Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008

Gia đình Hoàng Thị Ngọc Thuỷ - Trịnh Văn Hoàn





Vợ chồng Thuỷ - Hoàn tại nhà riêng ở Vũng Tàu

Thuỷ - Tịnh - Thuý (em gái út của Thuỷ), 21.07.08

Tóm Tắt Gia Phả Ông Hoàng Ngọc Bường

Phêrô Hoàng Ngọc Bường (1924-1998)
Năm 1950 kết hôn với Mácta Nguyễn Thị Tĩnh (1930-1971).
Sinh ra:

1. Giuse Hoàng Ngọc Anh (1951) kết hôn với Trần Thị Sen (1956).
Sinh ra:
1.1. Hoàng Ngọc Minh Châu (1978) kết hôn với Nguyễn Thị Thuý, sinh ra: Thúy Vi.
1.2. Hoàng Thị Anh Thư (1980).
1.3. Hoàng Anh Kiệt (1982).
Gia đình hiện ở tại Bà Rịa.

2. Hoàng Ngọc Hùng (? - 1958).

3. Phêrô Hoàng Ngọc Hiệp (Hiền) (1956-1980).

4. Mađalêna Hoàng Thị Ngọc Thu (1957) kết hôn với Đường Anh Thọ (1956).
Sinh ra:
3.1. Đường Nhật Linh (1986).
3.2. Đường Thuần Nhiên (1993).
Gia đình hiện ở tại Sàigòn.

5. Anna Hoàng Thị Ngọc Thuỷ (1959) kết hôn với Phaolô Trịnh Văn Hoàn (1959).
Sinh ra:
4.1. Phanxicô Trịnh Hoàng Duy (1990).
4.2. Antôn Trịnh Hoàng Huy (1992).
Gia đình hiện ở tại Vũng Tàu.

6. Mađalêna Hoàng Thị Ngọc Bích (1961) kết hôn với Nguyễn Phi Hải (1960).
Sinh ra:
5.1. Nguyễn Thuý An (1988).
5.2. Nguyễn Thuý Nhàn (2001).
Gia đình hiện ở tại Bà Rịa.

7. Antôn Hoàng Ngọc Thuần (1963) kết hôn với Nguyễn Huỳnh Minh Ân (1975).
Sinh ra:
6.1. Hoàng Ngọc Minh Quý (1999).
6.2. Hoàng Ngọc Minh Quyền (2004).
Gia đình hiện ở tại Vũng Tàu.

8. Mađalêna Hoàng Thị Ngọc Thuý (1965) kết hôn với Giuse Trương Vĩnh Tài (1961).
Sinh ra:
7.1. Giuse Trương Hoàng Khánh (1993).
7.2. Trương Hoàng Nhân.
Gia đình hiện ở tại Vũng Tàu.

- Năm 1977, ông Bường tái hôn với bà Lương Thị Thảo (1959).
Sinh ra:
1. Hoàng Ngọc Thuỳ Vân (1978) kết hôn với Hoàng Anh Dũng, sinh ra:
1.1. Anh Thông
1.2. Anh Thi
1.3. Thùy Dương
1.4. Thùy Loan

2. Hoàng Ngọc Bảo (1984) kết hôn với Bùi Thị Tuyết Ngân

Bà Thảo và các con hiện ở tại Bà Rịa.

Ông bà Hoàng Ngọc Bường - Nguyễn Thị Tĩnh

Phêrô Hoàng Ngọc Bường (1924-1998) - Mácta Nguyễn Thị Tĩnh (1930-1971)
(Ông Bường là con thứ năm của Bà Nghị - Ông Liệu)

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2008

Tiểu Chủng Viện An Ninh (2)

THỜI KỲ THỨ HAI: Tiểu Chủng Viện An Ninh (1864)
Sau hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862), năm 1864, Tự Đức ra sắc dụ tha bắt đạo. LM Dangelzer (cố chính Đăng) được cử mở lại chủng viện An Ninh. Đức Cha Sohier Bình đặt Tòa GM ở Kim Long, đồng thời thành lập Đại Chủng Viện Huế tại Kim Long từ 1866. Về sau, cơ sở này, vào thời Đức GM Caspar Louis Lộc (1880-1907), trở thành đại chủng viện phôi thai do Cha Allys (cố Lý) làm Giám đốc vào những tháng cuối 1881 (xin xem Đại Chủng Viện Huế từ 1881 của LM GB. Roux cố Ngôn). Chủng viện An Ninh đổi tên là tiểu chủng viện An Ninh do cha chính Đăng làm bề trên (1864-70) kiêm giáo sư, thỉnh thoảng có cả ĐC Sohier Bình từ Huế ra giúp. Chủng viện có lũy tre bao bọc, có cổng ra vào; nhà cửa chỉ bằng tranh tre thô sơ. Về sau thêm cha Bonin (cố Ninh) và Girard (cố Hòa) giúp giảng huấn. Khi cha Đăng làm cha sở Di Loan kiêm cha chính Địa Phận thì cha Ninh làm bề trên tiểu chủng viện (1870-75). Ngài làm thêm hai nhà ngủ, một nhà cơm, một phòng học và một nhà cho các cha, tất cả bằng tranh, tre. Mỗi năm có 2 kỳ tựu trường: 1 vào tháng Giêng và 1 vào tháng 8. Trong thời gian làm GM (1851-76), ĐC Sohier đã phong chức 46 LM. Ngài qua đời tại Kẻ Sen, Quảng Bình, ngày 3-9-1876.
Từ 1877 cha Girard (cố Hòa) làm bề trên cho đến khi được cử làm giám đốc đại chủng viện Phú Xuân vào 1891. Sau khi Đức Cha Gaspar Lộc nhậm chức Giám Mục Địa Phận Huế - tấn phong ngày 24-8-1880, ngài chỉ thị chỉnh trang Tiểu CV An Ninh. Từ 1883, cha Girard khởi xây nhà nguyện Trái Tim Chúa Giêsu bằng gạch, lợp ngói, với ngọn tháp cao, và, ở phía trước từ cổng chính đi vào, có một nhà nguyện nhỏ hơn kính Đức Mẹ Lộ Đức.

Tháng 9 đen (1885)
Theo LM. Nguyễn Văn Hội sao ghi, biến cố này vào thời Phong Trào Văn Thân đánh TCV An Ninh. Tháng 9-1885, Văn Thân, từ Quảng Trị kéo ra Cửa Tùng, đóng quân tại Tân Trại, cách An Ninh chừng 3-4 cây số phía Tây Bắc và tiến đánh hai làng Công Giáo Di Loan và An Ninh. Di Loan, giáo xứ đẹp nhất và lớn nhất vùng Đất Đỏ, với hai họ nhánh Hòa Ninh và Loan Lý, có tổng cộng trên 1.500 giáo hữu trên tổng số 5.000 ở Đất Đỏ, cầm cự với Văn Thân một đội quân rất hùng mạnh và hết sức tàn bạo. Cha Dangelzer (cố chính Đăng) chánh xứ Di Loan, vừa là Bề Trên địa phận, dâng Thánh Lễ đầu tiên tại nhà thờ mới ngày 8-9-1885, rồi huy động mọi người đương đầu với giặc. Từ 10 giờ sáng 8-9, với quân từ Da Môn ra, Văn Thân đông tới 2.000 người, có vũ khí đầy đủ, do tướng Thông Kham chỉ huy. Nhưng giáo dân không sợ, đã cầm cự, có lúc đuổi được bọn chúng, cướp khí giới và bắn trả lại chúng. Văn Thân đánh liên tiếp ba ngày 8, 9 và 10-9. Trưa 10-9, chúng kéo đến vây tiểu chủng viện An Ninh do cha Girard (cố Hòa) làm Bề Trên và cha Closset (cố Lương) làm giáo sư. Cố chính Đăng huy động giáo hữu vào tiểu chủng viện An Ninh, nơi phía trước có cổng chắc chắn và có lũy tre kiên cố bao bọc với giao thông hào chạy quanh. Ngày 12-9-1885, địch quân đông trên 2.000, vì có dân làng Tùng Luật trợ chiến. Trong tiểu chủng viện chỉ có một khẩu súng bắn chim. Giáo dân phải vót tre nhọn làm chông, và đào hào đắp lủy chung quanh để chống lại địch quân. Dù bao nhiêu tin tức dồn dập về việc quân Văn Thân đốt phá nhà thờ và các làng Cao Xá, Da Môn, An Lộc, nhưng giáo dân không sờn lòng. Quân giặc đốt phá làng Di Loan, nhưng cha chính Dangelzer Đăng đều động giáo dân cố thủ để phân tán lực lượng tấn công của địch. Quân Văn Thân có kế hoạch phóng hỏa cả tiểu chủng viện, nhưng nhờ một trận mưa giông lớn làm tắt đuốc không phóng hỏa vào bên trong lũy tre được.

Ngày 13-9, dân Công Giáo rút cả vào tiểu chủng viện An Ninh. Ngoài ba vị Thừa sai - cha Dangelzer, Girard, Closset, còn có các cha Việt Nam, như LM. P. Võ Viết Liên, họ An Do, LM Tôma Nguyễn Ngọc Huệ, họ An Bằng, và LM Đôminicô Nguyễn Văn Cửu, phó xứ Di Loan, cùng 7 chủng sinh, 60 nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Di Loan và 4.000 giáo dân. Lương thực dự trữ có thể dùng từ 6 đến 20 ngày. Từ ngày 14 đến 17-9, quân Văn Thân bao vây chặt chẽ. Vậy mà ban đêm cũng có người lén trốn ra khỏi tiểu chủng viện để vào Huế, hoặc ra Quảng Bình, liên lạc xin cứu viện. Ngày 18, 19-9 quân Văn Thân nã đại bác vào nhà thờ. Giáo dân đã treo ảnh lớn hình Đức Mẹ trên tháp để khấn xin Mẹ phù hộ. Theo mật lệnh, lúc 4 giờ chiều 19-9, khi nghe trống lệnh, giáo dân tuôn ra, vừa la hét vừa tấn công. Quân Văn Thân khiếp vía bỏ chạy, để lại một khẩu thần công, một khẩu súng phá lũy, hai khẩu súng trường, nhiều đạn dược, hóa chất, thuốc súng, thuốc nổ. Các chiến lợi phẩm đều được giữ tại Tiểu Chủng Viện An Ninh, cho đến năm 1953, khi Tiểu Chủng Viện dời vào Huế.

Đến ngày 21-9, giáo dân thiệt mất 10 người và một số bị thương; quân Văn Thân để lại trên 80 xác. Ngày 22-9, một số 200 giáo dân thoát xuống Cửa Tùng, nhưng bị chận lại. Ngày 23-9, có trận đánh xáp là cà ác liệt giữa giáo dân Công Giáo và Văn Thân. Lúc bốn giờ chiều, quân giặc tháo chạy để lại 3 khẩu thần công, l khẩu phá lủy và 6 súng trường cùng vô số dạn dược và 30 xác chết. Ngày 24, 25-9, có tin quân Văn Thân tăng viện, dùng cả voi để tấn công, nhưng trận đánh xảy ra không có gì đặc biệt.

Ngày 26-9, LM Héry (cố Y), từ Đồng Hới đi ghe vào Cửa Tùng, chở khí giới đến tiếp viện, và cẩn thận trao cho những người liên lạc, rồi ngài lên ghe ra đi. Ngày 27 và 28-9, suốt đêm quân Văn Thân bao vây tiểu chủng viện và đến 6 giờ sáng thì tổng tấn công, nhưng nhờ lòng can đảm và có súng ống cha Héry tiếp viện, giáo dân đã chống lại hết sức oanh liệt. Văn Thân không ngờ trong chủng viện có súng đạn, nên khi nghe súng thần công bắn liên thanh thì hốt hoảng bỏ chạy tán loạn.

Từ 29-9 trở đi, trong tiểu chủng viện lương thực đã hết. May sao, vào đầu tháng 10-1838, những lính canh trên tháp nhà thờ cho biết quân Văn Thân bao vây tiểu chủng viện đang tháo chạy, và có quân lạ đến đánh vào bộ chỉ huy của chúng ở Tân Trại. Về sau mới rõ đó là quân của LM. Mathey (cố Thiện), từ Huế ra tiếp viện. Trận đánh tại TCV An Ninh chống quân Văn Thân kéo dài gần cả tháng trời.

Ngày 4-10-1885, Đức Cha Caspar Louis Lộc phúc trình:

“Số giáo dân bị thảm sát tại họ Di Loan là 1.200 đến 1.500, trong số có khoảng 200-300 chết tại tiểu chủng viện; một số bị thiêu sống tại các tư gia và nhà thờ. Theo những người còn sống kể lại, thì sau khi đã thiêu sát giáo xứ, quân Văn Thân đi tìm các ống cống, ao, hồ, bụi tre, lùm cây, gặp ai là chúng giết sạch.” (Tài liệu Jabouille, tr. 47-66, do LM Nguyễn Văn Hội và Stanislaô NV. Ngọc trích dẫn.)

THỜI KỲ THỨ BA: Tái kiến thiết (1885) cho đến ngày giải tán (1953)
Sau giặc Văn Thân 1885, cha bề trên Girard Hòa tiếp tục kiến thiết: ngài cải táng các ngôi mộ của các vị tiền nhiệm ra sau nhà thờ và xây một nhà lầu 2 tầng. Về sau lại xây thêm một nhà lầu 2 tầng khác: Tầng trên có 2 phòng ngủ lớn cho chủng sinh; 2 đầu có hai phòng nhỏ cho các cha giáo sư; tầng dưới cũng có 2 phòng lớn, một làm phòng học, một làm phòng ngủ, phía cuối có phòng nhỏ cho cha giáo.

Đi ra phía trước, đối diện nhà nguyện Đức Mẹ Lộ Đức là nhà nguyện nhỏ kính Thánh Antôn. Cổng ra vào xây bằng gạch kiên cố. Lễ khánh thành long trọng vào 21-11-1905. Cha Girard cũng cho làm thêm nhà cơm, nhà chơi, nhà kẻ liệt, bằng gạch, lợp ngói. Nhà bếp, nhà nữ tu, nhà ở cho người giúp việc và kho lẫm, bằng tranh, tre. Khoảng 1925, thời cha Roux (cố Ngôn), nhà cửa làm lại bằng gạch, lợp ngói. Qua bao năm thăng trầm, Tiểu Chủng Viện An Ninh đào tạo nhiều LM cho GP Huế và cả Lào, Vinh, và tiếp tục hoạt động ngay cả vào thời chiến tranh (1945-53). Nhưng, từ đầu 1953, giặc giã gia tăng, nên vào 8-5-1953, tiểu chủng viện phải giải tán, và di tản vào Huế. Chủng sinh tạm thời theo học tại Trường Thiên Hựu cho đến khi Tổng Giáo Phận Huế mở Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, vào 1962, và LM. Ph.X. Nguyễn Văn Thuận (Hồng Y 22-1-2001) được cử làm Giám Đốc.

Năm 2000, cuối thế kỷ 20, tất cả đã bình địa, nhìn lại thấy thê thảm, đau lòng, nhưng hình ảnh Tiểu Chủng Viện An Ninh vẫn sống mãi trong lòng người giáo hữu Việt Nam!


PHẦN II: DẤU TÍCH CHỦNG VIỆN AN NINH
Nhìn lại 200 năm (1802-2002)
Tuy gặp biết bao bách hại, thăng trầm, gián đoạn, giải tán và bình địa, TCV An Ninh đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Huế. Trong các kết quả còn lưu lại, chúng tôi xin nói đến chủng sinh/ cựu chủng sinh, linh mục, giám mục và các Thánh tử đạo.

1. Chủng sinh. Trước tiên, với số được kêu thì nhiều mà chọn thì ít, có cả ngàn cựu chủng sinh, trong đó cụ thể có anh em chúng tôi, luôn luôn nhắc bảo nhau, nhất là dịp đại hội hằng năm Cựu Chủng Sinh Huế, hãy làm sao sống đạo giữa đời xứng đáng với niềm hãnh diện mang dấu ấn Chủng Viện An Ninh.

2. Linh mục. Tuy thống kê không dồi dào, người viết cũng cố gắng ghi lại: Thời Đức Cha Gioan Labartette An (1782-1823) có 30 LM được phong chức. Thời ĐC Taberd (1827-33) và ĐC Cuénot Stêphanô Thể (1835-61), có thêm khoảng 40 LM trong đó có một số được kín đáo cho qua tu học ở Pinăng, Mã lai. ĐC Pellerin Phan (1850-61) nhậm chức GM đầu tiên của Địa Phận Huế (27-8-1850) trong hoàn cảnh bắt đạo khủng khiếp, nhưng thời ĐC Sohier Bình (1851-76), nhờ lệnh tha bắt đạo (1864), việc mở Đại Chủng Viện Huế 1866-81, cùng hòa ước Giáp Tuất (15-3-1874) công nhận và cho phép Công Giáo hoạt động, nhiều năm có lễ phong chức, với số tân LM là 46. Thời ĐC Gaspar Lộc (1880-1907), dù bị giặc Văn Thân 9-1885, nhưng sau đó có nhiều công trình phát triển và từ 1881 đến 1907 có thêm 52 LM. Chủng viện thịnh đạt thời ĐC Eugène Allys Lý (1908-31): có 68 LM qua 17 kỳ phong chức. (Tài liệu LM Roux, (cố Ngôn), Đại Chủng Viện Huế, tr. 6). Từ thời ĐC Phaolô Chabanon Giáo (1931-36), đến Lemasle Lễ (1937-46), và ĐC GB. Urritia Thi (1948-60) thêm khoảng 50 LM. Thời Đức TGM Phil. Nguyễn Kim Điền (1963-88) có lễ phong chức hằng năm, cho đến 30-4-75.

Vào 1953, tình hình chiến sự trở nên nguy hiểm, nên Tiểu Chủng Viện An Ninh di tản vào Huế.

Xuất thân từ TCV An Ninh hiện còn 18 LM, trong số có các vị trên 80 t., như cha P. Hoàng Kính (89t) P. Lê Văn Ngọc, Pl. Nguyễn Thanh Tiếp; trên 70, như Ph. X. Lê Văn Cao, Emm. Nguyễn Vinh Gioang, và trẻ nhất, chịu chức năm 1967-68, có LM. G. Nguyễn Văn Hội (66 t.) và GB Lê Thanh Hoàng (68 t.)

3. Giám Mục: Một số giám đốc, cựu giáo sư TCV An Ninh được phong GM hoặc Bề trên Dòng, ĐP, như ĐC Taberd Từ, Pellerin Phan, Sohier Bình, Pontvianne Phong, Chabanon Giáo, Urritia Thi. Các LM gốc An Ninh được phong GM/Đan viện có GM Đaminh Hồ Ngọc Cẩn (1935), Stanislaô Trương Đình Vang, Dòng Phước Sơn 1924 (LM 1936), Đan viện Phước Lý; TGM Phêrô Ngô Đình Thục (1938), Tađêô Lê Hữu Từ (1945), LM Nguyễn Văn Thích, bề trên GP Huế (1946-48), Ximong Hòa Nguyễn Văn Hiền (1955), Ph.X. Nguyễn Văn Thuận (GM 24-6-1967, Hồng Y 22-2-2001), Alexis Phạm Văn Lộc (27-3-1975) và Stêphanô Nguyễn Như Thể (7-9-75), đương kim TGM TGP Huế.

4. Tử đạo. Hồng ân lớn lao là có những vị được phúc tử đạo, như LM Gagelin Kính (17-10-1833); Phanxicô Phan (21-9-1838), Gioan Đoạn Trinh Hoan (26-5-1861), GM Stêphanô Cuénot Thể (14-11-1861), và đặc biệt là Thánh chủng sinh Tôma Thiện, tử đạo ngày 21-9-1838, mà Hội Cựu Chủng Sinh Huế hân hoan mừng kính trong đại hội hằng năm, cách riêng năm 2002, vào ngày 22-9-02, cũng là dịp kỷ niệm 200 năm thành lập Chủng Viện An Ninh (1802-2002).

Ghi Nhớ Công Đức
Nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập Chủng Viện An Ninh (1802-2002), TGP Huế và Giáo Hội Việt Nam nhớ ơn các vị Giám mục và Linh mục đã có công xây dựng, kiến thiết và phát triển TCV An Ninh.

Về các Giám Mục, xin đặc biệt nhắc đến Đức Cha Labartette An (1792-1823); Taberd Từ (1827-33); Cuénot Stêphanô Thể (1835-61); Pellerin Phan (1850-61); Sohier Bình (1851-76); Caspar Lộc (1880-1907); Allys Lý (1908-31); Chabanon Giáo (1931-36).

Xin có đôi lời cách riêng về vị sáng lập chủng viện: Đức GM Gioan Labartette An. Sinh năm 1744 tại Pháp, ngài chịu chức LM năm 1772, qua Việt Nam và làm cha sở họ Thợ Đúc 1776. Được cử làm giám mục năm 1782, nhưng vì nhiều khó khăn loạn lạc, 10 năm sau, vào 1792 ngài mới được tấn phong và gặp ngay thời vua Cảnh Thịnh (1792-1801) bắt đạo kịch liệt, nhất là trong những năm 1798-1801.

Trong số các LM đóng góp vào xây dựng và phát triển TCV An Ninh, có LM Doussain vào 1802-04; LM Jaccard Phan vào 1827-28; Cha chính Dangelzer Đăng (1864-70) và Cha Bonin Ninh (1870-75).

Vị bề trên được nhiều người nhắc đến là LM Girard Hòa. Sinh tại địa phận Lucon, Pháp, năm 1851 Girard Ernest Émile chịu chức LM năm 1776, và đến truyền giáo tại Huế, Trung Việt, lấy tên cố Hòa. Trong 48 năm linh mục, cha Girard Hòa đã trải qua 47 năm phục vụ tại chủng viện: 45 năm ở TCV An Ninh và 2 năm ở ĐCV Huế. Ngài làm bề trên TCV An Ninh từ 1877 đến 1891; bề trên ĐCV Huế (1891-93); rồi trở lại TCV An Ninh từ T. 9-1893 và lưu lại đó cho đến khi qua đời vào tháng 2-1924. Các công trình kiến thiết TCV An Ninh trước và sau giặc Văn Thân (T.10-1885) cũng như phát triển qui mô dưới thời Đức Cha Caspar Lộc (1880-1907) và Allys Lý (1908-31), phần lớn do ngài đảm trách.

Sau khi ngài qua đời, thời Cha Roux (cố Ngôn) làm bề trên từ 1925 đến khi vào làm bề trên ĐCV Huế 23-9-1931, nhà cửa được xây lại bằng gạch, lợp ngói, thêm phần khang trang, đẹp đẽ và tiện nghi. Cũng xin nhắc đến Bề trên Urritia Thi (GM 1948-79) và LM Anrê Bùi Quang Tịch.

Các bạn cựu chủng sinh An Ninh từ khóa 1943 đến 1953 đều nhớ đến gương mẫu của vị LM Anrê Tịch sốt sắng nguyện gẫm sáng sớm và nhiệt thành yêu mến Thánh Thể trong những buổi chầu Mình Thánh hằng ngày. Cha Anrê Tịch là vị LM khó nghèo, thánh thiện. Từ 1968, ngài nhập Dòng khổ tu Phước Sơn; bị bắt cầm tù tại Rạch giá (1976) và qua đời ngày 10-1-1977 tại Dòng Phước Sơn Sàigòn, thọ 82 t. Xin LM Anrê cầu cho chúng con.

Trần Văn Trí (Th.9-2002)

Tài Liệu Tham Khảo:
- Nguyễn Ngọc Lan, Tiểu Sử 117 Thánh Tử đạo Việt Nam – California 1993
- LM. Nguyễn Văn Hội, Lịch Sử Giáo Phận Huế, Q. 2, tr. 24-25; Q. 3, tr. 40-46 (1994)
- LM. Bùi Đức Sinh O.P., M.A., Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Quyển Ba (Thế kỷ XX) và Quyển Bốn 1975-2000
- LM. J.B. Roux (Cố Ngôn). Đại Chủng Viện Huế (từ 1881-1933). Huế – 1933
- NIÊN GIÁM TGP T.P. H.C.M. – 1998.
- Danh Sách các Giám Mục và Linh Mục Giáo Phận Huế Xưa và Nay (150 Năm GP Huế, 1850-2000)

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Tiểu Chủng Viện An Ninh

Sơ Lược Về Quá Trình Lịch Sử
TIỂU CHỦNG VIỆN AN NINH


Ngày 22-9-2002, Hội Cựu Chủng Sinh Huế tổ chức Đại Hội mừng kính Thánh Tôma Thiện, Bổn Mạng của Hội và kỷ niệm 200 năm thành lập Chủng Viện An Ninh (1802-2002), thuộc Tổng Giáo Phận Huế. Nhân dịp này, dựa vào một số tài liệu về “Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam” (của LM. Bùi Đức Sinh, O.P., M.A.), về “Lịch Sử Giáo Phận Huế”(1596-1945, của LM. G. Nguyễn Văn Hội) và đặc biệt “Quá Trình Lịch Sử Đại Chủng Viện Huế” (từ 1881-1933, của LM. GB. Roux-cố Ngôn) cũng như ấn phẩm “Danh Sách các Giám Mục và Linh Mục Giáo Phận Huế Xưa và Nay” (của TGP Huế, 1850-2000), người viết xin sơ lược về quá trình lịch sử liên quan đến hình thành, hoạt động, phát triển và kết quả của Tiểu Chủng Viện An Ninh, nơi đào tạo cả ngàn chủng sinh / cựu chủng sinh, và trên dưới ba trăm linh mục tại Địa Phận Huế, góp phần vào việc mở mang Nước Chúa trong hai mươi thập niên qua.

Theo giáo sử, đạo Công Giáo đến Trung Việt, Huế-Quảng Trị-Quảng Bình, vào cuối thế kỷ 16, (khoảng 1596), thì từ thế kỷ 18 các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đã nghĩ đến việc đào tạo linh mục bản xứ và tìm cách vượt thắng biết bao trở ngại gian khó, gởi tu sinh vào chủng viện ở Nam Việt Nam, hoặc qua chủng viện Juthia, Thái Lan, hay thông thường nhất là qua Tổng Học Viện của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại hay đại chủng viện Pénang (Pi-năng), Ma-lai-xi-a. Gần giữa thế kỷ 18, lại có những cố gắng tìm cách lập chủng viện ngay tại địa phương Huế và chủng viện đầu tiên do Đức Khâm sai Tòa Thánh De La Baume mở ngày 30-5-1740 là chủng viện Thánh Carôlô tại Thợ Đúc do LM De La Court (cố Chính) làm bề trên, và LM J.B. Tchang làm giáo sư. Năm 1744, ĐC Lefèvre lập Tòa GM tại họ Thợ Đúc và làm bề trên chủng viện. Nhưng vì vào tháng 7-1750, chúa Võ Vương ra lệnh trục xuất tất cả các Thừa sai ra khỏi Việt Nam, và nạn bắt đạo nổi lên, nên chủng viện bị giải tán, chủng sinh phải vào CV Hòn Đất, Hà Tiên. Sau đó, vì nhu cầu địa phương, việc đào tạo LM lại được thực hiện, tùy hoàn cảnh và điều kiện, tại Pi-năng, Ma-lai-xi-a, hoặc ngay ở Miền Trung, lắm lúc rày đây mai đó. Cha Gioan Labartette, cha sở họ Thợ Đúc từ 1776, được cử làm GM vào 1782, giao cho LM Giacôbê Longer mở chủng viện Di Loan; nhưng đến 1787, thời Tây Sơn, CV Di Loan bị giải tán.

Sau lễ tấn phong giám mục năm 1792, ĐC Gioan Labartette An gặp thời Cảnh Thịnh (1792-1801) bắt đạo ghê gớm, nhất là thời gian từ 1798 đến 1801, ngài phải lẩn trốn, khi ở Huế, khi ở Quảng Trị. Ngài luôn luôn nghĩ đến việc đào tạo linh mục bản xứ, tiến đến việc mở Chủng Viện An Ninh là cơ sở đào tạo chủng sinh có qui củ và tổ chức tiêu biểu nhất từ trước tới nay tại Giáo Hội Việt Nam.

Bài viết này xin khiêm tốn chia sẻ cùng quý vị, quý bạn về sơ lược quá trình lịch sử và những dấu tích của Chủng Viện An Ninh trong 200 năm qua (1802-2002).

PHẦN I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CHỦNG VIỆN AN NINH
Có thể tóm lược quá trình lịch sử Chủng Viện An Ninh qua ba thời kỳ:

- Thời kỳ thành lập và hoạt động (1802-63)
- Thời kỳ lấy tên Tiểu Chủng Viện An Ninh (1864) đến giặc Văn Thân (1885)
- Thời kỳ Tái kiến thiết và phát triển (1885-1953) đến chấm dứt (từ 1954)

Thời kỳ thứ nhất: Thành Lập và Hoạt Động (1802-63)
Thời Gia Long (1802-1819). Sau nhiều năm bị bách hại, Giáo Hội tại Miền Trung rất thiếu chủ chăn. Khi vua Gia Long lên ngôi vào 1802, tình hình chính trị và tôn giáo lắng dịu, ĐC Gioan Labartette An cho mở chủng viện tại làng An Ninh, Đất Đỏ, Cửa Tùng, một họ đạo có đông giáo hữu và gần Di Loan.

Thời kỳ thứ nhất gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ 1802 đến 1828
Trong hai năm đầu (1802-04), cha Doussain được Đức GM cử làm bề trên chủng viện. Cơ sở nằm trong một khu vườn, có 4-5 căn nhà tranh, vách đất, làm nhà nguyện, nhà ở, lớp học, nhà cơm, nhà bếp, nhà người giúp việc và kho chứa lương thực. Những năm đầu có khoảng 20 đến 50 chủng sinh với 2 lớp La tinh và Thần học. Chi phí gồm 1.200 quan Pháp mỗi năm và lúa gạo nuôi chủng sinh, mà một phần đóng góp do các linh mục tại giáo phận đảm trách. Ngoài cha Doussain, còn có các giáo sư khác như LM. Girard (Francois Joseph), Audemar, Jarot, Taberd và thầy Sáu Gagelin (chịu chức LM năm 1822 và tử đạo vào 1861). Năm 1807, cha Doussain được cử làm GM Phó, và qua đời vào 1809. Đến cha Audemar làm GM năm 1817, nhưng không bao lâu cũng qua đời.

Thời Minh Mạng (1820-40). Đức Cha Gioan Labartette An qua đời ngày 6-8-1823. Cha Taberd Từ làm cha chính năm 1824, kiêm bề trên chủng viện, có thầy Gioan Đoạn Trinh Hoan từ Pi-năng, Ma-lai-xi-a, về giúp (được ĐC Cuénot Stêphanô Thể truyền chức LM năm 1836 và tử đạo 1861). Từ 1825, vua Minh Mạng và triều đình Huế khắt khe với Công Giáo. Tuy vậy, vào 1826, có thêm cha Jaccard (cố Phan) trốn thoát từ Miền Bắc vào giúp chủng viện An Ninh. Ngài tổ chức phòng đọc sách, dùng bảng đá hay thạch bản để in Sách Thánh, kinh nghĩa, kinh nguyện và các môn học tại chủng viện. Tháng 7-1826 vì có tin lùng soát, nên chủng sinh được giải tán và cha Jaccard Phan trốn vào Nhu Lý. Sau đó tình hình khả quan hơn, chủng viện mở cửa hoạt động lại. Nhưng, vào đầu 1827, cha Taberd Từ bị vua Minh Mạng triệu vào Huế và cha Jaccard Phan cũng ra Phủ Cam 3 tháng giúp ngài, rồi lại trở ra giúp chủng viện vào 1827-28. Năm 1827, Cha Taberd Từ làm GM thay Đức Cha Labartette. Tháng 8-1828, vua Minh Mạng đòi cha Jaccard Phan ra Huế và buộc ngài ở lại Dương Sơn, nên T. 10-1828, CV An Ninh phải đóng cửa, kết thúc giai đoạn I từ 1802 đến 1828, với khoảng 30 Linh mục được phong chức.

Giai đoạn 2: Thời gian đóng cửa (1829-63)
Năm 1829, cha chính Jaccard Phan đưa CV An Ninh vào Dương Sơn. Đến tháng 5-1832, ngài lại ra Đất Đỏ gặp LM Delamotte đang học tiếng Việt tại An Ninh. Ngày 6-1-1833, có dụ cấm đạo toàn quốc, nên cha Delamotte (cố Y) bỏ An Ninh, chạy vào Nhu Lý. Chủng Viện Dương Sơn cũng phải đóng cửa.

Cha Jaccard Phan bị đày lên Lao Bảo vào 1-12-1833 và bị điệu về Cam Lộ (9-1835); sau đó, vào 1838, bị giam tại Quảng Trị cho đến khi tử đạo cùng ngày 21-9-1838 với Thánh chủng sinh Tôma Thiện.

Chủng Viện Di Loan kỳ 2 (1837-38).

Năm 1837, cha Candale (cố Kim) lập chủng viện tại Di Loan kỳ 2 (so với kỳ 1, thời cha Longer 1782-87). Di Loan là họ đạo lớn vùng Đất Đỏ. CV chỉ có 6 chủng sinh. Đến tháng 5-1838, bị quan huyện Vĩnh Linh lùng soát, cha Candale và 6 chủng sinh trốn ra Kẻ Sen.

Thánh chủng sinh Tôma Thiện
Tháng 4-1837, theo chỉ thị của Đức Cha Cuénot Stêphanô Thể (1840-61), cha Candale Kim, từ Bắc Việt, mạo hiểm theo đường biển đến Cửa Tùng, rồi vào làng Di Loan. Ngài mua đất, mua nhà, lập chủng viện (kỳ 2) tại họ Di Loan, và được Đức Cha cử làm giám đốc (1837-38). Tháng 5-1838, quan huyện Vĩnh Linh ra lệnh lùng soát các Linh mục Thừa sai, chủng viện phải đóng cửa. Cha Candale Kim chạy ra họ Kẻ Sen, Quảng Bình và qua đời ngày 28-7-1838.

Tháng 6, 1838, cha Vialle (cố Vị) ở Bố Chính, Quảng Bình, không biết chủng viện Di Loan bị đóng cửa nên đưa học trò của ngài là chú Tôma Trần Văn Thiện, một thanh niên đạo đức, sinh năm 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình, nhập chủng viện, mà thời đó quen gọi là “đi tựu trường”. Người dẫn đường là ông Trùm cả Quỳnh Năm, tức Nguyễn Hữu Năm. Ông này về sau tử đạo gọi là Th. Antôn Quỳnh Năm (10-7-1840). Quân binh huyện Vĩnh Linh bao vây và lùng soát 2 làng Di Loan, An Ninh; họ bắt được Tôma Thiện cùng một số giáo dân, rồi giải về tỉnh Quảng Trị. Chú Tôma Thiện là chủng sinh An Ninh vì trong thời gian bị giam giữ, chú được cha Jaccard Phanxicô Phan, bề trên CV An Ninh, hướng dẫn và huấn luyện tu đức, rồi cả hai bị xử giảo đời Minh Mạng, tử đạo ngày 21-9-1838 tại Bãi cát Nhan Biều.

Năm 1846, Cha Chính Sohier, sau này là Đức Cha Sohier Bình, gởi hài cốt Thánh chủng sinh về Pháp. Tôma Thiện được Đức GH. Lêô phong Chân Phước năm 1900 và cha Guichard (cố Ngãi) đã xây lăng Tôma Thiện tử đạo tại làng Nhan Biều. Năm 1938, cha Phaolô Úy xây đài kỷ niệm Tôma Thiện tại làng Trung Quán, Quảng Bình, đồng thời toàn Giáo Phận Huế tổ chức mừng 100 năm hai vị tử đạo.

Ngày 19-6-1988, Đức GH. Gioan Phaolô II phong thánh Tôma Thiện trong số 117 vị tử đạo Việt Nam.

Cuối thời Thiệu Trị (1841-47), năm 1847, ĐC Cuénot Thể cử cha Galy mở lại CV Kẻ Sen, Quảng Bình.

Thời Tự Đức (1847-83), đến giữa 1854, CV Kẻ Sen lại bị triệt hạ và đến năm 1856 thì đóng cửa luôn.

Chủng viện Di Loan kỳ 3 (1849-58)
Ngày 4-10-1846, Cha Pellerin Phan được chọn làm GM Phó, Bắc Đàng Trong. Năm 1849, ngài mua đất tại Di Loan và mở lại chủng viện kỳ 3, với 3 nhà tranh, 1 làm nhà thờ, 2 làm nhà chủng sinh.

Địa phận Huế được thành lập theo Sắc lệnh “Pastulat Apostolici”, ngày 27-8-1850, do Đức Cha Pellerin Phan cai quản, một vị chủ chăn rất quan tâm đến chủng viện. Ngài cử Cha Chính Sohier làm giám đốc CV Di Loan; cha Đaminh Nguyễn Văn Thân làm giáo sư, và chính Đức Cha cũng giúp việc giảng dạy. Về sau có thêm cha Choulex. Vào 1850-51, chủng viện Di Loan có 50 chủng sinh; họ chỉ ở trong nhà kín đáo, không ai ra vào. Cũng trong năm 1851, cha Sohier được chọn làm Giám Mục Phó ĐP Huế, tấn phong GM ngày 17-8-1851. Qua bao cơn cấm đạo, chủng viện bị đóng cửa nhiều lần, nhưng cho đến 1856, ĐC Pellerin vẫn luôn ở tại chủng viện. Năm 1856-58, Đức Cha Sohier từ Kẻ Sen vào làm giám đốc CV Di Loan; nhưng từ 1858-62, vì bắt đạo, ngài và các chủng sinh lại phải trốn ra Quảng Bình. Trong số chủng sinh Di Loan, sau này có 12 người làm linh mục. Thời Tự Đức bắt đạo dữ dội, có nhiều người Công Giáo tử đạo, trong số có LM Gioan Đoạn Trinh Hoan hy sinh ngày 26-5-1861 và Đức GM Stêphanô Cuénot Thể hy sinh ngày 14-11-1861.Đức GM Pellerin qua đời tại Pi-năng, Ma-lai-xi-a, ngày 23-9-1862.
(Còn tiếp)
Trần Văn Trí

(Bài do anh Nguyễn Văn Danh họ tộc Nguyễn Thanh sưu tầm và gởi tặng)

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2008

Cửa Tùng - Nữ Hoàng Của Các Bãi Tắm

Bến ghe phía tả ngạn Cửa Tùng, chụp từ trên cầu Cửa Tùng, hướng đi Cát Sơn


Cửa sông Bến Hải, nơi đổ ra Cửa Tùng
Cầu Cửa Tùng, dẫn qua Cát Sơn đi về Cửa Việt
Anh em Nguyễn Tộc - An Du Bắc trong chuyến về thăm đất tổ ngày 02.06.2008
Trên bãi biển Cửa Tùng
Cửa Tùng - Nữ Hoàng Của Các Bãi Tắm

Cửa Tùng. Một bãi biển đẹp tuyệt vời ở Quảng Trị. Những tour du lịch thương mại ít khi đưa khách đến với bãi biển này và Cửa Tùng dường như chỉ còn là nơi thu hút du khách địa phương.

Trong khi đó, nó đã từng được mệnh danh là nữ hoàng của các bãi tắm.

Từ cầu Hiền Lương, chiếc cầu nối đôi bờ Vĩnh Linh và Gio Linh, đi khoảng 10 km về phía Ðông Bắc , người ta có thể nhìn thấy bãi biển xinh đẹp này. Nó là một điểm nhấn đẹp đẽ và nên thơ trong cả một vùng cửa biển.

Những điều chỉ có ở Cửa Tùng

Nằm phía Bắc cửa biển, bãi tắm là một bãi cát thon dài nằm phơi mình dưới làn nước xanh. Ðây là một bãi tắm êm đềm bởi nó được bao bọc kỹ lưỡng bởi bà mẹ thiên nhiên. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai đã tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy.

Nếu như đứng trên mỏm đồi đất đỏ ăn ra phía biển mà nhìn xuống Cửa Tùng, người ta có thể thấy một quang cảnh tuyệt đẹp trải ra trước mắt. Một người Pháp khá am tường về xứ Quảng Trị xưa là ông A. Laborde đã từng mô tả về Cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình. Ông viết: "Cửa Tùng có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dải nguyên xanh tươi với độ cao 20 m dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có độ dốc thoai thoải và nhẹ nhàng...".

Một nét đặc biệt của Cửa Tùng chính là độ thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển. Và có thể đi mãi như vậy đến nửa cây số mà nước mới chỉ đến ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời. Nơi đây có nhiều hải sản quý và ngon có tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương.

Gắn với những kỳ tích và lịch sử

Du khách có thể lang thang trong vùng biển này để tìm đến với làng biển Cát Sơn hàng trăm năm nay đã nổi tiếng với những nghề như đánh cá, bịt trống, mộc và khảm xà cừ.

Bạn cũng có thể tìm ra ở đây ngôi nhà nghỉ mát của vua Duy Tân từ 1896. Ngoài ra, các nhà nghỉ mát cũ cũng rải rác ở đó đây vốn xưa là nhà nghỉ của các cố đạo và tu sĩ. Tại Cửa Tùng, người Pháp cũng đã từng đặt các đồn binh, sở bưu điện và sở thương chánh phục vụ khách du lịch và các cơ quan này chuyên phục vụ khách du lịch đã tồn tại đến trước năm 1945.

Tuy nhiên, những dấu ấn lịch sử không chỉ có vậy. Cửa Tùng là tâm điểm của đường phân chia giới tuyến quân sự: Vĩ tuyến 17 nổi tiếng với nhiều đau thương và mất mát. Và đằng xa, cách bờ biển hơn 30 km chính là đảo Cồn Cỏ anh hùng.

Nguồn: www.hanoi.vnn.vn

Trích Gia Phả họ Dương

Trich một đoạn gia phả họ DƯƠNG làng An du bắc, Cửa Tùng, phủ Vĩnh linh, tỉnh Quảng trị :

Ðời thứ 10 : Ông Dương Viên và bà Nguyễn thị Nghiã sinh hạ:
- Dương thị San, sinh... chết..., Nữ tu ...
- Dương thị Thụy, sinh... chết..., chồng là Hoàng Ðiệp, họ Loan lý, làng Di loan...
con là thị Phê, thị Bài, thị Thi, hoa Trường, hoa Triều, thị Trang, thị Trinh...
- Dương Vịnh, sinh... chết..., chức nghiệp..., vợ là Hoàng thị Phò, họ Loan lý, làng Di
loan...
- Dương thị Khiêm, sinh...chết..., chồng là Hoàng Dung, họ Loan lý, làng Di loan....
con là thị Khởi, thị Hoàn (nữ tu...), văn Thi, thị Thành, văn Thức...
- Dương thị Kha, sinh... chết..., chồng là Nguyễn văn Tam, họ An bằng, làng An du
bắc..., con là Văn Ðoan, thị Oanh, văn Trần, thị Châu, thị Bích...

Ðời thứ 11: Ông Dương Vịnh và bà Hoàng thị Phò sinh hạ :
- Dương Bỉnh, sinh... chết..., chức nghiệp..., vợ là Nguyễn thị Hiệu, họ An lễ, làng
An du bắc...
- Dương thị Khuê, sinh... chết..., chức nghiệp..., chồng là Trương quang Lân họ Cao
xá, làng Cao xá (Bách lộc), con là thị Hương, thị Huyên, thị Lê,
thị Thủy, thị Huệ, quang Nam, thị Nhung.
- Dương Bân, sinh... chết... chức nghiệp... vợ là Ðinh cẩm Vân, làng Thường thạnh,
tỉnh Cần thơ, chức nghiệp...
- Dương Quỳnh, sinh... chết... chức nghiệp...
- Dương Hân, sinh...chết..., chức nghiệp... Vợ là Nguyễn thị Yến, Tam hiệp, Biên hòa
- Dương thị Hoa, sinh...chết..., chức nghiệp... Chồng là Nguyễn hữu Cung, quê Sàigòn

Ðời thứ 12: Ông Dương Bỉnh và bà Nguyễn thị Hiệu sinh hạ :
.................................................................................
................................................................................

Ông Dương Bân và bà Cẩm Vân sinh hạ :
..................................................................
...................................................................


Ông Dương Hân và bà Nguyễn thị Yến sinh hạ :
..............................................................................
.............................................................................:

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2008

Gia đình Nguyễn Thị Hoàng Hạnh

Nguyễn Thị Hoàng Hạnh và con gái là Nhật Quyên.

Hoàng Hạnh là con của Ông Bính - Bà Có,
và là cháu nội của Ông Quy - Bà Nhạn


Nhật Quyên trong đêm văn nghệ Giáng Sinh 1996

tại giáo khu 5, An Hạ, Bình Chánh, Tp.HCM.

Dương Bỉnh


Dương Bỉnh, là trường nam của Ông Vịnh - Bà Phò
và là cháu nội của Bà Nghĩa - Ông Viên
(Ảnh chụp tại Trung Tâm mục Vụ Huế, 03.06.2008)


Dương Bỉnh (áo trắng) tại mộ phần của bà nội và song thân
cải táng về nghĩa trang Giáo xứ Loan Lý, Huế, 1991
(Ảnh chụp 05.2008)

Dương Bỉnh và Nguyễn Văn Tịnh tại Đài Đức Mẹ La Vang, Giáo xứ Loan Lý



Dương Bỉnh và Nguyễn Văn Thông tại Nhà thờ Loan Lý, 2008

Một Chuyến Ði Huế Và Thăm Giáo Phận Mẹ

Tôi về Huế để dự lễ Tiểu tường của một vị Ðại Lão trong tộc đã khuầt bóng tròn một năm. Thời điểm nầy đang tiết Lập Hạ, đêm trời oi bức, ngày nắng nóng như thiêu đốt. Dòng Hương giang không đủ sức làm dịu bớt cái nóng hừng hực của trưa hè, tuy nó chảy xuyên tâm thành phố đem lại cho Huế vẻ đẹp như ‘”tranh họa đồ” được diễn tả qua đoạn văn “.....Huế đẹp là nhờ ở con sông Hương giang. Con sông xinh thay!. Hà nội cũng có sông Nhị hà, nhưng sông Nhị với sông Hương khác nhau biết chừng nào!. Một đàng ví như cô con gái tươi cười, một đàng ví như bà lão già cay nghiệt. Nhị hà là cái thiên tai của xứ Bắc, Hương giang là cái châu báu của xứ Kinh,.....” (Trích bài học Quốc văn, không biết tên tác giả).

Huế còn thêm duyên với những địa danh Núi Ngự Sông Hương, Bến Văn lâu, Cầu Trường tiền, Chợ Ðông ba, Thôn Vỹ dạ, Ðàn Nam giao, Ðồi Thiên an, Chùa Thiên mụ, Ðồi Vọng cảnh ...
Huế từng là cố đô trang nghiêm với những công trình kiến trúc cổ kính, nghệ thuật cổ điển khiêu gợi mỹ cảm mông lung, man mác, thơ mộng.

Hoàng thành một thời đã bị tàn hại, đền đài lăng miếu trống vắng, các công viên Thượng tứ, Phu văn lâu, Ngọ môn bị đào xới lên vồng trồng sắn khoai.

Nay Huế đang níu kéo lại vẻ trang nghiêm cồ kính, tái lập lại cổ lễ, triều nghi, cách triều kiến thời quân chủ.



Huế đang từ từ trùng tu lăng miếu, đền đài, phục hồi lại nếp văn hóa đã thấm sâu vào mạch đất thần kinh qua Festival Huế cứ mỗi hai năm với những lễ hội : Lễ tế Nam giao với trang phục cung đình triều Nguyễn, Lễ hội Áo dài, Ðêm Hoàng cung, Lễ tế Xã tắc, Huyền thoại sông Hương, Festival năm nay có thêm Lễ hội thi Tiến sĩ Võ, Lễ tái hiện lễ Ðăng quang của vua Quang Trung.

Cứ mỗi kỳ Festival, Huế được tô điểm thêm các hình thức nghệ thuật như nhã nhạc, múa cung đình, ca Huế, nghệ thuật ẩm thực trong dạ tiệc cung đình, thuyền cung đình và thuyền rồng với ánh đèn lung linh huyền ảo lướt nhẹ trên mặt Hương giang đêm về phẳng lặng như tờ.

Thành phố Huế có khoảng 293.000 người trong tổng số 1.050.000 dân toàn tỉnh Thừa thiên.

Giáo hạt Thành phố Huế có khoảng 16.000 giáo hữu trong tổng sõ 64.000 gíáo dân toàn Giáo phận Huế, dưới quyền cai quản của hai Ðức Giám mục (một Tổng Giám mục và một Giám mục phụ tá) với sự cộng tác của khoảng trên 100 Linh mục coi sóc trên 70 giáo xứ chính và gần 70 giáo xứ nhỏ, được chia làm 5 giáo hạt (Gh): Gh Thành phố Huế, Gh Hương Phú, Gh Hương Quảng Phong (Hương trà, Quảng điền, Phong điền), Gh Hải vân và Gh Quảng trị.

Giáo phận Huế có nhiều dòng tu nam nữ như Dòng Chúa Cứu thế, Dòng Thiên an, Dòng Thánh tâm, Dòng Kín, Dòng Thánh Phao lô, Dòng Tiểu muội Chúa Giêsu, Dòng Mến Thánh giá, Dòng Con Ðức Mẹ Vô nhiễm, Dòng Con Ðức Mẹ Ði viếng.....

Tại Tòa Giám mục có 15 Ủy ban Ðặc trách (UBÐT) :

UBÐT Phụng vụ và Trung tâm Mục vụ, UBÐT Tu sĩ Nam Nữ, UBÐT Giáo lý, UBÐT Thánh nhạc, UBÐT Thường huấn Linh mục, UBÐT Ðại Chủng sinh, UBÐT Chủng sinh Ngoại trú, UBÐT Giáo dân, UBÐT Truyền giáo, UBÐT Ðối thoại Liên tôn, UBÐT Văn hòa, UBÐT Hội nhập Văn hóa, UBÐT Bác ái, Xã hội, UBÐT Giới Sinh viên, UBÐT Giới Trẻ.

Bên trái Tòa Giám mục là Trung tâm Mục vụ, một tòa nhà bề thế 5 từng lầu, gồm một hội trường 800 chỗ cho hội thảo viên, một phòng ăn 800 chỗ cho thực khách, gần 60 phòng ngủ đủ tiện nghi, một garage, một phòng khách, một phòng báo chí và một Nhà Nguyện chạm trổ công phu với nét cổ kính.


Trung tâm Mục vụ nầy biểu thị tính sinh động, linh hoạt, đầy sức sống của Giáo phận. Hàng tuần có các lớp học về tu đức, giáo lý hay hội thảo về các vấn đề liên quan đến phụng vụ hay mục vụ giáo xứ. Ngày 5 tháng 6 năm 2008, Trung tâm đã tổ chức một cuộc họp mặt trên 700 em lễ sinh thuộc các Giáo xứ trong Giáo phận. Ðây là dịp để các em tìm hiểu và tập làm quen với Ơn gọi tu trì hoặc dấn thân giúp Giáo hội.

Bên phải Toà Gíám mục là nhà Hưu dưỡng của các Cha già nghỉ ngơi. Người viết có ghé thăm cha Nguyễn cao Lộc và cha Lê văn Cao. Hai ngài đang viết sách đạo.

Ðối diện nhà Hưu dưỡng là trụ sở của Ủy ban Ðặc trách Bác ái Xã hội.

Phía sau Tòa Giám mục là dòng Thánh tâm với ngôi nhà thờ xinh xinh soi bóng bên bờ sông Bến ngự. Ðây là thánh đường của Giáo xứ Bến ngự với gần 400 giáo dân do các Cha và Sư huynh dòng Thánh tâm coi sóc.

Bên kia bờ sông vài trăm mét là nhà thờ chính tòa Phủ cam, với nghệ thuật kiến trúc vừa tân kỳ vừa đồ sộ mang tính uy nghiêm xứng đáng với danh vị “Nhà thờ Chính tòa” của Giáo phận.


Gần phía sau nhà thờ chánh tòa là tu viện Mến Thánh giá Phủ cam. Trong Tu viện nầy có một ngôi trường mẫu giáo bị chính quyền trưng dụng từ năm 1976. Tu viện đã nhiều lần làm đơn đòi lại nhưng chưa được đáp ứng.

Dòng Thiên an cũng bị chiếm đoạt cách bất công hàng mấy chục mẫu đất. Nhiều tài sản của Giáo hội địa phương bị trưng dụng, trưng thu hay chiếm đoạt từ năm 1976 vẫn chưa được hoàn trả.

Hai mươi ba mẫu đất của Trung tâm Thánh mẫu La vang bị chiếm đoạt, nay đã trả lại 21 mẫu. Hôm 3–6-2008, người viết đến kính viếng Ðức Mẹ La vang, có nghe nói hai bên chính quyền và giáo quyền địa phương đang đóng cọc phân định ranh giới và đang thương lượng với số gia đình đã làm nhà trên đất của Trung tâm dời cư đến địa điểm khác.


Thiên thai, một địa danh thơ mộng, Thiên thai là nơi tiên ở. Muốn đi Thiên thai phải qua cầu Bến ngự, trực chỉ Nam giao, qua đường Tam thai rồi vào Thiên thai.. Nơi cõi tiên thơ mộng nầy rày là bãi tha ma, mồ mã chi chít từ cái thời “quỉ ma mã qui” về đây. Ðây cũng là nơi an nghỉ của các nhà tu hành Giáo phận Huế. Nghĩa địa được chia làm hai phần, một bên là mộ các Giáo sĩ và nam Tu sĩ, bên khác là mộ các nữ Tu sĩ. Một vài Linh mục gốc Giáo phận Huế qua đời ở hải ngoại cũng được đưa về an táng tại đây. “Lá rụng về cội”, con người không quên nguồn gốc.

Sau khi rời Huế vào Sài gòn đăng ký chuyến bay trở về Canada, tôi được tin cho biết :

“Phái đoàn Toà thánh Vatican, trong chuyến viếng thăm Việt nam từ 9 đến 15-6-2008 do Ðức Ông Pietro Paroline, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Toà Thánh dẫn đầu, đã đến thăm Tòa Tổng Giám mục Huế và dâng thánh lễ tại linh đài Ðức Mẹ La vang vào ngày 13 tháng 6 năm 2008.”

“Tuy đã nhiều lần đến viếng Ðức Mẹ La vang, nhưng đây là lần đầu tiên Phái đoàn Tòa Thánh chính thức đại diện cho Ðức Giáo hoàng Bênêdictô 16 đến viếng linh địa nầy và trao cho Ðức Giám mục Phụ tá, đại diện Trung tâm Thánh mẫu La vang, một Hào quang Mình Thánh Chúa của Ðức Thánh Cha tặng”.

“Ðang lúc trao tặng Hào quang vào 9 giờ 40 phút sáng thứ sáu, ngày 13-6-2008 nhằm ngày 15 tháng 5 năm mậu tý, trước một Giám mục, nhiều Ðức Ông, hàng chục Linh mục đồng tế và khoảng hai ngàn giáo dân tham dự thánh lễ tại linh đài đã chứng kiến và chiêm ngắm một hiện tượng kỳ lạ :

“ Mặt trời được bao quanh bằng một vòng tròn đa sắc, tỏa sáng trên linh đài”.

“Tất cả giáo dân nhìn lên trời cao, lao xao, rộn rã, cảm động thốt lên “Sự lạ! Sự lạ! Ðẹp quá! Ðẹp quá! Có kẻ nghẹn ngào thổn thức trong tiếng “Lạy Mẹ! Lạy Mẹ!”

“Thánh lễ đã phải ngưng năm phút, sau đó tiếp tục.”

“Sau thánh lễ, nhiều người bàn tán xôn xao, một ít người cho là hiện tượng thiên văn, nhưng nhiều người cho là hiện tượng kỳ lạ hay “Sự lạ”. Bởi lúc đó: *Bầu trời quang đảng không một gợn mây. *Vòng tròn đa sắc tỏa sáng trên linh đài với hình vòng tròn đầy đủ, không như cầu vồng (arc-en-ciel) hình cánh cung (nửa vòng tròn) do phản chiếu của những tia sáng mặt trời bị khúc xạ và phản xạ qua đám mây hay mưa. *Vòng tròn đa sắc chỉ tỏa sáng trên linh đài mà thôi, không xảy ra đồng thời ở nơi khác. *Nhiều máy chụp hình và quay phim đã ghi lại hiện tượng kỳ lạ nầy thực rõ ràng”.

Montréal, ngày 25-6-2008

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2008

Lm. Antôn Dương Quỳnh

Lm. Antôn Dương Quỳnh, 2008
(Cha Quỳnh là con thứ tư của Ông Vịnh-
và là cháu nội của Bà Nghĩa-Ông Viên)
Cha Quỳnh hiện nay là giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Huế


Ảnh chụp nhân cuộc hội ngộ của anh em Nguyễn Tộc
tại Trung Tâm Mục Vụ Huế, 03.06.2008
Trong ảnh dưới, từ trái sang phải là: Nguyễn Văn Tịnh, Nguyễn Văn Thông,
Cha Quỳnh, Dương Bỉnh (anh đầu của Cha Quỳnh), Hoàng Ngọc Long (con ông Tỉnh) và vợ là Tú

Lm. Giuse Hoàng Cẩn

Giáo xứ Thuận Nhơn, Quảng Trị, 1998


Lm. Giuse Hoàng Cẩn tại Đại hội La Vang 1998
(Cha Cẩn là con thứ nhì của Bà Trân-Ông Vầy
và là cháu ngoại của Ông Trang-Bà Trước)
Hiện nay Cha Cẩn đang phụ trách giáo xứ Truồi, Huế

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2008

Lm. Giuse Nguyễn Văn Giáo




Lm. Nguyễn Văn Giáo tại nhà thờ Cam An Nam, Cam Ranh, 2000
(Cha Giáo là con thứ nhì của Ông Trung-Bà Lý)

Hiện nay Cha Giáo đang nghỉ hưu tại nhà người cháu ở Cam An Nam




Cha Giáo tại nhà cháu trai ở Cam An Nam, 2007

(Ảnh do anh Nguyễn Văn Danh thuộc họ tộc Nguyễn Thanh gởi tặng)

Lm. Tôma Nguyễn Văn Minh (1908-1937)


Lm. Tôma Nguyễn Văn Minh (20.10.1908 - 24.09.1937)
(Cha Minh là trưởng nam của Ông Quy-Bà Nhạn)

Phần mộ của Cha Minh tại giáo xứ Lại Ân, Sình, Huế
(Ảnh chụp năm 1998 với Linh mục Chánh xứ)

Bốc mộ ngày 08.06.2004


Lm. Giuse Hoàng Cẩn (là cháu họ) rảy nước thánh lên hài cốt



Thánh lễ cầu hồn do ĐTGM Têphanô Nguyễn Như Thể chủ tế
và các linh mục Giáo phận Huế đồng tế



Lm. Dương Quỳnh (là cháu họ) chủ sự nghi thức cải táng
tại đất thánh Thiên Thai, Huế

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2008

Ngũ Hành - Tinh Hoa Văn Hoá Việt Nam (3)

2.2.CÁC VẤN ĐỀ GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
2.2.1.Phác họa về thực trạng giáo dục
Trong thời gian qua Giáo dục Việt nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Từ chỗ là một dân tộc mất nước và đa phần mù chữ, nay nước ta là một nước có độ phổ cập chữ viết vào mức cao. Nhiều người Việt nam có những công trình khoa học đạt tầm thế giới. Tuy vậy, nước ta chưa phải là một nước có nền kinh tế tri thức. Theo định nghĩa thông thường, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà sản phẩm của nó tạo ra chứa đựng hàm lượng tri thức cao. Để đánh giá chất lượng giáo dục phải đánh giá được lượng tri thức có trong các sản phẩm mà nền kinh tế đang tạo ra.

Trước hết, chúng ta hãy xem xét các nhóm sản phẩm chính của nền kinh tế hiện nay, các nhóm sản phẩm đóng góp vào sự ổn định kinh tế và xuất khẩu:

-Nhóm sản phẩm nông nghiệp:

Nước ta xuất khẩu gạo vào hạng nhì thế giới, nhưng lượng tri thức nằm trong hạt gạo xuất khẩu chỉ chiếm phần nhỏ ở khâu giống lai, và một ít máy móc chế biến. Còn lại hạt gạo vẫn được sản xuất ra từ các loại hình lao động thủ công đòi hỏi lao động phổ thông là chính. Các sản phẩm nông nghiệp khác khác như cao su, cà phê, hạt tiêu, hải sản, đồ mỹ nghệ mây tre, đồ gỗ cũng chứa hàm lượng tri thức thấp.

-Nhóm sản phẩm công nghiệp:
Tương tự như các sản phẩm nông nghiệp, chúng ta xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp như dệt may, da giầy, cáp điện cũng ở mức hàm lượng tri thức thấp. Các sản phẩm cao cấp như đồ gia dụng, điện tử, cơ khí cũng vậy, chủ yếu là nhập khẩu công nghệ cũ. Một vài khu công nghiệp có đầu tư 100% vốn ngoại có sản phẩm rất cao cấp, nhưng chỉ thuê lao động ấn nút là chính.

-Nhóm sản pẩm công nghệ cao và sản phẩm văn hóa giải trí:
Các sản phẩm công nghệ cao gần như chúng ta đang phải nhập khẩu, chúng cũng ít có các sản phẩm văn hóa và giải trí đạt trình độ xuất khẩu.

Do vậy có thể nói nước ta còn lâu mới được gọi là nền kinh tế tri thức. Thực vậy, chúng ta đang còn phấn đấu lâu dài để công nghiệp hóa cơ mà. Khoảng cách tụt hậu so với các nước khác ngày càng tăng. Như vậy có thể nói chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp.

Rút ngắn lại khoảng cách tụt hậu, vươn tới nền kinh tế tri thức là nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Tức là, Giáo dục và Đào tạo phải có nhiệm vụ làm cho người dân đủ kiến thức để lao động ngày càng sáng tạo hơn, làm ra các sản phẩm ngày càng khó hơn, ngày càng tinh xảo hơn.

Nhưng xã hội ngày một cạnh tranh mạnh hơn, cạnh tranh ở qui mô toàn cầu nữa. Vì vậy giáo dục không những chỉ dạy cho người ta lao động sáng tạo, mà còn dạy cho người ta biết đoàn kết trong lao động, cũng như đã từng đoàn kết trong đấu tranh giữ nước. Do vậy, nhiệm vụ thứ hai của giáo dục là bồi đắp nhân cách để lao động trong hợp tác và thương yêu con người.

Xét hai nhiệm vụ mang tính chiến lược đó, thì hiện trạng giáo dục của nước ta còn rất nhiều bất cập. Ví dụ chương trình sách giáo khoa thay đổi liên tục, ngày càng phức tạp hơn, càng nặng nề hơn, máy móc hơn, đang đi ngược lại xu hướng nâng cao khả năng sáng tạo. Phong trào dạy thêm, học thêm đã đến mức độ ào ào như sôi. Điều đó ngày càng làm giảm khả năng hợp tác của thanh niên, nâng cao tính ích kỷ cá nhân, mà lại làm giảm lòng yêu thương con người.

Chỉ xét hai nét phác họa ấy, sách giáo khoa và dạy thêm, chúng ta thấy thực trạng giáo dục đang còn rất xa mục tiêu chiến lược thực sự của giáo dục. Còn các vấn đề khác như bệnh thành tích, bệnh gian lận thi cử, đạo đức người thầy suy giảm,… chỉ là các biểu hiện bên ngoài tất yếu của xu hướng rời xa tiêu chiến lược mà thôi.

Để tìm phương thuốc cho giáo dục chúng ta phải xây dựng một cơ sở lý luận về nhận biết, đánh giá và dự báo tiến trình phát triển hay tiến trình vận động. Vì giáo dục cũng như mọi vấn đề xã hội và tự nhiên khác đều luôn luôn vận động. Trong nghiên cứu này trước hết chúng tôi lùi xa vào quá khứ của khoa học nhận biết, tóm tắt khoa học nhận biết đó thành một công cụ tư duy và phân tích. Sau đó, dùng công cụ ấy để xem xét vấn đề giáo dục của nước ta. Cuối cùng đề xuất một vài ý kiến nhỏ để sửa chữa những khúc mắc trong giáo dục hiện nay.

2.2.2.Bài toán giáo dục Việt nam
Vận dụng lý thuyết Ngũ Hành, chúng ta xét ngay vào biểu tượng chung nhất của giáo dục, đó là trường học, lá phổi của mọi xã hội. Trường học dưới mọi hình thức không thể thiếu được các yếu tố sau: sách, bút (trang thiết bị giáo dục nói chung), thầy và trò. Trò đến trường để tiếp thu, tức là đến trường để tích Kim. Sách, bút, thầy là công cụ phục vụ cho hành vi tiếp thu, hay phục vụ cho tích Kim. Hiện nay, có thể nói công cụ phục vụ cho hành vi tích Kim của trò không hoàn toàn tương xứng với nhu cầu thực tế, có nhiều biểu hiện xuống cấp trầm trọng. Sách thì lạc hậu, rườm rà, vừa thừa khối lượng kiến thức lại vừa thiếu dòng chảy logic. Bút (trang thiết bị giáo dục) cũng trong thái bất cập như sách. Người ta còn lợi dụng việc sản xuất sách và bút vì nhiều mục đích rất cá nhân. Và một bộ phận không nhỏ thầy thì bị tụt hậu cả về kiền thức lẫn tư cách. Những yếu kém về sách, bút và thầy kể trên là cản trở lớn nhất làm cho giáo dục không thực hiện tốt được nhiệm vụ chiến lược của ngành là “đào tạo ra những con người lao động sáng tạo, biết hợp tác và thương yêu con người”.

Mặt khác, nếu coi nhà trường là cơ sở để học trò đến đó thực hiện hành vi tích Kim, thì nhà trường còn tồn đọng nhiều vấn đề nan giải. Trường học xưa của Khổng tử, nhiều khi chỉ là một mái tranh, một gốc cây, thậm chí có khi là một bãi trống trên con đường thiên lý. Thầy trò Khổng tử vừa lưu hành vừa học. Họ học ngay trong thực tế, họ quan sát và luận giải các bài toán có thực trong đời sống. Họ đến trường của Khổng tử vì bị hấp dẫn bởi nhân cách và trí tuệ của Ông, lại bị thôi thúc bởi lòng ham hiểu biết của con tâm mình nữa. Trường học ngày nay khang trang hơn rất nhiều nhưng hai yếu tố lực hấp dẫn từ nhà trường và lòng thôi thúc từ nội tâm rất phân tán.

Cho nên, muốn tìm lối ra cho bài toán giáo dục Việt nam, cần làm thay đổi mạnh trong nhận thức của cả người học và người dạy. Dưới đây là vài ý kiến về ứng dụng Ngũ hành trong Giáo dục:

a.Xây dựng trường thành cơ sở tích Kim
Đa phần các trẻ nhỏ đi mẫu giáo rất háo hức. Đến trường chúng ăn hết bát cơm to mà không bị mẹ vừa bón vừa mắng. Vì trong trường mẫu giáo chúng được vui đùa, được khám phá thế giới và được yêu thương. Ba yếu tố đó, (chất lượng/số lượng của niềm vui học tập, sự khám phá thế giới và được yêu thương), giảm dần trong các trường cấp I, cấp II, cấp III. Thậm chí ở Đại học, chỉ còn một số lượng nhỏ sinh viên ham khám phá.

Thiếu ba yếu tố đó người ta không tích Kim được, đặc biệt khi còn nhỏ khi mà hành vi tích Kim chưa mang tính tự ý thức.

Vì vậy muốn xây dựng trường thành cơ sở tích Kim cần thiết phải xây dựng từ nền tảng ba yếu tố đó.

-Niềm vui học tập
Về kiến trúc, phải xây dựng trường học có đủ chỗ học và chỗ chơi, có vườn rộng, sân thể thao, bể bơi, thư viện,... Nhưng chúng ta còn nghèo nên sẽ xây dựng từ từ. Trong 20-50 năm nữa sẽ dần dần xây dựng xong các trường, có đủ chỗ học và chỗ chơi, trong phạm vi cả nước. Hiện nay, nên bắt đầu xây dựng một số trường điểm ở các tỉnh lân cận Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì trong trung tâm hết đất. Mà hơn nữa cần xây dựng các trường điểm đó trong kh vực nông thôn, để góp phần tích Kim cho nông thôn (4).

Về sách, thì phải biên soạn sao cho đọc sách là một niềm vui, đọc sách mà như chơi trong khu vườn tri thức. Do đó, cần tổ chức biện soạn dần dần lại một số sách giáo khoa. Gần đây nhà nước tốn rất nhiều tiền biên soạn sách giáo khoa mới, nhưng các sách mới đó rất rườm rà, rất khô khan và rất khó nữa. Nhà nước chỉ cần ra một khung sườn chung về chương trình sách giáo khoa, ai có tài cứ biên soạn, cuối cùng chính người dùng sẽ là người lựa chọn chính xác nhất về sách giáo khoa, chứ không phải chỉ có hội đồng Giáo sư lựa chọn.

Về thi, thì phải cải cách triệt để. Nếu thi để làm quan như xưa, mỗi kỳ thi chỉ lấy một trạng nguyên, vài chục vị tiến sỹ, vài trăm cử nhân, thì có thể giữ cung cách thi như hiện nay. Nhưng để tích Kim thì không nhất thiết phải tổ chức các kỳ thi mang tính quốc gia, đồng thời trên cả nước. Học trò có thể thi bất cứ lúc nào, chỉ cần đăng ký trước để nhà trường khỏi bị động. Có thể thi đi thi lại bao nhiêu lần cũng được, miễn là anh trả lời được các câu hỏi thi. Như vậy, người giỏi có thể học nhanh thì được thi sớm, người kém phải học chậm thì thi muộn, và có thể thi nhiều lần. Kết quả sẽ giống nhau vì anh cùng tích được một khối lượng kiến thức tương đương nhất định. Nếu tổ chức thi như vậy thì hai căn bệnh (bệnh thành tích và bệnh gian lận thi cử) sẽ dần dần giảm đi. Thi như vậy chính là đảm bảo niềm vui trong học tập.

-Khám phá thế giới
Học chính là quá trình khám phá thế giới xung quanh. Khẩu hiệu học suốt đời cũng chỉ nhằm khám phá mãi mãi, nhất là khi thế giới xung quanh ta thay đổi ngày càng nhanh, càng mạnh. Khám phá thế giới cũng chính là các bài học về sáng tạo. Giáo trình, hay sách giáo khoa phải được biên soạn theo hành trình khám phá cái chưa biết, hành trình mà tổ tiên đã tìm ra tri thức. Bài thi tốt nghiệp của các lớp từ cấp III trở lên nên được gắn chặt với thực tế. Ví dụ một học trò biết dùng kiến thức tổng hợp làm một bài tập lớn trong quá trình khám phá sự thay đổi của dòng chảy sông Tô Lịch chẳng hạn, thì bài tập lớn đó đáng giá một bài tốt nghiệp, còn hơn cả các điểm 10 về văn, toán, vật lý, địa lý, lịch sử và sinh học. Vì khi làm bài tập lớn đó em đã sử dụng kiến thức tổng hợp của các môn kia.

Khám phá thế giới phải gắn chặt với toàn bộ quá trình học tập từ nhỏ (mẫu giáo) cho đến tận đại học. Điều đó không chỉ buộc người ta phải thay đổi chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, cách học, cách dạy, mà còn giúp người ta học cách tư duy sáng tạo nữa.

-Yêu thương
Nhà trường có cần phải dạy người ta yêu thương và hợp tác hay không? Hãy xét ví dụ cổ về hai học trò của Quỉ Cốc Tiên Sinh là Tôn Tẫn và Bàng Quyên. Có lẽ Quỉ Cốc Tiên Sinh chỉ dạy họ binh pháp mà không dạy họ phải yêu thương nhau như huynh đệ chăng. Trên thực tế họ dùng toàn bộ tài năng quân sự đã học được để tranh đấu với nhau. Cuối cùng, Tôn Tẫn giàu lòng yêu thương hơn nên thắng, mặc dù tài năng của hai người được xem là tương đương. Bao nhiêu thăng trầm đã qua từ hồi đó. Nếu họ yêu thương nhau thì có khi cuộc chiến tương tàn đã không xảy ra và lịch sử nước Tầu đã khác bây giờ nhiều lắm. Từ ví dụ đó chúng tôi quả quyết trong nhà trường phải dạy người ta biết thương yêu nhau. Học để thương yêu và thương yêu mới học được. Thực vậy, lý thuyết Ngũ hành đã chỉ ra rằng mọi sự tích Kim đều bắt đầu từ “tâm”. Nếu con tâm đố kỵ, ghen ghét, ác độc thì sự tích Kim được rất ít, đặc biệt chỉ tích Kim được một khía cạnh (tài hoặc tiền chẳng hạn). Lẽ ra phải xem môn học “yêu thương” là môn quan trọng nhất trong nhà trường, nhưng hiện nay không có một giáo trình nào về môn đó. Tuy vậy, chúng ta chỉ có thể sửa chữa khiếm khuyết này một cách từ từ, không thể làm bằng cách đảo lộn. Chính phép cho thi đi thi lại nhiều lần là phép dạy học trên nguyên lý yêu thương. Vì một người năng lực kém hơn, không nên được thi trong cùng điều kiện với người năng lực dồi dào. Phép thi cử hiện nay chính là cách đua ngựa kiểu Điền Kỵ nước Tề xưa.

Thỏa mãn 3 điều kiện trên chúng ta đã có thể xem như là đã xây dựng nhà trường thành cơ sở tích Kim của xã hội.

b.Cá nhân tích Kim, hoạt động trung tâm của nhà trường
Theo chương trình hiện nay, một học trò phải học 12 năm phổ thông và 5 năm đại học. Như vậy họ có 17 năm ngồi trên ghế nhà trường để tích Kim. Trong những năm đầu đời, họ chưa ý thức được sự cần thiết của hành vi tích Kim, nhà trường cần phải có kỷ luật cao và học phí thấp, nhằm giúp họ biết cách tích Kim. Từ khoảng cấp III thì học phí và sự tự do có thể tăng dần. Điều đó cho phép một người nghèo có ít tiền, mà lại có quyết tâm lớn có thể học xong chương trình 3 năm trong 1 năm hoặc có thể nhanh hơn nữa. Đó chính là nguyên lý công bằng.

Như đã nói trong mục nghiên cứu về sự thở, cứ nơi nào có thu vào và tản ra thì sẽ có sinh mới. Nhịp điệu của thu vào và tản ra quyết định khả năng và tốc độ sinh mới. Nhịp điệu đều đặn, sâu, hơi nhanh cùng với cơ chế chọn lọc tốt sẽ quyết định sự sinh mới hiệu quả hơn những nhịp điệu thưa và nông. Do đó, để giúp cho cá nhân học trò tích Kim một cách hiệu quả cần đổi mới cách học và cách thi trong nhà trường. Thay vì, một nhịp điệu tản ra thưa được đánh dấu bởi kiểm tra giữa kỳ và cuối học kỳ thì chúng ta nên tổ chức các kỳ kiểm tra liên tục hàng tuần. Hơn nữa mỗi tháng phải tổ chức các buổi trình bày trước lớp nữa. Đó chính là các cuộc thi vấn đáp.

Cuối mỗi năm, kết quả học tập được đánh giá bằng hai cách: các bài thi kiểu truyền thống và các bài thi về kết quả sáng tạo. Bài thi sáng tạo là mỗi học trò phải tìm hiểu các vấn đề thực tế và đề xuất cách giải quyết của riêng mình. Học trò nào có bài thi sáng tạo tốt thì được đánh giá bằng hệ số 3 hoặc 4 so với các bài thi bình thường. Như vậy có thể đánh giá sức học của học trò bằng hành Mộc. Học trò nào có khả năng sinh Mộc tốt có thể thẳng tiến mà tốt nghiệp sớm. Giáo dục và đào tạo theo cách này có thể giải quyết nhanh về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế hiện nay.

Đánh giá sức học bằng khả năng sinh hành Mộc còn là công cụ tốt để thúc đẩy sự tự học trong học sinh và sinh viên. Theo đó chúng ta có thể tìm thấy những nhân tài nhỏ tuổi như Nguyễn Hiền hoặc Lương Thế Vinh.

Cuộc đời của mỗi con người thực chất là một quá trình tích Kim liên tục. Ở qui mô vật thể đó là sự thở (để duy trì sức sống nội tại), và sự tích Kim tiền (để sinh sống hàng ngày). Ở qui mô phi vật thể đó là sự tích tụ tri thức và nhân cách. Có người tích Kim nhanh và toàn diện, có người tích chậm và không toàn diện. Học và thi như hiện nay không cho phép phân lập các cá nhân theo khả năng tích Kim. Cho nên chỉ cần thay đổi cách thi, cách học, chúng ta sẽ làm phát lộ nhiều nhân tài.

c.Người thầy, vấn đề sống còn của nền giáo dục

Dân tộc nào có những bậc thầy lớn thì dân tộc đó chóng lớn mạnh. Một số lý thuyết giáo dục mới coi học trò như là trung tâm của nhà trường. Nhưng lý thuyết giáo dục nào cũng không phủ nhận được vai trò người thầy. Người thầy đóng vai trò kép, đối với học trò ông ta phải là tấm gương tích Kim, đối với gia đình ông là người lao động. Do đó ông cần có lương, nhất là trong giai đoạn hiện nay ông phải có lương cao hơn những nghề nghiệp khác nữa. Nếu ông chỉ có ba cọc ba đồng thì ông dễ có nguy cơ áp dụng các biện pháp phi nhân cách để có thêm tiền (chẳng hạn nhận phong bì để nâng điểm). Nhiều người lầm lẫn giữa tính thị trường của giáo dục và lương của thầy giáo. Ngay cả khi thị trường đã phát huy tối đa công năng của nó thì vẫn có những thầy nghèo vì không phải là thầy giỏi. Thầy muốn giầu thì phải giỏi. Ngày nay có nhiều vị mang hàm Giáo Sư mà không giỏi (lắm!), vì không có cơ chế để học trò được tự do theo học những giáo sư thực sự giỏi.

Do vậy muốn cải cách vấn đề tiền lương của người thầy chúng ta phải thay đổi triệt để cách tổ chức nhà trường. Thầy có quyền tự do luân chuyển và đến dạy ở bất kỳ trường nào phù hợp với hoàn cảnh của mình, học trò có quyền tự do xin học với các thầy giỏi. Thậm chí học trò có thể chỉ học ở lớp tư của một thầy giỏi nào đó, không nhất thiết phải đến trường, miễn là học trò ấy thi đạt kết quả. Sự tự do luân chuyển đó chính là nguyên lý lựa chọn tối ưu của quá trình tích Kim. Các học trò giỏi xưa thường theo học các Ông Nghè danh tiếng là ví dụ của nguyên lý tích Kim lựa chọn tối ưu đó.

Nếu cải cách như vậy thì chúng ta có thể giải quyết triệt để vấn đề học phí và tiền lương giáo viên, mà chi phí ngân sách cho giáo dục ở qui mô quốc gia sẽ tiết kiệm. Và cũng chính phép tự do luân chuyển đó sẽ giúp cho các bậc thầy vĩ đại xuất hiện.

d. Ngũ Hành và một Đại học mới
Trong tài liệu này chúng ta đã bàn về một số biện pháp tích Kim. Tích Kim cá nhân lấy trọng tâm là tích Kim phi vật thể để xây dựng nhân cách. Tích Kim Doanh nghiệp lấy trọng tâm là tích Kim công nghệ và nhân sự. Tích Kim vùng bằng cách tìm hiểu rõ các vòng Ngũ Hành của vùng, sau đó đề ra các biện pháp cụ thể, để tiệm cận đến tích Kim của vùng. Bây giờ chúng ta bàn về việc tích Kim qui mô lớn thông qua một Đại học mới.

Tích Kim qui mô lớn về một phương diện nào đó chính là tích Kim của cả nước. Cao hơn nữa là tích Kim hoàn cầu.

Xưa nay việc tích Kim ở qui mô toàn cầu bị các tiến trình lịch sử qui định. Vì thực tế các chính phủ có ý chí khác nhau, khó mà có thể thống nhất ý kiến giữa các chính phủ để tích Kim cho cả nhân loại.

Nhưng trong một nước thì chính phủ có thể hướng các hoạt động tích Kim cá nhân, tích Kim doanh nghiệp và tích Kim vùng theo một dòng chảy tương đối đẳng phương.

Nước Việt nam ta trong các giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên Mông là những lúc mà các dòng tích Kim chảy tương đối đẳng phương.

Hiện nay không như vậy. Nỗ lực của chính phủ là khởi sinh các vòng thuận, trong khi đó tham nhũng lại vận hành các dòng ngược. Hơn nữa, tham nhũng quyền lực mới là các dòng ngược mạnh mẽ.

Vậy nên, dưới đây trình bày một số ý tưởng về tích Kim qui mô lớn, qui mô quốc gia, đặng sao cho các dòng thuận dần lớn lên, lấn át dần các dòng chảy ngược.

Lịch sử tiến bộ của nhân loại chính là lịch sử của công nghệ hiểu theo nghĩa rộng, trong đó cách tổ chức xã hội cũng là công nghệ nữa. Nếu công nghệ tổ chức hoạt động xã hội không chặt chẽ, văn minh, thì các dòng chảy tích Kim cá nhân và tích Kim doanh nghiệp đơn lẻ sẽ hỗn loạn, không đẳng phương, có cơ hồ triệt huỷ nhau nữa.

Vì vậy tích Kim qui mô lớn gồm hai thành phần. Thành phần thứ nhất chú trọng đến việc tạo khuôn dòng, để cho các dòng ngược không nảy sinh được, không rẽ nhánh được. Đó là lập pháp phải khéo léo, hành pháp phải nghiêm minh. Thành phần thứ hai là tạo lập các dòng chủ đạo để cuốn hút các vòng Ngũ Hành nhỏ lẻ chạy theo xu thế chính.

Thành phần thứ nhất chúng ta đang nỗ lực ngày đêm, từ việc cải cách hành chính (chính phủ lo) đến tăng cường đưa pháp luật vào cuộc sống (quốc hội lo).

Thành phần thứ hai, tạo lập các dòng chủ đạo, chưa được chú trọng lắm. Thực vậy, trên bình diện quốc gia hiện nay không có một quá trình tích Kim nào mà toàn dân đều hăng hái tham gia. Người ta ào ào chơi cổ phiếu, không phải là tích Kim. Thanh niên nhiều người học hai ba bằng, sau giờ làm chong đèn học ngoại ngữ, nhưng đó chỉ là tích Kim cá nhân tự phát, mong muốn có một chỗ làm tốt hơn, chứ không phải để khởi tạo. Số lượng doanh nghiệp mới mở thì nhiều nhưng có đến 85% là thương mại chứ không phải là sản xuất. Các doanh nghiệp ấy không đi theo con đường phát triển bằng tích Kim công nghệ.... Ngoài ra, những người tham nhũng đang thực sự xâu xé Kim quốc gia giam hãm vào Thổ.

Mặt khác, Kim cơ bản của quốc gia là công nghệ thì đang chìm đắm trong Thổ. Thực vậy, ba cơ quan nắm giữ khối công nghệ lớn nhất của đất nước là Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, Bộ giáo dục Đào tạo, lại phân tán và chia rẽ. Hiện tại, chưa có một định hướng nào nhằm tích luỹ năng lượng và vật chất thuộc ba cơ quan vào một đầu mối có thể tạo nên đột phá trong tích Kim quốc gia.

Từ các phân tích trên, chúng ta thấy phải tích Kim quốc gia bằng cách phát triển công nghệ một cách tập trung. Ngay từ bây giờ, phải thành lập một cơ sở công nghệ mạnh, vừa nghiên cứu khoa học và công nghệ, vừa giáo dục và đào tạo, để sau 10 năm nữa chúng ta có một đội ngũ những người quân tử có thể khởi tạo các vòng Ngũ hành. Trong cơ sở ấy, cá nhân phải rèn luyện ý chí và năng lực. Nhiệm vụ của họ là học tập để trở thành các tổng công trình sư, thành các nhà khởi tạo. Bài tập của họ là khởi tạo doanh nghiệp. Ý chí của họ là gánh việc nước bằng năng lực công nghệ.

Lịch sử chỉ ra rằng chỉ cần một cá nhân khởi tạo như Nguyễn Công Trứ thì dân mấy vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đã được nhờ nhiều lắm rồi. Nếu cơ sở đào luyện các nhà khởi tạo “hành Kim” đó thuộc về quốc gia, thì cái lò quốc gia đào tạo nhân tài ấy xứng đáng được gọi là một “Đại học đẳng cấp quốc tế” theo kiểu Việt nam. Hay nói theo các cụ, đại học đẳng cấp quốc tế kiểu Việt nam trong thời đại mới chính là Quốc tử giám hiện đại. Nếu chúng ta lập được một cơ sở như vậy thì đó chính là món quà lớn cho Thăng Long Hà Nội ngàn năm tuổi.

Các nét chính của đại học đó như sau:

-Thầy phải là các nhà quân tử thứ thiệt về tâm đức và tài năng,
-Trò phải được tuyển là những tinh hoa ưu tú nhất trong thanh niên,
-Người tốt nghệp phải nói thông ít nhất một hai ngoại ngữ,
-Các môn học về nhân cách trước hết phải có là lịch sử, triết học, địa lý, văn chương,... Những môn này bồi đắp Kim nhân cách. Người học có thể không bắt buộc phải theo lớp các môn này, nhưng phải làm tiểu luận về chúng, để tiết kiệm thời gian học. Đó là các môn bắt buộc, nhằm tạo lập cơ sở nhân cách cá nhân và ý chí mạnh mẽ. Các môn này phải được các bậc cao minh nhất giảng bằng tiếng Việt.
-Các môn về công nghệ phải bao gồm cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, đông dược học, điện tử học, điện lực, vật liệu học... Đó là các môn nền tảng công nghệ bắt buộc. Đó là các môn tạo cơ sở căn bản cho sáng tạo công nghệ và tích Kim công nghệ về sau. Đặc biệt, trong đó phải dậy kỹ và học kỹ môn vẽ kỹ thuật, vì nó làm nền tảng của tư duy trừu tượng sau này. Các môn này có thể được dạy bằng tiếng nước ngoài, bởi giáo sư Việt hoặc giáo sư nước ngoài.
-Các chuyên đề: sau khi học cơ bản, người học có thể tự mình đề xuất các đề tài nghiên cứu, ngay từ năm đầu hoặc năm thứ hai. Tuỳ mức độ hòan thành chuyên đề có thể tốt nghiệp sớm. Mức độ hoàn thành chuyên đề thể hiện mức độ sáng tạo.
-Số lượng năm học có thể chỉ là 2-3 năm đối với các cá nhân xuất sắc. Vì họ có thể tự học. Không nhất thiết là 5 năm.
-Trường Đại học này phải thực sự là cơ quan nghiên cứu, dạy để nghiên cứu, mà học cũng để nghiên cứu nữa. Cả thầy và trò đều phải trực tiếp nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu ưu tiên nhất phải thuộc về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt nam. Mọi sinh viên chỉ được tốt nghiệp khi hòan thành đề tài nghiên cứu thực tế. Họ phải có khả năng phát hiện đề tài, phải sáng tạo cách giải quyết. Đó chính là tích Kim công nghệ. Họ phải thâm nhập sâu vào thực tế đời sống để tìm kiếm đề tài nghiên cứu.
-Những năm đầu chỉ cần tuyển khoảng 100-200 sinh viên. Họ phải là những sinh viên tốt nhất nước. Sau này, khi trường đã lớn mạnh thì tăng lượng tuyển.
-Về cơ sở vật chất, chính phủ có thể dùng vốn ngân sách để khởi tạo Kim cho Đại học này. Trong quá trình phát triển, nó phải dần dần đảm đương các nhiệm vụ lớn lao hơn, thực hiện các đề tài nghiên cứu tầm quốc gia, quốc tế. Lúc đó nó có thể tự chủ kinh phí một phần.
-Triết lý của Đại học này là dạy và học các phương pháp để khởi tạo các vòng Ngũ Hành. Nó không dạy học thuần tuý mà nó dạy người ta nghiên cứu, vì chỉ có thể sáng tạo trong nghiên cứu. Còn dạy chay như các Đại học hiện nay gọi là đọc bài giảng, ghi bài giảng và nhớ bài giảng. Không phải là đào tạo những nhà sáng tạo.
-Sinh viên tốt nghiệp trường này phải là những nhà sáng tạo, những Creator với chữ C được viết hoa một cách trân trọng.

Việc lập trường Đại học đẳng cấp quốc tế theo kiểu trên chính là công tác tích Kim qui mô lớn quan trọng nhất, cấp thiết nhất hiện nay. Công việc này thuộc về Chính phủ.

Trường này nên được mang tên Đại học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyen Binh Khiem University) . Vì chỉ nhờ một câu của Ngài khuyên Nguyễn Hoàng mà nước Nam ta ngày nay đã được mở rộng từ Đèo Ngang đến tận mũi Cà mâu. Ngài chính là một nhà sáng tạo bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt nam.

f.Ngũ Hành và Internet
Trong gần mười năm trở lại đây thế giới chúng ta đang sống có một sự thay đổi rất lớn lao. Sự thay đổi đó ai cũng biết, nhưng đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, tranh thủ được những mặt tích cực của nó thì không phải dễ. Đó chính là sự phát triển đến mức độ cao của Internet.

Internet chính là một khối Kim tri thức khổng lồ của toàn nhân loại. Trước khi Internet ra đời và phát triển như ngày nay thì tri thức nhân loại nằm rải rác trong các bộ óc, trong các sách vở và thư viện,… Khi các con người qua đời thì phần lớn tinh hoa tích lũy hành KIM của họ bị chôn vùi theo thân xác họ. Phần rất nhỏ tinh hoa mà họ tích lũy còn lại với nhân loại trong các thư tịch, sách vở, thư viện, …

Hơn nữa, người ta cũng chỉ ghi chép và lưu giữ những tri thức của các nhà văn, nhà giáo, những người viết sách, các bác học, …vì dung lượng của tàng thư rất hạn chế. Còn tâm tư tình cảm, kinh nghiệm nhỏ lẻ, tri thức địa phương của đa số quần chúng vẫn âm thầm đi xuống lòng đất theo cái chết.

Ngày nay nhờ Internet, bất kỳ ai cũng có thể ghi chép bất cứ điều gì vào tàng thư điện tử của nhân loại, bằng đủ loại ngôn ngữ. Đó là một khối KIM phi vật thể khổng lồ chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Nó sẽ còn lại ngay cả khi các tác giả chết đi.

Việc khai thác Internet, khơi dòng để tri thức nhân loại chảy về với ta chính là Khai Thủy. Khai Thủy từ KIM khổng lồ để mà tích KIM cho cá nhân. Rào cản của việc khai Thủy đó là ngôn ngữ.
Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, thậm chí sinh viên, bà nội trợ cũng có thể sử dụng Internet để làm phong phú kiến thức của mình, để cân nhắc trước khi ra quyết định.

Do vậy trên qui mô quốc gia, nếu chúng ta tổ chức tốt việc khai thác KIM tri thức trên Internet thì vô cùng có lợi cho công cuộc phát triển và xây dựng đất nước. Khai thác Internet phải trở thành thói quen của tất cả các cán bộ trong hệ thống điều hành và quản lý đất nước, thậm chí khai thác Internet phải trở thành chiến lược phát triển con người trong mọi ngành, mọi nghề.

Bất kỳ ai muốn sáng tạo, muốn tìm được giải pháp tối ưu trong hoàn cảnh của mình đều phải có khối KIM cá nhân to lớn. Mà muốn tích KIM tri thức nhanh thì trước hết và cấp bách phải làm chủ Internet.

2.2.3.Kết luận về ứng dụng Ngũ Hành trong giáo dục
Những phân tích trên có thể tóm tắt lại như sau:

-Nhiệm vụ chiến lược của giáo dục là đào tạo ra con người lao động sáng tạo trong hợp tác và tình thương yêu con người.
-Nhà trường là một cơ sở tích Kim nhân cách và tri thức cho học trò. Nhà trường cần có sức hút mạnh mẽ với các tâm hồn trẻ theo tiêu chuẩn thỏa mãn niềm vui học tập, sự khám phá thế giới và tổ ấm yêu thương.
-Cá nhân tích Kim là công việc suốt đời, tích Kim để sáng tạo, tích Kim để sống hạnh phúc. Cần cải cách việc thi theo hướng linh động hóa tối đa để nâng cao khả năng tích Kim của cá nhân.
-Cho phép tự do luân chuyển cho thầy, để cải cách tiền lương và nâng cao đời sống giáo viên, chứ không phải thị trường hóa giáo dục.

Làm các việc đó chúng ta sẽ giải quyết nhanh được vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực cao cấp cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

4.3.Kết luận chung
Cuối cùng có thể nói tạo hóa sinh ra loài người chúng ta với bàn tay 5 ngón. Có thể xem đó là một biểu tượng nhằm gợi mở cho chúng ta biết rằng mọi quá trình trên thế gian này đều có 5 bước. Người xưa đã biết điều đó, thậm chí rất rõ ràng. Chính vì vậy mà cổ nhân đã gắn Ngũ hành vào mọi thứ trên đời này.

Ngũ hành rất bổ ích, rất có lợi cho nhiều ngành nghiên cứu khác. Với truyền thuyết Thánh Gióng chúng ta tự hào rằng Ngũ hành là tinh hoa văn hóa, tinh hoa tư tưởng bậc nhất của dân tộc Việt nam. Tinh hoa đó cần được phát huy không những ở qui mô một cá nhân bình thường nhằm tu thân tề gia, mà còn ở qui mô lớn để các đại nhân làm giàu cho doanh nghiệp và làm mạnh cho đất nước.

Tài liệu tham khảo
(1)Thu San Nguyễn Thế Hùng, “Ngũ hành và Khoa học”, NXB Văn Hóa Thông tin, Hà nội 2007.
(2) Giáo sư tiến sĩ y khoa, bác sĩ Laz Bannock- “Tế bào lành mạnh - Sức khỏe thanh xuân”
(3). Nguyễn Hiến Lê, “Lão tử Đạo Đức Kinh”, NXB Văn Hóa, Hà nội 1994.

Nguyễn Thế Hùng (Tiến sĩ Vật Lý, Viện Khoa học và Công nghệ VN )