Trần Tuy Hòa8/30/2011
Cảm nhận ngày lễ thánh Monica, Bổn Mạng các Bà Mẹ Công Giáo Tuy Hòa, 27.8.2011
Mở trang HĐGMVN để tìm liên kết mạng, gần như tờ báo mạng nào trong liên kết này đều nói về ngày lễ hôm nay, lễ thánh nữ Monica, bổn mạng các bà mẹ (27/8). Nói về Mẹ thì vô cùng, dù có diển tả cách nào cũng không thể nói hết được sự vĩ đại của người mẹ
Tôi không biết mẹ tôi nuôi tôi cách nào ; nhưng đến lúc đủ tuổi khôn, nhìn qua những em bé khác, tôi biết mình chắc cũng được nuôi như thế ; mà chẳng phải riêng tôi, có lẽ phần lớn trẻ em vùng quê nghèo đất Việt đều được nuôi và lớn lên như vậy. Mẹ đặt chén cơm với ít hạt muối sống bên cạnh, bỏ vào miệng nắm cơm cùng hạt muối, nhai nhỏ rồi sú vào miệng con như chim sú mồi. Áo mặc là vải tám nhuộm nâu, tối đi ngủ chỉ biết rửa chân khô (hai bàn chân chà vào nhau) trước khi ngã người trên chiếc chiếu rộng đủ cho cả mấy anh em. Mùa Đông, không mền, đắp chiếc chiếu đôi trống đầu hở chân nhưng vẫn ấm…!
Thế hệ chúng tôi phần nhiều được lớn lên như thế.
Ngày nay có khác.
Sữa mẹ để nuôi con là lẽ đương nhiên thì loại thực phẩm này hôm nay phải vận động sử dụng, là sản phẩm được quảng cáo liên tục : “Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
Việc nuôi dạy con trong những ngày sau khi lọt lòng là việc của mẹ thì Ô sin nuôi trẻ hôm nay rất được chìu chuộng ; và người mẹ trẻ nào có người giúp việc nuôi con nhỏ là may mắn của gia đình.
Chuyện nuôi con dần dà trở thành công nghệ với những chỉ số rỏ ràng : loại thực phẩm gì, cho cỡ tuổi nào, tiếp nhận thực phẩm vào giờ nào, chơi trò chơi gì, phải ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày, loại sữa nào tăng chiều cao, tăng chỉ số IQ v…v… Nếu chưa đạt được chỉ tiêu đó là chưa đạt chuẩn phát triển. Có lẽ nếu có đồng hồ đo độ yêu thương, người ta cũng sẽ dùng nó để đánh giá mối liên hệ mẹ con.
Môi trường có khác, sự phát triển có khác, mối quan hệ xã hội có khác, cách hội nhập văn hóa có khác, nhưng lúc nào cũng vậy : Con mãi là vàng, là ngọc.
May quá ,Chiếc đồng hồ yêu thương kia chắc chắn không bao giờ có và để đáp ứng công nghệ nuôi con kia, mẹ cũng đã đánh đổi rất nhiều, tất cả cũng chỉ nhằm vun đắp cho con có được điều tốt nhất để thành thân và như vậy Mẹ ngày xưa hay mẹ ngày nay vẫn mãi là người không thể thay thế ,Mẹ vẫn là :
Cánh cò cõng nắng cõng mưa,
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương.
Mẹ vĩ đại, Mẹ cao cả, Mẹ thiêng liêng như vậy nhưng sao cả mẹ và cha lại cất lời xin lỗi con, những đứa con chưa kịp nói, chưa kịp thấy ánh mặt trời.
Không được xem phim tài liệu Việt Nam chiếu trên BBC World nhưng nhà đạo diễn và biên kịch Phan Huyền Thư cho biết : Phim "Cha mẹ xin lỗi con"của Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương, đã đoạt giải Cánh diều Bạc cho phim tài liệu hồi tháng 3 năm 2009 và Cánh diều vàng dành cho Đạo diễn xuất sắc.
Phim đã được chiếu tại 25 trường đại học ở Đông Bắc Mỹ, trong đó có nhiều trường danh tiếng như Harvard, Pensylvania, Yale, Princeston, Cornell, New York. ( BBC – Văn Hóa Xã Hội 26-8-2011) ; cuốn phim nói về 9000 ngôi mộ thai nhi nơi nghĩa trang trên núi Hòn Thơm của Ông Tống Phước Phúc, một người Công giáo của thành phố Nha trang, (nghe nói đến nay đã là 10.000 …) ; con số này chỉ mới của Thành Phố Nha trang, không phải của cả Tỉnh Khánh Hòa, càng không phải của cả nước, chưa ai thống kê hết chỉ biết rằng : “Việt Nam là một trong nhưng nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới”( BBC như trên).
Bao nhiêu ngôi mộ là bấy nhiêu người mẹ từ chối thiên chức làm mẹ của mình cùng bấy nhiêu người cha cần quỳ gối ; và dường như không hẹn mà gặp, càng nhiều ngôi mộ thai nhi thì các phòng khám và điểu trị vô sinh càng đông bệnh nhân cũng đồng nghĩa với sự khao khát được làm mẹ càng lúc càng nhiều ; lòng khao khát ấy như chỉ dấu của sự hối hận muộn màng cho những lần từ chối sự sống đang nẩy mầm trên mảnh đất lòng mẹ.
Giáo Hội rất có lý có tình khi cổ võ cho phong trào “Phò Sự Sống” ; Giáo Hội luôn xác tín và ý thức rằng : giáo dục con người hy sinh chia sẻ cho nhau tấm bánh (áp lực dân số ) thì nhân bản hơn nhiều việc giết bớt người khác để dành sự sống cho người còn lại.
Nhìn các bà Mẹ trước khi vào nhà thờ, tôi hỏi : Áo dài của các Chị màu gì vậy ? Chẳng phải xanh cũng không là tím – Các chị mỉm cười, nguýt dài, bỏ đi.
Mầu sắc vẫn chỉ là màu sắc, cũng đi ra từ bảy sắc cầu vòng – đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím ; nhưng màu áo các chị chọn trông sao nền nã, đậm màu nhưng chẳng khoa trương, màu áo gợi ý khởi đầu sự sống, cái thứ màu tìm mãi trong tự điển chẳng có, cũng chẳng thấy nơi bài học về màu sắc trong trường phổ thông và chỉ tìm thấy khi đi vào cuộc sống thực tế. Các chị gọi màu áo của mình là màu “cổ vịt”, tất nhiên không phải là vịt đẻ trứng nhưng là vịt làm cho trứng được đẻ ra có thể ấp thành con. Từ trong sâu xa – các chị đã đón nhận thiên chức khi đã là người nữ
Quỳ ở hàng băng sau, nghe các bà mẹ Tuy hòa cầu nguyện sao mà đơn sơ. Các bà chỉ xin Chúa điều đơn giản : Xin cho con biết lắng nghe LỜI NGÀI dạy con trong đêm tối, lúc lẻ loi, bình thường thôi vì họ tin rằng LỜI NGÀI giúp họ đi qua cuộc đời khốn khó trong phó thác tin yêu. Lời Ngài chắc chắn sẽ biến mảnh đất lòng họ thành ĐẤT TỐT. Lòng mẹ của người mẹ Tuy hòa còn bao la hơn Thái Bình Dương vì Thái Bình Dương vẫn còn biên giới.
Trần Tuy Hòa
Tôi không biết mẹ tôi nuôi tôi cách nào ; nhưng đến lúc đủ tuổi khôn, nhìn qua những em bé khác, tôi biết mình chắc cũng được nuôi như thế ; mà chẳng phải riêng tôi, có lẽ phần lớn trẻ em vùng quê nghèo đất Việt đều được nuôi và lớn lên như vậy. Mẹ đặt chén cơm với ít hạt muối sống bên cạnh, bỏ vào miệng nắm cơm cùng hạt muối, nhai nhỏ rồi sú vào miệng con như chim sú mồi. Áo mặc là vải tám nhuộm nâu, tối đi ngủ chỉ biết rửa chân khô (hai bàn chân chà vào nhau) trước khi ngã người trên chiếc chiếu rộng đủ cho cả mấy anh em. Mùa Đông, không mền, đắp chiếc chiếu đôi trống đầu hở chân nhưng vẫn ấm…!
Thế hệ chúng tôi phần nhiều được lớn lên như thế.
Ngày nay có khác.
Sữa mẹ để nuôi con là lẽ đương nhiên thì loại thực phẩm này hôm nay phải vận động sử dụng, là sản phẩm được quảng cáo liên tục : “Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
Việc nuôi dạy con trong những ngày sau khi lọt lòng là việc của mẹ thì Ô sin nuôi trẻ hôm nay rất được chìu chuộng ; và người mẹ trẻ nào có người giúp việc nuôi con nhỏ là may mắn của gia đình.
Chuyện nuôi con dần dà trở thành công nghệ với những chỉ số rỏ ràng : loại thực phẩm gì, cho cỡ tuổi nào, tiếp nhận thực phẩm vào giờ nào, chơi trò chơi gì, phải ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày, loại sữa nào tăng chiều cao, tăng chỉ số IQ v…v… Nếu chưa đạt được chỉ tiêu đó là chưa đạt chuẩn phát triển. Có lẽ nếu có đồng hồ đo độ yêu thương, người ta cũng sẽ dùng nó để đánh giá mối liên hệ mẹ con.
