Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Bảy điểm quan trọng giáo dục trẻ trong gia đình

1. Lấy sự tôn trọng và thông cảm để đối xử với trẻ

Tôn trọng tức là coi trẻ là một con người độc lập, không bị người là chi phối. Dành cho trẻ sự tôn trọng đầy đủ là phải thỏa mãn yêu cầu độc lập của chúng. Khi trẻ làm điều gì đó có sai sót hoặc chưa hoàn thành, người lớn phải thông cảm với nó. Ví dụ trẻ rót nước nhỡ tay bị rớt ra ngoài hay động tác chậm thi người lớn phải có sự kiên nhẫn để thông cảm với trẻ. Nếu chúng ta không thông cám, chỉ vừa nhìn lấy trẻ làm không vừa ý, thế là quát mắng và mó tay vào làm, như vậy trẻ sẽ mất hứng thú, chán nản dấn dần mất đi lòng tự. Một nhà giáo dục học nói: Người lớn phải xuất phát từ thái độ “khiêm nhường” để đối xử với trẻ. Sự “khiêm nhường” là như thế nào? Nghĩa là người lớn phải có những dự định tìm hiểu về trẻ, không hiểu được nhu cầu của trẻ, không hiểu được năng lực của trẻ tức là không có thái độ khiêm nhường”.

Vậy làm thế nào để hiểu được trẻ? Đó là thông qua các hoạt động và vui chơi của trẻ. Với thái độ thành khẩn quan sát trẻ hoạt động để phát hiện nhu cầu và năng lực của trẻ. Từ đó có nhận thức rõ ràng về sự phát triển tính độc lập, phát triển mối quan hệ xã hội của trẻ v.v… Ngược lại, nếu người lớn có thái độ không “khiêm nhường”, cố chấp thành kiến cho rằng đối với trẻ cái gì mình cũng biết như “Tôi sớm đã biết mà” hoặc “Quả là như tôi dự đoán”... như vậy là đã gây trở ngại đến sự phát triển tính độc lập và sự hứng thú trong hoạt động của trẻ. Trẻ nhỏ phát triển và thay đổi từng ngày, năng lực của ngày hôm nay khác ngày hôm qua, cho nên chúng ta phải từ thái độ “khiêm nhường” để nhận thức trẻ, hiếu trẻ.

2 - Cùng với trẻ vui chơi và làm việc

Hàng ngày, phụ huynh nên bố trí một chút thời gian vui chơi cùng trẻ. Khi vui chơi hoặc làm việc với trẻ phải dùng ngôn ngữ chính xác, lời nói văn minh giao tiếp với trẻ, hình thành cho trẻ thói quen dùng ngôn ngữ lành mạnh từ lúc nhỏ. Mặt khác thông qua hoạt động vui chơi và hòa đồng với trẻ có thể hiểu được tinh cách, đặc điểm và năng lực trưởng thành. của trẻ. Ngược lại trẻ cũng cảm thụ được sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ với minh. Đây là sự thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái, nó rất quan trọng trong sự trưởng thành của trẻ.

3 - Xây dựng mối quan hệ linh hoạt với trẻ

Bố mẹ phải theo sát sự trưởng thành và phát triển của trẻ. Khi trẻ dần dần hướng đến sự độc lập bố mẹ không nên việc gì cũng giúp trẻ, không nên nhiều lời, phải nhìn thấy năng lực trưởng thành của trẻ.

Có mối liên quan linh hoạt trong gia đình, bố mẹ sẽ hiểu được sự phát triển năng lực của trẻ. Yên tâm để cho trẻ làm các việc khi trẻ tự làm được, chỉ khi trẻ yêu cầu thì mới giúp đỡ, như thế bố mẹ và trẻ mới có thể cùng sống và làm việc trong bâu không khí thoải mái và vui vẻ.

4 - Chú trọng xây dựng lòng tự tin cho trẻ

Lòng tự tin vô cùng quan trọng đối với trẻ, có lòng tự tin thì tính tự phát và tính độc lập mới có thể phát triển được. Làm thế nào để phát triển lòng tự tin của trẻ? Bố mẹ và mọi người trong gia đình phải có thái độ khích lệ, thừa nhận trẻ, không nên lúc nao cũng nói trẻ thế này là không đúng, thế kia là không đúng. Những lời lẽ có ý không tốt đều không có lợi cho sự xây dựng lòng tự tin của trẻ. Nếu trẻ có việc làm không tốt cũng phải thừa nhận nguyện vọng tốt đẹp của trẻ. Chẳng hạn khi trẻ làm việc gì đó chưa được thành thạo ta phải thông cảm cho trẻ, để trẻ có cơ hội làm lại, nó sẽ tự nhiên tiến bộ và lòng tự tin từng bước, từng bước được xây dựng.

5. Để cho trẻ có cơ hội độc lập làm việc

Khi trẻ muốn bắt chước người lớn làm việc gì đó thì phải tạo cơ hội cho trẻ làm. Nếu trẻ làm chậm mất nhiều thời gian ta cũng nên kiên nhẫn để cho trẻ có đủ thời gian hoàn thành công việc, đừng nên trách trẻ chậm chạp hay nói thế này thể nọ... Trên thực tế mục đích làm việc của trẻ và người lớn rất khác nhau. Mục đích làm việc của người lớn là mong giành được kết quả nên phải nhanh chóng hoàn thành công việc. Mục đích làm việc của trẻ là vì quá trình hưởng thụ, tích lũy kinh nghiệm cho nên trẻ làm việc chậm. Người lớn cảm thấy trẻ dềnh dàng là vì nó đang thể nghiệm nên cần cho trẻ có thêm thời gian, không gian, vật liệu và sự kiên nhẫn để trẻ độc lập làm việc. Chỉ có thông qua làm việc độc lập, trẻ mới có thể trưởng thành.

6. Để trẻ sinh hoạt có quy luật từ nhỏ

Phải dành cho trẻ một hoàn cảnh trật tự mà không phái là mệt hoàn cảnh bừa bộn. Phải tạo cho trẻ một quy tắc sinh hoạt trong gia đình như ăn cơm ăn ở đâu uống nước ở chỗ nào, đại tiểu tiện ra làm sao, vui chơi ở khu vực nào, những đồ vật nào không được động đến v.v… Như vậy sinh hoạt của trẻ sẽ có quy luật, nề nếp, đồng thời cũng hình thành cho trẻ tính kỷ luật và ý thức trật tự ngăn nắp.

7. Cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với lớp trẻ cùng tuổi

Ở trong các gia đình con một, trẻ nhỏ hàng ngày chỉ tiếp xúc với người lớn nên trẻ rất muốn tiếp xúc, vui chơi với trẻ cùng lứa. Trong mọi điều kiện, ở mọi nơi, chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với lớp trẻ cùng tuổi hoặc xấp xỉ để trẻ phát triển năng lực xã giao, biết cách quan hệ với người khác. Không nên trói buộc trẻ trong một gia đình cửa đóng then cài làm trẻ mất đi cơ hội và hứng thú trong quan hệ.

Nguyễn Thiêm
Nguồn: http://www.giaoducconggiao.net/index.php?m=home&v=detail&ia=257

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Bi kịch sau vụ nữ sinh lớp 8 giết người

19/1/2013 06:00
Trước vành móng ngựa, thói ngang tàn hung hăng của thiếu nữ 14 tuổi lúc gây án tan biến từ lúc nào, để lại một bờ vai mỏng manh run rẩy. Phía sau tội ác của nữ sinh lớp 8 là những bi kịch gia đình.
 
Tuổi thơ không trọn vẹn
 
Ba bị cáo có số phận khác nhau nhưng chúng đều là những đứa trẻ sớm chịu thiệt thòi, không được sống trong một gia đình trọn vẹn.
 
Bị cáo Trần Thị Mỹ Ngân (16 tuổi, ngụ Cần Giờ, TP.HCM) được xác định là đối tượng giữ vai trò chính trong vụ giết người nhưng Ngân lại là bị cáo nhỏ tuổi nhất, dáng người nhỏ thó so, gương mặt non bợt so với hai bị cáo còn lại. Ngân sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM. 
 
Bị cáo Ngân được dẫn giải sau phiên tòa

Từ nhỏ, cha bỏ đi để lại Ngân và chị cho người mẹ nuôi dưỡng. Không học hành, không nghề nghiệp, người mẹ trẻ quanh năm làm thuê làm mướn để lo tiền thuê nhà, trang trải cuộc sống. Ngân là con nhỏ, sớm chịu thiệt thòi nên dù nhà nghèo nhưng vẫn có phần được cưng chiều, ương ngạnh. Ngoài giờ đi học, cô bé thường rong chơi với bạn bè. 
 
Trong số các bạn của Ngân, người Ngân thân nhất có lẽ là Lê Thị Huỳnh Xương (20 tuổi) – một đàn chị học chung thời tiểu học, ở gần nhà trọ. Nói là đàn chị nhưng nhìn Xương từ mái tóc, dáng đi, cách ăn mặc cho đến giọng nói…tất cả đều giống con trai. 
 
Khoác một chiếc áo khoác và chiếc quần jean kiểu con trai, mái tóc ngắn củn để chìa hai tai khiến Xương trở thành người gây chú ý. Xương cũng là đứa sớm mồ côi cha.
 
Ngồi ở hàng ghế dự khán, một người quen của Xương thở dài cho biết: “Con bé từ nhỏ đã thế rồi. Từ đầu tóc, ăn mặc đều giống hệt con trai. Gia đình có la rầy nó, nó cũng vậy nên chẳng biết làm thế nào. Thấy con bé Ngân cũng hiền lành, ở nhà chơi với con bé Xương suốt mà không hiểu sao lại xảy ra cơ sự…”. 
 
Đứng cạnh Xương, Lê Thị Hồng Thảo (23 tuổi) là bị cáo còn lại trong vụ án. Dáng dấp mảnh khảnh, mái tóc duỗi thẳng, nhuộm vàng nhìn Thảo nữ tính như một tiểu thư nhà giàu. Thế nhưng thực ra Thảo cũng là một cô gái mồ côi cha, không biết chữ, làm nghề bán vé số dạo để phụ giúp gia đình. Từ ngày xảy ra vụ án, mẹ chết, Thảo trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Bi kịch
Khi vị đại diện Viện kiểm sát kết thúc phần công bố cáo trạng, Hội đồng xét xử bước vào phần thẩm vấn. Ngân được gọi lên đứng vào vành móng ngựa, từng bước chân ngập ngừng, nặng trĩu. 
 
Theo nội dung vụ án, trưa ngày 23/6/2011, nhóm bạn của Ngân gồm Nguyễn Phương Mai cùng ba người trong nhóm đến quán internet Thanh Huy trên đường Rừng Sác tại ấp Bình Thuận, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ để chơi game và chat với Lê Thị Hồng Thảo.

Tại đây, hai bên đã xảy ra mâu thuẫn trên mạng. Khi biết Thảo là người đang chơi cùng ở tiệm internet, Mai lấy xe đạp về gọi Ngân đến để đánh Thảo. 
 
Biết sự việc, gia đình Thảo ập đến. Sợ hãi, cả nhóm Mai bỏ chạy, chỉ còn Ngân đứng lại một mình. Lúc này, chị gái Thảo túm tóc Ngân lôi ra định đánh nhưng nghe Ngân cho biết mình không đánh Thảo nên buông ra.
 
Chiều hôm ấy, về nhà Ngân lấy con dao bấm trong cặp bỏ vào túi quần đến nhà Lê Thị Huỳnh Xương kể lại sự việc, rủ Xương đến tận nhà Thảo để làm cho ra lẽ. Sau hồi cự cãi, Xương và Thảo kéo nhau ra con hẻm gần nhà để phân thắng bại.

Một lúc sau, phát hiện sự việc nên mẹ, chị gái, em trai, anh rể Thảo lại kéo đến. Người lớn đã không khuyên răn con trẻ dừng lại mà tất cả ùa vào “cuộc chiến”. 
 
Kết thúc cuộc chiến không cân sức, Ngân rút dao đâm mẹ Thảo nhiều nhát dẫn đến tử vong. Thảo trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ngân trở thành hung thủ giết người khi mới 14 tuổi 4 tháng. Thảo và Xương cũng bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”. 
 
Líu ríu nhận tội trước vành móng ngựa, thói ngang tàn hung hăng của thiếu nữ 14 tuổi lúc gây án tan biến từ lúc nào, để lại một bờ vai mỏng manh run rẩy. 
 
“Tại sao bị cáo cầm dao đâm nạn nhân?” – “Dạ, tại lúc đó con bị đánh nhiều quá nên mới cầm dao quơ đại không ngờ…”. “Bị cáo nói là quơ nhưng nạn nhân bị vết thương đâm thủng tim với lực rất mạnh. Lời khai của bị cáo Tòa sẽ xem xét nhưng bị cáo nghĩ sao khi tuổi còn rất nhỏ, người cũng rất nhỏ mà cầm dao đến nhà nạn nhân? Giờ ở tù bị cáo nghĩ sao?” – “Dạ, con biết con sai rồi…”, Ngân run rẩy, vừa khóc vừa trả lời, từng tiếng nấc bật ra từ cổ họng.
 
Được mời lên thẩm vấn, chị gái Thảo với tư cách đại diện gia đình bị hại cho biết gia đình vô cùng đau đớn trước cái chết của mẹ mình. Cha đã mất sớm nên giờ đây với họ nỗi đau mất mẹ không gì bù đắp nổi. Thế nhưng, từ ngày xảy ra vụ án, mẹ Ngân không lui tới hỏi han nửa lời. Sau những phút phân trần của chị, vị chủ tọa phân tích nguyên nhân của kết cục đau lòng trên có phần xuất phát từ chính lối hành xử thiếu suy nghĩ, thiếu chín chắn của người lớn trong gia đình chị. 
 
Giá như, trước mâu thuẫn trẻ con vụn vặt, gia đình có cách giải quyết hợp tình hợp lý hơn thì nạn nhân đã không phải chết, Ngân không phải vào tù và chính Thảo - em gái chị cũng không phải tra trước vành móng ngựa. Nghe vậy, chị gái Thảo khẽ gật đầu. Chị chỉ yêu cầu bồi thường tiền mai táng phí là 104 triệu đồng.
 
Trước lời trình bày của gia đình bị hại, mẹ Ngân bần thần. Chị cho biết từ ngày con gây chuyện tày trời, chị rất sợ nên không dám lui tới nhà nạn nhân. Giờ tòa buộc bồi thường, chị không biết phải làm sao để xoay sở khoản tiền này.
 
Cuối cùng, Tòa tuyên phạt Ngân mức án 8 năm tù về tội “giết người’, Lê Thị Huỳnh Xương 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, Lê Thị Hồng Thảo 6 tháng tù cùng về tội “gây rối trật tự công cộng”. 
 
Nhìn con bị áp giải lên xe về trại, gương mặt người mẹ trẻ dại đi. Giá như, người lớn biết quan tâm, giáo dục đến con trẻ nhiều hơn thì đâu đến nỗi gia đình tan tác, đau buồn đến vậy?
 
Mai Phượng
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/105935/bi-kich-sau-vu-nu-sinh-lop-8-giet-nguoi.html


Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Trên 1 triệu người đổ về Paris tuần hành bảo vệ hôn nhân

Trần Mạnh Trác1/14/2013


(Nguồn CNA/EWTN) Ngày Chuá Nhật 13 tháng 1 đã có hơn 1 triệu người xuống đường tại Paris để chống đối dự luật "hôn nhân" cuả tổng thống Francois Hollande, dự định sẽ đệ trình lên Quốc Hội Pháp vào ngày 29 tháng 1 này.

Dự luật tái định nghiã Hôn Nhân là "hợp đồng giữa hai người có giới tính khác nhau hoặc có cùng giới tính". Bộ luật cũng đổi hai tên gọi "cha" và "mẹ" thành "quan hệ dưỡng dục 1" và "quan hệ dưỡng dục 2" (parent 1 and parent 2) để làm danh xưng chung cho mọi thành phần phụ huynh bao gồm những cặp hôn nhân đồng tính muốn có con nuôi.

Một số người phản đối dự luật này nói rằng làm như vậy sẽ tước đoạt khỏi xã hội quan niệm về tình dục dựa trên sự khác biệt giới tính tự nhiên và sẽ tạo ra một khuôn mẫu mới cho một "trật tự nhân chủng mới" dựa vào sở thích cá nhân mà thôi. Những người phản đối cũng nói rằng động thái này sẽ tước bỏ quyền cuả trẻ em là có một người mẹ và người cha, và đề nghị dự luật cần phải được đưa ra trưng cầu dân ý.

Những người chống đối dự luật cũng nhấn mạnh là họ không chống đối cá nhân ai, kể cả các người đồng tính, mà chỉ là để bảo vệ "các định chế đã hình thành nên cơ cấu xã hội của nước Pháp."

Theo ông Bruno Dary, cựu quân trấn trưởng cuả thành phố Paris, thì số người tham dự là từ 1.3 cho tới 1.5 triệu, tuy nhiên một vài hãng truyền thông đưa ra một con số ít hơn, từ 340 ngàn cho tới 800 ngàn.

Dù sao thì số tham gia đã cao hơn sự mong đợi cuả các nhà tổ chức. Hồi đầu năm phong trào “La Manif Pour Tous” (“Xuống đường cho toàn dân”) chỉ hy vọng một con số khiêm nhường là 300 ngàn. Phong trào “La Manif Pour Tous” do nữ văn sĩ châm biếm Frigide Barjot, tên thật là Virginie Télenne, khởi xướng, đã qui tụ nhiều chục ngàn người ủng hộ qua những cuộc biểu dương lực lượng ở khắp các tỉnh nước Pháp hồi tháng 11 và 12 vừa qua.

Trong cuộc biểu tình Chuá Nhật này, chỉ ở công trường Champs de Mars mà thôi, lưu thông bị tắc ngẽn đến nỗi cảnh sát phải mở đường dẫn lối cho từng chiếc xe búyt một.

"Giống như một ngọn sóng thần", là cảm thưởng cuả bà Catherine Vierling. Bà là một đại diện cho những người Pháp cư ngụ ở ngoài Paris cuả phong trào La Manif Pour Tous.

"Có một cảm giác yên bình và vui tươi nhưng đồng thời cũng có một sức mạnh mãnh liệt," bà nói thêm.

"Từ khắp nước Pháp, nhiều gia đình đã đi du lịch về đây", bà nói. "Cháu trai, cháu gái và em rể của tôi đã phải thức dậy từ lúc 6 giờ sáng để đón xe lửa."

"Rất nhiều người trẻ và những người khác đã phải đợi tới chuyến xe lửa nửa đêm để trở về nhà, nhưng gia đình thực sự cảm thấy điều này là cần thiết", bà nói thêm.

Theo bà Vierling thì: "Dự luật này là một lá bài chính trị tạo ra hỗn loạn".

Những thiếu nữ trẻ với chiếc mũ đỏ cuả Cách Mạng Pháp đã đeo trên ngực những dấu hiệu cảnh cáo như thế này: "Chớ chạm vào quyền dân sự của tôi."

Nhiều người tham dự không thuộc về một tôn giáo nào, và một số cá nhân đồng tính cũng có mặt với khẩu hiệu "Chúng tôi là đồng tính nhiều hơn nếu không có kết hôn."

Ông Thị trưởng Jean Marc, một người đồng tính nhưng hăng hái chống lại việc hợp thức hoá hôn nhân đồng tính, cũng tham gia cùng với nhiều hội viên cuả tổ chức HOMOVOX, là chữ viết tắt của "một tiếng nói cho người đồng tính."

Người Hồi giáo, từng bỏ phiếu cho Tổng thống Francois Hollande vì chính sách nhập cư của ông, cũng hiện diện tại cuộc biểu tình này vì họ không chấp thuận kế hoạch hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.

Ngay cả một số người thuộc phe xã hội chủ nghĩa cuả Tổng thống Hollande cũng biểu tình phản đối chính phủ của họ với biểu ngữ rằng "Phải dừng lại, ông Jospin ơi, mọi người đang điên lên đấy", ý nhắc đến những thất bại cuả cựu thủ tướng Jospin thuộc phe xã hội chủ nghiã, nay đã phải rút lui khỏi chính trường.

Trần Mạnh Trác
Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/102175.htm

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Dạy Con Thời Hiện Đại - Chuyện Không Đơn Giản



DẠY CON THỜI HIỆN ĐẠI – CHUYỆN KHÔNG ĐƠN GIẢN 
Tạ Ân Phúc

Để tiến tới hôn nhân, người ta có thể yêu nhau, tìm hiểu nhau ít nhất là dăm ba tháng, năm bảy năm thậm chí là mười năm. Nhưng khi đã thực sự bước vào đời sống hôn nhân, nhiều cặp vợ chồng vẫn chưa trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản trong việc xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Đối với người Công Giáo, các lớp Giáo lý Hôn nhân vẫn còn nhiều hạn chế về thời gian, chất lượng, phương pháp giảng dạy, mang tính cách “cưỡi ngựa xem hoa”, chỉ trang bị kiến thức về Tín lý, Luân lý, mà chưa đi sâu vào yếu tố tâm lý trong mối quan hệ ứng xử giữa vợ chồng với nhau, cũng như giữa cha mẹ và con cái. Sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người luôn bắt đầu từ chiếc nôi gia đình, nhưng các bậc cha mẹ lại thiếu kỹ năng cơ bản để dạy con, mà chỉ dựa vào bản năng hoặc kinh nghiệm từ cha mẹ ông bà truyền lại. Ngoài tình thương và sự gương mẫu, dạy con thời hiện đại còn đòi hỏi các bậc phụ huynh phải có kiến thức, kỹ năng và nghệ thuật giáo dục con cái cho phù hợp với đà phát triển của xã hội. Vì thế, việc nhân rộng các lớp huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.
Chiều thứ Bảy 05/11/2011, trước gần 200 khán giả tham dự tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Sài Gòn, thầy Nguyễn Thành Nhân, Chuyên viên của Trung Tâm Đào Tâm Tài Năng Trẻ Thái Bình Dương đã chia sẻ đề tài: “DẠY CON THỜI HIỆN ĐẠI” do Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình Sài Gòn tổ chức. Lần đầu tiên đến với khán giả Công Giáo, thầy Nhân đã để lại ấn tượng tốt, gây xúc động trong lòng khán giả qua sự nhiệt tình và lối kể chuyện minh họa đầy cảm xúc với những câu chuyện thực tế từ kinh nghiệm giảng dạy và tham vấn tâm lý của mình.
Sau câu chuyện mở đầu kể về một ca tham vấn trong đó một ông bố nói rằng mình như ngã gục và bất lực trước sự ngỗ nghịch của đứa con tuổi vị thành niên. Thầy đặt vấn đề cho đề tài chia sẻ rằng dù theo tôn giáo nào, dù là con người như thế nào, dù ở nơi đâu thì những đứa con của các bậc cha mẹ đều được họ nghĩ là báu vật trên đời này (Câu chuyện mọi sự rồi cũng sẽ trôi qua), nhưng tình hình trong gia đình thời nay quả là một vấn nạn.
Bốn yếu tố ảnh hưởng đến trẻ: gia đình, nhà trường, xã hội và nội tâm. Các nhà tâm lý Việt Nam thường chỉ nói đến 3 yếu tố đầu, nhưng yếu tố thứ tư rất quan trọng, quyết định nhân cách và sự thành công của một con người. Cha mẹ có thể bỏ rất nhiều tiền để đầu tư cho con, nhưng đứa trẻ hư là do lỗi của người làm cha mẹ rất nhiều trong đó vì không được huấn luyện tốt. Trước đây xã hội và cộng đồng gắn liền với tôn giáo và tôn giáo giúp điều tiết hành vi con người rất tốt, nhưng thời bây giờ đã có nhiều sự khác biệt. Cái nếp của gia đình vẫn chưa điều tiết được, vẫn chưa thể xử lý được chuyện giáo dục con cái và cộng đồng xã hội cũng đã góp phần làm cho trẻ trở nên khó dạy hơn.
Cha mẹ Việt Nam cho con học rất nhiều thứ, nào là ngoại ngữ, tin học, nhạc, họa và chọn cho con học trường thật giỏi, trẻ không còn thời gian để chơi, làm cho tâm lý trẻ mệt mỏi, thậm chí giận cha mẹ vì cha mẹ cho con học quá nhiều. Bên cạnh đó, cha mẹ thời nay dạy con theo tâm lý bảo bọc trẻCha mẹ bảo bọc trẻ như con gà công nghiệp, bảo bọc trẻ như một cái trứng, sợ con mình thất bại, sợ môi trường xấu, sợ con nhiễm tật xấu. Tâm lý hạn hẹp đó cần phải được thay đổi, bởi vì trong môi trường xấu vẫn có rất nhiều người tốt và đôi khi trẻ cần phải biết một vài cái xấu đó để mà tránh, giống như một liều vắc xin dành cho trẻ. Một đứa trẻ chỉ biết toàn điều tốt thì thiếu kỹ năng để phán đoán và bảo vệ chính mình. Tâm lý bảo bọc dẫn đến trẻ con rất dễ ngang bướng, được thể hiện bằng những quan niệm và cách giáo dục sai lầm như sau:
Trẻ con được xem như cái rốn của vũ trụ: Cha mẹ và những người trong gia đình phải phục vụ trẻ, chăm sóc từ ly, từ tí, trẻ không phải tự thân lo điều gì cả, đây quả là điều cực kỳ nguy hiểm.
Cha mẹ có tâm lý bù đắp: Do ngày trước nghèo khó, sau bao năm vất vả giờ đã khá giả, nên cha mẹ muốn bù đắp bằng những đồng tiền mình kiếm được trong mọi chuyện, muốn con mình bằng bè, bằng bạn. Song song đó, do ngày càng phải làm việc nhiều hơn, đi công tác nhiều hơn, cả tuần, cả tháng, tâm lý ông bố lại càng muốn bù đắp cho con hơn bằng những bữa ăn sang trọng, những vật dụng đắt tiền…
Cha mẹ muốn con trở thành thiên tài: Một đứa con phải là một người có ích sau đó mới là một người giỏi, một thiên tài, đó là quy luật. Nhưng hiện giờ các bậc cha mẹ không nghĩ vậy, nên khi con đi học trong trường, học lực khá họ không chấp nhận, bằng mọi giá con phải là học sinh giỏi. Tâm lý muốn con là thiên tài đang đè nặng lên mọi người, đẩy cả xã hội chạy theo thành tích học tập nguy hiểm, và cha mẹ đang góp phần vào cuộc chạy đua đó.
Cha mẹ thiếu những bài giảng giúp cho con cảm nhận khó khăn: Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến tình trạng khó khăn của trẻ như học hành sa sút, thất bại trong việc gì đó… để từ đó hướng dẫn và đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ dần vượt qua khó khăn (Câu chuyện con đi sinh nhật về bị mẹ mắng và con uống thuốc nhầm).
Vật chất hóa tình cảm: Một điều hết sức nghịch lý là các bậc phụ huynh để cho ti vi (TV) “dạy dỗ” con mình từ 4 tiếng đến 7 tiếng mỗi ngày, nhưng họ chỉ có từ 5 đến 20 phút để trò chuyện với con (Câu chuyện xin mua giờ của bố). Họ hiển nhiên có thể mặc cả với con rằng: Bố có thể cho con nhiều tiền, mẹ có thể cho con nhiều tiền nhưng bố mẹ bận lắm, bố mẹ làm ăn, bố mẹ cần phải gặp gỡ bạn bè, cần phải có những giao dịch này nọ. Từ trong sâu thẳm của đứa bé, nó đã trở nên xa dần cha mẹ, vật chất hóa tình cảm đã đánh mất đi tình cảm gia đình. TV dạy cho trẻ rất nhiều nhưng cha mẹ không kiểm soát được những điều tốt xấu và điều xấu cứ thế thấm dần vào trẻ xuyên suốt hành trình tuổi thơ.
Thiếu gắn kết gia đình: Ngày còn nghèo khó, người ta thường có những buổi cơm gia đình, 4-5 giờ sáng mẹ nấu cơm sáng cho con cái quây quần ăn xong rồi mới bắt đầu hành trình một ngày mới, giờ thì bữa cơm gia đình gần như không còn nữa (Câu chuyệnnồi cháo gia đình). Ngày mình còn nghèo, bữa ăn gia đình là tiết kiệm nhưng nó lại là sự gắn kết, làm cho những đứa con trở nên tốt hơn và điều tiết tâm lý con tốt hơn. Khi đã khá giả, cha mẹ cứ nghĩ đi ăn ở KFC (tiệm thức ăn nhanh) là tốt, đi ăn nhà hàng là tốt, thật ra nó chỉ là để thể hiện sự sang trọng. Vai trò người bố rất quan trọng, nếu như thiếu những gắn kết bằng những buổi ăn gia đình, bằng những cái ôm hôn vỗ về sẽ làm cho trẻ không lớn lên.
Tâm lý thay đổi của trẻ theo thời gian: Ở cấp một khi bố mẹ chở đi học thì con ôm chặt bố mẹ. Lên cấp 2, bố mẹ cũng chở vậy thì ngồi xa xa ra một chút, đến cấp ba thì mắc cỡ với bạn bè, không muốn cha mẹ đưa đón nữa, muốn đi học riêng bằng xe đạp, nếu cha mẹ khó khăn thì cảm thấy xấu hổ. Có thể nói trẻ đang dần xa cha mẹ mình và đây tâm lý ích kỷ, ngang bướng và nổi loạn của trẻ, tùy theo trẻ mà giai đoạn này xảy ra ngắn hay dài. Trẻ con ngày nay dậy thì sớm là do ăn nhiều, uống nhiều, nhất là uống nhiều loại sữa bổ dưỡng làm cho trẻ phát triển cơ thể, to con hơn, béo phì, vì cha mẹ cứ nghĩ cho con uống sữa để phát triển trí não. Não trái phát triển làm cho con người có khả năng tư duy, toán học, buôn bán giỏi, mưu mẹo giỏi, nhưng con người cảm thụ âm nhạc, hội họa, tình cảm, biết yêu thương, biết chia sẻ và yếu tố để con người thành công liên quan đến não phải rất nhiều. Nhưng để não phải phát triển không hề đơn giản là chỉ uống sữa có chứa DHA, hay ăn những bữa ăn sang trọng, ăn đủ chất mà phải từ những bài tập cơ học, từ những bài tập đập tay cơ bản cho đến những cup game (trò đập tay phối hợp với 1 chiếc ly) mà trẻ con trên thế giới đang được huấn luyện, nhưng trẻ con Việt Nam thì không được dạy. Những lời ru và những câu chuyện kể hằng đêm khi trẻ còn nhỏ cũng giúp não phải phát triển tốt.
Trẻ bây giờ sống vội, ăn vội, uống vội, nói vội, thậm chí nói với bố mẹ câu nói chưa xong đã bỏ đi. Xã hội và phim ảnh đẩy trẻ đến con đường sống vội, và làm trẻ bây giờ ít bạn. Cha mẹ có bạn mà đứa con không bạn là lỗi do cha mẹ mà ra, do không tạo cơ hội cho con có bạn, cha mẹ cho con nhiều tiền và cho con có phòng riêng. Con sẽ cô đơn trong căn phòng của mình và tìm đến những người bạn ảo và tới một ngày trẻ sẽ nghiện những thứ không cần thiết. Giữa cha mẹ và con cái sẽ có một khoảng cách rất xa, bởi vì trẻ thiếu những người bạn thực trên đời. Ngoài môi trường học đường, sinh hoạt tôn giáo cũng là nơi mà trẻ có thể vui chơi và kết bạn.
Trẻ con dễ bị tổn thương và mặc cảm, nhất là khi bị la mắng trước mặt bạn, nhưng một khi trẻ thần tượng ai rồi thì trẻ rất nghe lời dạy bảo của người đó, và trẻ sẽ thay đổi rất tốt (Câu chuyện trẻ bị la mắng trước mặt bạn).
Với đà phát triển của khoa học kỹ thuật, những phương tiện truyền thông giúp ích rất nhiều cho thế hệ trẻ ngày nay, nhưng những mặt trái của các thành tựu khoa học, của những trào lưu, lối sống trong xã hội cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến trẻ, và nếu cha mẹ không có những kỹ năng thích hợp để điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của trẻ, thì trẻ rất dễ bị nhiễm những căn bệnh của xã hội:
Căn bệnh ngón tay cái: Khi trang bị điện thoại cho trẻ, cha mẹ thường nghĩ và mong đợi sẽ tốt hơn cho trẻ, nhưng thường trẻ lại bị bệnh ngón tay cái. Ngồi trong cùng phòng học trẻ nhắn tin cho nhau, trước khi đi ngủ nhá máy cho nhau, và tệ hơn là đổi sim điện thoại để quấy rối bạn bè, thầy cô, và thậm chí cả cha mẹ. Hiện nay trẻ sử dụng iphone, điện thoại di động đắt tiền như là một trào lưu và thể hiện đẳng cấp của mình. Đáng lý trẻ con dưới đại học không nên sử dụng các thiết bị như thế.
Bệnh nói dối:Đối với trẻ em từ 2 đến 4 tuổi, nói dối là vô thức không có gì đáng lo. Từ 5-7 tuổi, trẻ nói dối vì sợ bố mẹ, 8 tuổi, trẻ nói dối vì sợ kỷ luật và trừng phạt. Nói đối từ đâu ra? Đầu tiên là từ một xã hội nói dối, cho nên trẻ con biết nói dối, thứ hai do cha mẹ nói dối, yếu tố nội tâm của trẻ đã biết bắt chước từ những chuyện nhỏ nhặt nhất lúc tuổi thơ, vì thế trẻ sinh ra nói dối. Các bậc cha mẹ cần thay đổi phương pháp nói bằng cách nói trớ đi để tư duy trẻ trở nên tốt hơn (Câu chuyện hai đứa con bán dù và dép cỏ). Nên khuyến khích và động viên trẻ bằng câu nói: “Ráng thêm chút nữa” (Câu chuyện trẻ bị chê có vấn đề về thần kinh). 
Bệnh sợ yêu: Trẻ thèm được người khác ôm hôn vỗ về, nhưng càng lớn trẻ càng ít được hôn hơn, nhất là các ông bố. Ngày nay, trẻ yêu đương sớm, vì cha mẹ không yêu thương chăm sóc, trẻ sẽ đi tìm một tình yêu khác. Đứa con là báu vật của cha mẹ, vì thế hãy dành tình yêu cho con, cụ thể là hôn con và có những cử chỉ thân mật từ lúc con nhỏ và cũng có thể cả khi con đã lập gia đình. Hôn con là cách dạy điều tiết hành vi của trẻ, để những khi trẻ nổi nóng, những cái hôn đó sẽ kéo trẻ trở lại gần cha mẹ hơn.
Ganh tị với anh chị em trong gia đình: Lỗi từ nhiều bà mẹ, ông bố mà ra, khi bắt đầu có đứa con thứ hai nằm trong bụng, cần phải dạy con đúng cách, đừng vô tình mà bảo rằng: “Có em rồi, không thương con nữa đâu!” Câu nói đó khiến từ trong đầu đứa bé có ý nghĩ muốn tiêu diệt đứa em trong bụng mẹ, vì có đứa em mình không được thương nữa. Hãy dạy cho trẻ nhận biết được người bạn thân trong cuộc đời cần phải nghe và phải học đó là anh chị em ruột cùng dòng máu với mình, kế đến cha mẹ cũng sẽ là người bạn thân khi trẻ lớn lên (Câu chuyện anh em ganh tị đánh nhau).
Bệnh đua đòi:Ngày còn nhỏ trẻ sao cũng được, cũng dễ thương, lớn lên một chút cha mẹ cho con cái chọn màu sắc, chọn đồ chơi, lớn nữa thì nhuộm tóc, thay đổi điện thoại di động sao cho hợp mốt, sành điệu. Gia đình khá giả mà cha mẹ có tâm lý bù đắp vật chất, thì trẻ con ngày càng trở nên đua đòi hơn, tới một lúc nào đó tâm lý đua đòi đè nặng lên trẻ thì trẻ sẽ xao lãng trong việc học tập vì trẻ tập trung cái này sẽ không tập trung cái khác, đua đòi cái này trẻ sẽ quên bẵng đi những chuyện khác cần phải làm.
Tự cho mình là căn bệnh và làm cho mình trở thành một người quấy rối lặng thầm:Trẻ sống tự ti, đôi lúc tự dưng đòi chết với những lý do lãng nhách: thằng bạn con không chơi với con, con muốn chết. Bên cạnh đó là trở thành người quấy rối lặng thầm như quấy rối bằng điện thoại di động hay cột tà áo dài của bạn nữ, viết bậy lên đó…
Nghiện game online: Những đứa trẻ không được tâm sự với bố mẹ thường muốn thể hiện trên thế giới ảo, những đứa bé càng bị ăn hiếp trong trường thì lên thế giới ảo nó càng chứng tỏ mình, vì được nhiều người tôn sùng, trở nên hãnh diện hơn, được nói nhiều hơn, chơi nhiều càng được nâng cấp, đứa trẻ càng ngày trở nên hào hứng hơn và nó trở nên nghiện game hơn. Ngày nay, đường truyền internet nhanh, máy vi tính rẻ, cha mẹ thường sai lầm là gắn máy vi tính, tivi trong phòng con, chỉ nên để phòng con là phòng ngủ, thậm chí học bài cũng học ở phòng chung. Biểu hiện của nghiện game là ăn cắp vặt để mua thẻ nạp, mua những báu vật trong game, ngỗ nghịch hỗn láo với bố mẹ. Để cai nghiện game cần cho trẻ được giải phóng năng lượng bằng cách đưa trẻ đi huấn luyện ở trung tâm để cai nghiện game online. Bên cạnh đó, cần phải có người bạn mà trẻ yêu quý hoặc trẻ thần tượng để tác động tâm lý cho trẻ.
Sau khi phân tích các căn bệnh xã hội mà trẻ có thể mắc phải, thầy đã phân tích thêmmột số điều cha mẹ thường mắc sai lầm làm cho trẻ bị ức chế:
Mệnh lệnh một chiều:Trẻ được được yêu thương là một lẽ, nhưng nuông chiều trẻ cũng làm trẻ hư, ngược lại áp đặt mệnh lệnh một chiều, bắt con phải làm thế này, phải làm thế kia sẽ làm cho bố mẹ và con trẻ trở nên cách xa nhau. Cần hướng trẻ đến những hoạt động phụ giúp cha mẹ công việc nhà để trẻ thấy rằng làm để học cách lớn lên, biết gánh vác trách nhiệm và tự tin hơn.
Dán nhãn cho con: Trong lúc tức giận vì kết quả học tập của con không đạt, vì những bất cẩn lỡ tay làm vỡ vật dụng, hai một lầm lỗi nào đó, cha mẹ có thể dán nhãn cho con sao ngu, dốt thế, hậu đậu thế… Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, nên một lần dán nhãn thì cần chín lần gỡ nhãn ra. Cũng không nên so sánh với những đứa trẻ khác, trẻ sẽ làm ngược với ý cha mẹ vì tại sao bố mẹ không chú ý đến con mà chú ý đến người khác.
Không nên so sánh về khuôn mặt và ngoại hình với những đứa trẻ khác:Đừng bao giờ lấy ngoại hình của người khác áp đặt cho con mình, không được dùng chân tay để hạ nhục trẻ, nhất là ở chỗ đông người, bởi vì con là đặc biệt trên cuộc đời này, nên chăng là đánh thức nội lực của con, giúp cho con mình trở thành thiên tài thực sự bằng cách giáo dục, huấn luyện đúng cách.
Làm gì để giáo dục con, nâng đỡ con trong cuộc sống khi con có những hoạt động trỗi vượt hơn hay gặp phải những tình huống không thuận lợi, mắc lỗi sai lầm?  Thầy Nhân đã đưa ra những phương pháp rất quan trọng các bậc cha mẹ cần ghi nhớ để áp dụng trong việc giáo dục con cái:
Chuyện nhỏ, chuyện to: Chuyện to hãy làm cho nhỏ trở lại, chuyện nhỏ hãy xem như không có. Cần khéo léo tạo tâm lý cho con vượt khó, tập nhẫn nhịn vì tuổi vị thành niên thường đánh nhau vì những chuyện nhỏ xé ra to (Câu chuyện người mẹ hy sinh lặng thầm để lo cho con ăn học).
Khen chê: Khi khen trẻ hãy khen trước mặt, còn khi phê bình, hoặc là cha hoặc là mẹ phê bình thôi, bởi vì hai người phê bình cùng một lúc trẻ sẽ không biết nương tựa vào ai. Những người làm giáo dục cần phải để ý là khi phê bình hãy phê bình một mình trẻ, để trẻ không bị tổn thương (Câu chuyện người mẹ hy sinh một mắt cho con).
Dùng sức lực của nhiều người để tạo nên niềm tin và cộng hưởng: 100% sức lực của một mình bố mẹ không bằng 10% sức lực của 10 người, không bằng 1% sức lực của 100 người, hãy cộng hưởng với những phụ huynh của bạn bè con em mình, chơi với họ để phát hiện con em mình thế nào, để điều tiết hành vi trẻ trở nên tốt hơn. Đôi lúc cha mẹ nói có thể con không nghe nhưng cha mẹ của bạn bè nói trẻ sẽ nghe.
Trước khi kết thúc bài giảng của mình, Thầy cũng đưa ra một số lưu ý cha mẹ nên thực hiệnđể động viên, khuyến khích, huấn luyện con trẻ trở nên giỏi hơn như: Những ngày hè cho con về quê nội, quê ngoại, nếu có điều kiện hãy cho đi dã ngoại dài ngày có mục đích để đứa trẻ được trải nghiệm cuộc sống thay vì những cuộc vui chơi chỉ đơn thuần là hưởng thụ; Giao cho trẻ những việc nhỏ để tạo cho trẻ niềm tin; Tìm thần tượng cho con, nhất là người bố, vì bố là bờ vai cho con tựa; Viết thư cho con và viết nhật ký cho con: Viết nhật ký cho con không khi nào là quá muộn, khi con lớn đến mức độ nào đó, cho con xem lại những việc con đã từng làm như thế nào, những lời lẽ, những tình cảm trong nhật ký sẽ có sức mạnh biến đổi con; Khi con ngỗ nghịch hãy viết thư cho con nhằm điều tiết hành vi của trẻ; Dành thời gian cho trẻ, chia sẻ với trẻ.
Mỗi đứa trẻ là báu vật cuộc đời, là quà tặng quý giá có một không hai của Thiên Chúa dành cho các bậc cha mẹ. Vì thế, khi trẻ bắt đầu tiếng khóc chào đời, người làm cha làm mẹ nào cũng mong mỏi một tương lai tươi sáng cho con. Nhưng phải giáo dục con như thế nào trong từng giai đoạn trưởng thành của trẻ là chuyện không hề đơn giản trong thời đại ngày nay. Dạy con thời hiện đại quả là một nghệ thuật kết hợp các kỹ năng thực hành xã hội, những kinh nghiệm tôn giáo nhằm giúp trẻ có những bước đi đúng đắn trong cuộc đời. Mong sao kinh nghiệm từ bài giảng “Dạy Con Thời Hiện Đại” của thầy Nguyễn Thành Nhân được nhiều bậc cha mẹ đón nhận và áp dụng để cả xã hội cộng hưởng với nhau thì nó sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Tạ Ân Phúc
Nguồn: http://www.chuongtrinhchuyende.com/ctcd/jsp/client/topic_detail.jsp?createDt=20111112193546
*******
Kính mời Quý vị:
-         Tham khảo hai bài viết có liên quan: Ban Mục vụ Gia đình: Sinh hoạt chuyên đề “Dạy con thời hiện đại của tác giả Hoa Tâm & bài RÁNG THÊM CHÚT NỮA!” của tác giả Nhật Lam
-         Nghe toàn bộ nội dung bài nói chuyện tại đây, hoặc mục Audio của Chương Trình Chuyên Đề.
-         Xem hình ảnh buổi nói chuyện tại đây.
-         Tham khảo Website của Trung Tâm Tài Năng Trẻ Châu Á Thái Bình Dương:http://www.aty.vn

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Tình dục không có ‘thì tương lai’?

12/1/2013 06:03
    Kỹ nghệ khiêu dâm trá hình trên phim ảnh, truyền thông đang làm những “người tình” ngày một trẻ hơn, vi phạm quy chế pháp lý về cấm tình dục vị thành niên, phá hoại đạo lý, tạo triển vọng u ám về sức khỏe sinh sản...


Tình yêu – điều kỳ diệu mỏng manh?

Theo báo “Luận chứng và sự kiện” (AiF), tháng 7/2012, tình dục và tình yêu của con người do các khu thần kinh khác nhau điều khiển. “Bản năng tình dục, chỉ liên quan đến nhân giống, thừa hưởng được từ tổ tiên. Còn tình yêu là điều kỳ diệu xảy ra ở một thời kỳ sau, để củng cố nghĩa vụ sinh thành, nuôi dạy con cái, và phát triển văn hóa nhân loại”, AiF viết. 
Thật vậy, trong chu trình tiến hóa, con người kể từ tia sáng đầu “nam nữ bình quyền”, đã tìm hiểu nhau, phải lòng, rồi mới kết hôn, để rồi sinh con đẻ cái. Con cái sinh ra có được một chỗ dựa là niềm tin thiêng liêng vào hạnh phúc gia đình: tình yêu thương sâu lắng sẽ gắn kết cha mẹ của họ đến đầu bạc răng long, cả sau khi con cái đã trưởng thành.
Nhưng trong đời sống đương đại đang xuất hiện các xu hướng: “làm tình” sớm, không hẳn là “yêu sớm”; kết hôn không phải vì tình yêu, mà vì muốn tăng nguồn thu về vật chất nhờ ràng buộc bằng hôn nhân; tìm cách đẻ con, nhất trước hôn nhân, để tạo ra một sự ràng buộc về vật chất từ phía những người vì nhu cầu tình dục, “sẩy một bước thành cha”; những mỹ nữ sống “thu vén” khác kiểu, để nhỡ có chuyện ly dị thì cũng chẳng chịu phần thiệt...
Nếu tình yêu cổ súy sự chân thành, chung thủy, nhường nhịn, hy sinh (vì thế hôm nay nó có vẻ mỏng manh) thì tình dục thời nay đậm màu sắc thực dụng, chiếm hữu, nhưng càng “khám phá” nó, càng quẩn quanh, bế tắc... 
Tình yêu con người, chứ không phải tình dục, đã làm nên nền văn minh “con hơn cha”, với những đỉnh cao không giới hạn của tiến hóa. Tình yêu cũng tạo cảm hứng bất tận cho sáng tạo, gieo mầm cho văn hóa – nghệ thuật đạt những tiến bộ không bờ bến. “Cách mạng tình dục” cũng có những ấn phẩm “tuyên truyền” của nó (tranh ảnh, sách khiêu dâm), không có giá trị về văn học hay nghệ thuật, và theo các nghiên cứu trong ngoài nước, chắc chắn đã và đang làm hại những “con nghiện” của nó ở mọi mức độ.
Khát vọng lành mạnh của thể xác (mặt tốt của tình dục) không mâu thuẫn với sự hòa đồng về tâm hồn (tình yêu đôi lứa). Một tình yêu cao quý, nếu được hỗ trợ bởi một đắm say về thể xác từ cả hai phía, sẽ không mong manh. Các nghiên cứu tâm lý cho thấy sau khi ham muốn tình dục, như tiếng gọi hoang dã, không còn làm rạo rực, xao xuyến như tuổi đầu xanh, các cặp vợ chồng vẫn giữ trọn hồi ức đẹp về một thời “lửa mới nhen”.
Cái “thuở ban đầu”: tìm hiểu – khám phá lẫn nhau một cách trang trọng, trinh tiết, đã đi vào thơ ca như một cảm nhận thiêng liêng bất diệt. Mặt khác các bậc cao tuổi dặn: ăn quả xanh dễ “đau bụng”... 

Tình dục: “cuộc chơi” không hồi kết?

Thỉnh thoảng lại có bạn nước ngoài hỏi: “Cách mạng tình dục” ở Việt Nam đến đâu rồi? Thuật ngữ “cách mạng tình dục” thực ra không ổn: đặc điểm của cách mạng là có tính giai đoạn, có kết, sau một giai đoạn cách mạng. Nhưng những ai quan sát cuộc “cách mạng tình dục” trùm lên quỹ đạo văn hóa trong không gian hậu xô viết, sẽ thấy cuộc “cách mạng” này vận động như không có hồi kết, hẳn do “động cơ” là mưu đồ xâm chiếm thị trường của “ngành công nghiệp tình dục” (khiêu dâm).
Tiến triển “đi lên” của “cách mạng tình dục”, theo các sách báo ở Liên Xô cũ, Trung quốc, hay Việt Nam, đều tựa như một biểu đồ xuống dốc của đạo đức, hiện chưa được công cụ giáo dục nào phanh lại một cách hiệu quả. 
Nhưng “cách mạng tình dục” sẽ phát triển không ngừng, nếu đòi hỏi tình dục cứ tuột phanh, bất chấp những kiêng kị về tuổi tác, về sinh lý, luân lý. Ngược lại, kích thích bản năng tình dục nhờ truyền thông, in ấn là bước lùi về tiến hóa. Nó bỏ phí những cảm xúc nhân tính, mà tổ tiên tích hợp được sau nhiều đời thành một phần tinh túy của nhân cách, vượt lên cảm nhận về mình chỉ như một “mống” trong bầy đàn.
Vẫn đang có xu thế xuống thang về giá trị văn minh: đặt tình dục lên trước, dùng “sống thử” như trải nghiệm sự gắn bó đôi lứa lâu dài hơn qua gắn bó về tình dục, như một thứ “cầu chì” cho hôn nhân bền vững.
“Sống thử” không quá tệ, nhưng sự thỏa mãn về tình dục, về lâu về dài, nếu không có được nền tảng là cùng hướng đích, chung thủy, quan tâm chăm sóc nhau, và cả sự âu yếm, thì khởi đầu kiểu “cách mạng tình dục” sẽ khó có những “chương hồi” tiếp nối cho hôn nhân hạnh phúc. Rồi lại phải biện luận: ăn mãi một món chán, nên phải đi hoang...
Trải nghiệm tình dục sớm, theo nhiều thống kê, dẫn tới tước đoạt quyền làm cha mẹ của nhiều đôi lứa ở tuổi trưởng thành, chính là khi họ thực sự muốn sinh con để tạo hạnh phúc gia đình trọn vẹn mà bình dị, nhưng lại không thể. Sự tôn sùng “bản năng gốc” thực ra cũng không có cơ sở: con vật thực hiện hành vi tình dục để duy trì nòi giống.
“Cách mạng tình dục” thì cổ súy sự nếm trải khoái cảm kiểu “ăn trái cấm”, bất chấp “trái” còn xanh, và “hạt giống” chưa chín muồi về thể chất, dễ dẫn đến vô sinh, tuyệt tự. Đây là một hồi kết tuyệt vọng cho những thành viên sớm bước vào “cách mạng tình dục”.
Hiện thời, mặt trái của tình dục trong quan hệ đôi lứa giống chứng bệnh béo phì: bệnh nhân càng quá cân thì càng hay thèm ăn...
  • Lê Đỗ Huy
  • Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/104678/tinh-duc-khong-co--thi-tuong-lai--.html

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Gia đình - Bài giảng Lễ Thánh Gia tại tu hội Naza



BÀI GIẢNG TRONG NGÀY LỄ THÁNH GIA - 30/12/2012
tại TU HỘI NAZA – THỦ ĐỨC
CỦA ĐỨC CHA MICAE HOÀNG ĐỨC OANH

Câu trả lời của Chúa Giêsu: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?"

Trong câu này ta thấy có cha mẹ của Chúa Giêsu là Thánh Giuse và Đức Mẹ và bên cạnh đó ta thấy Chúa Giêsu còn có một người Cha khác nữa. Thánh Luca ghi rõ “nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói”, có thể trong chúng ta cũng không hiểu lời này, có lẽ chúng ta cũng đã nghe câu này nhiều lần. Trước hết chúng ta nhìn vào gia đình Thánh Gia, sau đó ta quay lại gia đình hôm nay của chúng ta đối chiếu mẫu gương gia đình Nazareth.


Ở đây chúng ta thấy về phần con người nơi Chúa Giêsu có 2 bản tính, bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa. Về bản tính nhân loại Chúa Giêsu có Đức Mẹ làm cho Ngài được sinh ra, với thân xác giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, có Thánh Giuse là cha nuôi. Khi đó Chúa Giêsu đã nghe Đức Mẹ khiển trách: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Chúa Giêsu không chối bỏ, và Ngài cũng nói: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?". Chúa Giêsu không chối bỏ về nhân phẩm của mình được sinh ra từ cung lòng Đức Mẹ một cách đặc biệt không vương vấn tội lỗi.

Thánh Gia đó cũng như bất cứ gia đình ai khác trong thế giới hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn làm những công việc, những nhịp sống, và cũng đầy bất trắc, khó khăn, thử thách, nhưng khác với gia đình chúng ta ở chỗ mỗi thành viên của gia đình Thánh Gia hành xử theo một nguyên tắc thống nhất là để Chúa làm chủ gia đình của mình. Vì thế, gia đình Thánh Gia dầu biết bao nhiêu khó khăn thử thách trăm bề về vật chất, về tinh thần, về quan hệ xã hội, có thể có cả với nhau như việc Chúa Giêsu hôm nay lạc mất đây, cha mẹ buồn phiền trách móc, nhưng lạ lùng một điều gia đình luôn có sự bình an, bởi vì có Chúa ở với các ngài, mọi thành viên luôn đi tìm ý của Chúa. Đặc biệt trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói: “Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?"

Nói cách khác, Chúa Giêsu mở cho Đức Mẹ và Thánh Giuse thêm một tầm nhìn lớn khác nữa, ngoài gia dình cha mẹ xác thịt của mình, còn có một gia đình khác bao la hơn, phổ quát hơn, đó là gia đình con cái Chúa, nơi đó chỉ có một Thiên Chúa độc nhất và chân thật là Cha của mọi người, và mọi người đều là con cái của Cha và mọi người là anh chị em với nhau. 

Trong bài đọc 2 hôm nay, Thánh Gioan cho chúng ta một tầm nhìn rõ ràng: “Anh em thân mến! Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa”. Ngoài là con cái của cha mẹ xác thịt chúng ta còn là con cái của Thiên Chúa. Gia đình xác thịt chúng ta phải theo mẫu gương của gia đình con cái Chúa, gia đình nơi đó Thiên Chúa là Cha độc nhất và chân thật, hằng ngày chúng ta vẫn tuyên xưng chân lý này qua Kinh Lạy Cha, và khi tuyên xưng như thế này, thì chúng ta phải tuyên xưng một cách đặc biệt theo lệnh của Chúa Cứu Thế, và theo thể thức và tâm tình của Chúa Giêsu, chúng ta dồn tất cả khả năng và tâm trí chúng ta dám nguyện rằng: “Lạy Cha chúng con. .”. Khi chúng ta tuyên xưng như thế là chúng ta tuyên xưng một chân lý căn bản nhất, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, mọi người là anh em. Lời tuyên xưng đó phải được thể hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Chúng ta nhớ ngày cha mẹ bồng chúng ta đến nhà thờ, xin linh mục ban Bí Tích Rửa Tội, linh mục hỏi anh chị em đưa con đến đây xin gì cùng Hội Thánh?: Thưa, xin Phép Rửa Tội. linh mục hỏi tiếp: Rửa Tội đem lại cho anh chị em điều gi? Thưa: Sự Sống đời đời.

Sự sống đời đời là sự sống hôm qua, hôm nay và ngày mai, sự sống khi còn trẻ cũng như lúc già, lúc chết, sự sống đời này và đời sau, sự sống khi vui mừng hay khỏe mạnh, sự sống khi chúng ta đau yêu, cũng như chết chóc, khi thành công hay thất bại, tất cả sự sống đời đời ấy là từng giây phút trong cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu cũng nói, sự sống đời đời là: “nhận biết Cha Thiên Chúa độc nhất và chân thật là Đấng đã sai Đức Giêsu đến trần gian”, (Gn 3, 16 -17). Chúng ta biết được sự sống này, sống và đạt được sự sống này là nhờ Đức Giêsu Kitô. Vì thế, lát nữa trong thánh lễ chúng ta sẽ đọc và tuyên xưng: “chính nhờ Người với Người và trong Người”, bản dịch của GKPV giải thích rõ hơn Người đó chính là Đức Giêsu Kitô, chính nhờ Đức Giêsu Kitô cùng với Đức Giêsu Kitô, và trong Đức Giêsu Kitô mọi vinh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Mọi sinh hoạt của chúng ta đều quy về Thiên Chúa là Cha. Và quy về Thiên Chúa là Cha đồng thời cũng quy về những anh em của chúng ta, đặc biệt những người nghèo khổ, nhưng người bị bỏ rơi.

Chúng ta đang sống trong Mùa Giáng Sinh, ngày nay những hang đá huy hoàng lộng lẫy làm cho chúng ta choáng mắt chúng ta quên mất cái hang đá đầu tiên là nơi máng cỏ Belem, một nơi tanh hôi, dơ dáy, bởi vì không có chổ trọ ở trong khách sạn, không có chổ trọ ở trong lòng người. Bởi vì, Giêsu đến hóa thân làm người, một con người nhỏ bé nhất, hình ảnh đó chúng ta phải thấy ở khắp mọi nơi, nhất là nơi những con người nghèo khổ. 

Chìa khóa của gia đình Thánh Gia là mẫu gương, chính nơi đó có Cha ngự trị, tất cả đều quy về Cha trên trời, sống trọn tinh thần như thế, và trong mọi thử thách gian nan ở nơi đó Cha vẫn là điều quan trọng và mọi thành viên đều đi tìm ý của Cha và mau mắn thi hành.

Giờ đây chúng ta nhìn vào gia đình Thánh Gia và cách riêng là mỗi gia đình của chúng ta, và chắc chắn mẫu hình của các gia đình phải là mẫu hình của gia đình Nazareth, và gia đình chúng ta hôm nay có thực sự đúng là mẫu gương của gia đình Thánh Gia hay không? Gia đình chúng ta hôm nay có thực đón nhận với tầm nhìn to lớn là có một người Cha chung là Thiên Chúa và tất cả mọi người là anh em của chúng ta hay không? Chúng ta có sống đúng với tinh thần như thế không? Trong gia đình chúng ta có thực sự Thiên Chúa làm chủ không?

Mỗi khi chúng ta làm một căn nhà mới chúng ta mời linh mục đến làm phép để làm gì? Chúng ta cứ tưởng là quan niệm mời linh mục đến để làm phép là để xua đuổi ma quỷ, chuyện đó là chuyện phụ chứ không phải là chuyện chính. Chuyện chính là khi ta mời linh mục đến làm phép nhà thì phải xác tín, tuyên xưng rằng với chòm xóm với mọi người thân yêu rằng: “nhà này Thiên Chúa ngự trị, Thiên Chúa làm chủ” mỗi khi người chồng, người vợ, người con, bạn bè, hàng xóm bước vào căn nhà này thì phải biết chào Chúa vì thấy Thiên Chúa làm chủ. Không phải người chồng hay người vợ làm chủ, không phải người con làm ra tiền, làm ra của cải cho gia đình làm chủ, mà Thiên Chúa làm chủ. Cho nên có bất cứ chuyện gì vui buồn sướng khổ, thì ngồi lại với nhau cùng giải quyết với nhau. Người chồng phải biết hỏi ý Chúa, nếu trong trường này Chúa làm sao con làm vậy. Người vợ muốn sửa đổi chồng cũng phải hỏi ý Chúa, trong trường hợp này con phải nói với chồng làm sao? Cha mẹ muốn sửa dạy con cái cũng phải hỏi ý Chúa trong trường hợp này con phải dạy con cái như thế nào, phải nói cái gì? Con cái muốn hành xử với cha mẹ cũng phải hỏi ý Chúa, và phải đối xử như thể là đối xử với Chúa vậy. Ta thấy rõ nguyên lý này như Chúa Giêsu đã nói, mỗi khi anh em cho một người bé mọn một ly nước lã là anh em làm cho chính Thầy, và anh em làm cho chính Thầy là anh em đón nhận Thầy, mà anh em đón nhận Thầy là anh em đón nhận chính Cha của Thầy, niềm tin công giáo của chúng ta hài hòa như thế đấy.

Trong năm đức tin mỗi gia đình chúng ta hãy xem lại gia đình mình có thực là gia đình có đức tin, là người có đức tin hay không? Gia đình chúng ta có sổ công giáo, có bàn thờ công giáo, có đi lễ nhà thờ công giáo, nhưng chúng ta tự hỏi chúng ta có đức tin thật không? Gia đình mình có đức tin thật không? Có thừa nhận Thiên Chúa là Cha của mình là Cha của mọi người, có để Chúa làm chủ gia đình mình, có nghe lời của Chúa nói, thi hành lệnh của Chúa truyền không? Tất cả mọi công ăn việc làm, từng giây phút, từng hơi thở, của mình tất cả và tất cả có thực sự mình sống mối thân tình với Thiên Chúa là Cha của mình, và có thể hiện với mọi người là anh em của mình hay không? 

Lý tưởng của người công giáo đích thực, chúng ta có thể xác định rõ chúng ta là người hạnh phúc nhất trần gian này, bởi vì chúng ta có trục tọa độ, mà chiều ngang là hoành độ là mối quan hệ xã hội, là đạo đức, đạo lý, mà đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành trong quan hệ giữa người với người, và với cái trục tung độ là trục niềm tin, hai trục đó gặp nhau ở điểm O. Đó là đời sống đích thực của người con cái của Thiên Chúa, chỉ có niềm tin công giáo mới cho ta thấy được một lối nhìn này. Và vì thế, từng lời ăn tiếng nói của chúng ta phải là hành động tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa là Cha, từng lời cầu nguyện của chúng ta đối với Thiên Chúa là Cha cũng là hành động đối xử thể hiện với người anh em chúng ta, đặc biệt đối với những người nghèo khổ.

Như thế, người công giáo, gia đình công giáo phải tự hào và xác tín rằng, chúng ta là người hạnh phúc nhất và gia đình chúng là gia đình hạnh phúc nhất trần gian, vì chúng ta biết được Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em, và chúng ta có một đời sống hài hòa thống nhất từng giây, từng phút của chúng ta đối với Thiên Chúa, đối với anh em, với xã hội với tha nhân đều là một thể thống nhất. Chúng ta càng sống đạo chúng ta càng yêu mến cha mẹ, càng yêu quê hương tổ quốc, càng yêu nhân loại, chúng ta càng phục vụ yêu thương chòm xóm, yêu thương hết mọi người, là chúng ta càng sống đức tin của mình một cách tích cực nhất.

Điều này chúng ta cũng hơn một lần nhìn nhận thấy sức chúng ta có hạn không làm nổi, nếu chúng ta không có ơn của Chúa, không có sức mạnh Thánh Thần của Chúa, và điều này cho chúng ta thấy nếu chúng ta xác tín niềm tin thống nhất như thế thì lệnh của Chúa truyền chúng ta phải thi hành là: “anh em hãy đi loan báo Tin mừng cho muôn dân”. Đây là lệnh truyền không thể không thi hành một cách tích cực và hữu hiệu, bởi nếu không thì điều mà Thánh Phaolô nói với giáo đoàn Corinto, cũng là điều phải nói với mỗi người chúng ta hôm nay “khốn cho tôi, nếu tôi không loan báo Tin Mừng”. 

Biết bao gia đình chúng ta đã đổ nát bởi vì chúng ta quên đi sứ mạng căn bản này, giây phút nào chúng ta quên sứ mạng căn bản này là giây phút đó chúng ta tạm ngưng nghỉ không còn là kitô hữu, không còn là người môn đệ của Chúa Kitô, nhiều khi chúng ta quá bận bịu với xây dựng, với lễ hội, với đủ mọi thứ mà chúng ta quên những người nghèo khổ của chúng ta khắp mọi nơi.

Là con cái của Chúa chúng ta vẫn tuyên xưng Thiên Chúa là Cha: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng nhưng có được bao nhiêu người biết Danh của Ngài, bởi vì họ có được nghe đâu, có được ai giới thiệu đâu? Nước Cha trị đến, chúng ta có xây dựng Nước đó bằng tình yêu chân thành bao trùm lên tất cả không? Ý Cha thể hiện dưới đất, ý của Cha là sai chúng ta đi chúng ta đâu có thi hành?

Trong ngày Lễ Thánh Gia hôm nay, tôi xin cầu chúc cho các gia đình sẽ thấm nhuần lý tưởng, linh đạo của mình, và biết chuẩn bị cho nhau sống tinh thần tu đức này được thể hiện qua các gia đình, biến các gia đình thành con thuyền chuyển tải đức tin thực sự cho con cái, biến gia đình mình trở thành một gia đình thừa sai, phải đào tạo người con của mình thành một nhà thừa sai thực sự, đặc biệt hơn nữa sẽ cống hiến con cái của mình thành con người biết tận hiến cả cuộc đời mình trong ơn gọi linh mục, tu sĩ, để đem Tin Mừng của Chúa đến khắp muôn dân.

Tôi cũng cầu chúc mỗi gia đình chúng ta biết ý thức là gia đình mình có phúc là được biết Chúa, để cho thần thế của Thiên Chúa biến đổi chúng ta, dẫn dắt chúng ta, cầm tay từng người và từng gia đình chúng ta sống đời sống thừa sai này. Bởi vì hạnh phúc của gia đình, của niềm tin chúng ta là sống sứ mạng được sai đi. Nếu chúng ta không thi hành sứ mạng này với muôn hình thức, thì chính gia đình chúng ta sẽ rắc rối sẽ cảm thấy bất hạnh và sẽ sụp đổ một cách tàn khốc như chúng ta cũng đã từng thấy trong nhiều gia đình ngay trong xã hội hôm nay, một xã hội mà muốn gạt Thiên Chúa ra khỏi mọi cơ chế và mọi gia đình cũng như cõi lòng của con người, thì sẽ dẫn xã hội, dẫn gia đình, dẫn con người đến chỗ tẻ nhạt, vô cảm, ích kỷ, đến chỗ sụp đổ. Ngược lại, chỉ có con đường quay trở về với Thiên Chúa, nhìn nhận Thiên Chúa, thừa nhận Ngài là Chúa của mình, là Cha của mình và của hết mọi người thì mới có thể sống hạnh phúc được, hôm nay, ngày mai và mãi mãi, ngay tại trần gian và sau cái chết của mỗi người. Amen

Nguyễn Lặng Thầm ghi nhận
Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/101972.htm