Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Phản ứng của Giáo hội Công giáo Pháp về việc Quốc hội nước này thông qua luật hôn nhân đồng giới


WHĐ (28.04.2013) – Sau khi Quốc hội Pháp biểu quyết chấp thuận luật hôn nhân đồng giới vào thứ Ba 23-04 vừa qua, người phát ngôn Hội đồng Giám mục Pháp, Đức Giám mục Bernard Podvin, đã nói rằng ngài “hết sức buồn (...) mặc dù không hề bất ngờ về kết quả  này”. Ngài nói thêm: “Nền dân chủ đại nghị đã được thể hiện. Nhưng một đạo luật gây tranh cãi như vậy sẽ không gắn kết được xã hội.
Đức cha Podvin còn nêu câu hỏi: “Nhìn vào các cuộc thăm dò và những người biểu tình, làm sao có thể nói rằng công chúng muốn có cải cách này? Ngài khẳng định: “Giáo hội Công giáo sẽ tiếp tục sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình, như đã làmtừ năm 2011 về vấn đề này nhưng vẫn luôn tôn trọng thể chế và không dùng bạo lực”.

Ngài tuyên bố: “Với những ai cho rằng như vậy là ‘bình đẳng, tôi xin nói rằng hôn nhân là một nền tảng chứ không chỉ là nới rộng một quyềnHoàn toàn vẫn có thể tôn trọng người đồng tính, mà không cần phê chuẩn luật cải cách này”.

Đức hồng y Philippe Barbarin cũng cho biết ngài rất buồn. ĐHY Tổng giám mục Lyon đã tham gia đêm canh thức 23 tháng 4trong ôn hòa tại quảng trường Bellecour ở Lyon để phản đối luật nàyNgài nói với các bạn trẻ: “Đêm nay là một đêm buồn, và chúng ta càng có lý do để giữ sự bình an. Chúng ta không cần thắng hay thua, nhưng cần làm chứng cho tình yêu sâu thẳm nơi tâm hồn mình. Trong Linh thao, thánh Inhaxiô khuyêchúng ta: khi buồn bã, đừng đổi hướng”.

Trong một thông cáoCác Hiệp hội Gia đình Công giáo (AFC) đã nói đến tính “khốc liệt” khi bỏ phiếucho thấy “chính phủ đã đẩy nhanh tiến độ làm lut. (...) Ngay từ đầu, phương pháp này đã dựa trên sự thiếu đối thoại và sự chia rẽ của người Pháp một cách hữu ý”.

Nói về việc “thông qua đạo luật bằng bạo lực”, việc “tranh luận giả tạo”, và về “sự rạn nứt không thể đảo ngược trong xã hội Pháp, AFC sẽ quan tâm theo dõi các hoạt động về luật này trong những ngày sắp tớiAFC cũng sẽ tiếp tục hoạt động của mình trong lĩnh vực này để thăng tiến hôn nhân và mối quan hệ gia đình như đã được quy định tại Bộ luật Dân sự và Luật Giađình và như kinh nghiệm của đại đa số các gia đình ở Pháp.

Về phần mình, Đức giám mục Louis Sankalé, giám mục giáo phận Nice, trong một tuyên bố đăng trên trang web giáo phậnNice ngày 23 tháng 4, đã lên tiếng tố giác cuộc tấn công nhắm vào một cặp đồng tính ở Nice hôm thứ Bảy 20-04. Đức giám mục Sankalé viết: “Cuộc tấn công này theo ý kiến​​ chúng tôi là một hành vi rất đáng chê trách. Chúng tôi cực lực lên án hành vi này. Không gì có thể biện minh cho những hành vi như thế”. Đức giám mục Sankalé nhắc lại rằng việc đón nhận những người khác là một trong những xác tín đã được Công nghị mới đây của Giáo hội Công giáo ở Alpes-Maritimes nêu rõ.

(La-croix, 24-04-2013)

Minh Đức

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Giáo lý Hội Thánh Công giáo về hôn nhân đồng giới


WHĐ (22.04.2013) – Như tin đã đưangày 17-04-2013, New Zealand đã thông qua luật cho phép hôn nhân đồng giới và trở thành quốc gia thứ mười ba trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới. Ngay lập tức, Giáo hội Công giáo New Zealand, qua Đức Tổng giám mục John Dew - Chủ tịch Hội đồng giám mục New Zealand - đã lên tiếng chống lại luật trên, theo quan điểm của Giáo hội Công giáo.
Sau đây xin trích đăng giáo lý Hội Thánh Công giáo về vấn đề này (các số 2357, 2358, 2359).
Ðức khiết tịnh và sự đồng tính luyến ái
2357 Ðồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Ðồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10), truyền thống HộiThánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” (x. Bộ Giáo lý đức tin, Tuyên ngôn “Persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.
2358 Ðừng quên một số người đã có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Ðối với đa số những người này, khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống và, nếu là Kitô hữu, họ nên kết hợp các khó khăn gặp phải do hoàn cảnh đặc biệt của mình với hy tế thập giá của Chúa.
2359 Những người đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống khiết tịnh. Họ có thể và phải cương quyết tiến dần đến sự toàn thiện Kitô giáo nhờ kinh nguyện và ân sủng bí tích, nhờ biết tự chủ để củng cố tự do nội tâm và nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi.

WHĐ

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Đức Thánh Cha: Nếu chúng ta có thể tránh được việc ngồi lê nói mách, thì chúng ta đã làm được một bước tiến


Đức Thánh Cha Phanxicô hôm nay giảng về việc xây dựng một đời sống mới qua phép rửa tội
Đức Thánh Cha Phanxicô

VATICAN, ngày 9 tháng 4, 2013 (Zenit.org) – Trong Thánh Lễ sáng nay tại Domus Sanctae Marthae, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: một cách để tiến bước trong việc phát triển một đời sống mới qua phép rửa là từ chối chước cám dỗ ngồi lê nói mách.

Thánh lễ thường lệ hôm nay của Đức Thánh Cha có sự tham dự của các nhân viên Y Tế tại Vatican và các nhân viên văn phòng Hành Chánh của Thánh Đô Vatican. 

Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha nói: "Cộng đồng Kitô giáo tiên khởi là một mẫu mực vĩnh viễn cho cộng đồng Kitô hữu ngày hôm nay, vì họ là một trái tim một linh hồn, nhờ Thánh Thần đã đem họ vào một đời sống mới.” 

Trong bài giảng này Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm về đoạn Phúc Âm kể lại câu chuyện đối thoại giữa Chúa Giêsu và Nicôđêmô, khi ông ta không hiểu ngay làm sao một người có thể được “tái sinh.” Đức Thánh Cha nói: Qua Thánh Thần chúng ta được sinh vào một đời sống mới khi chịu phép rửa. Tuy nhiên, ngài tiếp, đây là một đời sống cần phải được phát triển; thay vì tự nhiên mà có. 

Đức Thánh Cha nói: "Chúng ta phải làm tất cả mọi sự trong khả năng để đảm bảo rằng đời sống chúng ta phát triển thành một đời sống mới.” Ngài công nhận đây có thể là một “hành trình khó nhọc”, nhưng ngài nhắc nhớ rằng điều này tùy thuộc nhiều nhất vào Thánh Thần, cũng như vào khả năng chúng ta có thể “cởi mở cho thần khí” tác động.

Đức Thánh Cha khẳng định: Chính điều này đã xẩy ra cho các Kitô hữu tiên khởi. Họ đã có “một đời sống mới”, được thể hiện bằng cách họ sống như một trái tim và một linh hồn. Ngài nói: “Họ có sự hiệp nhất, sự đồng tâm, nhất trí, và hoà điệu về tình yêu, một tình yêu hỗ tương."

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Điều này cần được tái khám phá ra ngày nay, chẳng hạn, khía cạnh “hiền lành trong cộng đồng,” là một đức tính hơi bị quên lãng. Tính hiền lành bị làm cho hoen ố, và có nhiều “kẻ thù nghịch”, trong đó kẻ thù đầu tiên là tính ngồi lê nói mách. 

"Khi chúng ta thích ngồi lê nói mách, nói xấu người khác, chỉ trích người khác – đây là điều xẩy ra hàng ngày cho tất cả mọi người, kể cả tôi – đây là những chước cám dỗ của thần dữ không muốn cho Thánh Thần đến với chúng ta và mang lại hòa bình và sự hiền hậu trong cộng đồng Kitô hữu.” 

Đức Thánh Cha lưu ý: "Sẽ luôn luôn có những sự tranh đấu, trong giáo xứ, trong gia đình, trong khu xóm, giữa các bạn hữu.” Nhưng Thần Khí đã đưa chúng ta tới đời sống mới sẽ làm cho ta hiền lành và bác ái.

Sau đó Đức Thánh Cha vạch ra những hành vi chính đáng của một Kitô hữu. 

Trước hết, “không được phán xét một ai” vì “vị Thẩm Phán độc nhất là Chúa Kitô.” Sau đó thì “im lặng” và nếu bạn có điều cần nói, xin hãy chỉ nói với những người có liên quan, với những người có thể “sửa sai tình hình”, nhưng “không nói với toàn thể khu xóm.” 

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: "Nếu nhờ ơn Thánh Thần, chúng ta thành công trong việc không bao giờ ngồi lê nói mách, thì chúng ta đã làm một bước tiến tới” và “sẽ làm cho tất cả chúng ta được tốt lành."

Bùi Hữu Thư

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và Thế Giới



Kính thưa anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới, Chúc Mừng Phục Sinh!

Thật là một niềm vui cho tôi được công bố thông điệp này: Chúa Kitô đã sống lại! Tôi ao ước thông điệp này vang dội đến mọi nhà và mỗi một gia đình, đặc biệt là những nơi con người đang phải gánh chịu đau khổ nặng nề nhất, trong các bệnh viện, trong các nhà tù.. .

Trên tất cả, tôi ao ước thông điệp ấy đến với mọi con tim, vì đó chính là nơi mà Chúa muốn gieo Tin Mừng này là Chúa Giêsu đã sống lại, là anh chị em có hy vọng, anh chị em không còn bị khống chế trong quyền năng của tội lỗi, của sự dữ! Tình yêu đã khải hoàn, lòng thương xót đã chiến thắng!

Như những phụ nữ môn đệ của Chúa Giêsu, những người đã đi đến ngôi mộ và thấy nó đã trống rỗng, chúng ta có thể cũng tự hỏi sự kiện này có nghĩa là gì? (x. Lc 24:4). Việc Chúa Giêsu đã sống lại có ý nghĩa gì? Sự kiện này có nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và chính cái chết, nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta và làm cho những nơi khô cằn trong con tim chúng ta nở hoa.

Cũng chính cùng một tình yêu này mà Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người và theo đuổi đến cùng con đường khiêm hạ và tự hiến, xuống tận địa ngục, tận vực thẳm tách biệt khỏi Thiên Chúa. Chính tình yêu thương xót này đã phủ lấp ánh sáng trên cơ thể đã chết của Chúa Giêsu, biến đổi cơ thể ấy, và vạch ra con đường dẫn đến sự sống đời đời. Chúa Giêsu đã không quay trở lại cuộc sống trước đây của mình, cuộc sống trần gian, nhưng tiến vào cuộc sống vinh quang của Thiên Chúa và Ngài đã bước vào cuộc sống ấy cùng với nhân loại chúng ta, mở ra cho chúng ta một tương lai hy vọng.

Phục Sinh là một cuộc vượt qua, một thông lộ cho con người thoát ách nô lệ tội lỗi và xấu xa để đạt đến sự tự do của yêu thương và thiện hảo. Bởi vì Thiên Chúa là sự sống, sự sống tinh tuyền, và vinh quang của Ngài là sự sống con người (xem Irenaeus, Adversus Haereses, 4,20,5-7).

Anh chị em thân mến, Chúa Kitô đã chết và đã sống lại một lần cho tất cả, và cho tất cả mọi người, nhưng quyền năng Phục Sinh, lễ Vượt Qua thoát ách nô lệ tội lỗi tiến đến tự do của thiện hảo, phải được thực hiện trong mọi thời đại, trong sự tồn tại cụ thể của chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có biết bao nhiêu sa mạc, thậm chí ngay trong ngày hôm nay, mà con người cần phải vượt qua! Trên tất cả, là những sa mạc nội tâm, khi chúng ta không có tình yêu đối với Thiên Chúa hay người lân cận, khi chúng ta không nhận ra rằng chúng ta là những người phải bảo vệ cho tất cả những gì Tạo Hóa đã ban cho chúng ta và vẫn đang tiếp tục ban cho chúng ta. Lòng thương xót của Thiên Chúa có thể làm cho những mảnh đất khô hạn nhất trở thành một khu vườn, có thể khôi phục lại sự sống cho những bộ xương khô (x. Ez 37:1-14).

Vì vậy, đây là lời mời gọi mà tôi muốn gởi đến tất cả mọi người: Chúng ta hãy nhận lấy ân sủng của Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta hãy để mình được đổi mới nhờ lòng thương xót của Chúa, hãy để cho chúng ta được Chúa Giêsu yêu thương, hãy để cho quyền năng tình yêu Ngài biến đổi cuộc sống của chúng ta; và chúng ta hãy trở nên những trung gian của lòng thương xót Chúa, trở nên những kênh thông qua đó Thiên Chúa có thể tưới nước trái đất, bảo vệ tất cả mọi loại thụ tạo và làm triển nở công lý và hòa bình.

Và vì thế chúng ta khẩn cầu cùng Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng đã biến cái chết thành cuộc sống, xin Ngài thay đổi hận thù bằng tình yêu, thay trả thù bằng sự tha thứ, thay chiến tranh bằng hòa bình. Vâng, Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, và qua Ngài, chúng ta khẩn cầu hòa bình cho cả thế giới.

Hòa bình cho Trung Đông, và đặc biệt là hòa bình giữa người Israel và người Palestine, là những dân tộc đang nỗ lực mưu tìm con đường thương lượng, xin cho họ có thể sẵn sàng và can đảm tiếp tục đàm phán hầu chấm dứt một cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu. Hòa bình ở Iraq, xin cho tất cả các hành vi bạo lực có thể kết thúc, và trên tất cả cho đất nước Syria thân yêu, cho dân tộc trên mảnh đất đang bị giằng xé bởi cuộc xung đột, và hòa bình cho những người tị nạn, những người đang ngóng chờ sự giúp đỡ và an ủi. Bao nhiêu máu đã đổ! Và còn bao nhiêu đau khổ phải xảy ra nữa trước khi có được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này?

Hòa bình cho châu Phi, nơi vẫn còn là sân khấu của các cuộc xung đột bạo lực. Tại Mali, xin cho thống nhất và ổn định có thể được khôi phục, tại Nigeria, nơi mà các cuộc tấn công thật đáng buồn vẫn đang tiếp tục, đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều người vô tội, và là nơi một con số đông đảo, kể cả trẻ em, đang bị bắt làm con tin bởi các nhóm khủng bố. Hòa bình ở phía Đông của nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Trung Phi, nơi nhiều người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ và tiếp tục sống trong sợ hãi.

Hòa bình ở châu Á, trên tất cả là hòa bình trên bán đảo Triều Tiên: cầu xin cho những bất đồng có thể được khắc phục và một tinh thần hòa giải mới được phát triển.

Hòa bình trên toàn thế giới, nơi vẫn còn chia rẽ vì sự tham lam vẫn đang săn lùng những miếng mồi ngon, nơi tiếp tục bị thương tổn bởi tâm địa ích kỷ đang đe dọa cuộc sống con người và gia đình, nơi lòng ích kỷ vẫn tiếp tục hoành hành trong tệ nạn buôn bán người, là hình thức tàn tệ nhất của chế độ nô lệ trong thế kỷ XXI này. Hòa bình cho toàn thế giới, nơi đang bị xâu xé bởi bạo lực liên quan đến buôn bán ma túy và việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên bất công! Hòa bình cho Trái đất của chúng ta! Xin Chúa Giêsu Phục Sinh mang lại ơn an ủi cho các nạn nhân của thiên tai và biến chúng ta trở nên những người bảo vệ có trách nhiệm cho các kỳ công sáng tạo.

Thưa anh chị em, tất cả những người đang nghe tôi, từ Rôma và từ khắp nơi trên thế giới, tôi muốn đề cập đến một lời mời gọi trong Thánh Vịnh: "Hãy cảm tạ Chúa tốt lành vì lòng nhân hậu Chúa tồn tại đến muôn đời. Nhà Israel hãy tiếp lời: "lòng khoan dung Chúa tồn tại muôn muôn đời" (Tv 117:1-2).

Thưa anh chị em, những người từ khắp nơi trên thế giới đã đến Quảng Trường này, là trái tim của Kitô Giáo, và tất cả anh chị em đang tham dự với chúng tôi thông qua các phương tiện truyền thông, tôi lặp lại nơi đây lời cầu chúc cho anh chị em một lễ Phục Sinh hạnh phúc! Anh chị em hãy mang đến cho gia đình và quốc gia mình thông điệp của niềm vui, của hy vọng và hòa bình mà mỗi năm lại được nhắc lại mạnh mẽ vào ngày này. Chúa Phục Sinh, người đã đánh bại tội lỗi và sự chết, nâng đỡ tất cả chúng ta đặc biệt là những người yếu thế nhất và những người quẫn bách nhất. Cảm ơn sự hiện diện của anh chị em và chứng tá đức tin của anh chị em. Một ý nghĩ và những lời cảm ơn đặc biệt cho món quà là những bông hoa xinh đẹp đến từ Hà Lan. Tôi trìu mến lặp lại cùng tất cả anh chị em: Xin Đức Kitô Phục Sinh hướng dẫn anh chị em và tất cả nhân loại trên những nẻo đường của tình yêu, công lý và hòa bình!

J.B. Đặng Minh An dịch3/31/2013
Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/102870.htm