Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Cho Cha Mẹ -- Thần Học của Thân Xác


*

Uploaded by  on May 8, 2011
Cha mẹ là người giáo dục đầu tiên cho con cái. Đời sống đức hạnh của cha mẹ là lời dạy quý giá mà đứa con không bao giờ quên. Dầu tuổi trẻ có đi lạc đường, những gì họ học được ở gia đình, dẫn dắt họ trên đường đời (hay dẫn họ lạc xa đường) ngay cả khi họ ở nơi thung lũng của cuộc đời. Những gì họ nhìn thấy từ cha mẹ có thể cho họ một lối thoát.
Thiên Chúa trao ban cho cha mẹ quyền năng cao cả mà lắm khi họ không nhận ra để xử dụng nó.
Xin Chân Phước Gioan Phaolô II, cầu giúp cho cha mẹ.


Video clip này là một phần của Theology of the Body for Teens của Ascension Press. Người thuyết trình chính ở đây là Jason Evert. Đề biết thêm về Jason và Cristanina Evert mời bạn đếnhttp://www.chastity.com/node/442



Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Biến Gia Đình Thành Cõi Phúc An Bình


Điểm quan trọng đầu tiên là tâm tình và cử chỉ biểu lộ lòng yêu thương trìu mến. Đối với chúng tôi, đôi vợ chồng trong cuộc sống nơi gia đình, nên luôn luôn lưu ý đến việc bày tỏ tình yêu, qua các cử chỉ dịu dàng trìu mến như vuốt ve, ôm hôn nhau, đi kèm với lời nói êm ái ngọt ngào. Đôi vợ chồng nên thường xuyên ở trong trạng thái âu yếm nhau, ngước nhìn nhau, chiều đãi nhau và tìm cách làm vui lòng nhau. Nét thân mật trìu mến trong cử chỉ và lời nói, chứng tỏ một tình yêu chân thật và tràn đầy. Nếu không có nó, thì ngay trong hành động giao hợp, là hành động cao nhất trong mối liên hệ vợ chồng, cũng sẽ mất đi cái ý nghĩa chính yếu của tình yêu đôi lứa. Xin phép nói thêm rằng, thái độ cùng cử chỉ trìu mến, không phải chỉ giới hạn giữa đôi vợ chồng, mà còn lan rộng giữa mọi phần tử trong gia đình như ông bà, cha mẹ, con cái và họ hàng v.v... Làm thế nào để trong đời sống gia đình, chúng ta không bao giờ cảm thấy quá đủ, quá dư thừa trong các cử chỉ âu yếm, biểu lộ tâm tình trìu mến.

Có lẽ có người lên tiếng phản đối, cho rằng chúng tôi quá chú trọng các cử chỉ bên ngoài, và có thể rơi vào tâm thức ”trẻ con” hoặc ”tình cảm ướt át” quá độ, vô ích! Hoặc có người sẽ nói: trở thành vợ chồng rồi, không đủ sao, mà còn phải tìm kiếm thêm những cái "phụ trội” khác? Không! Chúng tôi không quá lời, khi đề nghị những cử chỉ đơn sơ nhưng vô cùng cần thiết! Tâm tình, cử chỉ và lời nói trìu mến, chính là món quà quí báu mà mỗi người có thể trao tặng người bạn đời dấu ái, và con cái của mình, trong đời sống hàng ngày, giữa lòng một gia đình hòa điệu và hiệp nhất.

Điểm quan trọng thứ hai là, tránh xa mọi chỉ trích tiêu cực trong gia đình. Thông thường, việc chỉ trích luôn ẩn chứa một tâm tình xấu, một ý hướng xấu: vạch trần một khuyết điểm, để hạ nhục người bạn đời. Đôi khi để trút bỏ nỗi hậm hực giận dữ đang sùng sục nung nấu trong lòng! Chỉ trích luôn luôn để lại hậu quả tiêu cực. Nó phá đổ lòng tin tưởng lẫn nhau, cũng như phá đổ sự tự tin, và khiến người bị chỉ trích rơi vào mặc-cảm tự-ti. Chỉ trích là liều thuốc độc giết chết sự bình an trong gia đình. Người bạn đời khi lớn tiếng nặng lời chỉ trích, thì họ quên mất rằng: "Gia Đình là nơi nương náu, là cái tổ ấm, là chốn yêu thương, mà mỗi phần tử đều yêu thích và mong mỏi tìm về, mỗi khi gặp phản bội và thất bại bên ngoài xã hội!”

Điểm quan trọng thứ ba là, hãy biến gia đình thành nơi chốn của lời khen tặng. Vợ khen chồng. Chồng khen vợ. Cha Mẹ khen tặng con cái. Hãy quảng đại trong lời khen, và cẩn trọng dè xẻn trong tiếng chê. Hãy nhìn thấy cái hay, cái đẹp, cái tích cực nơi người bạn đời, nơi người khác, để khuyến khích và để phát huy tối đa. Tâm tình tự nhiên này, giúp đôi vợ chồng Công Giáo dễ nâng tâm hồn lên chúc tụng ngợi khen THIÊN CHÚA. Hơn thế nữa, họ còn cảm tạ tri ân THIÊN CHÚA, Đấng là Tình Yêu và là Chủ Tể sự sống.

Nói tóm lại, tình yêu vợ chồng được kiến thiết ngày qua ngày, nhờ các cử chỉ và thái độ giản dị tự nhiên nhất, nhưng cũng chân thành sâu đậm nhất. Chính tâm tình trìu mến là nét đẹp dịu dàng, xóa bỏ mọi chỉ trích tiêu cực nơi gia đình, và biến gia đình thành nơi chốn của phúc lành. Có như thế, Gia Đình Công Giáo sẽ trở thành cõi phúc, chốn an bình. Mong lắm thay! Ước gì được như vậy!

...“Oán hờn và giận dữ là những điều ghê tởm, về chuyện đó kẻ tội lỗi có biệt tài. Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của THIÊN CHÚA, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly. Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha. Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin THIÊN CHÚA chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình! Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó? Hãy nhớ đến ngày tận số, mà chấm dứt thù hận, nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết, mà trung thành giữ các điều răn. Hãy nhớ đến các điều răn, mà đừng oán hờn kẻ khác, nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao, mà không chấp nhất điều lầm lỗi”(Sách Huấn Ca 27,30/28,1-7).
 
(”La Madonna del Carmine”, Bimestrale dei Carmelitani, Anno LXIV, n.4, 2010, trang 12-13)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Mầm non Phục Sinh


Giê-su Phục sinh ơi:
“Thời giờ thắm thoát thoi đưa
Nó đi , đi mất có chờ đợi ai….
Thời gian qua nhanh quá Giê-su, nhớ Phục sinh năm rồi, qua giờ Nguyện Đàm ở 36 Tú Xương, khi con tiếp cận với những tâm hồn đơn sơ, muốn hiểu biết Lời Chúa, nhất là cần gặp gỡ Chúa thật sự qua Lời của Ngài. Rất nhiều chị em tuy có đạo, nhưng chưa bao giờ tiếp xúc Kinh Thánh, vì không có dịp, hoặc là chưa được dự lớp Kinh Thán nào cả.
Chúa ơi! Con thấy nếu nghe cha giảng không thì chưa đủ, phải trực tiếp đụng chạm Lời Chúa, bằng cách cùng đọc chung “Lời” với nhau thì sức mạnh Thần Khí  sẽ  thổi vào tâm hồn người đọc được. Có nhiều lúc con đi lễ nghe cha giảng hay lắm, cố lắng nghe để nhớ. Nhưng khi ra khỏi nhà thờ nhớ được chút xíu, như hôm nay đây, cha giảng về mầm non Phục sinh con có nhớ hết được đâu.
Chúa Giê-su như một cây cổ thụ bị chặt đi, tưởng chừng như không còn mầm sống. Nào ngờ Chúa lại Phục Sinh và mầm sống bắt đầu phát triển. Có nhiều cái bế tắc trong cuộc đời, không nghĩ rằng sẽ đứng dậy được, nhưng nếu  biết đón nhận những biến cố ấy với một niềm tin vào Chúa thì sẽ thấy được ân ban.
Lạy Chúa , con cám ơn Chúa đã cho con nhận ra ân ban từng ngày sống của con. Con rất mừng khi được Chúa trao cho con sứ vụ  “Yêu mến và làm cho người khác yêu mến Thiên Chúa của con”. Sứ vụ nầy con phải tập và làm từng giây phút cả đời con không biết còn kịp thời gian con sống hay không nữa.
Cám ơn Chúa đã cho con  thấy được  sự cấp bách vì:
“Triều đại Thiên Chúa đã đến gần” (Lc 10,11)
“ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít…. Anh em hãy ra đi…
(Lc10, 2-3)
Biết bao tâm hồn cần biết Chúa mà các tu sĩ, linh mục không thể đến được thì giáo dân chúng con có bổn phận lãnh nhận sứ vụ đó, phải không Giê-su?
Lạy Chúa, con cám ơn các soeurs Vinh Sơn đã tạo điều kiện cho con, giới thiệu cho con các em muốn học Giáo Lý để Rửa tội. Các em không có thời gian đến lớp, em làm việc từ 4 giờ sáng đến 19 giờ 30 tối mới rảnh và 21 giờ kết thúc buổi học để các em còn phải ngủ và sáng dậy sớm.
Tối hôm đó con gặp soeur tại bệnh viện và giới thiệu các em cho con, soeur bảo con tìm chỗ có ghế đá trong bệnh viện để dạy. Chúa ơi, làm sao các em tập trung học cho được dưới ánh đèn mờ ảo và có nhiều người qua lại, con lo quá Giê-su.
Khó khăn hơn nữa, có em gái đọc chữ chưa thạo vì mới học hết lớp hai, soeur báo trước cho con như vậy. Con nói, nếu Chúa muốn thì Chúa sẽ giúp cho em đọc được. Đó là, anh em trai gái người Khmer đến gặp con… Chúng con bàn kế hoạch học, em trai lên tiếng:
-                      Cô xuống cănting con dạy đi, có chỗ.
-                      Biết ông chủ cho không?
-                      Được, con xin là ông cho…
Cám ơn Chúa, con và soeur mừng quá, soeur hối thúc con xuống xem , nếu được thì dạy luôn đêm nay, tranh thủ thời gian và một tuần ba buổi
Giê-su ơi, ông chủ ngoại đạo quá tốt, ông mời vào chỉ chỗ để xe, còn ra hiệu cho em lấy nước mời con uống, phòng rộng thênh thang, tiện nghi, đầy đủ ánh sáng.
Cám ơn Chúa đã tạo điều kiện cho con, giờ đầu nói chuyện làm quen hơn là học. Các em hiểu được cách làm dấu Thánh Giá là tuyên xưng Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi như thế nào? Các em biết làm dấu trước đó rồi, được đi nhà thờ mỗi chiều Chúa Nhật. Hai em nhờ soeur gởi vào làm, có xin phép ông chủ cho hai em đi lễ chiều Chúa nhật ( tuần một lần). Con hỏi hai em:
-                      Làm sao em biết Chúa mà xin theo đạo?
-                      Con có biết Chúa gì đâu, soeur bảo sao thì con nghe vậy.
-                      Làm sao em biết soeur?
-                      Mẹ con là bệnh nhân được soeur chăm sóc và giúp đỡ, giờ phút cuối được soeur rửa tội. Nhà con nghèo không có tiền mướn xe đưa xác mẹ về Sóc Trăng, soeur lo hết và gửi gia đình con cho cha dưới nhà lo tiếp. Ba con học Giáo lý ở quê và sắp sửa rửa tội…
Cám ơn Giê-su rất nhiều, các việc âm thầm soeur đã làm trong tình yêu Thiên Chúa, nếu không nghe các em kể thì ai nào biết được… chỉ có một mình Thiên Chúa thấu suốt. Nguyện xin Chúa giúp sức cho soeur trong sứ mệnh mà Chúa giao phó.
Giê-su ơi, Ngài sai con đi và Ngài ban Thần Khí xuống trong chúng con, cả buổi học chúng con trao đổi rất là vui, các em tiếp thu thật nhanh. Học hỏi tại chỗ không cần học bài, các em vẫn nhớ… Mấy hôm sau lại thêm một em trai là con chị điều dưỡng trong bệnh viện. Em nầy  học xong cấp ba, cũng đi làm rồi, em đến sau mấy buổi, nhưng vẫn theo kịp… Trong sách Giáo Lý có dẫn chứng những đoạn Kinh Thánh, con tập cho các em lật sách, đọc Lời Chúa… các em mê say và thích thú, các em nói “ nhanh quá”. Con nghĩ là con dạy nhanh, nhưng không phải nhanh mà là mau hết giờ, em còn muốn nghe nữa…
Giê-su biết không, con hỏi em trai đến sau:
-                      Em rửa tội lúc nhỏ , sao em chưa được học Giáo lý?
-                      Dạ, vì mẹ con đổi nhà hoài, nên con không học được.
-                      Vậy em có đi lễ không?
-                      Dạ, Chúa nhật con có đi lễ.
-                      Đi lễ mà em không được rước lễ , em có buồn không?
-                      Dạ, hơi buồn!...
-                      Con biết buồn là được ơn Chúa rồi…
Tánh em ít nói có vẻ khép kín…  nhưng khi học em cũng vui cười, hòa mình với mọi người, vẫn phải cầu nguyện tự phát như hai em kia.. Cám ơn Chúa đã cho em chịu học, mẹ em hỏi chừng nào hết khóa và em có được xưng tội rước lễ không? Mọi lo âu của chị con rất thông cảm, một mình chị nuôi dạy con không xuể, giờ nầy chị cảm thấy  được “ mầm non Phục sinh” như lời chị tâm sự.
Lạy Chúa, tối nay (Chúa Nhật PS) con đến lớp học sớm 5 phút đã thấy đứa con chị điều dưỡng ngồi chờ, con hỏi hai em kia đâu mới biết hai em làm chưa xong việc, vì hôm nay có người nghỉ nên hai em làm gồng. Mới vừa nhắc, thấy em ôm tập vở chạy lên, chừng học rồi hai em mới ăn cơm và em trai phải làm thêm một số công việc mà lúc chiều làm chưa xong.
Thương các em quá Giê-su, xin Ngài giúp sức cho các em có sức khỏe để làm việc và có lòng tin vào Chúa. Em báo cho con biết ba em hôm nay được Rửa tội (mầm non PS nữa đây), em mong học xong cũng được rửa tội như ba, và hai em mục đích đầu tiên muốn theo đạo là để cầu nguyện cho mẹ. Xin Chúa thương xót linh hồn của mẹ hai em.
Cám ơn Chúa đã ban cho chúng con (soeur, chị ĐD và con) nhận ra sự cần thiết trong đời sống tâm linh của mỗi người, để chúng con chu toàn bổn phận với những ai mà được Chúa giao phó.
Con xin ngợi khen Chúa Phục sinh của con .All! All!
08.04.2012
Con ElizabethCC
Nguồn:  http://ghxhcg.com/article.aspx?id=912

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

10 năm thành hôn Linh-Thụy và thôi nôi Camay Quỳnh Lam

Kỷ niệm 10 năm thành hôn của Nguyễn Vĩnh Linh - Bùi Cát Thuỵ
và thôi nôi của Nguyễn Phúc Quỳnh Lam (bé Camay)
là con và cháu Ông Bà Thông - Chà






Xem Album Picasa:
10 năm thành hôn Linh-Thụy và thôi nôi Camay Quỳnh Lam

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Giỗ Tộc lần thứ 4, ngày 31.03.2012


Lễ giỗ Nguyễn Tộc được tổ chức tại giáo xứ Hữu Phước, 
Nghĩa Thành, Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu















Xem thêm hình ảnh trong Album Picasa:
Giỗ Tộc 31.03.2012