Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Giỗ Nguyễn Tộc lần thứ 2 - Họp mặt hiệp thông


Họp mặt hiệp thông tại Đan viện Thiên Phước
và tại tư gia của Hoàng Thị Ngọc Thủy

Xin bấm vào đường dẫn để xem album Picasa:

Giỗ Nguyễn Tộc lần thứ 2 - Thánh Lễ

Thánh lễ giỗ Nguyễn Tộc do Viện phụ Maria Matthêu Nguyễn Bá Linh làm chủ tế,
Lm Hoàng Cẩn và Lm Nguyễn Ngọc Mỹ đồng tế,
với khoảng 80 bà con nội ngoại cùng hiệp dâng
tại nhà thờ Đan viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước, Bãi Dâu - Vũng Tàu.

Xin bấm vào đường dẫn dưới đây để xem album Picasa:

http://picasaweb.google.com/tramtinhnguyen/GioNguyenTocLanThu2ThanhLe?feat=directlink

Lm Hoàng Cẩn (thuộc chi Ông Trang - Bà Trước)
chia sẻ Lời Chúa

Xem video You Tube:

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Giỗ Nguyễn Tộc lần thứ 2 - Văn tế

Chúng con là hậu duệ của tổ tiên
Xin kính cẩn thưa rằng :
Nhân ngày tưởng nhớ
Mồng mười tháng ba
Chúng con họp đoàn
Thành kính bái lạy
Các bậc sinh thành
Công ơn trời biển
Tình sâu nghĩa nặng
Biển khơi chan chứa.
Dẫu cho ngày tháng đưa thoi,
Tình con sau trước trọn đời thiết tha.
Lòng hiếu thảo làm sao quên được,
Kính dâng lên báo đáp ân tình.
Xưa cha ông hữu đức, tiếng tốt lưu truyền.
Nay con cháu thừa ân, danh thơm nhớ mãi.
Con cháu hôm nay thành tâm kính bái,
Dâng nén hương trầm phụng hiếu tổ tiên,
Thật dạ khiêm cung, tấm lòng cảm kích.
Ôi, lạy Chúa muôn trùng cao cả
Cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng con
Được hưởng ân, phúc, lộc Chúa ban
Là niềm vui hưởng chốn thiên đàng.
Kính mong ơn trên ban phước
Cho con cháu kẻ trước người sau
Giữ gìn dòng giống trung hậu dài lâu vạn kiếp.
Kính cẩn bái lạy.


Xin bấm vào đường dẫn dưới đây để xem video You Tube:
http://www.youtube.com/watch?v=4ZUB4frUfCQ

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Nguyễn Văn Thông - 35 Năm Hội Ngộ


Gia đình Ông Nguyễn Văn Thật (chi Ông Nghiêm - Bà Phố)


Ông Sinh và con gái là cô Hồng (bà con họ ngoại)



Hồng Hà và các em (con Ông Khôi - Bà Mỵ, thuộc chi Ông Trang - Bà Trước)

Xin bấm vào đường dẫn dưới đây để xem album Picasa:

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

10 Đề Tài Về Gia Đình (6)

Mười đề tài giáo lý của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình cho Cuộc Hội Ngộ Quốc Tế Gia Đình lần thứ VI ở Mêxicô
Đề tài 6 : GIA ĐÌNH, NHÀ ĐÀO TẠO LƯƠNG TÂM LUÂN LÝ NGAY THẲNG
1. Con người thời nay ngày càng xác tín rằng phẩm giá và ơn gọi của nhân vị đòi hỏi rằng dưới ánh sáng của trí tuệ, nó khám phá những giá trị được ghi khắc nơi bản tính của nó, phát triển chúng không ngừng và thể hiện chúng trong cuộc sống của mình, và như thế càng ngày càng tiến bộ hơn. Hiện giờ, trong những phán đoán của nó về những giá trị luân lý, nghĩa là về những gì là thiện hay dữ và,vì thế, về những gì nó phải làm hay không, thì nó không thể thực hiện theo tự do ý chí. Tự sâu thẳm lương tâm mình, con người khám phá ra sự hiện diện của một luật mà nó không tự đặt ra cho chính mình, một luật mà nó phải vâng phục. Luật này được Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn nó, để, bên cạnh việc làm cho nhân vị nên hoàn thiện, nó sẽ chính là luật mà qua đó Thiên Chúa sẽ phán xét nó cách cá nhân.

2. Do đó, sẽ không có một sự thăng tiến phẩm giá con người cách đích thực nào khác hơn là trong sự tôn trọng trật tự cốt yếu của bản tính đó. Chắc chắn, nhiều điều kiện cụ thể và nhiều nhu cầu cần thiết của cuộc sống con nguời đã thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi. thế nhưng, mọi tiến triển tập quán và hình thức sống phải được duy trì trong những giới hạn được áp đặt bởi những nguyên tắc bất biến được xây dựng trên những yếu tố cấu thành và trên những mối tương quan thiết yếu của cuộc sống con người, những yếu tố và những tương quan vượt lên trên những bất tất của lịch sử.

3. Những nguyên tắc căn bản này, có thể hiểu được nhờ lý trí, được chứa đựng trong lề luật của Thiên Chúa, luật đời đời, khách quan và phổ quát, qua đó Thiên Chúa xếp đặt, hướng dẫn và cai quản thế giới và các nẻo đường của cộng đồng nhân loại theo kế đồ khôn ngoan và tình yêu của Ngài. Thiên Chúa làm cho con người tham dự vào lề luật này của Ngài để con người có thể biết nhiều hơn nữa chân lý bất biến. Vả lại, Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Ngài như là cột trụ và là nền tảng của chân lý và đã ban cho Giáo Hội sự trợ giúp thường xuyên của Thánh Thần để bảo toàn các chân lý của trật tự luân lý không sai lầm và giải thích cách đích thực không chỉ luật thiết định mạc khải nhưng còn những nguyên tắc luân lý phát xuất từ chính bản tính của con người và giúp cho sự phát triển và sự hoàn thiện của nó.

4. Ngày nay, nhiều người chủ trương rằng chuẩn mực của các hành vi nhân linh đặc thù không nằm nơi bản tính con người hay nơi luật mạc khải, nhưng là nơi luật tuyệt đối và bất biến duy nhất này là sự tôn trọng phẩm giá con người. Thêm nữa, chủ nghĩa tương đối triết học và luân lý chối bỏ sự tồn tại của chân lý khách quan, trên bình diện hữu thể cũng như hành vi luân lý. Mỗi người sẽ có chân lý của mình bởi vì mỗi người giải thích các sự vật và cách hành xử theo trí tuệ và lương tâm cá nhân của mình. Việc cùng chung sống bó buộc chúng ta đến một chân lý được mọi người thừa nhận, qua sự đồng thuận cho phép chúng ta sống trong hòa bình. Đó là nền tảng của những luật lệ được ban bố bởi các nghị viện dân chủ, Giáo Hội chẳng có gì để nói và nếu nói, thì Giáo Hội sẽ can thiệp vào lãnh vực không thích hợp cho mình và nó trở nên nguy hiểm theo quan điểm dân chủ.

5. Những hậu quả là tai hại đối với con người, gia đình và xã hội. Điều này giải thích cho việc biện minh phá thai như là quyền của người nữ, cho việc tìm kiếm pháp chế hóa cái chết êm dịu, việc điều hòa sinh sản nhân tạo, các luật lệ ly dị càng bi quan hơn, những quan hệ ngoài hôn nhân…

6. Gia đình kitô hữu có thách đố lớn lao là đào tạo lương tâm luân lý cho con cái trong chân lý và sự ngay thẳng, đang khi vẫn chu đáo tôn trọng phẩm giá và tự do của chúng, để giúp chúng tự đào tạo một lương tâm ngay thẳng về những vấn đề lớn của cuộc sống con người : việc tôn thờ và tôn kính Thiên Chúa Tạo Hóa và Cứu Độ, tình yếu đối với cha mẹ, tôn trọng sự sống, thân xác của mình và của người khác, tôn trọng các của cải vật chất và danh dự của tha nhân, tình huynh đệ giữa mọi người, cứu cánh chung của các của cải làm nên, sự không phân biệt đối xử vì những lý do tôn giáo, xã hội hay kinh tế…Những giới luật của Thập Giới và các Mối phúc là những điểm chắc chắn cho giáo huấn này.

7. Ngày nay, các cha mẹ phải tin tưởng và can đảm giáo dục con cái mình nơi những giá trị này, bắt đầu bằng giá trị căn bản nhất : sự tồn tại của chân lý và sự cần thiết tìm kiếm chân lý, theo đuổi nó để thể hiện mình như là những con người. Những giá trị quan trọng khác là lòng quý mến đối với sự công bằng và đối với giáo dục giới tính rõ ràng và tinh tế đưa đến việc làm tăng giá trị bản thân của thân xác và vượt qua não trạng và thực hành giảm thiểu nó thành một đối tuợng của lòng thèm muốn ích kỷ.

8. Điều kiện căn bản của việc giáo dục này là tạo nên nơi con cái một tình yêu và sự hài hòa đối với Giáo Hội và, đặc biệt hơn đối với Đức Thánh Cha, các giám mục và linh mục ; để chúng thấy nơi các ngài nỗi ưu tư của một người mẹ tốt lành, yêu thương chúng và chỉ ước muốn giúp đỡ chúng sống cách đúng đắn và xứng đáng trong thế giới này và hưởng được sự chiêm ngưỡng Thiên Chúa trong vinh quang.

(Còn tiếp)
Lm Võ Xuân Tiến chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp

Nguồn: Website Tổng giáo phận Huế
http://tonggiaophanhue.net

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

Sinh Nhật Thứ 4 của Nguyễn Vĩnh Thụy






Sinh nhật thứ 4 của Anphong Nguyễn Vĩnh Thụy
07.04.2006 - 2010
tại nhà hàng Hapby, Saigon, tối 04.04.2010
(Vĩnh Thụy là cháu đích tôn của Thông - Chà,
thuộc chi Ông Quy - Bà Nhạn)

Xin bấm vào đường dẫn dưới đây để xem album Picasa:
và video You Tube:

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

Thiệp Mời Tham Gia Ngày Giỗ Tổ

THIỆP MỜI
***
Trân trọng kính mời: ………………………………………………………………………………………………
vui lòng dành chút thời gian đến tham dự Lễ giỗ hàng năm - Kính nhớ Tổ tiên Ông bà.

Thánh Lễ Kính nhớ Tổ Tiên được cử hành vào lúc 9h30, thứ sáu, ngày 23 tháng 04 năm 2010
(nhằm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, mồng 10 tháng 3 năm Canh Dần) tại:

Nhà Thờ Đan Viện Xitô Thiên Phước,
số 140/10 đường Trần Phú - Bãi Dâu - P.5 - TP.Vũng Tàu.

Sau thánh lễ, kính mời tham dự bữa tiệc họp mặt gia tộc tại:

Nhà Hàng Cây Bàng: số 93 đường Trần Phú - P.5 - TP.Vũng Tàu.

Sự hiện diện đông đủ của quý bà con sẽ giúp củng cố và thắt chặt tình huyết thống trong dòng họ chúng ta.

Trân trọng kính mời.

TM. TBTC
Nguyễn Văn Thông

- Bà con nào tham dự, xin vui lòng báo lại cho anh Thông trước ngày 10-04 để tiện sắp xếp.
- Ngày lễ giỗ, trường hợp quý bà con nào đến sớm, xin liên hệ anh Thông (ĐT: 0902.728.016) để tiện việc đón tiếp.

CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ


08 giờ 00 – 09 giờ 00 : Đón tiếp bà con thân tộc
09 giờ 00 - 09 giờ 30 : Sinh hoạt chung
09 giờ 30 – 10giờ 30 : Thánh lễ cầu cho Tổ tiên
10 giờ 30 – 11giờ 00 : Nghi thức tưởng niệm
12 giờ 00 : Tiệc họp mặt gia tộc

Thư Ngỏ Nhân Ngày Giỗ Tổ 23-04-2010

THƯ NGỎ

Kính thưa quý bà con nội ngoại,

Thờ phụng tổ tiên là một bổn phận đặc thù trong nền văn hóa của người Việt Nam. Đó cũng là một trách nhiệm có tính cách luân lý, là một sự biểu lộ tình cảm và lòng tin vào huyết thống được thể hiện qua môi trường gia tộc, xuất phát từ giới răn thứ Tư của Thiên Chúa, từ đạo lý của người Việt Nam, từ tâm thành của người sống và của các thế hệ con cháu đối với các bậc tiền nhân.

Kính nhớ tổ tiên là chân nhận có mối liên quan mật thiết giữa những người đã khuất và những người còn sống hiện tại, đồng thời nói lên lòng tri ân đối với công ao trời bể của các Ngài, qua đó dẫn dắt con cháu chúng ta đến với Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng tạo thành vạn vật, là Đấng căn nguyên của sự sống và là chủ thể của thời gian.

Trong tinh thần “ Uống nước nhớ nguồn “ và theo đề nghị của đại diện khu vực Vũng Tàu, lễ giỗ năm nay sẽ được tổ chức vào lúc 9 giờ 30 ngày 23 tháng 04 năm 2010 nhằm ngày 10 tháng 03 AL năm Canh Dần tại:

Thánh đường Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước,
số 140/10 đường Trần Phú, Bãi Dâu, phường 5, thành phố Vũng Tàu.

Để cho ngày báo hiếu của gia tộc được thực hiện hoàn mỹ, chúng con, đại diện Ban Điều Hành tha thiết kêu gọi lòng nhiệt tâm và sự trợ giúp quý báu của quý bà con, về tinh thần cũng như vật chất, để ngày lễ kính nhớ tổ tiên của gia tộc chúng ta gặt hái được thành công tốt đẹp vẹn toàn.

Chúng con cũng xin gửi đến quý bà con, những người ở quá xa không thể về tham dự trong ngày giỗ Tổ, hiệp thông cùng đại gia đình dâng lời cầu nguyện cho tiền đồ của gia tộc ngày càng phát huy, con cháu giữ được gia phong, an ninh khang thái, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về :
Nguyễn Văn Thông
A502 Chung cư Hòa Bình
90A Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, Tp. HCM
Điện thoại : 08.38.659.328 - 0902.728.016
Email : luongnguyen80@yahoo.com

Kính xin gửi đến quý bà con lời chúc an bình và hạnh phúc trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

TM. BAN ĐIỀU HÀNH
Nguyễn Văn Thông

Câu Trả Lời Của Ngôi Mộ Trống

CÂU TRẢ LỜI CỦA NGÔI MỘ TRỐNG
(Ga 20,1-9)
“Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin” (Ga 20,8)
Hai hôm sau ngày Chúa Giê-su chịu chết và được táng xác trong huyệt đá, trời vừa hửng sáng, Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đi ra thăm mộ Chúa Giê-su và thấy tảng đá đậy cửa mộ đã bị lăn đi, còn mộ thì trống không.

Bà chạy về báo tin cho ông Si-mon Phê-rô và người được mệnh danh là “môn đệ Chúa Giê-su thương mến”. Cả ba cùng hối hả chạy ra mộ.

Họ đã cùng chứng kiến cảnh ngôi mộ trống không, khăn liệm xếp lại gọn gàng. Nhưng trong thâm tâm, mỗi người lại có những suy nghĩ khác nhau:

Bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na cứ đinh ninh rằng xác Chúa Giê-su đã bị đánh cắp (Ga 20,13-15).

Ông Phê-rô thì rất đỗi ngạc nhiên vì sự việc đã xảy ra (Lc 24,12).

Còn “người môn đệ Chúa Giê-su thương mến” thì tin chắc rằng Chúa Giê-su đã sống lại như lời Ngài đã tiên báo (Ga 20,9).

Cùng một sự kiện, nhưng lại có nhiều thái độ đức tin khác nhau.

Điều này vẫn thường xảy ra trong đời sống của mỗi Ki-tô hữu.

***

Sống đức tin là biết nhìn tất cả mọi việc theo quan điểm của Thiên Chúa và trong ý hướng của Thiên Chúa.

Sống đức tin là xác tín rằng Thiên Chúa đang thực hiện chương trình của Ngài xuyên qua mọi biến cố trong cuộc đời.

Nhưng làm thế nào để biết được ý Chúa?

Cách thế duy nhất và hữu hiệu nhất là sống bằng chính Lời của Ngài.

Lời Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta biết rõ ý Chúa, sẽ giúp chúng ta củng cố, phát triển và kiện toàn đức tin.

***

Chúa Ki-tô đã sống lại, chỉ còn ngôi mộ trống không.

Trong cuộc sống, chẳng thiếu gì lúc chúng ta gặp thấy ngôi mộ trống này.

Đó là những lúc chúng ta kiếm tìm một dấu chứng để củng cố lòng tin đang bị lung lay của mình.

Nhưng thay vì một chứng cớ rõ ràng, Chúa Ki-tô lại chỉ đưa ra cho chúng ta một biến cố tạo nghi vấn.

Thay vì trả lời, Ngài lại bắt chúng ta tự đặt ra câu hỏi cho chính mình:

“Như thế nghĩa là gì?”

Quả thật lắm lúc chúng ta đã bối rối phân vân trước câu hỏi bỏ ngỏ ấy.

“Chúa muốn nói gì?”

Thật khó mà xác tín được!

***

Bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy:

Cũng như cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su đã được tiên báo trong Kinh Thánh, sứ mạng của mỗi người chúng ta cũng đã được Thiên Chúa tỏ lộ bằng cách này hay cách khác trong chính cuộc đời chúng ta.

Thiên Chúa cũng đã mở sẵn cho chúng ta một tương lai bằng cách chuẩn bị cho chúng ta những bước đường trong quá khứ.

Xuyên qua những hỗn độn trong cuộc sống, Thiên Chúa đã tỏ ý của Ngài cho chúng ta bằng những biến cố bỏ ngỏ, những “ngôi mộ trống” mà Ngài đặt trước mắt chúng ta.

Muốn biết được những “ngôi mộ trống” ấy muốn nói gì, chúng ta phải duyệt xét lại quãng đời đã qua của mình, để nắm bắt những dữ kiện chính và xếp đặt chúng lại dưới ánh sáng của Tin Mừng.

Với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ nhận ra được thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời mình.


Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã sống cuộc sống trần gian, đã chịu chết và đã sống lại để mở ra cho nhân loại đường về cõi trường sinh.

Con tin chắc một điều là Chúa cũng muốn con sống, chết và sống lại như thế.

Nhưng để được sống lại như Chúa, con phải theo con đường nào để hiến tế bản thân con?

Đâu là đỉnh núi Sọ của con?

Xin Chúa dạy con biết nhìn để thấy được điều Chúa muốn con thi hành.

Và xin Chúa trợ giúp để con đủ nghị lực hoàn thành điều Chúa muốn.

Những lúc Chúa cho con xem thấy “ngôi mộ trống”, thì xin Chúa cũng cho con luôn nhớ rằng Chúa đã phục sinh. A-men ./.

Trầm Tĩnh Nguyện

Nhật Ký 24 Giờ Cuối Của Chúa Giêsu

Nhật ký 24 giờ cuối
VietCatholic News (01 Apr 2010 12:55)
5 giờ 00 chiều ngày thứ năm tuần thánh:

Chúa Giêsu từ biệt Đức Mẹ

Con thấy Chúa và Mẹ khóc, hơn ba mươi năm trong mái ấm gia đình, cơm lành canh ngọt, thắm đượm tình yêu mẫu tử. Giờ đây chia lìa mẹ con, ôi thật xót xa cả cõi lòng, mẹ nhìn con đi mà đôi mắt rớm rớm lệ. Chúa Giêsu bước đi trong tê tái cõi lòng, Mẹ ơi mẹ có thấu chăng ?

6 giơ00 chiều thứ năm:

đến nhà Tiệc ly

Nơi đây sẽ mang nhiều kỷ niệm của một đời ân sủng và sự cứu rỗi, Chúa mòn mỏi đợi chờ các môn đệ.

7 giờ 00 tối thứ năm:

Bữa tiệc ly với các môn đệ

Cũng một bữa ăn nhưng hôm nay con thấy sao khác lạ, ánh mắt Chúa mãi vò võ kiếm tìm, Phêrô đến chưa ? Giuđa, Gioan, Anrê, Giacôbê và cả Giuđa Iscariô nữa ! Tất cả đã có mặt rồi chứ, chúng ta thánh hóa bữa ăn nhé.

8 giờ 00 tối thứ năm:

Tiệc thánh Thể

Con thấy bàn tay Chúa run run cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao ban cho các môn đệ. Rượu cũng thế, Chúa dặn các môn đệ hãy ghi nhớ điều này.

9 giờ 00 tối thứ năm:

giờ hấp hối đầu tiên tại vườn cây dầu.

Con thấy Chúa thật tội nghiệp, Chúa lê lết đi, mồ hôi và nước mắt lăn dài. Chúa muốn các môn đệ thức với Chúa.

10 giờ 00 tối thứ năm:
giờ hấp hối thứ hai tại vườn cây dầu

Mồ hôi và máu của Chúa bắt đầu tuôn đổ, cơn xao xuyến và nỗi lo sợ tràn ngập tâm hồn chúa. Ôi nhân lọai sao quá hững hờ.

11 giờ 00 tối thứ năm:

giờ hấp hối thứ ba của chúa

Nghĩ đến những cực hình mình sẽ chịu, bao sỉ nhục Chúa trãi qua, ruột gan của chúa rối bời, các môn đệ đâu, giờ họ đang ngủ.

12 giờ 00 đêm:

Chúa Giêsu bị bắt

Thật không thể nào tin được, đang đêm mà họ vẫn đi tìm bắt chúa, một cảnh náo lọan xảy ra, các môn đệ bỏ chạy, để Chúa một mình giữa phong ba bão táp.

1 giờ 00 sáng thứ sáu tuần thánh:
Chúa ngã ở suối cedron.

Quân lính xô Chúa ngã, chúng kéo Chúa lên, những tảng đá va mạnh vào đầu Chúa, con nghe ngàn muôn nổi tái tê.

2 giờ 00 sáng thứ sáu:

xử án tại nhà Anna

Anna là nhạc phụ của caipha, có lẽ ông cũng chẳng biết nên xử thế nào với Chúa Giêsu.

3 giờ 00 sáng thứ sáu:
xứ án tại nhà Caipha.

Ông này làm Thượng tế, chính ông đề nghị giết Chúa Giêsu để cứu dân chúng.

4 giờ 00 sáng thứ sáu:

Chúa Giêsu trong tay quân dữ.

Sau khi xét hỏi, Caipha giao chúa Giêsu cho quân lính. Bắt đầu trận mưa đòn dồn dập, Thân Thể Chúa máu me đầm đìa.

5 giờ00 sáng thứ sáu:

Họ giam chúa Giêsu trong ngục

Ôi con Thiên Chúa đã đành trút bỏ hết mọi vinh quang, giờ đây mang lấy tấm thân của người nô lệ.

6 giờ00 sáng thứ sáu:

Họ điệu chúa Giêsu đến với Caipha và Philatô

Ông Thượng Tế và Tổng Trấn đứng ra xét xử chúa, con người trở nên mê muội khi dám xử án Đấng là Chúa tể mọi loài.

7 giờ 00: trước mặt Tổng Trấn Philatô
Philatô biết chúa vô tội, thế mà ông vẫn lạnh lùng để cho Chúa phải chết.

8 giờ 00: Baraba một tên đầu trộm đuôi cướp thì được tha, còn chúa Giêsu chịu dánh đòn.

9 giờ 00: Chúa Giêsu đầu đội mũ gai, trên vai Thập giá tiến ra pháp trường.

10 giờ 00 : Chúa Giêsu vác Thập Giá lên đồi Calvê giữa những tiếng hò la của dân chúng.

11 giờ 00 trưa: những nhát búa, những chiếc đinh lạnh lùng đóng tay chân Chúa vào thập giá, ôi con người, tội lỗi biết là dường nào.

12 giờ 00 – 14 giờ 00 : Chúa Giêsu qùăn quại trong cơn hấp hối, giờ của bóng tối trùm vây.

15 giờ 00 : Giờ sinh thì, Chúa Giêsu tắt thở trên cây Thập giá, một người lính lấy lưỡi đòng đâm cạnh nương long của chúa, tức thì máu và nước chảy ra.

16 giờ 00 : mai táng chúa Giêsu trong mộ. Ông Giô-xép là người đã mai táng xác chúa, Nicôđêmô thì đem mộc dược và trộn với trầm hương để tẩm liệm cho Chúa.

Hai mươi bốn giờ đã qua, lạy Chúa xin cho con sống trong tình yêu của Chúa.

Lm Giacôbê Tạ ChúcNguồn: http://www.vietcatholic.org