Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

Nghĩ Về Chữ Hiếu Trong Truyền Thống Tôn Giáo Và Văn Hoá Việt Nam (2)

2.3. Khổng Giáo bàn về chữ hiếu

Lịch sử văn hóa Trung Quốc đã để lại những trang phong phú nói về đạo hiếu tự ngàn xưa trong đó có Kinh Thi được coi như ca dao, tục ngữ của Việt Nam, là một bộ môn văn chương bình dân tối cổ, có những câu nói về công ơn cha mẹ rất cảm động

Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã,
Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao,
Dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực.

Nghĩa là: cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi, cha mẹ sinh ta cực nhọc. Muốn đền đáp âm đức của cha mẹ, như vói lên trời cao chẳng cùng.

Khổng tử quan niệm chữ hiếu ở một mức độ rất cao. Trong sách Trung dung, Khổng tử có nói rằngá: Kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí giả: (nghĩa là: kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc hãy còn, ấy là hiếu đến rất mực vậy). Là một bậc thầy uyên bác, Khổng tử có nhiều lối trả lời khác nhau khi được hỏi về chữ hiếu với các đệ tử. Mạnh Ý-tử (quan đại phu nước Lỗ, họ Trọng tôn, tên là Hà-Kỵ) hỏi thờ đấng thân thế nào gọi là hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Thờ đấng thân mà không ngang trái là hiếu. Thầy Phàn trì ngự xe cho đức Khổng, đức Khổng bảo cho rằng: Họ Mạnh-tôn hỏi ta điều hiếu, ta thưa rằng: Không ngang trái. Thầy Phàn trì hỏi rằng: Lời ấy là ý bảo thế nào? Ðức Khổng nói rằng: nói không ngang trái là không ngang trái với lẽ phải. Người con thờ đấng thân, khi đấng thân còn thì phụng dưỡng cho phải lễ; khi đấng thân mất thì tống táng cho phải lễ; khi tế đấng thân thì tế cho phải lễ.

Mạnh Vũ-Bá (con Mạnh Ý-tử, tên là Trệ) hỏi điều hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Cha mẹ chỉ chăm lo về tật bệnh người con.

Thầy Tử-Du (học trò Ðức Khổng, họ Ngôn, tên Yểm ) hỏi điều hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Ðời nay chỉ bảo rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó cả. Nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính, thì có khác gì đâu.

Tử-Hạ (học trò của đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương) hỏi điều hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu (21).

Trong lần khác, Khổng tử nói quan hệ của con cái đối với cha mẹ cũng thể hiện trong cuộc sống, cách sống. Khi cha mẹ còn, không bao giờ làm điều gì đề cho cha mẹ lo buồn, bởi vậy không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo, và nhỡ có việc gì, có thể tìm gọi được: “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận ngữ: Lý nhân, IV). Những điều mà cụ Trần Trọng Kim vừa diễn đạt đó cũng còn có ít nhiều giá trị cho đến bây giờ. Trong Nho giáo, học giả họ Trần nói thêm: “Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải là cha mẹ làm điều gì trái đạo cũng theo. Khổng-tử nói: “Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán. (thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm-đềm dịu-dàng mà can-ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều đau đớn khó nhọc cũng không oán giận”. (Luận ngữ, Lý nhân, IV). (22)

Ảnh hưởng của việc làm, tâm tính của bậc cha mẹ cũng tác động nhiều trên con cái. Khổng tử có dạy: “Phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hành, tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hỷ”: cha còn thì phải xem cái chí của cha, cha mất rồi phải xem việc làm của cha, ba năm không đổi cái đạo của cha, khả gọi là hiếu vậy. (Luận ngữ, Học nhi, I) (23). Nhưng đối với Ðức Khổng, tinh thần trung dung luôn luôn được sử dụng như là một thái độ cần thiết trong cuộc sống con người. Một hôm Diệp-công bảo Khổng tử rằng: “Ngô đảng hữu trực cung giả, kỳ phụ nhương dương, nhi tử chứng chi” (xóm chúng tôi có người cứ lấy cái thẳng mà khiến mình: cha đi ăn trộm dê, mà con đi làm chứng). Ngài nói rằng: “Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kỳ trung hỷ” (người thẳng xóm chúng tôi thì khác thế: cha che chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong đó vậy.- Luận ngữ, Tử Lộ, XIII ) (24).

Ðức Khổng rất đề cao chữ hiếu vì đó là căn bản ứng xử của con người, từ đó mà việc thảo kính của con cái đối với cha mẹ đã được xem như là một đạo hiếu (hiếu đạo) và những tư duy về nguyên tắc căn bản trong sự đối đãi giữa con cái đối với cha mẹ có thể tìm thấy trong Hiếu kinh của họ Khổng. Mạnh tử cũng có nói: “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại.” nghĩa là trong ba điều bất hiếu thì việc không có con nối dõi là điều bất hiếu to nhất.

Thầy Tử Lộ là một tấm gương chí hiếu đối với cha mẹ. Thuở mẹ ông còn sinh tiền, ông phải đi đội gạo thuê đàng xa để lấy tiền nuôi mẹ. Ðến khi ông thành công ở đời, xe ngựa rập rình, áo mũ xênh xang làm quan cao chức trọng thì cha mẹ ông đã qua đời hết. Ông buồn bã than rằng: “Mộc dục tịnh nhi phong bất đình! Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”. Nghĩa là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng! Con muốn nuôi báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống. Thương thay nỗi lòng của thầy Tử Lộ cũng là nỗi đau khổ chung của những người con có hiếu!

Trong tác phẩm Trung Quốc Triết Học Sử, Bác Sĩ Hồ Thích cho rằng Khổng tử nói về hiếu đạo chưa đầy đủ bằng Tăng tử. Tăng tử nói: “Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ phất nhục, kỳ thứ năng dưỡng”, nghĩa là: Hiếu có ba điều: đại hiếu phải tôn thân, sau nữa không làm điếm nhục, sau nữa mới nuôi dưỡng. Theo Hồ Thích, tôn thân là tôn cao cái nhân cách của mình, tôn cao cái nhân cách của cha mẹ mình, không hủy hoại thân thể mình; không làm điếm nhục đến cái nhân cách mà cha mẹ đã truyền cho ta và sau hết là nuôi dưỡng cha mẹ. (25)

Nói chung học thuyết Khổng Mạnh chú trọng đến chữ hiếu, đề cao chữ hiếu cho nên những lời Khổng tử nói với Tăng tử về chữ hiếu gồm thành một quyển sách gọi là Hiếu kinh, các nguyên tắc ứng dụng cho tròn chữ hiếu, các nghi thức thực hành hiếu đễ gọi là hiếu đạo đã ảnh hưởng rất sâu xa trong một số xã hội Á đông trong đó có Việt Nam từ xưa cho đến nay.

Tử-Hạ (học trò của đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương) hỏi điều hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu (21).

Trong lần khác, Khổng tử nói quan hệ của con cái đối với cha mẹ cũng thể hiện trong cuộc sống, cách sống. Khi cha mẹ còn, không bao giờ làm điều gì đề cho cha mẹ lo buồn, bởi vậy không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo, và nhỡ có việc gì, có thể tìm gọi được: “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận ngữ: Lý nhân, IV). Những điều mà cụ Trần Trọng Kim vừa diễn đạt đó cũng còn có ít nhiều giá trị cho đến bây giờ. Trong Nho giáo, học giả họ Trần nói thêm: “Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải là cha mẹ làm điều gì trái đạo cũng theo. Khổng-tử nói: “Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán. (thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm-đềm dịu-dàng mà can-ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều đau đớn khó nhọc cũng không oán giận”. (Luận ngữ, Lý nhân, IV). (22)

Ảnh hưởng của việc làm, tâm tính của bậc cha mẹ cũng tác động nhiều trên con cái. Khổng tử có dạy: “Phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hành, tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hỷ”: cha còn thì phải xem cái chí của cha, cha mất rồi phải xem việc làm của cha, ba năm không đổi cái đạo của cha, khả gọi là hiếu vậy. (Luận ngữ, Học nhi, I) (23). Nhưng đối với Ðức Khổng, tinh thần trung dung luôn luôn được sử dụng như là một thái độ cần thiết trong cuộc sống con người. Một hôm Diệp-công bảo Khổng tử rằng: “Ngô đảng hữu trực cung giả, kỳ phụ nhương dương, nhi tử chứng chi” (xóm chúng tôi có người cứ lấy cái thẳng mà khiến mình: cha đi ăn trộm dê, mà con đi làm chứng). Ngài nói rằng: “Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kỳ trung hỷ” (người thẳng xóm chúng tôi thì khác thế: cha che chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong đó vậy.- Luận ngữ, Tử Lộ, XIII ) (24).

Ðức Khổng rất đề cao chữ hiếu vì đó là căn bản ứng xử của con người, từ đó mà việc thảo kính của con cái đối với cha mẹ đã được xem như là một đạo hiếu (hiếu đạo) và những tư duy về nguyên tắc căn bản trong sự đối đãi giữa con cái đối với cha mẹ có thể tìm thấy trong Hiếu kinh của họ Khổng. Mạnh tử cũng có nói: “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại.” nghĩa là trong ba điều bất hiếu thì việc không có con nối dõi là điều bất hiếu to nhất.

Thầy Tử Lộ là một tấm gương chí hiếu đối với cha mẹ. Thuở mẹ ông còn sinh tiền, ông phải đi đội gạo thuê đàng xa để lấy tiền nuôi mẹ. Ðến khi ông thành công ở đời, xe ngựa rập rình, áo mũ xênh xang làm quan cao chức trọng thì cha mẹ ông đã qua đời hết. Ông buồn bã than rằng: “Mộc dục tịnh nhi phong bất đình! Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”. Nghĩa là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng! Con muốn nuôi báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống. Thương thay nỗi lòng của thầy Tử Lộ cũng là nỗi đau khổ chung của những người con có hiếu!

Trong tác phẩm Trung Quốc Triết Học Sử, Bác Sĩ Hồ Thích cho rằng Khổng tử nói về hiếu đạo chưa đầy đủ bằng Tăng tử. Tăng tử nói: “Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ phất nhục, kỳ thứ năng dưỡng”, nghĩa là: Hiếu có ba điều: đại hiếu phải tôn thân, sau nữa không làm điếm nhục, sau nữa mới nuôi dưỡng. Theo Hồ Thích, tôn thân là tôn cao cái nhân cách của mình, tôn cao cái nhân cách của cha mẹ mình, không hủy hoại thân thể mình; không làm điếm nhục đến cái nhân cách mà cha mẹ đã truyền cho ta và sau hết là nuôi dưỡng cha mẹ. (25)

Nói chung học thuyết Khổng Mạnh chú trọng đến chữ hiếu, đề cao chữ hiếu cho nên những lời Khổng tử nói với Tăng tử về chữ hiếu gồm thành một quyển sách gọi là Hiếu kinh, các nguyên tắc ứng dụng cho tròn chữ hiếu, các nghi thức thực hành hiếu đễ gọi là hiếu đạo đã ảnh hưởng rất sâu xa trong một số xã hội Á đông trong đó có Việt Nam từ xưa cho đến nay.
(Còn tiếp)

Nguyễn Đức Cung

Không có nhận xét nào: