VietCatholic News (16 Dec 2008 05:57)
Phụ Âm Lỏng/Chặt – Nguyên Âm Thường/Ngắn
Tôi rất thích thú được đọc bài viết Thử xem qua một số từ vựng Quảng trị của Ông Nguyên Nguyên trên Khoahoc.net (12.07.2007) và nghe giảng giải về nguồn gốc tiếng nói của mình.
Tôi rất thích thú được đọc bài viết Thử xem qua một số từ vựng Quảng trị của Ông Nguyên Nguyên trên Khoahoc.net (12.07.2007) và nghe giảng giải về nguồn gốc tiếng nói của mình.
Người Huế chúng tôi cũng có những cách ăn nói gần y chang như người ở vùng quê của tác giả Trần Hữu Thuận (Tiếng Quảng trị, talawas.org ngày 13/6/07), là vì tổ tiên chúng tôi cùng Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lên bờ (1558) cũng tại vùng Ái tử Quảng trị hiện nay!
Tuy nhiên, nếu được phép, tôi xin có vài ý kiến về điều mà tác giả Nguyên Nguyên gọi là "sự lộn xộn ở [phụ] âm cuối" [n]~[ng= ¾], [t]~[c=k],... trong các tiếng như 'Ôông', Roọng',... 'Thoọc', Trôốc, v.v.. Đó là những phụ âm cuối mà người Huế-Quảng trị chúng tôi phát thanh như những phụ âm lỏng (consonnes lâches / lax consonants), trong khi cũng với những phụ âm cuối đó lại được phát thanh như những phụ âm chặt (consonnes serrées / tense consonants) tại những nơi khác.
**
Trước tiên tôi xin được giải thích sơ qua về khái niệm lỏng/chặt của các phụ âm cuối trong tiếng Việt.
a) Nếu ta quy ước đặt dấu mũ ^ phía trên và liền sau các phụ âm chặt và không để dấu gì trên các phụ âm lỏng thì sẽ có những cặp phụ âm lỏng và chặt như sau:
[m] » [m^], [n] » [n^], [ng=¾] » [ng^=nh=¾^],….
Ví dụ: nam » nam^ (nam / năm); an » an^ (an / ăn); ô¾ » =ô¾^ (ôông/ông: giọng Huế/giọng nói những nơi khác); e¾ » e¾^ (eng/anh = grand frère-elder brother: giọng Huế/ giọng Bắc )…
b) Cũng có những phụ âm tự bản thân là lỏng hoặc chặt, nên lại xuất hiện những cặp phụ âm lỏng/chặt như sau:
[b] » [p], [d] » [t], [g] » [k], và hai bán nguyên âm [o=w; u=w^] và [y]: [o=w]»[u=w^], [i]»[y]. (Không cần dấu mũ ^ để ký hiệu những âm chặt p, t, k, u, y)
Ví dụ: đab » đap (đáp=đáb/đắp); bad » bat (bát =bád/bắt); trốg » trốk (trôốc=trốg/ trốc: giọng Huế/giọng các nơi khác); saw » saw^ (sao/sau); mai » may….
c) Ta thấy gì với những ví dụ trên đây?
Trước tiên là cách viết chữ quốc ngữ hiện nay chưa diễn tả được âm thanh của tiếng nói, vì bỏ qua nhận thức về các phụ âm lỏng/chặt.
Thêm nữa, nếu để ý kỹ càng hơn, ta sẽ thấy rằng âm ă và âm â cũng chỉ là những âm a và ơ, nhưng bị hóa ngắn mà thôi, – sự kiện hóa ngắn này xảy ra khi một nguyên âm bất kỳ nào đứng trước một phụ âm cuối hóa chặt, như ta sẽ thấy dưới đây khi nói đến cách phát âm của người trong Nam –. Chẳng hạn, lấy lại trường hợp n và n^ trong an » an^, khi phát âm hai tiếng này, (an / ăn), ta sẽ dễ dàng nghe thấy ă trong tiếng ăn là một âm a ngắn (a bref/short a), và a trong an là âm a thường (a normal/normal a). Tương tựa như vậy, âm â trong các tiếng ân [=ơn^], câm [=cơm^] cũng chỉ là những âm ơ ngắn, so với âm ơ thường trong các tiếng ơn và cơm. (Thêm một nhận xét nữa là trên thực tế chữ viết, mỗi lần hai chữ ă và â xuất hiện trong một tiếng, ta biết phụ âm cuối theo sau là những phụ âm chặt). Vậy nên chăng bỏ đi hai chữ cái ă và â, – mà xưa rày được xem là hai nguyên âm riêng biệt –, để chỉ còn giữ lại 9 nguyên âm trong bộ chữ quốc ngữ (thay vì 11như hiện nay!). Và cũng phải thận trọng trong việc chủ trương thay thế i bằng y, là hai bán nguyên âm lỏng/chặt, rất khác nhau!
**
Khi nghe người miền Trung (Huế -Quảng trị) nói chuyện, một số nguyên âm, đứng trước phụ âm lỏng, hình như được kéo dài và người nghe có cảm giác các phụ âm cuối [¾], [k],… đã biến thành [n], [t],.... Nhưng sự thật không phải như vậy. Khi chúng tôi nói ôông thì phụ âm cuối không còn là [¾^] chặt nữa, nhưng đã hóa lỏng [¾], vẫn được phát trong cuống họng, – không phải là [n] phát phía đầu lưỡi – do đó ta không thể viết là ôn được. Cũng vậy, phụ âm cuối của trốc [c=k] được người Huế-Quảng trị hóa lỏng thành [g], cũng phát trong họng, – không phải là [t], một phụ âm chặt, phát ra đầu lưỡi –, nên không thể viết là trốt! Và cũng không thể viết eo óc thành eo ót được, như tác giả Đoàn Khách đã đề nghị viết trong cuốn Sảng đình Thi tập (Thanh Tịnh xb, California USA, 2001, trang 295).
Nói tóm lại là trong cách phát âm một số phụ âm cuối của người Huế-Quảng trị có sự chuyển hóa các âm phụ cuối từ chặt sang lỏng:
[¾^] » [¾]... Ví dụ: [ô¾^] » [ô¾] (ông => ôông); [tro¾^] » [tro¾] (trong => troong)…
[k] » [g]. Ví dụ: [thọk] » [thọg] (thọc => thoọc); [ók] » [óg] (óc => oóc). Phải viết “thọg” và “óg” mới diễn tả đúng âm thanh của phụ âm cuối lỏng trong các tiếng thoọc, oóc…!
[k] » [g]. Ví dụ: [thọk] » [thọg] (thọc => thoọc); [ók] » [óg] (óc => oóc). Phải viết “thọg” và “óg” mới diễn tả đúng âm thanh của phụ âm cuối lỏng trong các tiếng thoọc, oóc…!
**
Trong khi người Huế hóa lỏng một số phụ âm cuối, thì người Nam (kỳ) lại hóa chặt đa số các phụ âm cuối.
Hồi trước, khi mới vô Nam, nghe người ta nói chuyện, tôi cảm thấy rất lạ tai. Ví dụ họ nói:
- tin, với [n] lỏng, bị hóa chặt thành [n^], thì kết quả là nguyên âm [i] bị hóa ngắn – vì đứng trước một phụ âm cuối chặt –, và tin lại được nghe qua như là tinh. (Đây là nguyên do khiến xảy ra sự sai lầm đáng tiếc của nhóm tác giả (người Bắc) đã đồng hóa tin với tinh trong quyển Le Vietnamien sans Peine/Tiếng Việt không Khó nhọc, Nhà xb Assimil, Chennevières-sur-Marne, Pháp, 1994, tr. XVII).
- vịt, với [t] chặt, làm cho ta sai lầm đồng hóa với vịch ! Cũng cần nhắc lại rằng [t] là một phụ âm chặt nên chữ viết đúng của tiếng “vịt”, theo cách cách phát âm thông thường – với phụ âm cuối hóa lỏng – ở Trung và Bắc Việt nam, là “vịd”, vì [d] mới thật là phụ âm lỏng. Thành ra, nếu viết « vịt » với [t] thì người Nam (kỳ) lại phát âm đúng hơn những nơi khác !
Nhân tiện ta lại nhắc đến con số 9 (nguyên âm) trên đây. Nếu cho rằng ă và â là hai nguyên âm riêng biệt – thật ra chúng chỉ là những âm a ngắn và ơ ngắn mà thôi – thì cũng phải chấp nhận mỗi nguyên âm thường lại có một nguyên âm ngắn, theo cách phát âm của người Nam, và của cả người Trung nữa, cho đến ít nữa là vùng Nha trang: i/í; ư/ứ; u/ú; ê/ế; ơ/ớ=â; ô/ố; e/é; a/á=ă; o/ó. Và như thế là trong bộ chữ quốc ngữ sẽ có đến 18 nguyên âm!
**
Bàn về âm học có thể gây nhiều rắc rối nhưng lại bổ ích, nhất là đối với việc học và dạy tiếng nói – tôi xin lưu ý: học tiếng, chứ không phải học chữ, mới có ích thực sự cho việc giao tiếp –, tiếng người cũng như tiếng ta. Theo kinh nghiệm dạy tiếng Việt của tôi cho người ngoại quốc, khái niệm lỏng/chặt rất quan trọng để giúp họ phát âm chuẩn, (rõ ràng).
Trên đây là một vài nhận xét thô thiển của tôi dựa trên những khám phá về âm học (nguyên âm thường/ ngắn, phụ âm lỏng/chặt) trong tiếng ta, của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Bạt-Tuỵ, mong các bạn đọc cho ý kiến.
TRẦN VĂN MẦU14, Hồ Tùng Mậu
Đà Lạt (Việt Nam)
Tel & Fax: +84 63 3835255
TRẦN VĂN MẦU14, Hồ Tùng Mậu
Đà Lạt (Việt Nam)
Tel & Fax: +84 63 3835255
1 nhận xét:
Tôi thấy khi tìm hiểu giọng nói (ngôn ngữ) của miền Trung nói chung, và của Huế, Quảng Trị nói riêng sẽ phát sinh nhiều điều thú vị, và cả những thắc mắc chưa có giải đáp. Ví dụ như có người cho rằng tiếng Huế nguyên từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào thì vẫn còn giữ âm sắc tương tự như người Quảng Trị, chỉ sau này, khi các chúa và quan trong triều cưới các bà quý phi, thứ phi người miền Nam ra ở, nghe giọng nói trọ trẹ lạ tai của họ, nhiều người trong triều và cả dân chúng cùng bắt chước nói theo (để lấy lòng các bà và các chúa), từ đó phát sinh ra âm sắc "nhè nhẹ" trong câu chữ, pha trộn giữa sắc thái âm Nam bộ và âm Trung bộ, dần dà tạo nên giọng nói của người Huế bây chừ !
Tôi có tìm được bài viết "Tiếng Quảng Trị" (và cả image minh họa) của tác giả Trần Hữu Thuần. Nếu anh Tịnh quan tâm tôi sẽ gởi cho anh.
Nguyễn Văn Danh
Đăng nhận xét