « Hôn nhân cải tiến thái độ đối với xã hội, vì nó không hệ tại chỉ là một hành vi pháp lý nhưng còn là một nghi thức làm tiếp xúc phạm vi công cộng và phạm vi riêng tư ».

« Càng có nhiều con thì sự phong phú các tương quan càng lớn. Cho dầu  các tương quan giữa anh chị em không tất nhiên tuyệt hảo », nhưng vẫn tốt hơn so với các con một.

Tiếp nối bài tham luận của giáo sư Donati là bài tham luận của chủ tịch Diễn Đàn Gia Đình, ông Francesco Belletti. Ông nhấn mạnh vai trò của gia đình như là thành lũy chống lại sự lạm dụng quyền lực, « một sức mạnh của những người vô quyền lực », bắt đầu với Thánh Giuse và Đức Maria đã cứu con mình khỏi sự tàn sát của Hêrôđê.

Vả lại, rất thường, chính nhờ các gia đình mà  xã hội được củng cố và các đòi hỏi của xã hội được đề cập cách cụ thể. Chẳng hạn, với các hiệp hội gia đình có những đứa con  mang khuyết tật. Những gia đình này thường buộc phải thực thi « một sự bổ trợ ngược lại », bổ túc cho những thiếu sót của Nhà Nước.

Sau cùng, sự dung hòa  giữa gia đình và công việc đã được nêu lên bởi Giovanna Rossi, nhà xã hội học về gia đình : dựa vào một phân tích, bà Rossi nhấn mạnh rằng đòi hỏi dung hòa là rất lớn nhưng thường được giải quyết bởi một chọn lựa độc nhất cho công việc, từ bỏ gia  đình hay ngược lại.

Sự chọn lựa trọn thời gian đối với một bậc cha mẹ này hay bán thời gian đối với bậc cha mẹ khác, là được xem như là lý tưởng đối với các đôi vợ chồng có con nhỏ, nhưng dần dần khi những đứa con này lớn lên, khuynh hướng ưu tiên trọn thời gian đối với cả hai.

Bất chấp những đề nghị có tính xây dựng để đương đầu với vấn đề này, con đường phải trải qua là « lâu dài và sóng gió », một chuyên viên tuyên bố.

Tý Linh
Theo ZENIT

Không có nhận xét nào: