Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Ngân Khánh Hôn Phối: Văn Ngọc - Bạch Vân

Đại gia đình NGUYỄN TỘC
chúc mừng lễ kỷ niệm 25 năm ngày cưới của
Antôn Nguyễn Văn Ngọc - Maria Lê Thị Bạch Vân
(Ông Ngọc là trưởng nam của Ông Chỉ - Bà Tửu)



*

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009

Gia Đình Thánh (Lễ Thánh Gia)

VietCatholic News (26 Dec 2009 00:12)

Thiên Chúa tạo lập gia đình thánh gia trên trần gian, gồm có Thánh Giuse, Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu. Mục đồng là người đầu tiên, may mắn, nhận ra gia đình thánh, nhờ lời loan báo của các Thiên Thần.

Tai nghe tiếng hát của ca đoàn thiên thần vang rền không gian chào đón Chúa Cứu Thế giáng trần. Vì vất vả mà nhiều Kitô hữu ngày nay không còn giờ cho Chúa. Đời sống khó nghèo, vất vả, ngày đêm phấn đấu với thiên nhiên, không ngăn cản mục đồng nhận ra gia đình thánh. Họ may mắn nhận ra Ấu Chúa không phải vì họ nghèo, hèn, mà chính là do sống chân thành.

Bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Thiện tâm

Nhờ thiện tâm mà các mục đồng nhận ra lời loan báo, tiếng ca, của các Thiên Thần.

Nhờ thiện tâm mà họ đón nhận kẻ lỡ độ đường lại chính là gia đình thánh. Họ đón nhận với tất cả những gì họ có.

Gia đình thánh

Đây là gia đình thánh vì

Mọi thành phần trong gia đình không sống chiều theo ý riêng, nhưng sống thực hiện ý Chúa. Mỗi ngày ý Chúa một rõ trong cuộc sống. Đức Kitô nói: cha mẹ không biết là con còn phải làm bổn phận của Cha con sao?

Mọi thành viên ước ao sống nên thánh. Chọn con đường lên thánh cho riêng mình. Không ai tự cao, tự mãn, dựa vào tài trí, khôn ngoan cá nhân, mà cậy trông ơn Chúa để dâng lời cảm tạ. Bao lần Chúa Kitô xác nhận điều này trước đám đông. Con cảm tạ Cha vì Cha hằng nghe lời Con.

Gia đình thánh sống chung với những người đón nhận mình. Lạnh cùng chịu, ấm cùng hưởng, đói cùng run, no chung hưởng, thức giấc khi bò lừa rời chuồng gặm cỏ, trở lại lều tranh khi xế chiều, nắng nhạt.

Gia đình thánh sống nơi trần gian như mẫu mực nên thánh. Trở nên thánh thiện hơn trong cuộc sống hàng ngày. Rồi theo đúng kì hạn Thiên Chúa đưa gia đình thánh gia về trời, từng thành viên một. Bắt đầu là thánh Giuse, sau đó là Đức Kitô và cuối cùng là thánh mẫu Maria.

Gia đình Kitô hữu cũng được mô phỏng theo cách nên thánh từ Thánh Gia Thất. Sống trong ơn nghĩa Chúa trước khi trở về diện kiến Thiên Chúa. Nay an táng cha; mai vĩnh biệt mẹ; lần lượt đến các người thân yêu và cuối cùng chính mình cũng ra đi trở về cùng Thiên Chúa. Ngày đoàn tụ của các Kitô hữu mỗi ngày một rõ, một gần kề.

Có hai gương giáo dục nơi gia đình thánh. Một là vâng phục cha mẹ trần gian. Hai là vâng ý Cha trên trời. Gia đình và đền thờ là học đường giáo dục tốt. Cả hai đều cần thiết, hỗ trợ nhau giúp con người sống thánh thiện. Khuynh hướng ngày nay coi trọng giáo dục gia đình xã hội hơn đền thờ. Coi trọng bằng cấp hơn các nhân đức vì thế xã hội càng gặp nhiều khó khăn, nhiều tâm hồn chai đá, đối xử với nhau trọng lí trí, nhẹ tình người. Điều này xảy ra vì cách giáo dục lệch lạc, thiếu cân bằng giữa giáo dục đền thờ và giáo dục gia đình, xã hội.

Mừng kính lễ Thánh Gia Thất chúng ta xin Chúa ban thêm niềm tin, ân sủng giúp chúng ta trung thành với ơn gọi nên thánh, trở nên tốt hơn và làm chứng nhân trung thành trong nước Chúa.

Lm Vũđình Tường

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON THÂN THUỘC
MỘT MÙA GIÁNG SINH
VÀ MỘT NĂM 2010
TRÀN ĐẦY HỒNG ÂN
CỦA CHÚA HÀI ĐỒNG
VÀ MẸ LA VANG

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Đừng Sợ Chúa

Anh chị em thân mến,

Đối với những người hiểu biết, thì lễ Chúa Giáng Sinh là một sinh hoạt tôn giáo bình thường và trọng đại.

Lễ này có tính cách lịch sử, bởi vì đây là một kỷ niệm quan trọng làm nguồn gốc cho niên lịch, cho lịch Công Nguyên.

Lễ này có tính cách quốc tế, bởi vì mọi nước văn minh đều nhìn nhận lễ này là một ngày vui truyền thống đáng được tôn trọng.

Lễ này có tính cách quần chúng, bởi vì lễ này được đông đảo dân chúng tham gia cách này hay cách khác.

Noel thường bao giờ cũng vui. Nhưng có điều này nên nói là: Lễ thì vui, mà Chúa thì nhiều khi ta sợ. Có khi ta sợ biết Ngài. Có khi ta sợ tin cậy Ngài. Sợ như thế dưới nhiều hình thức.

Chúa rõ điều đó. Nên trong đêm Sinh Nhật, Thiên Thần báo tin mừng cho các mục đồng, đã khởi sự bằng hai tiếng trấn an: Đừng sợ!

Đừng sợ! Đừng sợ Chúa! Đó cũng là lời tôi xin mượn làm đề tài cho bài suy tư vắn tắt bây giờ.

Anh chị em thân mến,

Đừng sợ Chúa, nếu là sợ biết Ngài và sợ tin yêu Ngài. Bởi vì sợ như thế sẽ không bao giờ là một giải quyết tốt

Suy nghĩ kỹ, tôi thấy rằng: Nếu tôi sợ Chúa như thế, có thể chỉ vì tôi sợ biết tôi. Bởi vì khi tôi biết Ngài, Ngài sẽ soi cho tôi thấy rõ hình ảnh thực sự tâm hồn tôi, một hình ảnh không mấy tốt đẹp mà tôi thường trốn tránh.

Nếu tôi sợ Chúa như thế, cũng có thể chỉ vì tôi sợ khám phá thấy những trách nhiệm đạo đức tôi phải chu toàn, những trách nhiệm mà tính yếu đuối của tôi vốn không ưa thích.

Nếu tôi sợ Chúa như thế, cũng có thể chỉ vì tôi sợ phải gánh chịu một số mất mát danh lợi trần gian, mà tôi đang kiếm tìm và bám víu.

Nếu tôi sợ Chúa như thế, cũng có thể chỉ vì tôi đã có những quan niệm sai lầm về Ngài. Mặc dầu những sai lầm đó không hẳn là do ác ý.

Tất cả những ai đang sợ Chúa như thế thì giờ đây, xin hãy đón nhận lời Thiên Thần đêm Noel như lời gởi riêng cho mình.

Đừng sợ! Xin đừng sợ Chúa! Bởi vì Ngài đến không phải như một người tranh giành quyền lợi. Nhưng Ngài đến như một Đấng Cứu Độ

Ngài đến giúp những người thiện chí giải thoát mình khỏi tội lỗi. Tội là một sự có thực, rất độc, rất tai hại cho số phận hiện tại và tương lai con người. Tội là gánh nặng lương tâm, là vấn đề vượt khả năng giải quyết của con người. Chính để cứu con người khỏi tội mà Ngài đã đến. Thế thì có gì mà phải sợ Chúa.

Đừng sợ! Xin đừng sợ Chúa! Bởi vì Ngài đến không phải như một người làm Chúa. Nhưng Ngài đến như một Chúa làm người

Để nâng con người lên tới đỉnh cao tuyệt vời là nên giống chính Thiên Chúa, biết cộng tác với Ngài trong việc làm chủ vũ trụ. Và được tham dự vào vinh quang vĩnh cửu của Ngài. Ngài đến giúp lý trí con người nhìn xa hơn chân trời khoa học. Giúp trái tim con người biết cảm được những giá trị còn cao hơn phạm vi nghệ thuật, mỹ thuật và kỹ thuật. Giúp lòng con người biết thương người, yêu nước, bằng những động lực còn sâu đậm hơn là tình tự nhiên. Giúp cho ý chí con người biết tìm đến một cõi phúc còn quí trọng hơn hạnh phúc tột đỉnh của đời này. Như thế, thì có gì mà phải sợ Chúa.

Đừng sợ! Xin đừng sợ Chúa! Bởi vì Ngài đến không phải như một người, hứa hẹn phiêu lưu. Nhưng Ngài đến như một người tự mình đủ khả năng đem lại hy vọng toàn diện cuộc sống con người, đời này cũng như đời sau

Chúng ta biết: Có những lo âu lớn lao hơn cả con người. Có những tình yêu mênh mông hơn cả vũ trụ. Có những khát vọng, cao thiêng hơn cả muôn vàn ánh sáng. Để giải đáp cho tất cả, Chúa đã đến với những ai khiêm tốn chân thành. Như thế, thì có gì mà phải sợ Chúa.

Đừng sợ! Xin đừng sợ Chúa! Bởi vì Ngài đến không phải như một vị thần nghiêm khắc.

Nhưng Ngài đến như một tình thương sống động thân mật, để chia sẻ trọn vẹn thân phận con người, đem an bình trong sáng, dịu ngọt đến các tâm hồn biết đón nhận Ngài. Ngài đến như một tiếng mời gọi êm đềm. Mời gọi mà không cưỡng ép. Vì Ngài chính là tự do, và Ngài tôn trọng tự do của mỗi người. Như thế, thì có gì mà phải sợ Chúa.

Anh chị em thân mến,

Sợ mà tưởng mình không sợ. Không sợ đang khi đúng lý phải sợ. Đó là những điều đáng sợ, Thấy được điều đó không phải là chuyện dễ. Dù sao, chúng ta cũng hãy nhìn vào Chúa Giêsu Hài Đồng giáng sinh đêm nay. Ngài đến với hình thức đơn sơ dễ thương nhất, để không gây bất cứ một sự sợ hãi nào cho bất cứ ai. Hãy nhìn vào Ngài với lòng chân thành cảm mến. Hãy nhìn Ngài với lời cầu nguyện âm thầm.

Nhờ Ngài, qua Ngài và với Ngài, chúng ta nguyện chúc cho nhau được bình an, cho Đất Nước ta được thanh bình, thịnh vượng, cho mọi người thân yêu của ta được an vui, hạnh phúc. Đó cũng là những điều tôi thân ái nguyện chúc cho từng người anh chị em trong lễ hôm nay. Amen.

ĐGM.GB.Bùi Tuần
Nguồn: http://gdpttt.com

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Mừng Ngày Nhà Giáo 2009

VietCatholic News (17 Nov 2009 09:58)

Toà Giám mục Kontum

56 Trần Hưng Đạo - Kontum - Email davitvn@gmail.com

Số 118/VT/’09/Tgmkt

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 2009
Kontum, ngày 14 tháng 11 năm 2009

Kính gởi: Quý Thầy Cô Công Giáo trong Gia đình Giáo phận Kontum

Nhân ngày nhà giáo, tôi xin gởi tới Quý Thầy Cô lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an của Chúa Giêsu, “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).

Tôi xin chia sẻ với quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô với các con em học sinh sinh viên trong Giáo phận chút tâm tình.

Với tư cách người mục tử Giáo phận, tôi xin thay mặt gia đình Giáo phận, cám ơn quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô, cám ơn tất cả những vị đã, đang truyền đạt cái chữ, cái nghĩa cho con em trong Giáo phận. Tôi rất say mê Thiên Chức nhà giáo. Lòng say mê này lại càng “tha thiết, mãnh liệt hơn” trong hoàn cảnh giáo dục hôm nay, một nền giáo dục tuy có nhiều phát triển nhưng lại có quá “nhiều vấn đề đáng tiếc”. Có người gọi đây là một nền giáo dục “khập khiễng”. Báo đài đã có nhiều phản ánh và phân tích. Đâu là lý do sâu xa? Tại sao nhiều thành phần ưu tú trong nước không được tham gia vào lãnh vực trọng đại đang gặp nhiều khó khăn chồng chất này, trong khi người nước ngoài, kể cả những người thuộc hàng ngũ được gọi là “thù nghịch của Đất Nước” lại được mở trường thoải mái, với cả hệ thống tiếng mẹ đẻ “hình như” được xếp xuống hàng thứ yếu? Phải chăng “Tôn Giáo vẫn còn được coi là thuốc phiện ru ngủ người dân?” Thử hỏi một nền giáo dục mà không có “Tôn Giáo” thì tương lai sẽ ra sao? Một con người chỉ được đào tạo cái tay, cái chân, cái đầu, cái óc mà không được giáo dục cái Tâm, cái Linh thì sẽ tạo ra những hình tượng gì? Rất tiếc, nhưng vẫn hy vọng mai đây vấn đề sẽ được thấy rõ hay đúng hơn sẽ được nhiều người vượt lên cái sợ tôn giáo kia để cánh cửa giáo dục sớm được mở rộng hơn.

Để phần nào bù đắp “cái chỗ lấn cấn đó”, người đời trông chờ vào cái Tài cái Đức của các Nhà giáo nói chung và của Nhà giáo có niềm tin tôn giáo nói riêng.

Nhà giáo cao cả lắm! Nghề giáo quan trọng lắm! Dân Việt ta trọng việc học của con em và rất quý mến Thầy Cô. Chả thế mà cha ông chúng ta đặt các thầy cô trước cả phụ huynh chỉ sau Đức vua. “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư”: một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy! Nếu người ta nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, sao lại không thể nói “Nhà giáo hôm nay, Nhà Nước ngày mai”. Nhà giáo là những kỹ sư, những kiến trúc sư “xây dựng” con người công dân, các nhà lãnh đạo đất nước ngày mai. Nhà giáo có niềm tin tôn giáo như chúng ta lại càng cao quý và quan trọng đến thế nào cho đất nước! Xã hội có rất nhiều nhà giáo ưu tú, tài ba nhưng không phải tất cả đều có được cái lòng, cái tầm nhìn xuyên suốt vượt cả cái “cõi trần gian” như những nhà giáo có niềm tin tôn giáo. Với niềm tin một Thiên Chúa là Cha mọi người, nhà giáo Công giáo đến với các học sinh, với các sinh viên như thể đến với Chúa và phục vụ Chúa của mình. Nếu Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô đã nói với các Nữ Tử Bác Ái “Người nghèo là Bà Chúa của các con”, chúng ta cũng có thể nói “Học sinh, sinh viên là Bà Chúa của các thầy cô”.

Quý Thầy Cô thân mến,

Hãy nhớ mình là nhà giáo có niềm tin tôn giáo! Hãy ý thức bản chất nhà giáo của người có niềm tin là “được sai đi loan báo Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng Sự Thật, Tin Mừng Bình An” cho mọi người, cách riêng ở đây là cho học sinh, sinh viên cũng như cho các đồng nghiệp của mình (x. Mt 28). Đây là sứ mệnh cao cả, sứ mệnh truyền đạo của người môn đệ Chúa Kitô. Truyền đạo bằng chính “cách sống, cách hành nghề nhà giáo của mình” với trọn vẹn con tim và khối óc như Chúa Giêsu đã nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,35) hoặc “Chính anh em là muối cho đời… để thiên hạ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em Đấng ngự trên trời” (Mt 5,13-15).

Mỗi thầy cô là một nhà truyền giáo, một vị thừa sai. Ở đây không hiểu như người đời có nghĩa là một “cán bộ tuyền truyền” hay “mộ̣t người đi chiêu mộ tín đồ” mà là một nhà giáo mẫu mực, đạo đức, tận tụy với nghề, với học sinh, sinh viên. Nói theo ngôn ngữ Tin Mừng là sống nghề và yêu nghề nhà giáo “với hết lòng, hết sức, hết linh hồn cùng hết trí khôn của mình.” (Mt 22, 34-40).

Quý Thầy Cô thân mến,

Ngày nhà giáo năm nay trùng dịp Giáo Hội Việt Nam khai mạc Năm Thánh 2010 - mừng 350 năm (1659-2009) thành lập hai Giáo phận Tông Toà và 50 năm (1960-2010) thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, vào ngày 24.11.2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Chúng ta chào mừng và sống Năm Thánh bằng trọn vẹn khối óc và con tim của nhà giáo đạo đức, tận tuỵ. Hy vọng đây cũng là dịp Nhà Nước Việt Nam sẽ xét lại chính sách “quản lý” các cơ sở giáo dục của các tổ chức Tôn Giáo cũng như tư nhân, cùng thực thi rộng rãi và đúng nghĩa chính sách “Xã Hội Hoá Nền Giáo Dục” ngõ hầu mọi người dân đều có cơ hội tích cực góp phần vào nền giáo dục đang “có nhiều vấn đề” như hiện nay.

Nguyện xin cho ý Chúa nên trọn nơi mỗi chúng ta.

Hiệp thông cùng tất cả quý Thầy cô, các học sinh, sinh viên và phụ huynh trong Giáo phận dâng lời tạ ơn Chúa cùng với lời cầu chúc thiết tha. Cầu chúc cho quý Thầy Cô chan hoà Ơn Trời để chu toàn Thiên Chức của mình thật tốt đẹp. Cầu chúc cho các em học sinh, sinh viên luôn là niềm vui, là niềm hạnh phúc cho quý Thầy Cô, cho gia đình và cho toàn Xã Hội.

Hiệp Thông

(đã ký và đóng dấu)

Micae Hoàng Đức Oanh
Giám Mục Giáo Phận Kontum.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Các Thánh Tử Đạo

VietCatholic News (13 Nov 2009 05:52)
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO - CHỨNG NHÂN CỦA BA NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN
Trong khoa tu đức, người ta chia tử đạo ra thành 3 lọai: tử đạo đỏ (…), tử đạo trắng (…) và tử đạo xanh (…). “Tử đạo đỏ” là tử đạo theo nghĩa hẹp, tức là đổ máu vì niềm tin của mình. Các thánh tử đạo Việt Nam thuộc hàng tử đạo theo nghĩa hẹp này, tức là “tử đạo đỏ”. Việt Nam hiện đang tạm giữ kỷ lục về con số các vị hiển thánh tử đạo: 117 vị cộng với một vị chân phước là thánh Anrê Phú Yên. Dĩ nhiên, đó chỉ là con số các vị được tuyên phong, còn nếu nói về con số chưa được tuyên phong thì cao gấp ngàn lần (khoảng 300.000 người, nghĩa là gấp 2 lần số giáo dân giáo phận Phan Thiết chúng ta). Cũng cần nói thêm, truyền thống Giáo hội vẫn tin rằng tất cả các thánh sau khi chết vẫn phải thanh luyện ít nhiều, ngoại trừ các thánh tử đạo theo nghĩa hẹp. Ngay sau khi chết, các ngài được diễm phúc lên thẳng thiên đàng liền mà không cần phải qua lửa luyện tội nữa.

Trở lại với khái niệm tử đạo. Thực ra từ ngữ “tử đạo” ban đầu có nghĩa là làm chứng. Như vậy người tử đạo có nghĩa là người làm chứng, tức “chứng nhân”. Thế thì ta có thể tự hỏi rằng các thánh tử đạo là chứng nhân của những điều gì ?

- Trước hết, các ngài là những chứng nhân của đức tin, một đức tin kiên trung:

Đức Giêsu đã nói với các môn đệ của Người rằng: “Anh em hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp anh em cho công nghị, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Anh em sẽ bị điệu ra trước vua chúa và quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết” (Mt 10,17-18).

Trải qua 300 năm, với 53 sắc dụ cấm đạo dữ dội, Giáo Hội Việt Nam đã sống chính kinh nghiệm bị bách hại mà lời Chúa đã tiên báo. Hơn mười vạn tổ tiên chúng ta đã đổ máu mình ra vì Chúa Kitô. Các ngài đã chịu đủ mọi cực hình: bị xiềng xích, lao tù, bị tra tấn, bỏ đói, bị chém đầu, bị thắt cổ, bị bá đao, phanh thây, bị kìm kẹp, bị voi dày, bị thiêu sống, bị buộc đá thả trôi sông, bị tống cổ ra khỏi nhà cửa, làng mạc, sống vất vưởng trong rừng sâu nước độc: chết đói, chết khát, chết bịnh và bị dã thú ăn thịt,… Tuy nhiên điều đáng nói là mặc dù các ngài đã bị tước đoạt quyền sống, nhưng vẫn không chối bỏ đức tin. Đến nỗi vua chúa, quan quyền, những kẻ bày ra đủ mọi cực hình tàn bạo để hành hạ các ngài, phải sững sờ kinh ngạc và kính phục lòng tin sắt đá của các ngài.

Các ngài vui lòng đón chịu mọi cực hình đau đớn và hiên ngang tiến ra pháp trường nhận cái chết thương đau để minh chứng cho niềm tin và lòng trung thành của mình đối với Thiên Chúa và với Đức Kitô. Cái chết của các ngài làm sáng lên đức tin anh dũng kiên trung. Tuy miệng lưỡi đã im tiếng, nhưng sự việc còn vang dội sâu xa, các ngài như vẫn đang nói, đang giảng thuyết; lời rao giảng của các ngài vẫn vượt không gian thời gian, như một kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện:

“Chẳng một lời, một lẽ

Chẳng nghe thấy âm thanh

Mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu

Và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (Tv 18,45).

- Thứ đến, các ngài là những chứng nhân của lòng mến, một lòng mến nồng nàn:
Đức Thánh Cha GP II, trong Tông sắc Mầu Nhiệm Nhập Thể đã viết: “Ghi niệm về các vị tử đạo là một dấu hiệu bền vững cho chân lý về tình yêu của Kitô giáo,….. Vị tử đạo, đặc biệt vào thời đại của chúng ta, là dấu chỉ tình yêu lớn lao nhất, thâu tóm mọi giá trị khác” (MNNT, 13).

Nếu việc tử đạo là minh chứng cho lòng tin, thì tình yêu chính là động lực của việc tử đạo. Các ngài sẵn sàng đón nhận mọi cực hình, mọi gian lao đau khổ, và cuối cùng là cái chết, không phải vì các ngài có máu anh hùng hảo hán, cũng không phải vì muốn được nổi tiếng…, nhưng là vì tình yêu đối với Đức Kitô. Vì tình yêu Đức Kitô, các ngài đã sẵn sàng đánh đổi tất cả những gì mình có, kể cả mạng sống. Vì tình yêu Đức Kitô, các ngài đã khao khát hiến thân từng giây phút đời mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân: “Khi tử đạo, người môn đệ đồng hóa với Thầy mình, Đấng đã tình nguyện đón nhận cái chết để cứu độ thế giới. Và người môn đệ nên giống Người trong việc đổ máu” (LG, 42). Trong thư gởi các chủng sinh, thánh Phaolô Lê bảo tịnh đã viết: “Vì cháy lửa yếu mến Chúa, tôi thà chịu chết và chịu phân thây để chứng tỏ lòng tôi yêu mến Chúa”.

Quả thế, các ngài đã không xem việc tử đạo như là một cực hình đau khổ, nhưng lại coi đó như một quà tặng tình yêu mà Thiên Chúa đã ưu ái ban phúc cho mình, nên cương quyết dành lấy nhành lá vạn tuế khải hoàn. Chính vì thế, Giáo Hội luôn coi việc tử đạo như một ân huệ lớn lao và là một bằng chứng cao cả về đức ái.

- Sau nữa, các ngài là những chứng nhân của niềm hy vọng, một niềm hy vọng sáng ngời:

Bị lăng nhục, hành hạ, tra tấn và bị kết án tử, nhưng các vị tiền bối tử đạo vẫn khẳng khái hiêân ngang, vui tươi, bình an và chứa chan hy vọng về một cuộc sống bất diệt. Các ngài nhẫn nại và can trường trong đau khổ vì đã có được Đức Kitô là nền tảng đích thực của niềm hy vọng hằng sống: “Các con hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12). Thánh Bảo tịnh đã nói lên điều xác tín đó: “Giữa cơn bão táp của bách hại, tôi đã một đã thả một cái neo vào tận ngai Thiên Chúa, đó là niềm hy vọng sống động trong lòng tôi”. Đau khổ và cái chết chỉ là cuộc thử thách và thanh luyện để Thiên Chúa đón nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, các vị tử đạo đã trở nên chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết, là dấu chỉ hy vọng cho thế giới, khi lấy chính cái chết của mình diễn tả chân lý về sự sống bất diệt và hạnh phúc trường cửu ở nơi Thiên Chúa.

(Xin được mở ngoặc ở đây một chút: Có người nói rằng làm thánh tông đồ, thánh hiển tu, thánh giáo hoàng, giám mục, thánh đồng trinh… thì khó, chứ còn làm thánh tử đạo thì dễ. Vì chỉ cần chấp nhận để cho người ta chém một cái là bay vèo lên đài vinh quang dành cho các thánh tử đạo. Sự thật có dễ như thế không ? Thực ra cả cuộc đời, các ngài đã sống tinh thần tử đạo rồi. Đức tin, đức cậy, đức mến của các ngài đã được tôi luyện nhiều trong cuộc sống rồi. Vì nếu cả cuộc đời không tin Chúa hay đức tin non yếu, thì đến lúc gặp gian lao, tù đày, tra tấn, các ngài sẽ không giữ vững được đức tin đâu. Nếu cả cuộc đời chỉ yêu mến thế gian, xác thịt, tiền tài, danh vọng… thì đến lúc bị đưa ra đọan đầu đài, không đủ sức mạnh để chọn lựa Chúa đâu. Cả cuộc đời không biết hy sinh là gì, thì đến lúc đau khổ thử thách tới, buông súng đầu hàng ngay là cái chắc, chứ chưa nói đến cái chết).

“Máu các vị tử đạo là hạt giống đức tin”. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trở nên hạt giống được gieo vào lòng đất, chịu mục nát, thối rữa, để có thể trổ sinh vô số bông hạt đức tin. Các ngài là những chứng nhân đã gieo hạt giống ân sủng trong nước mắt, để hôm nay hứa hẹn một mùa thu hoạch dồi dào. Tất cả những gian lao đau khổ, máu và nước mắt của các vị tử đạo hướng đến mùa lúa vàng của Thiên Chúa, trên cánh đồng Giáo Hội: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv125,5-6).

Ngày nay, Cây Đức Tin của Giáo Hội Việt Nam đã đâm rễ sâu trong lòng đất Việt, được nuôi dưỡng bằng mầm đất thấm máu các vị tử đạo, cây đó đang lớn mạnh, cành lá sum xuê, hoa trái dồi dào, khác nào cây trồng bên suối nước được diễn tả trong sách Khải huyền: “Những chòm cây hằng sống, có quả mười hai lần, mỗi tháng một lần”.

Là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta đã sống đức tin, đức mến và đức cậy như thế nào ? Chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là con cháu các ngài chưa ?

LM. Giuse Nguyễn Thành Long

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Chúc Mừng Trung Tâm CENLET

Công ty TNHH Ân Phong và gia đình Nguyễn Văn Thông
chúc mừng Trung Tâm Ngoại Ngữ CENLET
kỷ niệm 20 năm thành lập, 1989-2009







Lê Văn Gioang là trưởng nam của Bà Lý - Ông Tám, thuộc chi Ông Nguyễn Văn Trung
Xin xem gia phả chi tộc Ông Trung tại đường dẫn dưới đây:


Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Nghĩ Về Những Người Đã Khuất

VietCatholic News (09 Nov 2009 09:19)

NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT NHÂN THÁNG CÁC ĐẲNG LINH HỒN

Có lẽ chẳng ai thích nghe nói đến những chuyện xui xẻo, nhất là chuyện bệnh tật và chết chóc. Tuy nhiên, dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận rằng con người bản chất vốn mỏng dòn và dù có niềm tin hay không thì đều phải chấp nhận cái thực tại Sinh-Tử như người ta thường nói: Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Chúng ta bước vào tháng 11, theo niềm tin Công giáo của chúng ta, đây là tháng giành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất. Xin mạo muội chia sẻ một vài cảm nghĩ nhân tháng Các Đẳng Linh Hồn.


Trong những ngày Tu Nghị Tỉnh Dòng Ngôi Lời tại Paraguay vừa qua để chuẩn bị bầu bán Bề trên và các vị cố vấn Tỉnh Dòng nhiệm kỳ mới, một anh em linh mục người Paraguay tướng tá rất mập tròn khoẻ mạnh tự nhiên cảm thấy hơi choáng váng nên báo với các anh em xin chuyển đến bệnh viện ngay lập tức. Khi đến bệnh viện thì người anh em linh mục này đã bị dựt méo miệng, mất cảm giác hoàn toàn và trong trạng thái hôn mê. Bác sĩ chẩn đoán do cao huyết áp và bị stroke nên mới dẫn đến tình trạng này. Cũng may là đến bệnh viện kịp thời và được sự can thiệp của y khoa nên người anh em này đã được điều trị tốt dù đến giờ vẫn chưa nói được lời nào.

Tôi muốn đưa ra một dẫn chứng cụ thế như thế để nói rằng Sinh-Lão-Bệnh-Tử là chuyện khó ai có thể đoán trước được. Có thể hôm nay chúng ta rất khoẻ mạnh nhưng chẳng biết ngày hôm sau chúng ta sẽ thế nào dù chúng ta có những dự định rất tốt đẹp cho tương lai. Nói dại như thế nhưng cũng là để cảnh báo cho những ai luôn tự hào cho rằng mình có thuốc cãi lão hoàn sinh, có bảo hiểm y tế tối tân, có một tài sản kết sù thì không sợ gì cái chết. Hãy nhìn cái gương trước mắt về ông vua nhạc Pop nổi tiếng thế giới Michael Jackson với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, với tài sản kếch sù mà có mua được sự sống không? Ông ta đã đem được gì vào chiếc quan tài nhỏ bé của ông?

Tôi đã từng chứng kiến những cái chết oan uổng và bất ngờ của những anh em trong Dòng khi tôi còn ở Việt Nam và tại Paraguay này. Tôi cũng từng cử hành nhiều lễ an táng và làm phép xác cho đủ hạng người ở vùng đất truyền giáo này. Tựu trung một điều, đứng trước cái chết, con người đành bất lực, chỉ biết khóc, và… khóc. Nếu những người còn sống, những người thân và bè bạn có làm được gì cho người quá cố cũng chỉ biết tham dự lễ tiễn biệt, thắp lên những nén hương, dâng lên những lời cầu nguyện và hàng năm vào những ngày giỗ kỵ thì xin một thánh lễ cầu cho người đã khuất. Thế thôi!

Những người không có niềm tin thì cho rằng chết là hết. Còn đối với những người Công giáo chúng ta, thì chết chưa phải là hết nhưng là bắt đầu một cuộc sống mới như thánh Phaolô Tông Đồ đã nói. Bởi thế, tháng 11 là tháng giành riêng để cầu nguyện cho ngững người đã khuất, trong đó có những người thân yêu của chúng ta.

Khi còn học phổ thông trung học, tôi được học lớp chuyên và trong lớp tôi chỉ có tôi và một bạn học nữ (giờ đã kết hôn với một doanh nhân bên Phật) là người Công giáo. Mặc dù giữa chúng tôi không có những cuộc tranh luận gay gắt về tôn giáo nhưng cũng có những tranh cãi nho nhỏ về một số nghi thức kính nhớ tổ tiên. Những bạn học của tôi cho rằng người Công giáo quên mất cội nguồn và không biết kính nhớ những người đã khuất. Người bạn nữ Công giáo của tôi thì không bao giờ biểu lộ hay có phản ứng về những tranh luận về tôn giáo nên tôi phải đơn thương độc mã khẩu chiến với họ. Dĩ nhiên chẳng có bên nào thắng cuộc cả vì bên nào cũng có cái lý. Vì cũng chính nhờ những cuộc tranh luận thời học sinh ấy mà tôi cảm thấy “khôn ra” và quyết “nuôi hận” để trở thành một vị linh mục để sau này có dịp “rửa hận” với chúng bạn. Thế là là đã bước vào Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời và giờ đây dẫu không còn có thời gian và cơ hội để tranh luận với chúng bạn về đề tài tôn giáo và kính nhớ tổ tiến nhưng tôi được sống bên những người nghèo ở vùng truyền giáo để nói với họ về Chúa, về Các Thánh và về Các Linh Hồn. Chính nhờ được sống với những người dân chất phát ở đây mà mình có cơ hội được rong ruổi và chia sẻ những buồn vui trong sứ vụ truyền giáo và những ngày vừa qua tôi được dịp nói với họ về những người đã khuất.


Trở lại câu chuyện về Tháng Các Đẳng Linh Hồn. Tôi thường nghe người người ta nói nghĩa tử là nghĩa tận. Một chị Việt Nam sống ở Paraguay gần 35 năm có một lần tâm sự với tôi rằng chị muốn về Việt Nam và được chết ở đó ấm cúng hơn, chứ ở bên này họ coi cái chết nhẹ quá. Ở đây nếu một người chết thì sau 24 giờ phải đem chôn giống như con gà, con vịt rồi thôi. Nếu may có linh mục gần đó thì ngài tới làm nghi thức an táng vì ở đây họ không có thói quen xin cử hành lễ an táng, chỉ có những nhân vật quan trọng hay những người cộng tác viên của giáo xứ hay giáo điểm truyền giáo thì họ mới yêu cầu thánh lễ an táng. Tôi có nói đùa với chị rằng nếu làm đám tang lớn với biết bao người tham dự và ăn uống linh đình, rồi nợ một đống tiền so với đám tang nhỏ chỉ có lèo tèo vài người thì người chết có biết gì đâu! Chị ta cười và nói với tôi rằng chị thấy đám tang ở Việt Nam ấm cúng hơn, và cái chết của một người dù có nghèo mạt rệp vẫn đầy đủ kèn trống và được chôn cất tử tế. Điều này thì chị có lý. Tôi đã chứng kiến nhiều đám tang ở đây mà thấy mủi lòng cho thân phận làm người. Hai vị linh mục truyền giáo cùng Dòng với tôi qua đời đột ngột vào năm 2007 và 2008 mà đám tang trông thật giản dị cứ y như là đám tang của một em bé mới sinh vậy. Cũng một kiếp người mà ở nơi này khác, ở nơi kia lại khác nhau. Biết làm sao được vì đó là nét văn hoá riêng của mỗi vùng, mỗi dân tộc.

Sáng thứ Hai ngày 2 tháng 11 vừa qua là ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn, tôi cùng những người dân chất phát hiệp dâng thánh lễ tại Nghĩa Trang để cầu cho các tín hữu đã qua đời. Người ta nói với tôi đây là lần đầu tiên họ tham dự thánh lễ ngoài nghĩa trang kể từ ngày tôi chuyển về đây vì trước đây các linh mục khác không bao giờ cửa hành như thế. Dù là buổi sáng thứ Hai với biết bao công việc đầu tuần và trời nóng oi bức với nhiệt độ 44 độ C, người ta cũng đã kéo đến nghĩa trang rất đông từ nhiều nơi khác nhau. Phóng viên truyền hình của thành phố cũng đến để phỏng vấn tôi và hỏi tôi về ý nghĩa của ngày cầu nguyện cho các linh hồn. Họ cũng hỏi tôi về cách thực hành đạo của người Công giáo Việt Nam nói riêng và của một số nước Á châu nói chung thế nào. Mặc dù không được chuẩn bị trước các câu hỏi nhưng tôi cũng cố gắng trả lời gói gọn trong 10 phút đồng hồ để họ hiểu biết thêm về ý nghĩa của tháng 11, tháng giành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn. Ông Tỉnh trưởng sau khi họp bàn giao đầu tuần cũng vội vã đến tham dự thánh lễ và chính ông là người mang theo chiếc đàn ghi-ta để đệm các bài hát trong thánh lễ. Trong bài giảng lễ, tôi chia sẻ và nhắc nhở họ đến thân phận mỏng giòn của kiếp làm người và cố gắng thực thi các giới răn của Chúa vì “lời lãi được cả thế gian mà mất mạng sống thì có ích gì” (Xc. Mc 8,36). Những người dân chân quê thật thà chất phát đã khóc nhiều khi tôi gợi lại cho họ những điều đẹp đẽ mà những người thân của họ khi còn sống đã làm cho họ. Tôi cũng chia sẻ cho họ về giới răn thứ 4 là Thảo Kính Cha Mẹ không chỉ là khi còn sống mà khi cha mẹ và những người thân yêu đã qua đời thì chúng ta cũng phải tiếp tục thực thi bổn phận đó qua việc tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho các linh hồn, viếng mộ và làm vệ sinh các phần mộ của những người đã khuất bởi vì các linh hồn không còn khả năng cầu nguyện sau khi họ đã lìa cõi đời. Sau thánh lễ, các bà goá chạy lại nói với tôi những lời nửa Guarani, nửa Tây Ban Nha “Pa’i, nde homilía iporã” (Cha ơi, bài giảng của cha hay quá!). Mấy bà goá thường tốt lành như vậy và cũng chính nhờ mấy bà goá mà cuộc sống của những linh mục được khích lệ thêm.

Nhiều người nói dân Nam Mỹ nói chung và dân Paraguay nói riêng chỉ giữ đạo qua các bí tích, nghĩa là đa số chỉ tham dự thánh lễ 3 lần trong đời là Rửa Tội, Rước Chúa Lần Đầu và Thêm Sức. Điều đó cũng đúng một phần vì trong những dịp lễ này người ta tham dự rất đông và sốt sắng; nhưng có lẽ vì ở đây thiếu nhân sự là các linh mục và tu sĩ nam nữ, thiếu sự hướng dẫn và huấn luyện đời sống tâm linh nên người ta không hiểu biết những điều họ làm. Thánh Kinh đã nói là nếu không biết mà làm thì không có tội. Quan sát những người dân những người dân chất phát ngây thơ ngồi bên bia mộ để than khóc người quá cố làm tôi chợt nhớ đến những người thân đã qua đời của tôi bên quê nhà và bỗng dưng những dòng lệ từ hai khoé mắt lại rơi xuống. Tôi vội lấy áo Alba lau nước mắt và thầm thĩ dâng lời cầu nguyện: Chúng con cậy vì Danh Chúa Nhân Từ cho Các Đẳng Linh Hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

Paraguay, ngày 9 tháng 11 năm 2009 – Tháng Các Đẳng Linh Hồn

Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
Nguồn: http://www.vietcatholic.org

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Tháng Mười Một

Trong năm có mười hai tháng, ngày tháng nào cũng có cầu nguyện cho các linh hồn, riêng tháng mười một lại là tháng nhớ nhất trong năm, tháng của các linh hồn. Có lẽ lời thánh nữ Monica vẫn âm vang đâu đó: “Con hãy nhớ đến mẹ mỗi khi dâng thánh lễ” không chỉ nhớ về mẹ mà còn nhớ những người đã khuất.

Nhờ vào mầu nhiệm các thánh thông công mà những hy sinh trong tháng này dành cho các linh hồn cách đặc biệt hơn. Trọng tâm bao giờ cũng là thánh lễ, mỗi lễ dâng hàm chứa trong đó bao tâm tình của nhiều người hướng về dâng lên. Tâm tình của những người con mất mẹ, vắng cha, tâm tình của những con người yêu thương nhau, không còn nhau trong đời, tâm tình của những anh chị em không còn nhau hoặc chưa kịp làm gì để trợ giúp nhau.

Những tâm tình kết lại trong mỗi hy sinh, nhịn một bữa ăn, làm hòa với nhau những người còn sống, chia sẻ với những người thiếu ăn, khổ đau, lãnh nhận những bổn phận trong tinh thần cầu nguyện hy sinh. Có biết bao cách để làm nên lễ vật hy sinh cầu nguyện cho người đã khuất.

Tháng mười một, người người tuôn về các nghĩa trang, ở đó có những người thân của mình, có những người thân quen, đến để đặt vài cành hoa, thắp lên những nén nhang cho người thân và những người bên cạnh, đọc những câu kinh, những hình ảnh ấy gợi lên biết bao tình thương mến, xa mặt nhưng không cách lòng, đã khuất mà không chết trong tâm khảm của những người còn sống. Vẫn hòa quyện trong làn hương, lời kinh dâng lên, đối với tâm tình ấy, không ai nghĩ người thân của mình đã lìa xa.

Nhớ đến người đã khuất như là để sống lại những lời khuyên, sửa mình lại trong những sai trái, ướp mình lại trong những hy sinh. Đó là làm hồi sinh những nỗ lực của người đã khuất chưa kịp hoàn tất trong cuộc đời mình, những người sống đang cố gắng hoàn thành. Không chỉ giúp nhau khi còn sống mà còn giúp nhau ngay khi không còn. Nỗ lực của những cố gắng này phải chăng đang làm đậm nét của nền văn hóa tình thương, khi chính tình thương ấy biểu lộ xa mặt nhưng không cách lòng.

Nhớ về người đã khuất cũng là nhớ về tháng ngày cũ như muốn sống lại thời còn có nhau trong đời. Những kỷ niệm buồn vui, những ngày bên cạnh nhau để nghe trong đó bao tình tự của năm tháng gởi trao và nhận ra rằng trong đời có một triết lý để sống: “Rồi sẽ qua tất cả nhưng tình yêu vẫn tồn tại” và từ ấy cuộc sống bao dung, đại lượng hơn. Có lẽ thế mà trong nét văn hóa Việt Nam vẫn còn mang tính hiếu hòa để còn sống với nhau.

Có lẽ tháng mười một gợi nhắc rất nhiều về bài học cho người sống, những bài học từ vở kịch “tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ nhắc đến trong lời của trông coi nghĩa trang: “hỡi những ông lớn bà lớn, khi chết ông bà cũng sống dưới quyền tôi”. Hơn thua trong đời có được gì đâu ngoài năm ba tấc đất, sống với nhau cho đàng hoàng tử tế, sao chẳng sống để chết đi còn có nhau trong đời.

Nhiều lắm những bài học, từ tình thương cho đến những cuộc đời. Tháng mười một về, hãy thắp những nén nhang lòng để nghe đời rộn rã mời gọi: “sống sao cho nên người và nên thánh”.

Xin Chúa thương đến các linh hồn và đến chúng con.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Gia Phả Nguyễn Thị Thơm - Nguyễn Văn

Gia phả của Nguyễn Thị Thơm – Nguyễn Văn:
(Nguyễn Thị Thơm là con gái út của Bà Tư, thuộc chi Bà Nghị - Ông Liệu)
Các con : - Nguyễn Hồng Châu
- Nguyễn Thị Hồng Nga
- Nguyễn Hồng Vinh
- Nguyễn Thị Hồng Đào
Hiện ở Ấp Gia Lào – Xã Suối Cao – Xuân Lộc – Đồng Nai ĐT : 0613753098

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Viếng Mộ Chi Tộc Ông Nguyễn Văn Quy

Bà con Nguyễn Tộc viếng khu mộ chi tộc ông Nguyễn Văn Quy
tại nghĩa trang Pleiku, ngày 17.10.2009



Mộ ông Nguyễn Văn Quy,
và các mộ ông Nguyễn Bính (con trai),
Nguyễn Thị Vân Lập - Ái Nhơn - vô danh (cháu nội)


Mộ bà Phạm Thị Có (vợ ông Bính)



Xin bấm vào đường dẫn dưới đây để xem thêm ảnh:
http://picasaweb.google.com/tramtinhnguyen/ViengMoNguyenToc?feat=directlink

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Lưu Ý Về Mục Vụ Hôn Phối

ÍT ĐIỀU NÊN LƯU Ý VỀ MỤC VỤ HÔN PHỐI
A.VIỆC ĐIỀU TRA TRƯỚC HÔN PHỐI.
B. RIÊNG VỀ MẤY NGĂN TRỞ HÔN PHỐI.
C. HÌNH THỨC KẾT HÔN VÀ VIỆC CHỨNG HÔN.
D. VỀ ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ.
E. VIỆC GHI SỔ SÁCH.

A- VIỆC ĐIỀU TRA TIỀN HÔN (DE INVESTIGATIONE PRAEMATRIMONIALI)
I. LUẬT ĐIỀU TRA.
“ Trước khi thành hôn phải biết chắc không có gì ngăn trở để kết hôn thành và thích pháp.”(Can.1066,§)

Để được biết chắc như thế, một trong các phương thế Giáo hội dạy, là điều tra cho kỹ lưỡng trước khi kết hôn.

Chiếu theo Can.1067 và Huấn thị SACROSANCTUM ngày 29.6.1941 của Thánh bộ Bí tích, chúng ta nên lưu ý mấy điểm sau:

1/ Ai điều tra?
· Là Cha xứ (sở) có quyền chứng hôn, tức là cứ thường lệ Cha xứ đàng gái (Can.1115§ 2), dù Ngài có đồng ý cho đôi hôn phối thành hôn ở giáo xứ đàng trai hay ở một giáo xứ khác.

· Việc điều tra này buộc nhặt (sub gravi) dù cha xứ chắc (moraliter certus) không có gì ngăn trở cũng phải thi hành.

· Và phải đích thân làm lấy, trừ khi có lý do chính đáng mới được nhờ người khác (H.T. Sacrosanctum, số 4).

· Còn cha xứ đàng trai và cha khác, nếu có liên hệ, tự động hay do chính vị hôn phu hoặc cha xứ của y xin, phải sẵn sàng giúp việc điều tra đó. (Ibid)

2/ Điều tra lúc nào?
· Phải điều tra vào thời gian thích hợp (tempore opportuno) trước khi kết hôn, nghĩa là trước hoặc trong thời gian hôn phối.


3. Điều tra về những gì?
· Phải dò xét tất cả những gì có thể ngăn trở cho vụ hôn phối bất cứ cách nào.

a/ Trước hết là Bí tích rửa tội và Bí tích thêm sức, coi đã lãnh nhận chưa, nơi lãnh nhận… (Sacrosanctum, số 4, C).

- Chiếu theo Can.1122 nếu đương sự đã không được rửa tội tại xứ hay sở của cha, thì ngài phải đòi Chứng Chỉ Rửa Tội của cả hai bên hoặc của bên Công Giáo, nếu là hôn phối được chuẩn ngăn trở dị giáo; nếu là hôn phối xin chuẩn ngăn trở tạp giáo, thì đòi Chứng Chỉ Rửa Tội cả bên Kitô-hữu không công giáo.

- Theo Huấn Thị Sacrosanctum, Chứng Chỉ Rửa Tội phải mới được cấp chưa quá 6 tháng tính đến ngày định thành hôn. Huấn Thị dạy như vậy, nhưng thiết tưởng khi không có lý gì mà nghi đương sự đã có đôi bạn, thì chứng chỉ cấp đã lâu cũng được. Và chứng chỉ đó phải được trích lục từ Sổ Rửa Tội của giáo xứ (giáo sở) và trong đó phải ghi đầy đủ những điều cần phải ghi chú theo Can. (xem sau đây Đ.2: về việc ghi sổ sách).

- Trường hợp nguy tử, nếu không thể có bằng chứng gì hơn, thì đương sự thề mà qủa quyết mình đã chịu phép Rửa tội là đủ (Can.1068). Ngoài trường hợp nguy tử, nếu không có chứng chỉ chính thức trích sao từ Sổ Rửa Tội của giáo xứ, thì một nhân chứng thật chắc chắn cũng đủ, hay nếu đương sự chịu phép Rửa tội khi đã khôn lớn thì chính người ấy thề quả quyết mình đã chịu phép Rửa tội cũng được.

b/ Tiếp đến là điều tra xem đôi hôn phối có liên hệ với những giáo xứ hay giáo sở nào để nếu cần thì sẽ rao ở đó, hay sẽ phải thông báo một khi đã thành hôn: xem họ đã đến tuổi thành niên hay còn là vị thành niên; xem cả hai hay ít ra một bên là góa thì thì lại phải điều tra về cái chết của người bạn cũ của họ để biết chắc không có gì ngăn trở đôi hôn phối, và còn xét coi giữa hai người toan kết hôn có ngăn trở họ kết bạn, ngăn trở công hạnh hay ngăn trở tội ác chăng.

c/ Cha xứ, cha sở phải hỏi vị hôn phu và vị hôn thê, hỏi riêng lẻ và một cách khôn ngoan, khéo léo, tế nhị, dè dặt… xem họ có mắc ngăn trở gì không – có tự do ưng thuận hay bị ai ép buộc (Can.1066).

- Theo H.T.Sacrosanctum thì đây là lúc lấy KHẨU CUNG theo mẫu số 1 (có tờ in sẵn), nhưng vì có những câu hỏi sau khi học giáo lý hôn phối mới để trả lời, nên chúng ta thường lấy khẩu cung sau khi đã dạy đủ giáo lý, miễn là trước khi cho kết hôn.

II. VỀ RAO HÔN PHỐI
Rao hôn phối là 1 phương thức điều tra, Giáo Luật buộc phải thi hành (Can.1067) và thỉnh thoảng nên nhắc cho tín hữu nếu biết ngăn trở gì thì buộc phải báo cáo cho Cha xứ hay Đấng Bản quyền (Can.1069).

· Bình thường phải rao đủ ba lần.

· Theo Năng Quyền thập niên số 30, cha xứ (sở) được chuẩn rao 01 lần, miễn là có lý do chính đáng và chắc chắn không có ngăn trở nào.

· Cha quản hạt được chuẩn rao 02 lần (N.Q.T.N số 33).

· Chỉ Đấng Bản quyền mới được rao 03 lần.

· Trái lại, những vụ hôn phối được chuẩn ngăn trở khác tôn giáo thì không rao

· Nếu đàng trai thuộc một giáo xứ hay một giáo sở khác, thì phải rao cả hai nơi: Nếu có một bên nào – sau 14 tuổi – đã ở nơi nào khác quá 06 tháng, thì phải xin ý kiến Đấng Bản quyền coi có cần rao nơi đó không; nếu có lý do mà nghi có ngăn trở, thì cũng xin ý kiến như vậy.

III. CHUYỂN HỒ SƠ
Các cha xứ (sở) đã được xin điều tra, xin rao hôn phối, phải cố gắng làm tốt và sớm, và sau khi làm xong gởi cho cha xứ (sở) đàng gái đã xin rao: Văn thư điều tra, chứng chỉ rao, chứng chỉ rửa tội, thêm sức v.v… hay có tài liệu gì khác trong văn hàm xứ sở mình liên quan đến vụ hôn phối.

IV. KHẢO VÀ DẠY GIÁO LÝ.
Cha xứ phải khảo hạch đôi hôn phối, xem họ có biết đủ Giáo Lý Công Giáo không (cách riêng về Bí Tích Hôn Phối).

· Theo U.B. Giải thích Giáo Luật của Toà Thánh ngày 23-6-1918 và Cộng Đồng Đông Dương, số 262, nếu thấy đôi hôn phối dốt Giáo Lý, thì hãy chịu khó dạy kỹ cho họ ít là những điều căn bản của Giáo Lý Công Giáo; (nếu họ không chịu học thì cũng phải chứng hôn cho họ, không được xử họ như là một tội nhân công khai, theo Can.1066)

Do đó, thiết tưởng chúng ta nên uyển chuyển trong vấn đề này, nhất là đối với hoàn cảnh khó khăn hiện nay; không nên bắt học thuộc lòng nhiều quá: Chúng ta nên chịu khó dạy cho họ hiểu là đủ.

· Những người xin theo đạo để cưới vợ lấy chồng, mà lại trong hoàn cảnh khó khăn, thì phải hiểu đó là trường hợp ngoại thường. Vậy thiết tưởng nên xử trí một cách uyển chuyển, theo khả năng của họ. Dĩ nhiên phải cố gắng dạy cho họ biết Giáo lý tối thiểu, để họ có thể có một đức tin chân thật, sống đạo có căn bản, chứ không phải chỉ dạy qua loa sơ sài… Nhưng nếu đòi hỏi quá kéo dài thời gian, có thể thiệt hại cho họ, làm họ chán nản, có thể sinh ác cảm với đạo Công giáo, hay liều về sống chung với nhau, sinh gương xấu… và “rối”.

B- VỀ CÁC NGĂN TRỞ HÔN PHỐI
Chúng ta đã thấy Giáo luật buộc cha xứ (sở) phải điều tra kỹ lưỡng xem đôi hôn phối có mắc ngăn trở gì không (x cc 1073-1094). Cũng biết chúng ta có quyền chuẩn một số ngăn trở. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ các ngăn trở, phân biệt các ngăn trở nào là do luật tự nhiên hay luật Thiên Chúa, những ngăn trở nào là do luật Giáo Hội, ngăn trở nào là thượng đẳng, ngăn trở nào là hạ đẳng. Chúng ta nên xem kỹ lại bản giải thích các Năng Quyền Thập Niên đã phát cho chúng ta từ trang 68-78.

Sau đây, xin lưu ý thêm về mấy ngăn trở.

Ngăn trở khác đạo. Chúng ta biết:

· Ngăn trở khác đạo giữa một người đã rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo (hoặc) đã rửa tội trong một giáo phái Kitô giáo không công giáo mà sau đã gia nhập Công giáo (và) một người Kitô hữu không Công giáo, được gọi là ngăn trở tạp giáo và là ngăn trở cấm hôn.

· Ngăn trở khác đạo giữa một người Công giáo và một người lương không hay chưa rửa tội được gọi là ngăn trở dị giáo và là ngăn trở tiêu hôn (impedimentum dirimens), thượng đẳng.

Trước đây, Giáo Hội Công Giáo rất khắc khe đối với những vụ hôn phối khác tôn giáo (Cc 1124-1129). Nhưng ngày 31-3-1970 Đức Phaolô VI đã ban hành Tư Sắc Matrimonia Mixta (MM) làm dịu bớt các đòi hỏi trước, nhất là về các cam kết (cautiones).

Thiết tưởng, chúng ta cũng nên vì hoàn cảnh thay đổi mà dễ dãi hơn, nhất là đối với những trường hợp GỠ RỐI để bên Công Giáo được yên lương tâm, được hưởng các ân huệ của Hội Thánh và con cái họ được chính thức hóa. Lý do GỠ RỐI này (ut cesset publicus concubinatus) là một lý do mạnh để ban Ơn Chuẩn.

Theo Tự Sắc Matrimonia Mixta, để được chuẩn ngăn trở khác đạo, chỉ cần những điều kiện sau đây:

1/ Người bạn Công giáo phải làm hai điều:
a. Một là tuyên bố mình sẵn sàng tránh những nguy hiểm làm mất Đức Tin của mình.

b. Hai là thành thật hứa (buột nhặt) sẽ lo liệu hết sức đề con cái ĐÃ hay SẼ SINH được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.

2/ Phải cho người bạn không Công giáo hiểu rõ những điều người bạn Công giáo phải cam kết, để người ấy ý thức người bạn Công giáo cam kết những gì, buộc làm những gì.

3/ Phải dạy cho cả hai bên biết các mục đích và hai đặc tính của hôn nhân, mà không bên nào được loại bỏ một đặc tính nào. Ngoài ra, cần dạy giáo lý cho bên Công giáo thật kỹ càng, giúp người ấy sống đức tin thật vững vàng, ý thức nhiệm vụ của mình, làm gương tốt… để người ấy nhờ đó sẽ cảm hóa người bạn không Công giáo (và gia đình) gây cảm tình đối với đạo Công giáo.

III. HÌNH THỨC PHỤNG VỤ NÓI ĐƯỢC LÀ CÓ 3 NGHI LỄ HÔN PHỐI:
1. Trong Thánh lễ (S.Lễ mùa Vọng, trg.341-349)

2. Ngoài Thánh lễ (S.Lễ mùa Vọng,trg.352-359)

3. Giữa người Công giáo và người chưa rửa tội (S.Lễ mùa Vọng, trg. 354-356)

IV. THEO HÌNH THỨC NÀO?
1/ Bình thường, đôi hôn phối của hai người công giáo phải được cử hành theo hình thức pháp lý thông thường, kèm theo hình thức Phụng vụ, trong thánh lễ, hoặc ngoài thành lễ khi có lý do chính đáng.

2/ Hôn phối giữa một người Công giáo và một người không Công giáo (được chuẩn ngăn trở khác đạo) cũng phải cử hành theo hình thức pháp lý thông thường; nhưng khi có lý do quan trọng thì Đấng Bản Quyền được chuẩn, miễn là giữ được tính cách công khai cho tòa ngoài (TS Matrimonia Mixta, số 8,9).

Còn về hình thức phụng vụ:

· Nếu bên kia là người Kitô giáo không công giáo, thì cử hành theo nghi thức ngoài Thánh lễ, nhưng khi Đấng Bản Quyền đồng ý, thì được cử hành trong Thánh lễ, trừ việc người không công giáo KHÔNG RƯỚC LỄ.

· Nếu người bên kia là lương (chưa rửa tội) thì theo nghi thức riêng, nói ở khoảng III, 3 trên đây

3/ Khi cử hành hôn phối khác đạo (đã được chuẩn ngăn trở), nếu có lý do chính đáng, có thể bỏ hình thức Phụng vụ.

Khi cử hành hôn phối theo hình thức pháp lý ngoại thường hay đặc biệt, có thể ngần nào thì cũng nên kèm theo nghi thức phụng vụ (ít là đọc Lời Chúa); nhưng có lý do hợp lẽ, thì bỏ hết nghi thức phụng vụ.

V. “PHÉP GIAO” LÀ GÌ?

Như vậy, chúng ta thấy hình thức kết hôn mà người ta quen gọi là PHÉP GIAO không có nghĩa là chỉ cử hành hôn phối theo hình thức pháp lý không kèm theo hình thức phụng vụ. PHÉP GIAO chỉ là cử hành hôn phối theo hình thức phụng vụ ngoài Thánh lễ, một cách khiêm tốn, âm thầm, không long trọng, không rầm rộ… Đây thường là một biện pháp kỷ luật, theo thói quen từ lâu trong nhiều giáo xứ Việt Nam (nhất là trong các địa phận ĐÀNG NGOÀI) áp dụng cho những đôi hôn phối ít xứng đáng, đã làm gương xấu (Ví dụ đã công khai sống chung với nhau, đã “mang bầu” rõ ràng trước khi kết hôn theo tôn giáo,v.v…)

Nói là: “theo thói quen các giáo xứ Việt Nam ” vì luật chung không có các biện pháp kỷ luật đó.

VI. KẾT HÔN Ở ĐÂU?
Bình thường, hôn phối phải cử hành trong nhà thờ, mà là nhà thờ xứ. Nhưng khi có lý do chính đáng, thì được cử hành tại cư gia.(Can.1116) (cf.CĐĐD,số 277).

D- VỀ ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ
1- HÔN PHỐI GIỮA 2 NGƯỜI LƯƠNG (NGHĨA LÀ KHÔNG RỬA TỘI):
Hôn phối giữa 2 người lương (nghĩa la không rửa tội) nếu thành là chính đáng (matromonium legitimum) và theo luật tự nhiên, nó cũng phải có tính cách bền vững. Tuy nhiên vì không phải là bí tích, nên sự bền vững đó không tuyệt đối. Vì thế, theo I Cor.VII.15 thì khi 1 trong 2 người trở lại đạo công giáo, nếu người không trở lại hay không chịu sống chung hòa thuận khỏi làm sỉ nhục Đấng Tạo Hóa, thì người đã trở lại đạo công giáo có quyền kết hôn với 1 người công giáo và hôn phối trước bị ĐOẠN TIÊU, đó là đặc ân đức Tin (privilegium Fidei) hay đặc ân Thánh Phaolo (privilegium Paulinum: cc.1143 – 1147)

2- ĐIỀU KIỆN
a. Hôn phối giữa hai người lương thành, nghĩa là có hôn phối thật sự.

b. Một bên trở lại đạo công giáo, bên kia cứ đi lương.

c. Bên đi lương bỏ (discedit) bên công giáo: (discessus physicus) BỎ THẾ LÝ hay (discessus moralis) BỎ TINH THẦN.

3- GIẢI THÍCH 3 ĐIỀU KIỆN:

a. Hôn phối thành giữa hai người lương: LƯƠNG đây phải là chưa rửa tội, dù là dự tòng. Nếu 1 bên rửa tội ngoài công giáo, 1 bên lương thì không có đặc ân Thánh Phaolo theo đúng nghĩa, nhưng trường hợp đặc biệt, có lợi cho đức tin (cho đạo) thì Tòa Thánh có thể tháo gỡ hôn phối đó để người trở lại công giáo được kết hôn (chữa tận căn sanatio in radice) với một người công giáo khác.

Toà Thánh có ban quyền cho các Giám Mục VN, được tháo gỡ hôn phối như vậy do Năng Quyền đặc biệt, 5.5.1972 (số 2)

Hôn phối giữa 2 người lương là thành:

- Khi có cưới hỏi, có giá thú đàng hoàng.

- Khi chính hai vợ chồng tự coi mình là vợ chồng thật và cả láng giềng bà con cũng con như thế, không thắc mắc.

- Dù HỒ NGHI thì cũng phải cho là thành: (In dubio standum est pro valore matrimonii. Can.1060).

b. Một bên trở lại công giáo: Việc một bên trở lại đạo công giáo là chịu phép rửa tội trong giáo hội công giáo, tự nó không đoạn tiêu hôn phối giữa hai người lương, nhưng chỉ BAN QUYỀN cho người trở lại công giáo được hỏi (interpellare) người bạn còn đi lương. Nếu người này trả lời PHỦ QUYẾT, thì bên trở lại công giáo được quyền đi kết hôn với người công giáo, và chỉ khi kết hôn thật sự, thì dây hôn phối trước mới đứt.

Để dùng đặc ân Thánh Phaolo thành pháp (valide) thì một bên trở lại và rửa tội rồi, bên kia chưa rửa tội là đủ. Nhưng để thích pháp (licite) thì sự trở lại công giáo đó phải chân thành, vì chỉ có thế thì chịu phép rửa tội mới thích pháp.

Do đó, thường phải bảo người muốn trở lại công giáo về điều đó trước khi làm phép rửa tội cho họ. Nếu không có ý ngay lành, không thật lòng muốn chung sống hoặc làm hòa lại với người bạn hợp pháp hay là mưu mô để người ấy bỏ đi… thì không có điều kiện để chịu phép rửa tội. Tuy nhiên, nếu thấy bảo vô ích thì có khi không nên QUẤY RỐI lòng ngay. (Vromant, De Matrim.N.285sq)

c. Bên còn đi lương bỏ đi
- Bỏ thể lý : Thật sự đã không còn sống chung, hoặc hỏi mà từ chối hẳn việc sống chung: (dissessus có thể là formalis hay materialis)

- Bỏ tinh thần: Muốn sống chung nhưng không sống hòa thuận, không làm sỉ nhục Đấng Tạo Hóa (pacifice sine contumelia Creatoris): chế nhạo đạo thánh, nói hay làm những điều nguy hiểm cho Đức Tin hay đạo đức của bên công giáo, hoặc hay cãi cọ mắng chửi, đập đánh,v.v…

4 - INTERPELLATIO (HỎI)
Để chứng minh “sự bỏ đi” của người bạn bên lương, thì phải HỎI (danh từ Giáo Luật là Interpellare) người ấy hai điều:

a. Có muốn trở lại đạo công giáo, chịu phép Rửa tội như người bạn kia không?

b. Có bằng lòng sống chung với người bạn đã đi đạo công giáo cách hòa thuận, không sỉ nhục đến Đấng Tạo Hóa không?(Can.1144 § 21)

CÁC CHI TIẾT:

1/ Thời gian hỏi:

Thường phải hỏi SAU KHI bên trở lại công giáo đã được rửa tội, trước khi kết hôn với người công giáo. Trường hợp có lý do quan trọng, thì Đấng Bản Quyền có thể cho phép hỏi trước khi rửa tội. (T.S.Pastorale munus, số 23).

2/ Hỏi ai?

Phải hỏi chính người bạn còn đi lương, và hỏi nhân danh người bạn đã trở lại đạo công giáo.

3/ Trường hợp nào phải hỏi?

Phải hỏi luôn, trừ khi Toà Thánh đã tuyên bố thể khác (Can.1114).

Dù thấy hỏi mà vô ích cũng vẫn cứ hỏi, nhưng khi không thể hỏi được hay thấy hỏi mà vô ích, thì có thể xin Đấng Bản Quyền chuẩn cho khỏi hỏi. Thường Đấng Bản Quyền chỉ được chuẩn hỏi sau khi người bạn trở lại công giáo đã được rửa tội. Nhưng nếu có lý do quan trọng. Ngài có thể chuẩn hỏi trước khi rửa tội.(Pastorale munus số 23).

Trong cả hai trường hợp (chuẩn hỏi, chuẩn trước rửa tội) trước khi ban Ơn Chuẩn, phải làm thủ tục điều tra về lý do, ít là theo lối hành chánh (processu summario extrajudiciali). Nếu bỏ câu hỏi 1, chỉ hỏi câu 2 và người ấy trả lời KHÔNG thì dùng Đặc Ân thành.

4/ Hình thức hỏi.

Có 3 hình thức hỏi:

- Hỏi tư (riêng) privatim.
- Theo lối Toà An (có trát gọi, có thẩm phán.v.v…)
- Lối ngoài Toà An, tức là lối hành chánh.
Hai hình thức sau là chính thức (authentica) làm do lệnh Đấng Bản Quyền của người tân tòng.

5/ Hỏi thế nào?

a. Phải hỏi THẲNG, đừng nói loanh quanh, úp mở, mà phải nói rõ là nếu… thì người tân tòng có quyền đi lấy chồng hay vợ công giáo.
b. Phải hỏi DO QUYỀN của Đấng Bản Quyền và nhân danh người tân tòng. Nếu đương sự yêu cầu thì Đấng Bản Quyền phải cho họ một thời gian để suy tính, và bảo họ, nếu quá thời gian đó mà không trả lời thì coi như trả lời PHỦ QUYẾT.
c. Đại diện Đấng Bản Quyền có thể là Cha Xứ hay một giáo sĩ hoặc giáo dân đứng đắn, khôn ngoan. Nếu 1 người không chắc thì nên có thêm 1 nhân chứng nữa. Phải ủy quyền bằng văn thư. Và thường nếu giao cho 1 giáo sĩ chức nhỏ hay 1 giáo dân thì bắt họ thề làm việc cho đàng hoàng. Khi hỏi phải làm biên bản hay báo cáo viết thành văn (2 bản).
d. Hỏi tư là khi người tân tòng tự ý hỏi lấy nhân danh cá nhân y, hoặc do Đấng Bản Quyền cho phép. Dù người tân tòng tự ý hỏi lấy, nếu Đấng Bản Quyền xét thấy có giá trị, Ngài có thể cho là đủ, nhưng phải có bằng chứng để có giá trị ở Toà ngoài – thí dụ- có hai nhân chứng. Trường hợp không hỏi được chính thức thì phải hỏi như vậy; nhưng nếu có thể thì chính linh mục hỏi lấy. Trong mỗi trường hợp, các câu hỏi và các câu trả lời phải được viết vào giấy. Cũng có thể hỏi BẰNG THƯ (gởi tay cách chắc hoặc bảo đảm) và cho một thời hạn đủ rộng rãi để trả lời (Syn.Tunq.Tit.III,c III.1,5)

N Q T A: Để tránh những rắc rối có thể xảy đến, cần bảo người bạn tân tòng, trước khi tái hôn với người công giáo hãy liệu giải quyết vụ hôn phối trước cho dứt khoát đi đã – thí dụ – ly dị ở toà đời (nếu trước có giá thú) hoặc tuyên bố trước mặt gia đình người bạn cũ, hoặc hai bên làm giấy dứt khoát bỏ nhau, bên người tân tòng giữ một bản.

E/ VỀ VIỆC GHI SỔ SÁCH.

1- Cử hành Phép Hôn Phối xong, linh mục quản xứ phải ghi vào sổ hôn phối (những điều đã in sẵn trong sổ) (cc.1121).

Nếu là hôn phối có phép chuẩn: phải ghi chú điều đó bên lề và giữ văn bản tha ngăn trở cùng với tờ khai khẩu cung (cc.1121/3)

2- Phải ghi chú hôn phối vào sổ rửa tội của người lãnh Bí Tích Hôn Phối, nếu họ đã được rửa tội trong giáo xứ (cc.1122/1)

Phải thông báo (notificatio) cho giáo xứ nơi những người ấy đã chịu phép Rửa tội để ghi vào sổ (cc.1122/2).

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

10 Đề Tài Về Gia Đình (4)

Mười đề tài giáo lý của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình cho Cuộc Hội Ngộ Quốc Tế Gia Đình lần thứ VI ở Mêxicô

Đề tài 4: GIA ĐÌNH TRUYỀN ĐẠT CÁC NHÂN ĐỨC VÀ CÁC GIÁ TRỊ
Jn 1, 43-51
1. Gia đình, được sinh ra từ sự hiệp thông mật thiết của sự sống và của tình yêu vợ chồng, được xây dựng trên hôn nhân của một người nam và một người nữ, là nơi đầu tiên của các mối tương quan liên nhân vị, là nền tảng của đời sống của các nhân vị và là nguyên mẫu của mọi tổ chức xã hội.

Chiếc nôi sự sống và tình yêu này là nơi thích hợp trong đó, con người sinh ra và lớn lên, lãnh nhận những ý niệm đầu tiên về chân lý và sự thiện, là nơi mà con người học biết thế nào là yêu thương và được yêu thương và, do đó, thế nào là một nhân vị.

Gia đình là cộng đồng tự nhiên, nơi diễn ra kinh nghiệm đầu tiên và việc học tập đầu tiên của xã hội loài người, nơi đó, người ta không chỉ khám phá ra tương quan nhân vị giữa cái «tôi» và cái «bạn», nhưng còn cái «chúng ta» nữa.

Sự trao ban hỗ tương của người nam và người nữ được kết hiệp trong hôn nhân, tạo nên một môi trường sống trong đó, con cái có thể phát triển các khả năng của mình, ý thức về phẩm giá của mình và chuẩn bị đương đầu số phận độc nhất của mình và không thể tái diễn, trong bầu khí tình cảm tự nhiên nối kết các thành viên trong cộng đồng gia đình này, mỗi nhân vị được nhìn nhận và trở nên có trách nhiệm trong tính độc đáo của mình.

2. Gia đình giáo dục con người theo tất cả những chiều kích hướng đến phẩm giá tròn đầy của nó. Đó là mảnh đất thích hợp nhất cho việc giáo huấn và truyền đạt các giá trị văn hóa, luân lý, xã hội, thiêng liêng và tôn giáo, mà thiết yếu cho sự triển nở và hạnh phúc cho các thành viên của nó cũng như của xã hội. Quả thế, đó là trường học đầu tiên về các đức tính xã hội mà mọi quốc gia cần đến.

Gia đình trợ giúp các nhân vị phát triển những giá trị căn bản không thể thiếu để hình thành những công dân tự do, lương thiện và có trách nhiệm: chân lý, công bằng, tình liên đới, giúp đỡ người yếu thế nhất, tình yêu tha nhân và bản thân, lòng bao dung…

3. Gia đình là trường học tốt nhất để tạo nên những tương quan cộng đồng và huynh đệ, đối diện với những khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa hiện hành. Quả thế, tình yêu – linh hồn của gia đình trong mọi chiều kích của nó – là chỉ có thể nếu có sự trao ban chân thành chính mình cho người khác.

Yêu mến có nghĩa là cho đi và lãnh nhận những gì không thể bán hay mua. nhưng chỉ là trao ban cách tự do và hỗ tương.

Nhờ tình yêu, mỗi thành viên của gia đình được nhìn nhận, chấp nhận và tôn trọng trong phẩm giá của mình.

Từ tình yêu, nảy sinh ra những tương quan được sống, như là sự trao ban nhưng không, và những tương quan vô vị lợi và liên đới sâu xa.

Như kinh nghiệm cho thấy, gia đình xây dựng một mạng lưới tương quan liên vị và chuẩn bị cho cuộc sống ở xã hội trong một bầu khí tôn trọng, công bằng và đối thoại đích thực.

4. Gia đình kitô hữu làm cho con cái khám phá rằng các bậc ông bà và những người già cả không phải là những người vô dụng bởi vì họ không sản xuất, cũng chẳng phải là những gánh nặng bởi vì họ cần đến sự chăm sóc vô vị lợi và liên lỉ về phía con cháu; gia đình dạy cho các thế hệ mới biết rằng bên cạnh những giá trị kinh tế và chức năng, còn có những điều thiện hảo khác nữa: nhân bản, văn hóa, luân lý, xã hội mà thậm chí, cao hơn cả chúng nữa.

5. Gia đình giúp khám phá ra giá trị xã hội của các của cải mà họ sở hữu. Một chiếc bàn quanh đó, mọi người chia sẻ cùng các thức ăn, thích nghi cho sức khỏe và tuổi tác của các thành viên, là một ví dụ đơn sơ, nhưng rất hữu hiệu, để khám phá ra ý nghĩa xã hội của các của cải được làm ra. Như thế, con cái học lấy những tiêu chuẩn và thái độ sẽ giúp đõ chúng về sau trong một gia đình rộng lớn hơn, là chính xã hội.

(Còn tiếp)
Lm Võ Xuân Tiến chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp

Nguồn: Website Tổng giáo phận Huế
http://tonggiaophanhue.net

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009

Thành Hôn: Minh Cường - Ngọc Hiền

Đại gia đình NGUYỄN TỘC
chúc mừng lễ thành hôn
của Nguyễn Vũ Minh Cường và Nguyễn Thị Ngọc Hiền
(Cường là cháu nội Ông Bính - Bà Có
và là chắt thuộc chi Ông Quy - Bà Nhạn)







Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Giải Quyết Bất Đồng Trong Gia Đình

GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG GIA ĐÌNH TRONG TINH THẦN PHÚC ÂM HÓA
Xung khắc trong các quan hệ gia đình không phải là điều mới mẻ. Phúc Âm thánh Luca thuật chuyện Mát-ta than phiền với Chúa Giêsu về việc cô em Maria không giúp mình trong việc phục vụ mà chỉ biết ngồi bên chân Chúa để nghe lời Người dạy. Nhưng Chúa không chê trách Maria mà còn bênh vực cho cô nữa (cf. Luca 10:39-42).

Nhưng đó chỉ là lời than phiền chưa đến nỗi gây bất hoà gia đình. Trong một chương khác, thánh Luca kể cho chúng ta câu chuyện xung đột gia đình trầm trọng giữa người cha với hai đứa con trai. Đứa em đòi người cha chia gia tài và sau khi lãnh phần chia, anh đã trẩy đi xa phung phá tất cả tài sản của mình. (cf. Luca 15:11-32).

Sách Cựu Ước cũng tường thuật nhiều mối bất đồng trong các quan hệ gia đình. Không kể câu chuyện Cain giết em Aben là cơn khủng hoảng gia đình đầu tiên của lịch sử nhân loại, các gia đình tổ phụ nổi tiếng như Ápraham, I-xa-ác và Jacob đều có các xung khắc gia đình trầm trọng.

Bà Sarah, vợ chánh của Ápraham, đã hành hạ thiếp của chồng mình là bà A-ga, rồi đuổi A-ga ra khỏi nhà khi cô ấy đang mang thai. Về sau, khi bà không thích thái độ của Ích-ma-ên, con của A-ga đã lên 14 tuổi, đùa nghịch với I-xa-ác, thì bà đã đòi Ápraham đuổi cả hai mẹ con họ về Ai-cập. Ápraham, tuy đau đớn trong lòng, nhưng cũng nghe lời Sarah đuổi mẹ con A-ga ra đi nơi đồng hoang với cái nóng thiêu người (cf. Sáng Thế Ký 15, 21).

Tổ phụ Jacob xung khắc trầm trọng với cha vợ, cũng là cậu ruột của mình, và sau 20 năm chung sống với nhau, ông đã kéo bầu đoàn thê tử và đoàn súc vật đông đảo, lén lút bỏ trốn vào ban đêm để về lại quê hương xứ sở của mình. Và như chúng ta biết, trong cuộc sống gia đình, Jacob thương đứa con áp út là Giuse hơn tất cả, làm cho các anh ganh tị. Và sau đó các anh trả thù bằng cách ném Giuse vào giếng và rồi bán Giuse qua Ai-Cập (cf. Sáng Thế Ký 37).

Vì sao có các xung khắc gia đình?

Chỉ một vài ví dụ ở trên, chúng ta đã thấy xung khắc gần như không thể tránh được trong các quan hệ gia đình. Một cuộc nghiên cứu với 52 gia đình ghi nhận, trung bình cứ mỗi bữa cơm, người ta có 3.3 ý kiến khác biệt nhau. Vì thế, chúng ta có thể nói, khi giữa hai người có điều trái ý nhau là có xung khắc. Nghĩa là, bất cứ lý do gì người ta cũng có thể bất đồng với nhau. Nhưng các hệ qủa của nó thì rất tai hại, vì người trong cuộc thường có cảm giác tức tối, đau đớn, buồn phiền, thất vọng, hoặc đối kháng nhau.

Khi nghiên cứu về gia đình, các nhà chuyên môn nhận ra rằng vấn đề đàm thoại là nguyên do hàng đầu gây đổ vỡ gia đình, thứ đến là các vấn đề như tiền bạc, tình dục, thân thuộc nội ngoại hai bên, quan hệ qúa khứ và con cái.

Các nghiên cứu nầy cho biết, có 4 thái độ thường gây xích mích gia đình và hay xảy ra trong các ca ly dị, đó là:

- Phê bình / chỉ trích (criticism)
- Coi thường / bất cần (contempt),
- Tự vệ / thủ thế (defensiveness), và
- Cản trở / né tránh (stonewalling).
Đọc các mục cố vấn tâm lý, người ta nhận ra có sự thay đổi về các lời cố vấn cho vợ chồng trong những thập niên gần đây. Vào thập niên 1950, vợ chồng được khuyên bảo nên tránh các cuộc cãi vã và họ nên tuân theo các vai trò truyền thống dành cho mỗi phái. Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa thập niên 1960 trở đi có một sự thay đổi rõ rệt là vợ chồng, khi có chuyện bất bình, hãy nói cho nhau biết; nghiã là họ vừa biểu lộ tình thương yêu vừa bộc lộ cả những tức giận cho người phối ngẫu để họ hiểu mình.

Vậy, theo các qui luật mới về tình cảm trong hôn nhân, sự khác biệt giữa những người bạn đường là bình thường. Hơn thế nữa, việc nói về những khác biệt trong mối quan hệ được coi là điểm mạnh, chứ không phải là điểm yếu của vợ chồng. Họ cho rằng thật là điều không tưởng nếu một mối quan hệ kéo dài mà không có xung đột.

Chỉ có điều, phương cách họ đối phó với xung khắc hoặc biểu lộ sự tức giận ra sao mới là vấn đề.

Các phương thức giải quyết bất đồng

Dưới con mắt đức tin, chúng ta thấy Thiên Chúa đã để những bất đồng xảy ra trong gia đình. Ngài can thiệp cách nào là điều kỳ diệu mà chúng ta không hiểu nổi. Nhưng là con người, chúng ta cần nhận rằng, bất công có thể xảy ra, và ai ai cũng có thể nổi giận vì đó là cảm xúc thông thường. Tuy nhiên, ngay cả khi không thể thay đổi con người hoặc tình huống làm cho mình nổi giận, chúng ta có thể kiểm soát cách mình đối phó với cơn giận.

Cái gốc và là điểm chung trong việc giải quyết chuyện gia đình là tình yêu thương. Gương sống đạo của thánh nữ Mônica được nhiều người nhắc đến vì cách Phúc Âm hóa gia đình của ngài là mẫu mực đáng cho chúng ta noi theo. Chính nhờ gương sáng, sự kiên nhẫn và lời cầu nguyện liên lỉ của bà mà người con trai Augustinô đã được hoán cải và trở thành một vị thánh thông thái lỗi lạc bậc nhất của Giáo Hội. Không những thế, thánh nữ còn hoán cải cả chồng mình và bà mẹ chồng là những người chống báng đạo, để cả hai được ơn trở lại.

Trong các lớp học 52 tuần lễ cho những can phạm bị tội Bạo Hành Gia Đình, họ thường trao đổi với nhau về nguồn gốc sâu xa cũng như lý do gần dẫn đến bạo hành. Họ cho biết phần lớn sự việc xảy ra là vì trong một chốc lát nào đó họ đã không kềm chế được cơn nóng giận của mình. Khi kết thúc khóa học, hầu hết những người tham dự đều nói rằng, nếu họ biết và áp dụng các phương pháp thì đã không vướng vào những chuyện đáng tiếc. Đó là phương pháp Tạm Nghỉ (Time-outs) và cải tiến lối đàm thoại.

Chúng ta biết rằng, trong sinh hoạt hằng ngày, người ta có lúc vui, lúc bực mình. Có những điều tạo nên căng thẳng, và nếu không biết giải quyết thì chúng ta dễ có phản ứng bùng nổ với những người chung quanh, mà thông thường họ là vợ chồng, con cái, anh chị em, hay những người đồng sự gần gũi của mình. Sự bùng nổ có thể là chưởi bới, chỉ trích nặng lời hoặc xô xát. Đây là điều đáng tiếc cần ngăn ngừa.

Lấy giờ tạm nghỉ (Time out)

Khi nóng giận, điều chúng ta cần làm là để ý phản ứng của cơ thể như tái mặt, tay run, tim đập nhanh... lúc đó, chúng ta cần cho người đối diện biết mình lấy giờ “tạm nghỉ”. Trong nhiều trường hợp, việc rút lui khỏi hiện trường là hiệu qủa nhất vì nó giúp chúng ta dễ lấy lại bình tĩnh và tránh bầu khí căng thẳng. Trong khi lấy giờ tạm nghỉ, chúng ta thực hành các điều sau:

+ Làm nguôi ngoai sự căng thẳng—bằng cách đi uống nước, đi bộ, hít thở, tắm, đếm số,...
+ Tự tranh luận—Đây là phương pháp tự nói với chính mình, tự giải thích vấn đề theo quan điểm của người đối diện, nhờ vậy chúng ta nhận ra lý lẽ của người khác nên dễ có lòng thông cảm hơn.
+ Đặt kế hoạch đàm thoại với người đối diện nhằm đưa ra giải pháp.

Thiếu khả năng truyền đạt là căn nguyên của nhiều vấn đề gây ra các cảm giác tức tối, hiểu lầm và xung đột. Chúng ta cần cải tiến kỹ năng am hiểu người khác bằng cách tiếp nhận chính xác điều họ truyền đạt và thăng tiến kỹ năng diễn đạt là nói điều mình muốn cho người khác hiểu.

Để giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu, chúng ta cần áp dụng các phương thức trong đàm thoại theo các bước tuần tự như: lắng nghe điều người khác phát biểu; lập lại điều đã nghe để bày tỏ lòng tôn trọng cũng như hiểu cho chính xác; rồi trình bày trong ôn hoà quan điểm của mình. Trong cách lắng nghe và trình bày, để tránh đẩy người khác vào vị thế bị tấn công, chúng ta cần dùng lối nói lấy tôi làm chủ từ (I message). Ví dụ, thay vì nói “Anh về trễ làm em tức giận” thì nói, “Em cảm thấy tức giận vì chờ anh hơn hai tiếng đồng hồ ”. Đây là lối nói bộc lộ cảm xúc, trình bày sự kiên một cách không phán đoán nên dễ được đón nhận hơn.

Nhưng chúng ta cần biết rằng, không phải các bất đồng đều được giải quyết theo ý mình. Có những khó khăn trong cuộc sống mà chúng ta đành phải chấp nhận. Đây là điều mà những người trong các nhóm hỗ trợ thường gặp và họ dùng lời nguyện sau để tìm sự an tâm cho mình: “Trời ban cho tôi sự bình thản để chấp nhận những điều tôi không thể thay đổi, sự can đảm để thay đổi những điều tôi có thể thay đổi, và sự khôn ngoan để biết phân biệt giữa hai điều đó”.-

Trần Hiếu

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

Lễ Thành Hôn Phước Luật - Hiền Lương 19.09.2009




Thánh lễ tại Nhà thờ Giuse, giáo xứ Đồng Tiến, Sài Gòn



Tiệc cưới tại nhà hàng Kim Thanh, Q.10

Xin bấm vào các đường dẫn dưới đây để xem thêm hình ảnh:

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Thư Mục Vụ Giáo Phận Kontum Nhân Tết Trung Thu

THƯ MỤC VỤ GIÁO PHẬN KONTUM CHO HỌC SINH THIẾU NHI NHÂN TẾT TRUNG THU
Kontum, ngày 15 tháng 09 năm 2009


Mến gửi: Các thiếu nhi
Gia đình Giáo phận Kontum.

Các con yêu quý,

Cha gửi tới các con lời cầu chúc bình an của Chúa Giêsu. Cha cũng cám ơn các con đã cầu nguyện thật nhiều cho cha trong những ngày tháng qua. Nhân những ngày đầu Năm Học mới, cha muốn chia sẻ với các con đôi điều.

Mừng Năm Học mới 2009-2010
Một Năm Học mới vừa bắt đầu. Xin Chúa ban ơn giúp sức để các con có một năm học tốt đẹp. Hãy nhớ mọi người thân yêu đang hy sinh để các con được giáo dục nên người trưởng thành mọi mặt, có trí khôn mở mang biết phân biệt tốt xấu, phải trái; có con tim biết thương yêu và chuộng công bằng chân lý; có khả năng phục vụ Giáo hội và xã hội. Lòng hiếu thảo biết ơn sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các con chăm ngoan. Hãy chăm chỉ học tập nên người anh em với mọi người, nên người con của Chúa. Các con đừng quên “thời giờ là vàng”, “có chí thì nên”, “có công mài sắt có ngày nên kim”… Cha cầu chúc các con một năm học thật tốt đẹp và xứng danh người học sinh Công Giáo.

Mừng Tết Trung Thu 2009
Tết Trung Thu cũng sắp tới. Phố phường đã thấy bầy bán đủ kiểu đèn. Bánh Trung Thu cũng bầy bán khắp nơi. Các bậc cha anh đang rộn rã chuẩn bị Tết cho con cháu. Nhiều vị còn nghĩ tới các con em nghèo, các con em ở vùng sâu vùng xa. Các con em đó cũng có quyền được hưởng niềm vui của ngày Tết như các con. Các con đừng quên các bạn đó nhé. Ngoài những món quà chia sẻ gửi cho các bạn đó, các con còn có thể chia sẻ bằng lời cầu nguyện, bằng việc chăm học để sau này có khả năng giúp nâng cao cuộc sống của lớp người nghèo, giúp cuộc sống của nhiều người trở nên tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Chúc các con một Tết Trung Thu giàu tình người hơn được thể hiện qua nhiều việc làm có ý nghĩa.

Mừng lễ Chúa Giáng Sinh 2009
Còn đúng 100 ngày nữa tới lễ Chúa Giáng Sinh. Nhưng hiện nay có nhiều em học sinh đã nghĩ tới kỳ thi học kỳ I. Tại sao vậy? Vì suốt hơn 30 năm qua - kể từ năm 1975 - kỳ thi này vẫn được xếp vào chính ngày Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, mặc dầu đã có nhiều góp ý xây dựng. Nhiều học sinh vẫn bị cái ngày thi đó “ám ảnh”! Với con mắt người đời, đây là một nỗi buồn phiền, với cái nhìn của lòng tin vào “Thiên Chúa là chủ lịch sử” thì “biến cố” này lại mang một giá trị khác. Xin Chúa cho chúng ta biết đọc ra được ý Ngài! Cụ thể các con cần ứng xử thế nào? Để niềm vui Giáng Sinh được lan toả rộng khắp, các con có thể đón mừng Chúa Giáng Sinh không chỉ một ngày 25.12 mà là mừng nhiều ngày, mừng ngay từ ngày hôm nay. Hãy biến nhà trường thành “ngôi thánh đường” mới. Hãy biến lớp học thành hang đá kiểu mới. Hang đá không còn chỉ là túp lều bằng tranh hay bằng giấy với vài dây đèn điện nhấp nháy, mà là bằng những bài học bài tập đạt thành quả cao nhất, bằng những ngày sống lành thánh. Các thiên sứ là chính các con, những học sinh Công Giáo ưu tú, xuất sắc, chăm ngoan. Mục đồng là bạn bè của các con. Hãy nhìn các thầy cô như những nhà đạo sĩ thuộc mọi tôn giáo hay chính kiến đến viếng thăm Hài Nhi Giêsu đang ngự trong tâm hồn các con, đang hiện diện ngay trong lớp học của các con. Hãy cầu nguyện cho các thầy cô và bạn bè cũng được gặp Chúa Hài Đồng. Làm được thế thì ngày thi học kỳ I có còn tiếp tục được xếp vào đúng ngày 25.12 như bao năm qua chỉ còn là “chuyện nhỏ”. Làm được như thế, thì sứ điệp giáng sinh “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người Chúa thương” sẽ được cất vang không chỉ ngày 25.12 mà suốt cả năm học của các con cũng như khắp nơi các con đặt chân đến.

Mến gửi tới các con những lời nguyện chúc tốt đẹp nhất nhân danh Thiên Chúa quyền năng và giàu lòng xót thương.

Mến thương,
Giám Mục Giáo Phận Kontum
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Cáo Phó: Ông Phêrô Hoàng Ngọc Lượng (1914 - 28.09.2009)


Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh

Đại gia đình Nguyễn Tộc - An Du Bắc trân trọng báo tin:


Ông PHÊRÔ HOÀNG NGỌC LƯỢNG

sinh năm 1914

là trưởng nam thuộc chi Bà Nghị - Ông Liệu

đã được Chúa gọi về lúc 8 giờ, ngày 27-09-2009 tại quận 8, Sài Gòn

hưởng thọ 95 tuổi.

Nghi thức nhập quan sẽ được cử hành lúc 8 giờ, ngày 28-09-2009.

Thánh lễ an táng sẽ được hiệp dâng lúc 6 giờ, ngày 02-10-2009 tại nhà thờ Chánh Hưng, Q8.

Linh cửu sẽ được an táng tại nghĩa trang giáo xứ Khiết Tâm, Thủ Đức.

Xin quý bà con trong Đại gia đình Nguyễn Tộc hiệp dâng lời cầu nguyện

xin Thiên Chúa đưa linh hồn Phêrô về hưởng hạnh phúc với Ngài trên thiên đàng.