Môi trường có khác, sự phát triển có khác, mối quan hệ xã hội có khác, cách hội nhập văn hóa có khác, nhưng lúc nào cũng vậy : Con mãi là vàng, là ngọc.
May quá ,Chiếc đồng hồ yêu thương kia chắc chắn không bao giờ có và để đáp ứng công nghệ nuôi con kia, mẹ cũng đã đánh đổi rất nhiều, tất cả cũng chỉ nhằm vun đắp cho con có được điều tốt nhất để thành thân và như vậy Mẹ ngày xưa hay mẹ ngày nay vẫn mãi là người không thể thay thế ,Mẹ vẫn là :
Cánh cò cõng nắng cõng mưa,
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương.
Mẹ vĩ đại, Mẹ cao cả, Mẹ thiêng liêng như vậy nhưng sao cả mẹ và cha lại cất lời xin lỗi con, những đứa con chưa kịp nói, chưa kịp thấy ánh mặt trời.
Không được xem phim tài liệu Việt Nam chiếu trên BBC World nhưng nhà đạo diễn và biên kịch Phan Huyền Thư cho biết : Phim "Cha mẹ xin lỗi con"của Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương, đã đoạt giải Cánh diều Bạc cho phim tài liệu hồi tháng 3 năm 2009 và Cánh diều vàng dành cho Đạo diễn xuất sắc.
Phim đã được chiếu tại 25 trường đại học ở Đông Bắc Mỹ, trong đó có nhiều trường danh tiếng như Harvard, Pensylvania, Yale, Princeston, Cornell, New York. ( BBC – Văn Hóa Xã Hội 26-8-2011) ; cuốn phim nói về 9000 ngôi mộ thai nhi nơi nghĩa trang trên núi Hòn Thơm của Ông Tống Phước Phúc, một người Công giáo của thành phố Nha trang, (nghe nói đến nay đã là 10.000 …) ; con số này chỉ mới của Thành Phố Nha trang, không phải của cả Tỉnh Khánh Hòa, càng không phải của cả nước, chưa ai thống kê hết chỉ biết rằng : “Việt Nam là một trong nhưng nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới”( BBC như trên).
Bao nhiêu ngôi mộ là bấy nhiêu người mẹ từ chối thiên chức làm mẹ của mình cùng bấy nhiêu người cha cần quỳ gối ; và dường như không hẹn mà gặp, càng nhiều ngôi mộ thai nhi thì các phòng khám và điểu trị vô sinh càng đông bệnh nhân cũng đồng nghĩa với sự khao khát được làm mẹ càng lúc càng nhiều ; lòng khao khát ấy như chỉ dấu của sự hối hận muộn màng cho những lần từ chối sự sống đang nẩy mầm trên mảnh đất lòng mẹ.
Giáo Hội rất có lý có tình khi cổ võ cho phong trào “Phò Sự Sống” ; Giáo Hội luôn xác tín và ý thức rằng : giáo dục con người hy sinh chia sẻ cho nhau tấm bánh (áp lực dân số ) thì nhân bản hơn nhiều việc giết bớt người khác để dành sự sống cho người còn lại.
Nhìn các bà Mẹ trước khi vào nhà thờ, tôi hỏi : Áo dài của các Chị màu gì vậy ? Chẳng phải xanh cũng không là tím – Các chị mỉm cười, nguýt dài, bỏ đi.
Mầu sắc vẫn chỉ là màu sắc, cũng đi ra từ bảy sắc cầu vòng – đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím ; nhưng màu áo các chị chọn trông sao nền nã, đậm màu nhưng chẳng khoa trương, màu áo gợi ý khởi đầu sự sống, cái thứ màu tìm mãi trong tự điển chẳng có, cũng chẳng thấy nơi bài học về màu sắc trong trường phổ thông và chỉ tìm thấy khi đi vào cuộc sống thực tế. Các chị gọi màu áo của mình là màu “cổ vịt”, tất nhiên không phải là vịt đẻ trứng nhưng là vịt làm cho trứng được đẻ ra có thể ấp thành con. Từ trong sâu xa – các chị đã đón nhận thiên chức khi đã là người nữ
Quỳ ở hàng băng sau, nghe các bà mẹ Tuy hòa cầu nguyện sao mà đơn sơ. Các bà chỉ xin Chúa điều đơn giản : Xin cho con biết lắng nghe LỜI NGÀI dạy con trong đêm tối, lúc lẻ loi, bình thường thôi vì họ tin rằng LỜI NGÀI giúp họ đi qua cuộc đời khốn khó trong phó thác tin yêu. Lời Ngài chắc chắn sẽ biến mảnh đất lòng họ thành ĐẤT TỐT. Lòng mẹ của người mẹ Tuy hòa còn bao la hơn Thái Bình Dương vì Thái Bình Dương vẫn còn biên giới.
Trần Tuy Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét