Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Giáo dục con trẻ theo phương pháp của thánh Don Bosco

Bài 7:KHI CHA MẸ THUA CUỘC - TẦM QUAN TRONG CỦA BẦU KHÍ GIA ĐÌNH
Don Bosco viết những lời sau đây trong tài liệu "Vài lời về hình phạt trong các nhà Salêdiêng". "Chúng con biết thời gian trong đó chúng ta đang sống, chỉ với một bất cẩn nhỏ có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng thật dễ dàng... Nói chung hệ thống chúng ta sử dụng được gọi là hệ thống dự phòng cốt ở trong việc khuôn định cho tâm trí học sinh chúng ta cách ứng xử, những bạo lực bên ngoài không hề có vì chúng phải chịu sự khuất phục để làm theo ý của ta. Với hệ thống này, cha có ý muốn nói với các con rằng cha không bao giờ áp dụng những phương tiện cưỡng bức, nhưng luôn luôn và chỉ có những gì là thuyết phục và lòng nhân ái".
Hệ thống dự phòng trải qua đã hơn một trăm năm và hơn bao giờ hết nền tảng căn bản ấy rất chân thật. Có vô số tình huống mỗi ngày, trong đó cha mẹ phải lựa chọn giữa hai phương pháp giáo dục. Lựa chọn không phải trên bình diện lý thuyết mà trong thực tế.
Vào một đêm nọ, chúng tôi tìm xem điều xảy ra nơi một gia đình như nhiều gia đình khác.
Anna lên ba tuổi, hầu như luôn bị gắn chặt trên cái ghế, bé làm rơi rau xà lách trên bàn ăn. Lộ rõ vẻ bực mình, mẹ bé quát: "Anna! Nhặt nó lên". Đứa trẻ trề môi và nói cách cương quyết: "Không!" rồi chẳng động tĩnh chi cả. "Bà đã làm lộn xộn ráo cả, bà bé. Ngay bây giờ, nhặt nó lên!" bà mẹ giận dữ nhắc lại nhiều lần với cường độ gia tăng. Anna nhìn bà mẹ với niềm kiêu hãnh khó lay của tuổi lên ba và đáp lại: "Không".
Người mẹ có thể làm điều gì?
Rõ ràng bà mẹ đã bị thua cuộc khi sử dụng quyền bính trong gia đình. Nếu bắt buộc đứa trẻ phải tuân phục (có thể bằng một cái tát hay phát mạnh vào mông) thì nó cảm thấy nhục nhã vô cùng, bà mẹ cũng biết rằng khi đánh đập một đứa trẻ mới ba tuổi đầu chẳng giúp được gì. Ngoài những gì đã xảy ra khả năng chị ta còn phải đối chất với lời khiển trách của chồng: "Giờ em sắp đánh nó hả? Cách tốt nhất để em dạy con đấy!"
Nếu bỏ cuộc và lau sạch khăn trải bàn dưới cái nhìn đầy kiêu hãnh và đắc thắng của cô bé, chị ta hiểu rằng bé gái đã giành chiến thắng không xứng đáng. Và tất nhiên chồng sẽ đổ thêm tủi nhục vào cay đắng: "Mới ba tuổi mà nó đã ra lệnh cho em rồi đấy?".
Phương pháp cưỡng bách ngay trong một gia đình nho nhỏ cũng đã có thể là cả một sự bất hạnh lớn lao.
"Tôi không biết phải làm cái gì nữa!"
Những tình huống như thế này xuất hiện khá phổ biến và 
thường xuyên, đó là cơ hội để cha mẹ trải nghiệm một nguyên tắc nền tảng của Hệ thống Dự phòng trong Trường học cho các Bậc Cha Mẹ: "Mỗi lần cha mẹ bước vào cuộc xung đột với con cái, kẻ thua cuộc là chính họ".
Chúng ta phải nhận ra sự vô ích trong việc ra lệnh cho con cái theo ý của mình. Mẹ của Anna đang làm dấy lên một cuộc chiến nguy hiểm, căn cứ trên lý lẽ "Nào ta hãy xem ai ra lệnh ở đây!".Một cuộc chiến được trù định chỉ để lại những vết thương lòng và sự tủi nhục triền miên. Bậc cha mẹ bước vào cuộc xung đột với con cái sẽ khiến họ bó buộc phải dùng hết hình phạt này đến hình phạt khác, họ chỉ nhận được sự giận dữ nhiều hơn từ những đứa trẻ.
Tóm lại, bọn trẻ nghĩ rằng: "Nếu bố mẹ có quyền làm tổn thương con thì con cũng có quyền để làm nó cho bố mẹ đấy!". Tình thế trở nên "tiến thoái lưỡng nan" khi kéo theo một diễn tiến khủng khiếp của sự trả đũa và báo thù. Đấy là kết quả của những hình phạt.
Thật chẳng may, những đứa trẻ thêm bướng bỉnh và ngoan cố hơn đối với người lớn: chúng có lợi thế hơn khi ngấm ngầm âm mưu, trù tính, và kháng cự cứng rắn thêm nữa với cha mẹ. Khi sự việc đã đến mức “tức nước vỡ bờ” và hết còn tính nhẫn nại, người ta lắc đầu và gào to trong sự tuyệt vọng: "Tôi không biết phải làm cái gì nữa!".
Ý tưởng của Don Bosco thì thật đơn giản. Hình phạt, hoặc ý tưởng "tuân lệnh tôi, nếu không tôi..." đầy độc đoán cần được thay thế bằng sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau. Trẻ em cần người hướng đạo, những nhà lãnh đạo tốt lành chứ chúng đâu cần đến giới hạ sĩ quan hay trung sĩ trong quân đội.
Một nhà lãnh đạo tốt lành truyền cảm hứng và khuyến khích những người dưới quyền thực hiện các hành động cách thích hợp theo hoàn cảnh: các bậc cha mẹ cũng phải là những nhà lãnh đạo như thế. Con cái ta cần sự hướng dẫn của ta, chúng sẽ đồng thuận nếu biết rằng ta tôn trọng chúng như là những con người bình đẳng. Phẩm giá của một đứa trẻ bị lăng nhục vô cùng khi bị đánh đập và cũng chẳng còn lại bao nhiêu phẩm giá cho người mẹ sau những việc đã xảy ra, đặc biệt nếu chị ta bị mặc cảm tội lỗi.
Mẹ của Anna có thể nhận được nhiều hơn khi chị ta tự rút lui khỏi cuộc xung đột và tăng cường hợp tác và giúp bé sống trách nhiệm. Chẳng hạn chị ta có thể nói: "Ồ! Thật là lộn xộn biết bao! Chúng ta làm thế nào bây giờ?". Đừng có tranh giành quyền lực nữa. Có nhiều khả năng đứa trẻ sẽ nhận ra sự can hệ và cùng chị ta dọn dẹp cho sạch sẽ. Ngôi nhà như thế sẽ không còn là một chiến trường, nhưng là một thiên đường dễ chịu  dành cho sự hợp tác và thuận hòa ngự trị.
Đó là những gì mà Gianni Rodari diễn đạt trong một câu chuyện thú vị với nhan đề"Ai ra lệnh?".
"Tôi hỏi một bé gái: "Ai là người ra lệnh ở nhà?". Bé lặng thinh nhìn tôi. "Nào, người ra lệnh giữa chúng ta: bố hay mẹ cháu". Bé gái nhìn tôi và không đáp lại. "Này, cháu nói cho bác đi chứ? Hãy nói cho bác biết ai là chủ nhà".
Một lần nữa bé nhìn tôi bối rối như có ý muốn nói "Bác chẳng biết ý bác muốn nói gì về ra lệnh?". Đúng vậy ai biết nó. "Bác chẳng biết ý bác muốn nói gì về chủ nhà?".Đúng vậy ai biết nó. "Vậy thì sao?". Bé nhìn tôi và không nói gì. Tôi có thể phát bực mình? Hay có lẽ bé bị câm, ôi cô bé tội nghiệp. Cho đến lúc này cô bé chạy thoát thân đến tận đỉnh đồi cỏ. Và ở trên đó cô bé quay lại nhoen nhoẻn miệng cười nói to với tôi:"Chẳng có ai ra lệnh cả, bởi vì cả nhà yêu thương nhau".
  
Chúng ta sẽ tránh những xung đột không cần thiết. 

Lm. Giuse Đinh Quang Vinh chuyển dịch
Nguồn: http://ubmvgiadinh.org/?open=contents&display=2&id=3024

Không có nhận xét nào: