“Tài ơi! đem Mạ đi Bác sĩ“
Tôi nghe loáng thoáng trong điện thoại, khi tôi và người bạn đang nói chuyện với nhau.Tiếng một người đàn bà tuy lớn tuổi, nhưng phát âm nghe thật rõ ràng, nhất là cái âm điệu Miền Trung làm tôi nhớ quá.
Tuy tôi biết nhạc mẫu của bạn tôi là một người Thái Lan, gốc Việt Nam như bạn tôi thường kể; Bà và gia đình từ miền Trung Việt Nam đã sang định cư ở Thái khi Bà còn nhỏ, vậy mà cho đến bây giờ Bà vẫn còn giữ lại tiếng Việt. Nếu như gặp và nói chuyện với Bà, không ai nghĩ Bà đã có một thời mang quốc tịch Thái Lan.
Tôi biết đó là bà mẹ vợ bạn tôi, mấy tháng trước đây, anh ta vừa về VN đem qua.
Có lẽ tuổi đã già, con cái ở Việt Nam không có điều kiện tốt để săn sóc cho Bà cụ, vấn đề ăn uống của người già không quan trọng bằng thuốc men, nên vợ chồng bạn tôi bàn nhau nên đem Bà cụ sang, nhất là nền y tế Hoa kỳ chắc chắn sẽ tốt hơn.
Cũng như câu chuyện tình cờ tôi đọc báo Người Việt sáng hôm nay có tựa đề: “Chàng rể và Nhạc Mẫu trong Nursing Home“. Câu chuyện tuy đơn giản, nhưng thấm thía và cảm động, kể về một người con rể đến săn sóc, thăm viếng nhạc mẫu mỗi ngày trong Nursing Home.
Và không biết quý ông bà khi đọc câu chuyện nầy, có mang chút tâm tâm trạng ray rứt, hối hận, làm sao tránh khỏi? Một đôi lần trong cuộc sống, đã vô tình làm buồn lòng những đấng đã mang vào đời cho mình một nửa mình tìm và đang có?
Hai câu chuyện xảy ra, có một không gian riêng của từng câu chuyện, nhưng sao lại quá gần gũi. Thì ra ở bất cứ lúc nào và nơi đâu, người ta thường trân quý nhau ở tấm lòng trong cư xử. Tuy sự đối xử thật tốt của những chàng rể và những con dâu với cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ cũng thật hiếm hoi trong đời thường, nhưng xưa nay những gì hiếm thường được người đời trân quý.
Như bạn tôi hôm nay, đang thay vợ (bận đi làm), săn sóc cho nhạc mẫu, lo ăn, lo uống, lo thuốc men và ngay cả phải kiên nhẫn dỗ dành cho bà có một giấc ngủ.
Nếu như bạn tôi không có một tấm lòng? Và nhất là đã thay cho điều muốn nói với người bạn đường: "Tất cả, vì yêu em".
Hay: “Em đã thể hiện tình cảm hiếu đạo với ba, mẹ của anh, một phần lớn là vì yêu anh”.
Không ai nỡ từ chối niềm hạnh phúc quá đong đầy, khi người khác mang đến cho Ba Mẹ mình.
Dù hoàn cảnh trong cuộc sống, sang hèn, mỗi gia đình đều có sự khác nhau bên ngoài, nhưng chắc chắn họ giống nhau ở trái tim. Vẫn chưa muộn khi thể hiện sự hiếu đạo làm con, làm dâu hay rể. Và thật hạnh phúc cho các đấng sinh thành biết bao!
Tôi nghe loáng thoáng trong điện thoại, khi tôi và người bạn đang nói chuyện với nhau.Tiếng một người đàn bà tuy lớn tuổi, nhưng phát âm nghe thật rõ ràng, nhất là cái âm điệu Miền Trung làm tôi nhớ quá.
Tuy tôi biết nhạc mẫu của bạn tôi là một người Thái Lan, gốc Việt Nam như bạn tôi thường kể; Bà và gia đình từ miền Trung Việt Nam đã sang định cư ở Thái khi Bà còn nhỏ, vậy mà cho đến bây giờ Bà vẫn còn giữ lại tiếng Việt. Nếu như gặp và nói chuyện với Bà, không ai nghĩ Bà đã có một thời mang quốc tịch Thái Lan.
Tôi biết đó là bà mẹ vợ bạn tôi, mấy tháng trước đây, anh ta vừa về VN đem qua.
Có lẽ tuổi đã già, con cái ở Việt Nam không có điều kiện tốt để săn sóc cho Bà cụ, vấn đề ăn uống của người già không quan trọng bằng thuốc men, nên vợ chồng bạn tôi bàn nhau nên đem Bà cụ sang, nhất là nền y tế Hoa kỳ chắc chắn sẽ tốt hơn.
Cũng như câu chuyện tình cờ tôi đọc báo Người Việt sáng hôm nay có tựa đề: “Chàng rể và Nhạc Mẫu trong Nursing Home“. Câu chuyện tuy đơn giản, nhưng thấm thía và cảm động, kể về một người con rể đến săn sóc, thăm viếng nhạc mẫu mỗi ngày trong Nursing Home.
Và không biết quý ông bà khi đọc câu chuyện nầy, có mang chút tâm tâm trạng ray rứt, hối hận, làm sao tránh khỏi? Một đôi lần trong cuộc sống, đã vô tình làm buồn lòng những đấng đã mang vào đời cho mình một nửa mình tìm và đang có?
Hai câu chuyện xảy ra, có một không gian riêng của từng câu chuyện, nhưng sao lại quá gần gũi. Thì ra ở bất cứ lúc nào và nơi đâu, người ta thường trân quý nhau ở tấm lòng trong cư xử. Tuy sự đối xử thật tốt của những chàng rể và những con dâu với cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ cũng thật hiếm hoi trong đời thường, nhưng xưa nay những gì hiếm thường được người đời trân quý.
Như bạn tôi hôm nay, đang thay vợ (bận đi làm), săn sóc cho nhạc mẫu, lo ăn, lo uống, lo thuốc men và ngay cả phải kiên nhẫn dỗ dành cho bà có một giấc ngủ.
Nếu như bạn tôi không có một tấm lòng? Và nhất là đã thay cho điều muốn nói với người bạn đường: "Tất cả, vì yêu em".
Hay: “Em đã thể hiện tình cảm hiếu đạo với ba, mẹ của anh, một phần lớn là vì yêu anh”.
Không ai nỡ từ chối niềm hạnh phúc quá đong đầy, khi người khác mang đến cho Ba Mẹ mình.
Dù hoàn cảnh trong cuộc sống, sang hèn, mỗi gia đình đều có sự khác nhau bên ngoài, nhưng chắc chắn họ giống nhau ở trái tim. Vẫn chưa muộn khi thể hiện sự hiếu đạo làm con, làm dâu hay rể. Và thật hạnh phúc cho các đấng sinh thành biết bao!
Nguồn: An Nguyen Facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét