Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

"Suy Dinh Dưỡng Tâm Hồn"


18/10/2008 09:22 (GMT + 7)
Suy dinh dưỡng hiểu đơn giản là khi người ta không hấp thụ được mọi thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình. Nhưng sự “suy dinh dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp.

Chuyện kể ngày xưa Hải Thượng Lãn Ông có lần khám cho một vị hoàng tử về chứng gầy yếu biếng ăn đã phán rằng: “Hoàng tử bị suy dinh dưỡng”. Cả triều đình cảm thấy ngạc nhiên vì cậu ta đâu có thiếu sơn hào hải vị, cao lương mỹ vị. Nhưng không ai hiểu lý do “suy dinh dưỡng” là cậu ta không thể hấp thụ mọi thứ trên đời nếu nó không phù hợp với thể tạng, với cơ địa của chính mình. Suy rộng ra cái được ăn và cái ăn được không phải lúc nào cũng tương thích, đem lại kết quả như ý.

Nhìn lại thanh thiếu niên chúng ta, có ai ngạc nhiên trước tỷ lệ gần 30% suy dinh dưỡng thể chất khi tuổi trẻ hôm nay có qúa ít thời gian rèn luyện thân thể, và chắc sẽ còn ngạc nhiên nhiều hơn nếu như sự “suy dinh dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp. Tại sao? Khi trong chương trình giáo dục chúng ta đã nhét vào đấy bao nhiêu là môn học từ chính trị đến đạo đức với trùng điệp ngôn từ về lý tưởng cao đẹp và bao nhiêu thứ mà những nhà giáo dục nghĩ là điều hay lẽ phải? Phải chăng những lời rao giảng không đem lại một giá trị thực tế nào hay chỉ vì chúng ta cứ “đè” học sinh ra mà nhồi nhét mọi thứ quan điểm của những nhà giáo dục bất kể trình độ nhận thức và hoàn cảnh xã hội.

Tuổi trẻ hôm nay đang suy dinh dưỡng ra sao?
Một sự thực hiển nhiên là những năm gần đây tình trạng bỏ học ngày một gia tăng lên đến con số hàng triệu. Số đi học thì rất nhiều trẻ không ngoan từ chuyện bỏ bê học hành, ăn diện thời trang, sống buông thả thiếu lý tưởng. Tình yêu đến quá sớm ngay từ cuối cấp 2 và lớp trẻ không nhận ra biên giới mong manh của tình yêu và thú vui xác thịt. Theo một con số thống kê thì tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang ở mức báo động cao và khoảng 25% trong 500.000 ca được thống kê chính thức là trẻ vị thành niên (!). Theo ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y Tế thì với con số 114.000 ca trong năm 2007, TP.HCM đã “vô địch” cả nước và tương tự, nước ta có thể “vô địch” thế giới. Một số trẻ lao vào vòng xoáy bạo lực, đâm chém, tập họp băng đảng y như trong phim “xã hội đen”, hút xách ma túy. Chỉ rảo qua một số quán café giờ tan trường và nếu lắng nghe ngôn ngữ tuổi teen, bạn sẽ không khỏi giật mình trước rất nhiều tiếng lóng và chửi thề. Vậy thì nền giáo dục của chúng ta hôm nay đang đóng vai trò gì trong việc hình thành nhân cách? Những điều các em học trên ghế nhà trường, từ giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên, chính trị v.v... không được hấp thụ tốt nên những hoàng tử công chúa của chúng ta vẫn cứ là những đứa trẻ suy dinh dưỡng(?)

Cái gì đang mất đi?
Các nhà giáo dục hôm nay không khỏi băn khoăn khi những bài học được truyền trao không đem lại kết quả như kỳ vọng mà có người còn hoài nghi tính thực tiễn của những môn học ấy khi khoảng cách giữa cuộc sống và những điều được “thuyết giảng” ngày một xa cách. Chúng ta đang đánh mất những gì?

Phải chăng đó là tâm hồn và tình yêu thương thực sự. Có người đã phải kêu lên: “Vì đâu lương tâm bị đánh mất để xã hội nhiễu loạn đến mức này?” (Ths. Nguyễn Thị Oanh) và trước những suy thoái của xã hội người lớn khi họ đang rơi vào vòng xoáy của lòng tham, toan tính mưu cầu danh lợi thì trách sao lớp trẻ thiếu hẳn những tấm gương soi chân chính. Thần tượng hôm nay của các em là ai? Những ca sĩ, diễn viên, người mẫu hào nhoáng bề ngoài hay những khuôn mặt đồng tính và đồng bóng? Cha mẹ, thầy cô có còn là nguồn động viên mạnh mẽ nhất cho các em vào đời? Ths. Nguyễn Thị Oanh đã có câu trả lời khi nhận định: “Thât ra muốn các em tránh ma túy thì cơ bản hơn là tạo cho các em một cuộc sống gia đình hạnh phúc, an toàn. Làm sao cho các em được thỏa mãn các nhu cầu về tình thương, tình cảm, một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, một nghị lực để nói “không” với cái xấu, những đam mê lành mạnh như nghệ thuật, thể thao” (Nguyễn Thị Oanh – Hạnh phúc phải lựa chọn). Cha mẹ các em có hiểu điều đó không? Hay chính họ cũng đang vật lộn với cuộc sống và đang đánh mất dần khả năng yêu thương của chính mình. Tỷ lệ ly dị trên 30% là một con số để chúng ta suy ngẫm, chưa kể những gia đình đã đỗ vỡ nhưng còn đang níu kéo vì những quyền lợi vật chất gắn bó chưa thể tách rời. Tình yêu thương vì thế đã dần phai trong con người chúng ta hôm nay khi chủ nghĩa tôn thờ vật chất đang hoành hành trong mọi ngõ ngách của tâm hồn và đời sống. Chúng ta so sánh giàu nghèo hơn thiệt với hàng xóm, với những người trong cộng đồng, trong gia tộc, với tất cả những ai mà ta muốn so sánh “Khi nào tâm hồn còn so sánh thì không thể có tình yêu xuất hiện và tâm hồn liên tục cân đo đong đếm, phán xét… Bạn so sánh chính bản thân với một người nào đó tốt hơn xuất sắc hơn, giàu có hơn; bạn liên tục quan tâm đến bản thân mình… Theo cách này ngày càng muốn chiếm hữu nhiều hơn, ngày càng ích kỷ hơn…” (Krisnamurti - Cuộc đời phía trước) Krisnamurti cũng cho rằng: “Chức năng của giáo dục là phải giúp học sinh không bị mắc kẹt trong mớ hỗn độn của cuộc sống này, chính những hỗn độn ấy làm hạn hẹp tâm hồn chúng, khiến chúng không thể nhìn xa được…” Trường học, theo ông, phải là nơi mang lại hạnh phúc cho thế giới này. Vì thế giới này cần hạnh phúc. Phải chăng hạnh phúc chỉ có được khi con người biết tiết chế lòng tham, mở rộng tâm từ, và yêu thương cuộc sống. Chúng ta đang đánh mất dần kỹ năng biết sống hạnh phúc khi tâm hồn trẻ thơ đã bị đốt cháy theo những ước mơ vị kỷ của người lớn từ chuyện chạy trường, chạy lớp cho đến đua đòi theo hướng bất chấp mọi thủ đoạn để ngoi lên (không phải vươn lên) trên tầng lớp xã hội của mình. Nguy hại nhất, ngoài việc xơ hóa tâm hồn là mất luôn cả sự trung thực. Người ta dạy cho trẻ nói như được lập trình với những câu nói rỗng tuếch và đóng khung hai chữ quan điểm vào đấy. Khi người lớn quen sống trên hàng đống hàng giả từ bằng cấp, thành tích báo cáo cho đến chức danh, địa vị xã hội thì mong gì dạy dỗ lòng trung thực cho con trẻ.

Phải chống suy dinh dưỡng từ đâu?
Trong khi chờ đợi những thay đổi ngoài xã hội thì ngay trong nền giáo dục, đã đến lúc phải nhìn lại hệ thống chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp. Trẻ phải được bú mớm, ăn dặm rồi mới có thể dự tiệc được. Không thể cứ khiên cưỡng nhồi nhét cái ta có mà không phải cái các em cần. Sự hấp thụ phải tùy theo nhận thức và trình độ phát triển tâm hồn. Dạy về tình yêu cho con trẻ phải bắt đầu từ yêu kính cha mẹ thầy cô (chứ không phải giáo dục sinh sản ngay từ năm lớp 5 hay lớp 6?).

Có người đã nhìn ra vấn đề: “Chúng tôi đấu tranh chống những khuynh hướng sai lầm trong giáo dục, đào tạo. Đó là khuynh hướng duy ý chí, muốn nôn nóng đưa giáo dục chính trị vào ngay cả từ lớp vỡ lòng. Rốt cuộc, chính trị không đạt yêu cầu mà nhân cách cũng không xây dựng được” (Mai Chí Thọ, Chủ tịch Hội Khuyến học TP.HCM, trích báo Công An). Và cái trục phải là tình yêu thương và lòng trung thực vì theo nhận xét của một nhà tâm lý xã hội học về nền giáo dục chúng ta hiện nay là “Một nền giáo dục từ thế hệ này qua thế hệ khác không nhấn mạnh đủ đến đạo đức con người mà tính trung thực là cái trục”(Nguyễn Thị Oanh - sách đã dẫn).

Tất nhiên, không thể chỉ hô hào suông mà phải bằng kế hoạch hay hành động. Từ đâu, có lẽ phải bắt nguồn từ gia đình, nơi khơi mở những tình cảm, những tư duy chân chính - những khả năng vô tận trong bản tánh con người. Tính thân thiện mà nhà Phật gọi là tâm từ cần phải được giáo dục bởi lẽ “đó chính là lòng ước muốn an lạc và hạnh phúc cho mọi người, kẻ thù trực tiếp của nó là sân nhuế trong khi kẻ thù gián tiếp là tình yêu nhục dục hay ích kỷ” (Thera Piyddassi - Theo dấu chân Bụt).

Kế đến là tinh thần trung thực và khách quan trong nhìn nhận sự việc, khinh ghét sự dối trá dù đòi hỏi lòng dũng cảm. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gần đây có đề cập đến điều này;

Một nền giáo dục tốt phải có môi trường sư phạm tốt, với 6 yếu tố quan trọng: trật tự, kỷ cương, trung thực, công bằng, khách quan khuyến khích đầu tư, tình thương và sáng tạo. Và trụ cột đề thực hiện là giáo viên, học sinh và sự quản lý nhà nước về giáo dục… (Theo Báo Tuổi Trẻ 31/7/2008). Ta thấy tình thương và lòng trung thực đã được nhìn nhận như là những phẩm chất của một nền giáo dục mang tính nhân bản, dù chỉ là những bước chập chững ban đầu và khoảng cách từ nhận thức đến hành động vẫn còn đó. Nhưng hãy cứ mong sao sớm là hiện thực!

Phạm Văn Nga (Theo Văn Hoá Phật Giáo 66)
Nguồn: tuanvietnam.net

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

Nghĩ Về Chữ Hiếu Trong Truyền Thống Tôn Giáo Và Văn Hóa Việt Nam (3)

III.- Chữ hiếu trong nền văn học Việt Nam
Trong gia đình cũng như ngoài xã hội Việt Nam, qua giao tiếp giữa người này với kẻ khác, vấn đề trung, tín, hiếu, để luôn luôn là chuẩn mực để đánh giá tư cách con người, bởi thế mà tục ngữ Việt Nam có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Dĩ nhiên tiếng ở đây gồm hai lãnh vực tốt và xấu trong đó vấn đề chữ hiếu.

3.1. Các chứng liệu chữ hiếu trong văn chương bình dân và bác học
Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc hiếu đễ, tôn trọng luân thường đạo lý, kính trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ nên trong các hình thức văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ những vấn đề đạo đức, luân lý cũng được nói đến với tất cả sự đề cao, trân trọng:

Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Hoặc:

Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.

Hay là so sánh:

Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
Con nuôi mẹ con kể từng ngày.

Công ơn cha mẹ thể hiện từ khi sinh ra, thời gian đi học cho đến tuổi trưởng thành: Con học, thóc vay.

- Gia cảnh dù túng thiếu, cha mẹ vẫn chạy vạy chỗ này chỗ nọ để có phương tiện nuôi cho con đi học. Con đóng khố, bố cởi truồng.
- Sự hy sinh về vật chất để cho con cái đầy đủ. Con lên ba cả nhà học nói.
- Niềm vui và sự cộng tác của mọi người để dạy con. Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
- Kinh nghiệm khôn ngoan học hỏi ở cha mẹ để tránh được thất bại mà đạt đến thành công. Cơm cha áo mẹ ăn chơi, Cất lấy cơm người đổ bát mồ hôi.
- Thừa hưởng công sức của cha mẹ một cách vô tình trong khi gặp cảnh khó khăn, cô đơn lẻ loi thì phải làm cật lực mới có cái ăn. Còn cha ăn cơm với cá, còn mẹ liếm lá ngoài cửa.
- Nói về khả năng nuôi con cái của cha hay mẹ. Con có cha như nhà có nóc.
- Nói về sự vững vàng khi con còn có cha. Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.
- Sự hy sinh chẳng quản đến thân mình của người mẹ.

Con ơi mẹ bảo đây này
Học buôn học bán cho tày người ta,
Con đừng học thói chua ngoa
Bạn bè khinh dể, người ta chê cười.

Ca dao khuyên răn:

Ðói lòng ăn đọt chà là
Ðể cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Kho tàng tục ngữ ca dao của dân tộc còn có rất nhiều câu nói phản ảnh tinh thần hiếu đạo và mối liên hệ giáo huấn của cha mẹ đối với con cái. Những câu nồng nàn lòng yêu thương và niềm cảm mến nuối tiếc của con cái đối với bậc cha mẹ khi những người thân này đã khuất bóng:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chìu

Cốt lõi của hiếu đạo là:

Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.
Chữ để nghĩa là nhường,
Nhường anh, nhường chị lại nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ lấy nền con em.

Ðối với các bậc trí thức khoa bảng Việt Nam trước đây, việc trứ thuật các tác phẩm nhắm mục đích giáo dục tinh thần hiếu đễ cho con em được xem như là một trong những chủ đích của mình. Các tác phẩm văn học nổi tiếng như Ðoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Ðình Chiểu cũng được xây dựng trên chủ đề chữ hiếu. Sau đây là điển hình một số tác giả có tác phẩm viết về vấn đề chữ hiếu, đạo hiếu.

Nguyễn Trãi là một bậc khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Ông sinh năm 1380, quán làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Ðông, con trai Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 21 tuổi,ra giúp Lê Lợi khoảng năm 1421, giữ các việc tham mưu và viết các thư từ trọng đại cho lê Lợi trong việc xử trí với quân Minh. Khi Lê Lợi lên ngôi, ông được phong tước Quan Phục hầu, làm Nhập Nội Hành Khiển dưới thời Lê Thái Tông. Sau ông bị gặp phải vụ án Nguyễn Thị Lộ mà bị tru di tam tộc năm 1442. Tác phẩm ông để lại có rất nhiều loại viết bằng chữ Hán gồm Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Ức trai thi tập; Văn loại trong số đó có tập Gia Huấn Ca (bài hát dạy người nhà) vẫn truyền là của ông soạn ra, nhưng không được chắc lắm.

a) Tập này có sáu bài ca: 1. Dạy vợ con; 2. Dạy con ở cho có đức; 3. Dạy con gái; Vợ khuyên chồng; 5. Dạy học trò ở cho có đạo; 6. Khuyên học trò phải chăm họ.

b) Các bài ca viết theo thể lục bát, nhiều khi đặt xen những câu bảy chữ.

c) Chủ ý tác giả là đem các điều cốt yếu, trong luân thường diễn ra lời nôm cho đàn bà trẻ con đọc.

d) Lời văn bình-thường, giản-dị, lưu-loát êm-ái. Nếu tập ấy thật của Nguyễn-Trãi soạn ra, thì văn nôm của ta về đầu thế-kỷ thứ XV cũng không khác nay mấy, chỉ thỉnh-thoảng có một vài chữ nay ít dùng. (26)

Ðặt ra ngoài tính cách nghi ngờ về tác giả sách Gia huấn ca, chúng ta cũng nhận chân được ý thức về giá trị của tinh thần hiếu đạo mà người xưa thường quan niệm.

Một danh sĩ thời Nguyễn, Lý Văn Phức (1785-1849) người làng Hồ khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Ðông, làm quan trải ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, nhiều lần đi sứ các nước lân cận, đã sáng tác nhiều sách vở bằng Hán văn như Việt Hành Ngâm, Việt Hành Tục Ngâm, trong số đó có tập Nhị Thập Tứ Hiếu nói về 24 người con có hiếu ở bên Tàu. “Lý Văn Phức là một nhà luân lý muốn đem các điều luân thường đạo lý để khuyên răn người đời. Tác phẩm “Nhị Thập Tứ Hiếu” (416 câu thơ song thất lục bát) đã thành một cuốn gia-huấn ca được phổ cập rộng rãi trong dân chúng.” (27)

Trong thế kỷ trước, tác phẩm Nhân Thế Tu Tri do Cao Xuân Dục (1842-1923), Phó tổng tài Quốc sử quán triều Thành Thái biên soạn bằng Hán văn theo lời đề nghị của Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân năm 1899 và in năm Thành Thái thứ 14 (1902), bản dịch do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2001 với nhan đề Người Ðời Nên Biết có ghi “Chủ đề của tác phẩm là làm sáng tỏ luân thường nhân sinh, việc học làm người, phép lập thân xử thế. Sách tập trung vào những điều thiết yếu có quan hệ đến nhật dụng nhân sinh thông qua các lời đã chép, việc đã làm rút trong Kinh, Sử, Tử, Tập...” Những lời châm ngôn, những tấm gương hiếu đễ, những lời khuyến thiện trừng ác của Trung Hoa, của Việt Nam, những việc làm tốt đẹp của các danh nhân liệt nữ đều được biên tập lại trong sách này có thể coi đây là một hệ thống quy phạm đạo đức chính thống triều Nguyễn (28).

Ngoài ra, một vị linh mục Công giáo mà công trình kiến trúc nhà thờ Phát Diệm của ông đã nêu phương danh lại cho hậu thế đó là Linh mục Trần Lục hay còn gọi là Cha Sáu hoặc Père Six vốn là Khâm sai đại thần dưới triều vua Tự Ðức cũng đã để lại một công trình trứ tác văn chương nổi tiếng về vấn đề giáo dục chữ hiếu. Linh mục Trần Lục nguyên quán làng Mỹ Quan, tổng Cao Vĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sinh năm 1825, đi tu năm 1845 tại chủng viện Vĩnh Trị, năm 1860 thụ phong linh mục, từng làm Gia lễ bộ Tham tri, Khâm sai Tuyên phủ sứ của vua Ðồng Khánh, Lễ bộ Thượng thư của vua Thành Thái. Ngài mất năm 1899. Tác phẩm của linh mục Trần Lục Sách thuật lại ít nhiều ca vè gồm có ba tác phẩm có tên Hiếu tự ca (1088 câu), Nữ tắc thường lễ (1016 câu), Nịch ái vong ân (440 câu).

“Hiếu tự ca nói về chữ hiếu của người Việt Nam, đối với cha mẹ và tổ tiên. Tất cả là người đã sinh ra đều mang nợ với tổ tiên và cần báo đền.

Mấy lời hiếu tự nói qua,
Ðể cho ai nấy trẻ già nhớ ơn.
Làm người sống ở thế gian,
Ai không đội đức cao san nặng dày.” (29)

“Nữ tắc thường lễ là bài chỉ dẫn những nguyên tắc, những điều thông thường cho thanh thiếu nữ cần biết trở thành người lương thiện và giáo dân đạo hạnh. Cụ Sáu đưa ra tám điều trong sinh hoạt hằng ngày của người con gái để sống: thảo kính cha mẹ, lo liệu công việc nhà, giao tiếp xã hội bên ngoài, dáng điệu đi đứng, cử chỉ khi ngồi, lời ăn tiếng nói, cách thức trang phục và trau dồi nghề nghiệp. Tất cả dựa theo đạo tam tòng: phụ phu tử và tứ đức: công dung ngôn hạnh.

Sinh mà không dạy khác gì,
Như loài mục súc ngu si quê mùa.
Dạy con thì dạy đầu sơ,
Ðang khi còn bé dạy thì dễ in.
Lòng như giấy trắng nguyên tuyền,
Ta mà muốn vẽ đỏ đen khó gì.
Nữ nhi bay cũng phải suy,
Cá không ăn muối ắt thì cá ươn.” (30)

“Nịch ái vong ân là bài học dành cho thanh niên. Ðến tuổi trưởng thành lập nghiệp có gia đình, người thanh niên nên biết khéo sống với vợ, và khôn với cha mẹ hai bên. Muốn có người vợ ăn kiếp ở đời với mình phải lựa chọn, đắn đo, bàn tính trước sau, không vội vàng bừa bãi mà ân hận suốt đời.

Dạy con từ thuở lên ba.
Dạy vợ khi mới về nhà làm dâu. (17-18)

Cả vợ chồng việc làm đầu tiên là thảo kính tứ thân phụ mẫu tùy khả năng.

Tứ thân cha mẹ bình an,
Ði thăm về viếng hỉ hoan tươi cười.
Canh riêu miếng lạt miếng tươi,
Liệu chừng thay đổi cho người bổ lao.
Lúc người yếu đuối liệt lào,
Trông nom chớ để giờ nào qua không.” (31)

Tóm lại, tác phẩm chủ yếu vẫn là Hiếu Tự Ca là tập thơ “diễn tả những tâm tình, những sự kiện liên quan đến lòng hiếu thảo xảy ra hằng ngày trước mắt đại chúng. Chữ Hiếu trong Khổng học, chữ Hiếu trong Thiên chúa giáo, và chữ Hiếu trong niềm tin phổ thông nơi đại chúng, trước ba lựa chọn ấy, Cha Sáu và dân con vùng Phát Diệm, qua Hiếu Tự, đã chấp nhận lựa chọn thứ ba, chỉ vì lựa chọn ấy sẽ cung ứng nhiều phương án hợp cảnh, hợp tình hơn.” (32)

3.2. Một vài mẩu chuyện liên quan tới chữ hiếu
Trong kho tàng lịch sử và văn học Việt Nam, chúng ta có thể kiếm ra rất nhiều tấm gương hiếu thảo đức hạnh của biết bao anh hùng, danh nhân, liệt nữ chói lọi nghìn thu. Có những mẩu chuyện được truyền lưu trong dân gian ít được sử sách ghi lại. Sau đây chúng tôi xin lược ghi một số chuyển biểu trưng cho những tấm lòng hiếu hạnh đó.

Vua Lê Thánh Tôn hiếu với mẹ

Vua Lê Thánh Tôn là một vị minh quân trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ 1460 đến 1497. Dưới thời của ngài, đất nước phát triển về kinh tế, văn học, cương thổ, quân sự. Ngài cũng là người con rất có hiếu. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại rằngá: “Trước đây, hồi tháng 2, Hoàng thái hậu đi lễ lăng về, không may bị bệnh nặng, đến giờ Hợi, ngày 26 tháng nhuận, băng ở chính tẩm điện Thừa Hoa, thọ 76 tuổi. Khi Hoàng thái hậu chưa băng, mùa đông, vua cùng Hoàng thái tử ngày đêm chăm sóc, không lúc nào rời bên cạnh. Khi dâng thuốc thang hay đồ ăn uống, vua nhất định tự mình nếm trước; trong thì kêu với tổ tiên, ngoài thì dốc lòng cầu khẩn, không thần nào là không khấn. Ðến khi hấp hối cũng tự kêu gào, Thái hậu còn nhếch mép một chút, muốn nói để từ giã. Mọi việc mặc áo, khâm liệm, bỏ gạo vào miệng người chết, vua đều tự làm lấy cả để tỏ lòng đau xót.” (33)

Trịnh Kiểm với chuyện ăn cắp gà
Cho đến nay, cuộc đời của nhũng danh nhân lịch sử thường được tô điểm bằng những câu chuyện gọi là giai thoại Trịnh Kiểm là người làng Sóc sơn, huyện Vĩnh lại tỉnh Thanh hóa, có công trong việc trung hưng nhà Lê vào những năm giữa thế kỷ 16. Tương truyền thuở nhỏ Kiểm đã có lần ăn cắp con gà mái của hàng xóm làm thịt cho mẹ ông ăn vì ông vốn rất có hiếu với mẹ nhưng nhà lại quá nghèo. Hàng xóm biết được bắt mẹ ông thả xuống giếng cho chết. Câu chuyện thực hư như thế nào không biết nhưng cũng là yếu tố góp công xây dựng một chút huyền sử cho vị thái sư họ Trịnh này.

Chuyện người giết cọp xứ Quảng
Nguyễn Văn Danh, người Bình Sơn, Quảng Ngãi, lúc đầu thi đỗ tú tái. Cha đi thăm nương bị hổ vồ mang đi. Danh đem người nhà đi tìm thây cha, thấy vết hổ có một dấu chân nhỏ, bèn đo và ghi lại. Sau đó đặt bẫy, ngày đêm chỉ lo việc bắt hổ. Sau bắt được một con hổ chân sau hơi nhỏ, so với kích thước đo thì khớp, lập tức giết hổ lấy tim gan tế trước mộ cha, ăn sống đến hết. Nhân đó mắc bệnh, mỗi khi nói chuyện với người, tiếng rống như hổ. Thiệu Trị năm thứ sáu, được biểu dương. (34)

Lòng hiếu thảo của vua Tự Ðức
Vua Tự Ðức (1847-1883) vốn là người rất có hiếu với mẹ. Mẹ ngài là bà Phạm Thị Hằng tức Ðức bà Từ Dũ, con của ông Phạm Ðăng Hưng là một vị khai quốc công thần thời Gia Long. Vua Tự Ðức thường dành những ngày không thiết triều để viếng thăm mẹ và những điều mẹ ngài dạy ngài đều ghi vào một cuốn sổ gọi là Từ Huấn Lục. Sau đây là một câu chuyện nói về lòng hiếu thảo của nhà vua.

Một hôm vua Tự Ðức đi săn ở rừng Thuận trực ở phía thượng nguồn sông Lợi Nông, cách kinh thành Huế khoảng 15 cây số. Gặp lúc trời mưa lụt nên nhà vua không về được mà chỉ còn hai ngày nữa là ngày kỵ của vua cha là Thiệu Trị. Bà Từ Dũ bèn sai Nguyễn Tri Phương đi tìm đón rước về. Dọc đường hai bên gặp nhau nhưng vì nước sông chảy mạnh quá nên thuyền không thể đi nhanh được mà tối đến mới về tới kinh thành. Vua Tự Ðức vội vã bất chấp trời mưa đến trình diện mẹ mình xin chịu tội. Bà Từ Dũ ngồi quay mặt vào trong, im lặng không nói gì. Vua Tự Ðức bèn lấy một cây roi mây dâng lên mẹ và đặt nơi trường kỷ rồi lặng lẽ nằm xuống khẩn khoản xin chịu tội. Bà mẹ bấy giờ mới quay lại lấy tay hất cây roi mây rồi nói: “Thôi tha cho, đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta.” (35)

Câu chuyện hoàng tử Lý Long Tường
Câu chuyện sau đây có tính cách thời sự và đặc biệt nối kết con người hiện tại với quá khứ cách đây hơn tám trăm năm.

Năm 1225, do âm mưu sắp đặt của Trần Thủ Ðộ, ngai vàng họ Lý bị chuyển sang tay họ Trần do việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Trần Thủ Ðộ tiến hành việc tận diệt dòng dõi nhà Lý, giết vua Lý Chiêu Tông, cùng sát hại toàn bộ tôn thất nhà Lý. Hoàng tử thứ hai là Lý Long Tường, con vua Lý Anh tông (1136-1175) và là em của Lý Long Trát (tức Lý Cao Tông 1175-1210) biết rõ nếu chần chừ trước sau cũng bị hại về tay Trần Thủ Ðộ. “Lý Long Tường đau xót trước sự sụp đổ của vương triều Lý và lo lắng tông miếu bị hủy bỏ, không ai thờ cúng tổ tiên. Năm 1226, ông đem theo đồ thờ của tổ tông, chạy về phía đông dùng thuyền vượt biển ra nước ngoài... thuyền của ông cuối cùng đã vượt qua biển cả mênh mông, đến sông Phú Lương huyện Bồn Tân phía tây nước Cao Ly và ông đã cư trú tại Trấn Sơn phía nam phủ thành.” (36). Vua phát hiện ra hoàng tử An Nam bèn cấp đất lập cho thái ấp tên Hoa Sơn. Tại đây hoàng tử Lý Long Tường đã góp sức đánh bại quân Nguyên bằng sức mạnh và mưu trí trong rất nhiều trận chiến khiến cho vua Cao Ly rất cảm phục. Dù xa quê nhưng Lý Long Tường vẫn luôn nhớ về quê cũ nên được vua Cao ly xây cho Vọng quốc đàn trên đỉnh Hoa Sơn để ngày ngày ông lên đó hướng về phía nam mà lắng lòng trầm tư. Vua Cao Ly ban quan tước, cấp thêm 30 dặm vuông đất và nhân khẩu 20 hộ cho ông làm thái ấp để thờ cúng tổ tiên.

Sau chiến tranh, Hoàng Tử Lý Long Tường mở trường dạy học, dựng đài bình văn, lập đền thờ các bậc thánh hiền, học trò có nhiều người đỗ đạt. Con cháu ông dần dà sinh sôi nảy nở trên đất CHDCND Triều Tiên và ở Hàn Quốc, riêng ở đây có khoảng 200 hộ với trên 600 người. Gia phả của dòng họ gọi là Hoa Sơn Lý thị tộc phổ ghi chép được 32 đời kể từ đời vua Lý Thái tổ (Lý Công Uẩn). Các di tích của dòng họ Lý tại Hàn Quốc cho đến nay vẫn được gìn giữ cẩn thận chẳng hạn như ngôi mộ của Lý Long Tường dưới chân núi Di Ất phía tây phủ thành Bồn Tân 10 dặm, di tích Thụ hàng môn và tấm bia Thụ hàng môn kỷ tích bi, di tích thành lũy và dinh quán của Hoa Sơn Quân. Năm 1994, một người cháu đời thứ 26 của hoàng tử Lý Long Tường là Lý Xương Căn đã từ Hàn Quốc tìm về cố hương là làng Ðình Bảng thăm viếng và hội ngộ lại với tổ tiên, dòng tộc theo lời căn dặn của tiền nhân.

Trong tác phẩm Ðường Hy Vọng biên soạn trong một hoàn cảnh rất đỗi khó khăn của tác giả, Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) có viết: “Gia đình là một “trung tâm ánh sáng”, đem ngọn lửa hồng đốt sáng nóng kẻ khác. Ngày nào mỗi gia đình là “một trung tâm ánh sáng”, thế giới này sẽ là một đại gia đình, đầy ánh sáng, đầy hy vọng”. (37)

Nhân mùa Vu Lan, thử suy tư về một vài quan điểm tôn giáo bàn về chữ hiếu với ước mong hiếu đạo là căn bản vững chắc của mọi sinh hoạt gia đình Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước qua mọi thời đại và mọi người đều có bổn phận giữ cho cái căn bản đó (trung tâm ánh sáng) tồn tại mãi mãi và soi sáng đến muôn đời!

Nguyễn Ðức CungNew Jersey, August, 10, 2008

Chú thích:
1.- Dr. L. Wieger, S.J, Chinese Characters, Paragon Book Reprint Corp., New York Dover Publications, Inc., New York, trang 88.
2.- Nguyễn Ðăng Duy, Văn hóa tâm linh, Nhà xuất bản Hà Nội, 1998, tr. 167.
3.- Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Nhà xuất bản Ðại Nam, trang 137. Ðào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Nhà xuất bản Tràng Thi, Sài Gòn, 1957, trang 361.
4.- Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, Huấn Ca, Tòa Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, trang 1282.
5.- Nhóm Phiên Dịch, Sách đã dẫn, tr. 1871.
6.- Nhóm Phiên Dịch, Sđd, tr. 2196.
7.- Nguyễn Phương, Cha Ðắc-Lộ với sự thành lập Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Tạp chí Ðại Học, năm thứ tư, 1961, số 1 kỷ niệm giáo sĩ Ðắc Lộ, tr. 71. Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, tập I, Cứu Thế xuất bản, Sài Gòn 1965, bản in lần thứ hai, tr. 35.
8.- Ngô Nhân Dụng, bài Thực vi văn hiến chi bang, Thế kỷ 21, số 161, September, 2002, tr. 10-11.
9.- Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế, Tập I, 2000, tr. 347.
10.- Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, in lần 10, 1968, tr. 58.
11.- Nguyễn Ðăng Thục, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 117.
12.- Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập I, Lá Bối xuất bản, 1973, tr. 39.
13.- Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật Giao Việt Nam, Nxb. Thành Phố HCM, tập I, tr. 31
14.- Chu Văn Sơn, Angkor - những đối cực của cái đẹp, Talawas, ngày 5.1.2007.
15.- Stephen Oppenheimer, Eden in the East, The Drơned Continent of Southeast Asia, Phoenix, 2001, tr. 91.
16.- Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập II, Lá Bối xuất bản, 1973, tr. 64.
17.- Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, quyển I, Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành, 1992, tr. 231.
18.- Thích Thanh Kiểm, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Nhà xb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2001, tr. 139.
19.- Nguyễn Lang, Sđd, tập II, tr. 79. Nguyễn Ðăng Thục, Quan Âm Thị Kính, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bản Thành Phố Hố Chí Minh, 1998, trang 374-391.
20.- Nguyễn Lang, Sđd, tập II, tr. 83. Nguyễn Ðăng Thục, Sự Tích Phật Bà Chùa Hương Tích, Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998, trang 357-373.
21.- Nguyễn Hữu-Tiến và Nguyễn Ðôn-Phục dịch Luận Ngữ (Thiên Vi chính, Chương V-VIII, trích trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm, Bô Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, bản in lần 10, 1968, tr. 42.
22.- Trần Trọng Kim, Nho Giáo, quyển thượng, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, 1971, tr. 106.
23.- Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 107.
24.- Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 107.
25.- Hồ Thích, Trung Quốc Triết Học Sử, bản dịch Huỳnh Minh Ðức, Khai Trí xuất bản, 1970, tr. 261-262.
25.- Dương Quảng Hàm, Sđd, tr. 270.
27.- Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam Danh Nhân Từ Ðiển, Cơ sở xuất bản Zieleks, tr. 176.
28.- Tuyển Tập Cao Xuân Dục, Tập 1, Người Ðời Nên Biết (Nhân Thế Tu Tri), Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam dịch, Nhà xuất bản Văn Học, 2001, tr. 7-8.
Muốn hiểu thêm về tác phẩm Người Ðời Nên Biết tức Nhân Thế Tu Tri của Cao Xuân Dục xin đọc thêm Nguyễn Ðức Cung, Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân, Nhà xuất bản Nhật Lệ, Philadelphia, Hoa Kỳ 2002, tr. 394-408.
29.- Phạm Bá Nha, Ðọc tác phẩm “ Sách thuật lại ít nhiều ca vè”, bài trích trong Trần Lục do một Ban Biên Tập ấn hành tại Canada, 1996, tr. 143.
30.- Phạm Bá Nha, Bài đã dẫn, tr. 146.
31.- Phạm Bá Nha, Bài đã dẫn, tr. 151.
32.- Phạm Xuân Thu, Tìm hiểu “Hiếu Tự Ca” của Cha Sáu Trần Lục (1825-1899), bài trích trong Trần Lục do một Ban Biên Tập ấn hành tại Canada, 1996, tr. 179.
33.- Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ thực lục, quyển XIII, kỷ nhà Lê, Viện Khoa Học Xã Hội, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, tr. 514.
34.- Tuyển Tập Cao Xuân Dục, Sách đã dẫn, tr. 245.
35.- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, bản in lần VI, Tân Việt, Sài Gòn, tr. 471.
36.- Phan Huy Lê, Họ Lý Hoa Sơn, một họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc, bài trích trong Tìm Về Cội Nguồn, Tập II, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 1999, trang 432-440. Một số báo xuân trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên trước đây cũng có vài bài tường thuật về sự kiện lịch sử này.
37.- Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Ðường Hy Vọng, Kinh Ðô ấn quán, Houston, (không đề năm in), tr.116.

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

Nghĩ Về Chữ Hiếu Trong Truyền Thống Tôn Giáo Và Văn Hoá Việt Nam (2)

2.3. Khổng Giáo bàn về chữ hiếu

Lịch sử văn hóa Trung Quốc đã để lại những trang phong phú nói về đạo hiếu tự ngàn xưa trong đó có Kinh Thi được coi như ca dao, tục ngữ của Việt Nam, là một bộ môn văn chương bình dân tối cổ, có những câu nói về công ơn cha mẹ rất cảm động

Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã,
Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao,
Dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực.

Nghĩa là: cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi, cha mẹ sinh ta cực nhọc. Muốn đền đáp âm đức của cha mẹ, như vói lên trời cao chẳng cùng.

Khổng tử quan niệm chữ hiếu ở một mức độ rất cao. Trong sách Trung dung, Khổng tử có nói rằngá: Kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí giả: (nghĩa là: kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc hãy còn, ấy là hiếu đến rất mực vậy). Là một bậc thầy uyên bác, Khổng tử có nhiều lối trả lời khác nhau khi được hỏi về chữ hiếu với các đệ tử. Mạnh Ý-tử (quan đại phu nước Lỗ, họ Trọng tôn, tên là Hà-Kỵ) hỏi thờ đấng thân thế nào gọi là hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Thờ đấng thân mà không ngang trái là hiếu. Thầy Phàn trì ngự xe cho đức Khổng, đức Khổng bảo cho rằng: Họ Mạnh-tôn hỏi ta điều hiếu, ta thưa rằng: Không ngang trái. Thầy Phàn trì hỏi rằng: Lời ấy là ý bảo thế nào? Ðức Khổng nói rằng: nói không ngang trái là không ngang trái với lẽ phải. Người con thờ đấng thân, khi đấng thân còn thì phụng dưỡng cho phải lễ; khi đấng thân mất thì tống táng cho phải lễ; khi tế đấng thân thì tế cho phải lễ.

Mạnh Vũ-Bá (con Mạnh Ý-tử, tên là Trệ) hỏi điều hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Cha mẹ chỉ chăm lo về tật bệnh người con.

Thầy Tử-Du (học trò Ðức Khổng, họ Ngôn, tên Yểm ) hỏi điều hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Ðời nay chỉ bảo rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó cả. Nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính, thì có khác gì đâu.

Tử-Hạ (học trò của đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương) hỏi điều hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu (21).

Trong lần khác, Khổng tử nói quan hệ của con cái đối với cha mẹ cũng thể hiện trong cuộc sống, cách sống. Khi cha mẹ còn, không bao giờ làm điều gì đề cho cha mẹ lo buồn, bởi vậy không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo, và nhỡ có việc gì, có thể tìm gọi được: “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận ngữ: Lý nhân, IV). Những điều mà cụ Trần Trọng Kim vừa diễn đạt đó cũng còn có ít nhiều giá trị cho đến bây giờ. Trong Nho giáo, học giả họ Trần nói thêm: “Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải là cha mẹ làm điều gì trái đạo cũng theo. Khổng-tử nói: “Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán. (thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm-đềm dịu-dàng mà can-ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều đau đớn khó nhọc cũng không oán giận”. (Luận ngữ, Lý nhân, IV). (22)

Ảnh hưởng của việc làm, tâm tính của bậc cha mẹ cũng tác động nhiều trên con cái. Khổng tử có dạy: “Phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hành, tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hỷ”: cha còn thì phải xem cái chí của cha, cha mất rồi phải xem việc làm của cha, ba năm không đổi cái đạo của cha, khả gọi là hiếu vậy. (Luận ngữ, Học nhi, I) (23). Nhưng đối với Ðức Khổng, tinh thần trung dung luôn luôn được sử dụng như là một thái độ cần thiết trong cuộc sống con người. Một hôm Diệp-công bảo Khổng tử rằng: “Ngô đảng hữu trực cung giả, kỳ phụ nhương dương, nhi tử chứng chi” (xóm chúng tôi có người cứ lấy cái thẳng mà khiến mình: cha đi ăn trộm dê, mà con đi làm chứng). Ngài nói rằng: “Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kỳ trung hỷ” (người thẳng xóm chúng tôi thì khác thế: cha che chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong đó vậy.- Luận ngữ, Tử Lộ, XIII ) (24).

Ðức Khổng rất đề cao chữ hiếu vì đó là căn bản ứng xử của con người, từ đó mà việc thảo kính của con cái đối với cha mẹ đã được xem như là một đạo hiếu (hiếu đạo) và những tư duy về nguyên tắc căn bản trong sự đối đãi giữa con cái đối với cha mẹ có thể tìm thấy trong Hiếu kinh của họ Khổng. Mạnh tử cũng có nói: “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại.” nghĩa là trong ba điều bất hiếu thì việc không có con nối dõi là điều bất hiếu to nhất.

Thầy Tử Lộ là một tấm gương chí hiếu đối với cha mẹ. Thuở mẹ ông còn sinh tiền, ông phải đi đội gạo thuê đàng xa để lấy tiền nuôi mẹ. Ðến khi ông thành công ở đời, xe ngựa rập rình, áo mũ xênh xang làm quan cao chức trọng thì cha mẹ ông đã qua đời hết. Ông buồn bã than rằng: “Mộc dục tịnh nhi phong bất đình! Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”. Nghĩa là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng! Con muốn nuôi báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống. Thương thay nỗi lòng của thầy Tử Lộ cũng là nỗi đau khổ chung của những người con có hiếu!

Trong tác phẩm Trung Quốc Triết Học Sử, Bác Sĩ Hồ Thích cho rằng Khổng tử nói về hiếu đạo chưa đầy đủ bằng Tăng tử. Tăng tử nói: “Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ phất nhục, kỳ thứ năng dưỡng”, nghĩa là: Hiếu có ba điều: đại hiếu phải tôn thân, sau nữa không làm điếm nhục, sau nữa mới nuôi dưỡng. Theo Hồ Thích, tôn thân là tôn cao cái nhân cách của mình, tôn cao cái nhân cách của cha mẹ mình, không hủy hoại thân thể mình; không làm điếm nhục đến cái nhân cách mà cha mẹ đã truyền cho ta và sau hết là nuôi dưỡng cha mẹ. (25)

Nói chung học thuyết Khổng Mạnh chú trọng đến chữ hiếu, đề cao chữ hiếu cho nên những lời Khổng tử nói với Tăng tử về chữ hiếu gồm thành một quyển sách gọi là Hiếu kinh, các nguyên tắc ứng dụng cho tròn chữ hiếu, các nghi thức thực hành hiếu đễ gọi là hiếu đạo đã ảnh hưởng rất sâu xa trong một số xã hội Á đông trong đó có Việt Nam từ xưa cho đến nay.

Tử-Hạ (học trò của đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương) hỏi điều hiếu. Ðức Khổng nói rằng: Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh, và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu (21).

Trong lần khác, Khổng tử nói quan hệ của con cái đối với cha mẹ cũng thể hiện trong cuộc sống, cách sống. Khi cha mẹ còn, không bao giờ làm điều gì đề cho cha mẹ lo buồn, bởi vậy không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ khỏi lo, và nhỡ có việc gì, có thể tìm gọi được: “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận ngữ: Lý nhân, IV). Những điều mà cụ Trần Trọng Kim vừa diễn đạt đó cũng còn có ít nhiều giá trị cho đến bây giờ. Trong Nho giáo, học giả họ Trần nói thêm: “Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải là cha mẹ làm điều gì trái đạo cũng theo. Khổng-tử nói: “Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán. (thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm-đềm dịu-dàng mà can-ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều đau đớn khó nhọc cũng không oán giận”. (Luận ngữ, Lý nhân, IV). (22)

Ảnh hưởng của việc làm, tâm tính của bậc cha mẹ cũng tác động nhiều trên con cái. Khổng tử có dạy: “Phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hành, tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hỷ”: cha còn thì phải xem cái chí của cha, cha mất rồi phải xem việc làm của cha, ba năm không đổi cái đạo của cha, khả gọi là hiếu vậy. (Luận ngữ, Học nhi, I) (23). Nhưng đối với Ðức Khổng, tinh thần trung dung luôn luôn được sử dụng như là một thái độ cần thiết trong cuộc sống con người. Một hôm Diệp-công bảo Khổng tử rằng: “Ngô đảng hữu trực cung giả, kỳ phụ nhương dương, nhi tử chứng chi” (xóm chúng tôi có người cứ lấy cái thẳng mà khiến mình: cha đi ăn trộm dê, mà con đi làm chứng). Ngài nói rằng: “Ngô đảng chi trực giả dị ư thị, phụ vi tử ẩn, tử vi phụ ẩn, trực tại kỳ trung hỷ” (người thẳng xóm chúng tôi thì khác thế: cha che chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong đó vậy.- Luận ngữ, Tử Lộ, XIII ) (24).

Ðức Khổng rất đề cao chữ hiếu vì đó là căn bản ứng xử của con người, từ đó mà việc thảo kính của con cái đối với cha mẹ đã được xem như là một đạo hiếu (hiếu đạo) và những tư duy về nguyên tắc căn bản trong sự đối đãi giữa con cái đối với cha mẹ có thể tìm thấy trong Hiếu kinh của họ Khổng. Mạnh tử cũng có nói: “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại.” nghĩa là trong ba điều bất hiếu thì việc không có con nối dõi là điều bất hiếu to nhất.

Thầy Tử Lộ là một tấm gương chí hiếu đối với cha mẹ. Thuở mẹ ông còn sinh tiền, ông phải đi đội gạo thuê đàng xa để lấy tiền nuôi mẹ. Ðến khi ông thành công ở đời, xe ngựa rập rình, áo mũ xênh xang làm quan cao chức trọng thì cha mẹ ông đã qua đời hết. Ông buồn bã than rằng: “Mộc dục tịnh nhi phong bất đình! Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”. Nghĩa là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng! Con muốn nuôi báo hiếu mà cha mẹ chẳng còn sống. Thương thay nỗi lòng của thầy Tử Lộ cũng là nỗi đau khổ chung của những người con có hiếu!

Trong tác phẩm Trung Quốc Triết Học Sử, Bác Sĩ Hồ Thích cho rằng Khổng tử nói về hiếu đạo chưa đầy đủ bằng Tăng tử. Tăng tử nói: “Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ phất nhục, kỳ thứ năng dưỡng”, nghĩa là: Hiếu có ba điều: đại hiếu phải tôn thân, sau nữa không làm điếm nhục, sau nữa mới nuôi dưỡng. Theo Hồ Thích, tôn thân là tôn cao cái nhân cách của mình, tôn cao cái nhân cách của cha mẹ mình, không hủy hoại thân thể mình; không làm điếm nhục đến cái nhân cách mà cha mẹ đã truyền cho ta và sau hết là nuôi dưỡng cha mẹ. (25)

Nói chung học thuyết Khổng Mạnh chú trọng đến chữ hiếu, đề cao chữ hiếu cho nên những lời Khổng tử nói với Tăng tử về chữ hiếu gồm thành một quyển sách gọi là Hiếu kinh, các nguyên tắc ứng dụng cho tròn chữ hiếu, các nghi thức thực hành hiếu đễ gọi là hiếu đạo đã ảnh hưởng rất sâu xa trong một số xã hội Á đông trong đó có Việt Nam từ xưa cho đến nay.
(Còn tiếp)

Nguyễn Đức Cung

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2008

Nghĩ Về Chữ Hiếu Trong Truyền Thống Tôn Giáo Và Văn Hóa Việt Nam

Dân tộc Việt Nam tuy vốn là một quốc gia thấm nhuần giáo lý Khổng Mạnh và tư tưởng các tôn giáo khác từ thời kỳ lập quốc cho tới ngày nay, nhưng chúng ta có một bản sắc riêng, bản sắc Việt Nam. Nền văn minh nông nghiệp và hệ tư tưởng, triết lý đến từ Phương Bắc là Trung Quốc đã cố kết và nhào nặn dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước mà trong đó gia đình là một cơ cấu căn bản rất cần thiết cho sự sống còn của dân tộc qua trường kỳ lịch sử. Các mối liên hệ tương quan giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam đã được biểu thị qua hệ thống tam cương, ngũ thường mà sách vở kinh điển của Nho Gia như Luận Ngữ, Mạnh Tưu, Ðại Học, Trung Dung hay các kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân thu tuy vốn là những sách thánh của Trung Quốc tự ngàn xưa nhưng vẫn còn hay nhắc đến, trong đó chữ hiếu có ảnh hưởng rất đậm nét trong phong cách hành xử của người Việt Nam. Những tiếp nhận về văn hóa và triết lý tuy mang nặng tính chất Trung Hoa đó khi đến Việt Nam đã được tiền nhân chúng ta điều chỉnh lại phần nào để phù hợp với tâm thức của người Việt. Tinh thần hiếu đễ đã hun đúc nên tâm tính hiền hòa, nhẫn nhục của người Việt Nam chính là yếu tố cốt cán giúp cho xã hội bền vững và gia đình phát triển qua nhiều thế hệ. Bởi thế, tìm hiểu ý nghĩa của chữ hiếu qua truyền thống tôn giáo và văn hóa Việt Nam cũng là thiết thực đóng góp chút ít suy tư với độc giả nhất là tầng lớp thanh niên Việt Nam đang ngày càng đạt được nhiều thành công trong việc ổn định cuộc sống tại hải ngoại.

I. Tìm hiểu từ nguyên chữ hiếu
Từ nguyên (étymologie) là nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của một từ hay một chữ trong thời gian về trước và hiện tại, chính là yếu tố giúp cho người đọc hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó. Căn cứ theo lục thư (sáu cách viết chữ Hán của người Trung hoa gồm có chỉ sự, tượng hình, hài thanh hay hình thanh, hội ý, giả tá, chuyển chú) chữ hiếu được cấu tạo theo lối hội ý nghĩa là kết hợp nhiều ý nghĩa của nhiều chữ.

Theo linh mục L. Wieger, ý nghĩa và kết cấu hình thành của chữ hiếu (Hsiao, Filial piety) đã được biện giải là điều mà các con em mắc nợ đối với bậc trưởng thượng nói chung và đối với bậc cha mẹ nói riêng, là kẻ phụng sự cha mẹ rất chí tình, viết một phần gồm chữ lão (già cả) bỏ bớt nét và gồm với chữ tử (con) (1)

Linh mục L. Wieger thuộc Dòng Tên là một nhà Trung Hoa học nổi tiếng trên thế giới trong nhiều thập niên trước đây với rất nhiều công trình biên tập giới thiệu cùng độc giả Tây Phương các tác phẩm kinh điển của nền văn hóa cổ Trung Hoa. Sách vở biên tập của ông đã được nhiều thế hệ sử dụng trong đó có rất nhiều tầng lớp độc giả, trí thức và giáo sư đại học Việt Nam. Ý nghĩa nhà bác học này muốn nhấn mạnh tới qua chữ hiếu đó là mối liên hệ mật thiết giữa lớp người trưởng thượng và con cháu của họ, một mối quan hệ hỗ tương rất chặt chẽ trong ý nghĩa của chính ngôn từ và trong đời sống thực tế ngoài xã hội.

Một kiến giải khác được hình thành trong một cuốn sách viết về nền văn hóa tâm linh xuất bản mới đây đã có trình bày rằng theo hình tượng chữ hiếu trên phần đầu chữ khảo là cha, dưới chữ tử là người con, giữa có cái gậy vắt ngang, hiếu là con mũ gậy cha mẹ. (2) Ý kiến giải thích như vậy cũng có tính cách khả tín. Tuy vậy xem lại hai cách giải nghĩa chữ hiếu thì trong đó các tác giả có phần nào gượng ép.

Theo Linh mục Sảng Ðình Nguyễn Văn Thích (1891-1979), giáo sư Hán văn của Trường Ðại Học Văn Khoa Huế, Sài Gòn và Viện Hán Học Huế (mà tôi là một môn sinh của ngài) trước năm 1975, một bậc túc nho cuối cùng của nền Hán học cổ truyền Việt Nam, thì chữ hiếu được kết hợp bởi chữ thổ là đất, nét sổ xiên từ phải sang trái có hình tượng như một cây roi và chữ tử là con, nghĩa chung là đứa con chịu nằm xuống đất và để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh thì đó là đứa con có hiếu. Lối giải thích từ nguyên của vị giáo sư thâm nho này cũng có những nét đặc sắc và gần gũi với nền giáo dục trẻ con của Việt Nam ngày trước (Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi), một lối giáo dục nặng hình thức thương yêu mà trấn áp, răn đe.

Theo học giả Thiều Chửu, chữ hiếu có hai nghĩa: 1.- Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu. 2.- Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu - mặc đồ tang (để tang). Thoát hiếu - chút đồ tang (đoạn tang) v.v... Sách Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh cũng có những giải thích tương tự. (3)

II.- Một số ý niệm về chữ Hiếu trong các tôn giáo phổ cập ở Việt Nam
Ðất nước Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo như Nho, Phật, Lão (tam giáo đồng quy) và về sau với sự góp mặt của Thiên Chúa Giáo cùng với một số tôn giáo có tính cách địa phương như Cao Ðài, Hòa Hảo nên có thể nói được rằng ảnh hưởng của các tôn giáo đã đặt những dấu ấn rõ rệt trong nền văn hóa của dân tộc mà điển hình là một số ý niệm của các tôn giáo về vấn đề chữ hiếu nói chung. Có thể nói hầu hết mọi tôn giáo và triết thuyết Á Ðông đều khuyến khích con cái sống hiếu thảo đối với cha mẹ, các bậc trưởng thượng và tinh thần hiếu đễ có khi được coi là một tập tụt sâu sắc, một tín ngưỡng (hiếu đạo).

2.1. Thiên Chúa Giáo và vấn đề chữ hiếu:
Giáo lý của Thiên Chúa Giáo có điều răn thứ bốn dạy là thảo kính cha mẹ. Trong sách Huấn Ca của Cựu Ước người ta đã đọc thấy những lời dạy như sau:

Hỡi các con, hãy nghe cha đây,
Và làm thế nào để các con được cứu độ
Ðức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái
Cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con.
Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm
Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái
Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ,
Ai vâng lệnh Ðức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. (4)

Trong sách Tin Mừng Thánh Mát-thêu (15, 1- 6) có một đoạn liên hệ tới đạo hiếu, nói về thái độ của Ðức Kitô đã cảnh cáo lớp người giả đạo đức thời đại của Ngài: Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Ðức Giê-su và nói rằng Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa? Người trả lời: Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: Ai nói với cha với mẹ rằng những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa... (5).

Ý nghĩa hiếu thảo và thương yêu giữa cha mẹ với con cái cũng được Thánh Phao-lồ nhắc đến trong Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê: Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng (6).

Căn cứ theo các tài liệu lịch sử hiện nay thì Thiên Chúa Giáo xuất hiện ở đất nước Việt Nam vào quãng đầu thế kỷ XVI. Theo sách Dã lục thì tháng 3 năm Nguyên-hòa thứ nhất (1533) đời Lê-Trang-Tôn, có người Tây-Dương tên là I-nê-Xu lén lút đến xã Ninh-Cường, xã Quần Anh, huyện Nam-Châu, và xã Trà-Lũ huyện Giao-thủy, ngấm ngầm truyền bá tả đạo Gia-Tô. Thế là, ít ra, từ đó, đạo Công-giáo đã được biết ở Nam-Ðịnh. (7)

Ðạo Công Giáo khi được truyền bá vào Việt Nam cũng đề cao tinh thần chữ hiếu trong bất cứ mọi trường hợp của cuộc sống, ngay cả đến khi cận kề cái chết, nên hoàn toàn có khả năng để thích ứng với cá tính đạo đức của dân Việt Nam và tình huống xã hội của đất nước chúng ta.

Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Thế Kỷ 21 số 161 Tháng Chín 2002, tác giả Ngô Nhân Dụng đã đề cập tới quyển sách của nhà truyền giáo De La Bissachère xuất bản hồi đầu thế kỷ 19 (sách in ở Paris năm 1812, tuy nhiên đã được in ở Luân Ðôn từ năm trước) nhan đề État Actuel du Tunkin, de la Cochinchine, et des Royaumes de Cambogde, Laos, et Lac Tho (Tình trạng đương thời ở xứ Ðàng ngoài, Ðàng trong, và các vương quốc Cam Bốt, Lào, Lạc Thổ). Giáo sĩ De La Bissachère đã sống ở các xứ trên trong 18 năm dưới thời vua Gia Long. Bài báo của tác giả Ngô Nhân Dụng có đoạn viết :

Một nền tảng của nền đạo lý dân tộc ở Việt Nam là đạo hiếu, thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên. De La Bissachère ghi nhận người Việt Nam thờ cúng tổ tiên và coi họ như những người ở trên trời, những thần linh bậc nhì còn săn sóc và bảo vệ gia đình họ, và tin rằng tổ tiên lúc sống càng thánh thiện bao nhiêu thì lúc chết càng có sức mạnh linh thiêng bấy nhiêu. Có lẽ đây là một cách diễn tả niềm tin về phúc đức ông bà của người Việt. De La Bissachère viết, Người già cả được tôn kính với thái độ giống như trong tôn giáo. Ông nhận xét rằng ngoài chính sách cấm đạo của vua chúa thì đây là một trở ngại cho việc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng có vẻ ngoài như một tín ngưỡng. Các vị thừa sai thuộc dòng Tên đã chấp nhận phong tục này, mà họ thấy không thể cắt lìa phong tục đó khỏi các dân tộc này được;... mà trong các bổn phận đối với tổ tiên đó, tất cả chỉ là để tỏ tình thương và lòng tôn kính, nhưng Rome không thể chấp nhận ý tưởng khoan dung đó. (8). Lập trường của Giáo hội Roma về sau cũng tỏ ra rất uyển chuyển không còn cứng ngắc như trước đây, nhất là sau thời Cộng Ðồng Vatican II, đối với một số các phong tục Á đông như việc thờ cúng tổ tiên, vấn đề hôn phối với người khác tín ngưỡng v.v...

Trước đây trong thời kỳ đạo Công Giáo bị các chế độ phong kiến bách hại, người ta đưa ra lý luận rằng theo Công Giáo là bỏ ông bà, bỏ bàn thờ gia tiên, bỏ đạo hiếu. Lý luận đó đã bị thực tế chứng minh trái ngược lại. Linh mục Nguyễn Văn Thích đã bày tỏ quan niệm về trung và hiếu của ngài trong bài viết ngắn và bài thơ sau đây:

Trung và Hiếu

Có kẻ không hiểu nói rằng theo đạo Chúa, bỏ cha mẹ, nên làm lời giải hoặc.

Trung hiếu bổn vô nhị tri - Trung ư quân, tức hiếu ư thân. Trung hiếu không phải hai đàng nghịch nhau. Trung với Chúa ấy là hiếu với cha mẹ. Ðây chưa nói chữ hiếu theo nghĩa Evang (Phúc âm)

Hết trung thờ Chúa đạo làm trai,
Chữ hiếu làm con dễ dám sai.
Vẫn hiếu với trung là vốn một,
Mà trung cùng hiếu chẳng toàn hai.
Thà rằng mất hiếu trung cùng Chúa,
Hễ đã không trung, hiếu với ai ?
Chữ hiếu ấy tình, trung ấy nghĩa,
Bên trung bên hiếu nặng hai vai.

An Ninh chủng viện 1917
J.M.T
(Trích trong Sảng Ðình Thi Tập , tr.9) (9).

Ngày 19-6-1988, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã hân hoan mầng 117 vị chân phúc của Việt Nam đã được phong bậc hiển thánh (canonization) trong đó có rất nhiều tấm gương hiếu đễ trung tín đã được chứng minh trong cuộc đời của các Ngài kể cả những lúc trước giờ bị rơi đầu vì đức tin. Người Công Giáo cũng có truyền thống tưởng nhớ đến cha mẹ và thân nhân đã khuất bằng cách dành tháng 11 (Novembre) để cầu nguyện, xin lễ, viếng mộ cách đặc biệt cho người chết gọi là Tháng Các Ðẳng Linh Hồn, và ngày 2 tháng 11 là Ngày Lễ Các Ðẳng (Fête Des Défunts), tất cả những việc đó đều có ý nghĩa khuyến khích tinh thần hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Theo quan niệm của một số người Công Giáo Việt Nam, chết vào ngày 2 tháng 11 cũng là một ân sủng, trong một khía cạnh ý nghĩa đặc thù nào đó.

Trong Thư Mục Vụ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đưa ra tại Hà Nội ngày 11-10-2002, phần mở đầu đã có đề cập đến chữ hiếu trong gia đình người Công Giáo Việt Nam: Nói đến gia đình Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới một nề nếp gia phong rất gần gũi với giáo lý đức tin. Gia đình ấy coi chữ Hiếu làm đầu nên rất sẵn sàng đón nhận ánh sáng Phúc Âm, trong đó điều răn phải thảo kính cha mẹ được xếp ngay sau ba điều răn quy định việc thờ phượng Thiên Chúa

2.2. Phật giáo và chữ hiếu:
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam mà ảnh hưởng đã thấy rõ trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội trong suốt quá trình lịch sử của đất nước. Có nhiều ý kiến khác nhau nói về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Phật giáo du nhập vào nước ta do hai cách: a) Nhờ các vị sư Tàu sang tránh nạn ở Bắc kỳ, sau khi vua Hán Linh-Ðế mất (189), trong khi nước Tàu có nội loạn (cuối thế kỷ thứ II và đầu thế kỷ thứ III); b) Nhờ các vị sư người Thiên-trúc Inde ), Khang-cư (Sogdiane ), Nguyệt-thị (Indoscythe ) sang ở nước ta, hoặc đi qua nước ta để sang Tàu trong thế kỷ thứ III (10)

Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục cho rằng: Bước đầu lịch sử Phật học ở An nam chỉ bắt đầu từ thế kỷ III sau Công nguyên nhất là nếu chúng ta không kể sách Mâu Tử như là một tác phẩm chân thật của thời kỳ 190-200. (11)

Trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tác giả Nguyễn Lang (tức Thiền Sư Nhất Hạnh) cho rằng đạo Phật đầu tiên do các thương gia Ấn Ðộ đem đến. Những người này không phải là những nhà truyền giáo; họ chỉ sống đời sống tín ngưỡng của họ trong lúc lưu lại Giao Châu, và chính vì vậy mà người Giao Châu biết đến đạo Phật. (12) Qua những ghi nhận tổng quát này, Thích Nhất Hạnh, tiếc thay, không cho biết rõ ràng hơn về thời điểm có mặt của Phật Giáo trên đất nước ta.

Nhưng, có lẽ công trình nghiên cứu thấu đáo về Phật Giáo hơn cả phải kể đến bộ sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát trong đó tác giả này cho biết Phật Giáo có thể đã xuất hiện khoảng thế kỷ thứ II-III trước dương lịch. Tác giả viết: ... Vùng miền nam nước ta từ phía Nam cửa Sót trở vào đã mang nặng những vết tích của nền văn hóa Ấn Ðộ. Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy ở làng Võ Cảnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ thứ II sdl, viết bằng Phạn văn. Ðể cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Ðộ vào thời điểm đó chủ đạo là Phật giáo, phải truyền bá tại vùng đất này qua một thời gian tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất một vài trăm năm. Nói thẳng ra, văn minh Ấn Ðộ phải tồn tại ở phía nam nước ta vào những thế kỷ trước và sau dương lịch. Cho nên vị Hùng Vương của thời Chữ Ðồng Tử ta cũng có thể xác định vào những thế kỷ tdl, có khả năng là Hùng Nghị vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức khoảng thế kỷ II -III tdl. (13)

Luận cứ của Lê Mạnh Thát cũng không có gì vững chắc nếu tác giả này nhớ rằng nền văn minh của Ấn Ðộ hay nền văn minh Angkor của Campuchia là nền văn minh của đá (14) nghĩa là tất cả các hình thái nghệ thuật của họ đều thể hiện bằng chất liệu đá thì cần gì phải đợi đến mấy trăm năm về sau nghệ nhân xứ đó mới sử dụng đá để làm tấm bia Võ Cảnh? Họ có thể sử dụng đá ngay khi mới đến định cư tại vùng đất phía nam cổ Việt khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Tây Lịch nếu kiến giải của Stephen Oppenheimer trong Eden in the East là đúng. (15)

Trải qua quá trình lịch sử, Phật Giáo đã có những giai đoạn thăng trầm nhưng tinh thần từ bi hỉ xả của Phật Giáo vẫn là những nét trỗi bật trong nỗ lực hòa đồng với các tôn giáo khác và nhất là thể hiện truyền thống đạo hiếu trong các lễ nghi và bản sắc văn hóa của mình. Mùa Vu lan của Phật giáo là mùa báo hiếu và trong thời kỳ quân chủ trước đây có khi công cuộc tổ chức các lễ lạt được tiến hành từ trong chốn triều đình ra ngoài dân gian Mùa Hạ năm 1434 vua Lê Thái Tông sai các quan rước Phật từ chùa Pháp Vân về kinh đô để làm lễ cầu mưa. Lại cho phóng thích một số tù nhân, và dựng trai đàn chẩn tế ngay ở điện Cần Chánh để tu tạo công đức, cầu cho có mưa. Rằm tháng bảy năm ấy, vua lại cho tổ chức đại hội Vu Lan, mời chư tăng đến cầu nguyện, rồi cúng dường chư tăng và phóng thích thêm năm mươi tù nhân nữa. (16)

Với Phật giáo, Vu-Lan-Bồn là một phương pháp báo hiếu có hiệu quả nhất. Theo Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Vu -Lan-Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn. Người Trung Hoa dịch là: Ôgiải đảo huyền, nghĩa đen là cổi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược... Ngài Ðại-hiếu Mục-Kiền-Liên, sau khi tu hành chứng được 6 phép thần-thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơn cha mẹ, Ngài bèn tìm cách báo đáp. Dùng đạo-nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ-quỷ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài liền đem bát cơm đang ăn để dâng mẹ. Ngài vận thần-thông, bưng bát cơm đi đến chỗ mẹ ở. Bà mẹ vì quá khao-khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được.

Ngài Mục-Kiền-Liên thấy thế, hết sức đau buồn kêu khóc thảm thiết. Ngài liền trở về bạch Phật, thuật lại như trên và cầu Phật chỉ dạy cho phương pháp cứu độ thân mẫu... Ngài Mục-Kiền-Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng 7 làm lễ Vu-Lan, sắm đủ các vật liệu, rước chư Tăng trong mười phương thành tâm kính lễ trai-Tăng cúng-dường, nên vong mẫu của Ngài thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ, sanh về cảnh giới lành. (17)

Cũng theo Hòa Thượng Thích Thiện Hoa việc báo hiếu có nhiều cách nhưng không ngoài hai phương diện: vật chất và tinh thần tức là lo cho cha mẹ miếng ăn thức uống, áo quần, chỗ ở và làm cho tinh thần cha mẹ được nhẹ nhàng cao thượng và đi dần đến chỗ giải thoát.

Trong cuốn Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm cho biết về nguồn gốc của một số lễ nghi của Phật giáo như sau: “Về lễ nghi của Phật giáo thông thường gọi là ‘Pháp hội’. Pháp hội có từ đời Ðông Tấn, nhưng tới đời Nam Bắc Triều thì rất được thịnh hành. Trước hết có Pháp hội về Ðản sinh Ðức Phật, ngày 8 tháng tư, gọi là “Quán Phật hội”, hay “Lễ Tắm Phật”, phổ cập khắp các chùa, và hội rước Phật để mọi người được dâng hương tán hoa, rồi đến hội “Vu Lan Bồn” ngày 15 tháng 7, hội Phật Thành đạo vào ngày 8 tháng 12, hội Phật Niết bàn vào ngày 15 tháng 2. Ngoài ra, còn có các hội như “Bát quan trai”, “Vô Giá Ðại hội” và “Diên Thọ hội”, kết hạ an cư v.v...” 18 Như vậy lễ Vu Lan cũng có gốc tích từ những lễ nghi Phật Giáo ở Trung Quốc.

Câu chuyện Quan Âm Thị Kính nói việc Thị Kính bị mang tiếng oan có âm mưu giết chồng (Thiện Sĩ), chịu sỉ nhục tàn tệ phải cải dạng nam nhi mà đi tu, lại bị Thị Mầu quyến rũ không được, phải nhận nuôi con rơi của Thị Mầu, rồi sau đó chết vì sức khỏe mỏi mòn, cuối cùng nàng được Phật tổ truyền cho thành Phật Quan Âm và được sư cụ chùa Vân (nơi nàng đi tu) bày tỏ công đức:

Nay bà Thị Kính hóa duyên
Nam mô Phật, độ vô biên hằng hà
hóa thân được cả mẹ cha,
kìa là bạn cũ, nọ là con thơ
thế gian trông thấy sờ sờ

Ý của sư cụ là khi Thị Kính chứng quả, nàng có thể độ luôn được cả mẹ cha, Thiện Sĩ, đứa con thơ và vô biên hằng hà sa số người khác. Như vậy nghĩa là tu theo đạo Phật cũng có thể đền đáp công ơn cha mẹ và giúp đời cứu người, chữ hiếu, chữ nhân trọn vẹn, và đạo Phật không trái chống với nguyên tắc của Nho giáo. (19)

Theo tác giả Nguyễn Lang, sự tích Quan Âm Nam Hải đã được Việt hóa một cách hoàn toàn. Ðức Quan Âm này, tuy là công chúa thứ ba con vua Diệu Trang ở nước Hưng Lâm (?)nhưng đã đi tu tại núi Hươ ng Tích ở Việt Nam và thành Phật tại đây. Truyện do một vị tăng đời Nguyên sáng tác. Công chúa thứ ba tên Diệu Thiện không muốn lấy chồng mà quyết chí đi tu. Nàng bị vua cha tìm mọi cách cản trở, hành hạ, ra lịnh xử chém, nhưng được một mãnh hổ cứu thoát. Nàng có dịp xuống địa ngục chứng kiến mọi cảnh khổ, vâng lời Phật dạy về tu tại núi Hương Tích, dùng một tay và một mắt của mình trị bệnh nan y cho vua cha, thuyết phục được cha mẹ bỏ ác làm lành rồi cả nhà cùng tu hành tại chùa Hương Tích. Hai nàng công chúa (chị của nàng) Diệu Thanh và Diệu Âm trở thành Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.

Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được đấng thân
Nhân là cứu vớt trầm luân mọi loài.

Cũng như truyện Quan Âm Thị Kính, truyện Nam Hải Quan Âm chủ trương rằng tu theo đạo Phật vẫn có thể làm tròn chữ hiếu và thực hiện chữ nhân. (20)

Ngoài ra, một tôn giáo khác ở Việt Nam, Phật Giáo Tứ Ân cũng gọi là Bửu Sơn Kỳ Hương hay đạo Lành do Ðoàn Minh Huyên (1807-1856) cũng gọi là Phật thầy Tây-An, thành lập tại xã Long Kiến, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang, chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, đơn giản hóa các lễ nghi Phật Giáo cho phù hợp với dân tình và khung cảnh đất đai Nam Bộ, nhất là chủ trương đáp đền bốn ơn lớn gọi là tứ đại trọng ân đó là ơn tổ tiên cha mẹ (hiếu), ơn đất nước (trung), ơn tam bảo (phật, pháp, tăng), ơn đồng bào và nhân loại (con người). Phật Giáo Tứ Ân do Ðức Phật Thầy Tây An thành lập truyền được ảnh hưởng lớn với các chi phái về sau như Phật Trùm, Ðức Bổn Sư Ngô Văn Lợi, Sư Vải Bán Khoai, Nguyễn Ða v.v... về sau có được 12 vị đại đệ tử như các ông Trần Văn Thành, Nguyễn Văn Thới, và sau này là Phật Giáo Hòa Hảo của Ðức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947). Chữ hiếu cũng luôn được chú trọng đề cao trong các tôn giáo trên đây.
(Còn tiếp)

Nguyễn Đức Cung
New Jersey, August, 10, 2008