Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Nữ sinh tiết lộ đi làm gái bia ôm để... mua LX, iPhone

14:14 | 26/03/2013
H., một sinh viên trông giống người mẫu cho biết, một bàn khách mà cô tiếp kiếm "bèo" lắm cũng năm trăm ngàn, ngày nào cô cũng đi làm để thực hiện "ước mơ" là mua 1 chiếc xe LX đi học cho "bằng chị bằng em".
Những cô gái "PR" ("PR" ở đây không phải hiểu theo nghĩa thông thường là quan hệ công chúng, viết tắt của cụm từ Public Relations) mà là một cách gọi cho "lịch sự" nhằm ám chỉ những cô gái bia ôm.
Chỉ cần ngồi chơi, ăn uống với khách độ khoảng 2 tiếng đồng hồ mỗi bàn tiệc là mỗi cô có thể kiếm được từ 200 - 500 ngàn đồng tùy theo nhan sắc và "nhiệt tình phục vụ" hay không.
Hiện nay, khá nhiều các quán nhậu, nhà hàng thuộc dạng "nhạy cảm" trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có đội ngũ tiếp viên là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Trong số này, đa phần là các em có hoàn cảnh khó khăn, đi làm kiếm tiền trang trải việc học hành để ba mẹ bớt gánh lo. Phần còn lại, một lượng sinh viên không nhỏ, không bức xúc chuyện tiền nong nhưng do thích đua đòi, kiếm tiền để sắm xe cộ, áo quần đẹp, điện thoại di động đắt tiền… dần dà bị lún sâu vào con đường tệ nạn.
Dễ dãi để kiếm tiền "boa"
Tr.C. nằm trên đường Điện Biên Phủ (quận 3) có thể nói là một trong những nhà hàng thuộc dạng đắt khách nhất hiện nay ở khu vực trung tâm TP.Hồ Chí Minh. Một trong những lý do chính mà nơi này đắt khách là có lượng tiếp viên hùng hậu tuổi mười chín, đôi mươi xinh như mộng.
Mà quan trọng hơn, phần đông trong đó là sinh viên vốn rất được lòng các thực khách, nhất là những người lắm tiền, nhiều của. Các cô gái sinh viên này ai cũng xinh đẹp, chỉ cần lượn lờ qua lại kết hợp với nghệ thuật rót bia chạm nhẹ vào người khách là đã kiếm vài trăm ngàn tiền "boa". Những cô khôn ngoan hơn thì bóp vai, nhổ tóc sâu… thế là đã có bạc triệu.
H., quê Đồng Tháp, một sinh viên của Trường ĐH H.B. trông giống như người mẫu không giấu giếm cho biết, một bàn khách mà cô tiếp kiếm "bèo" lắm cũng năm trăm ngàn. Mỗi ca (từ 17 đến 22h) cô tiếp ít nhất là 2 bàn, kiếm 1 triệu đồng bỏ túi. Chính vì vậy mà từ gần 1 năm nay gần như ngày nào cô cũng đi làm để thực hiện "ước mơ" là mua 1 chiếc xe LX đi học cho… "bằng chị bằng em".
Một số sinh viên là "PR" của một quán nhậu bị kiểm tra.

Tôi hỏi làm như vậy thì thời gian đâu đi học, H. bảo, rớt thì từ từ thi lại, còn kiếm tiền mới là quan trọng để sau này có vốn mà làm ăn… "Nhà em cũng bình thường chứ không nghèo nhưng em muốn kiếm tiền để tự lo cho mình.
Biết em làm có tiền ba mẹ mừng lắm vì như vậy sẽ dồn sức lo cho hai em của em được đầy đủ hơn" - H. tự hào khoe. Bên cạnh quán Tr.C., nhiều quán nhậu, nhà hàng khu vực nội ô TP.Hồ Chí Minh cũng tuyển sinh viên làm đội ngũ tiếp viên chủ lực cũng giống như mô hình của quán Tr.C và trên thực tế đạt hiệu quả khá cao.
Ở khu vực ngoại thành, sinh viên đi làm tiếp viên quán nhậu với số lượng đông đảo tập trung ở quận 9 và Thủ Đức. Vì nơi đây có Trường Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh và nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nằm rải rác khắp địa bàn.
Tôi thử đi tìm hiểu một số nhà hàng, quán nhậu nằm ở khu vực làng Đại học thuộc phường Bình Thọ, quận Thủ Đức thì thấy có trên 50% nhân viên phục vụ là sinh viên, trong đó số lượng sinh viên nữ chiếm đa số. Cũng giống như khu vực nội thành, khá nhiều sinh viên đi làm ở khu vực này cũng với mục đích là kiếm thêm tiền để mua sắm đồ đẹp, điện thoại iPhone, máy iPad… chứ không phải do nghèo khó.
Q., sinh viên năm 2 của Trường CĐCN, bật mí: "Lúc em mới đi làm, thấy khách ở phòng lạnh hay chọc ghẹo nhân viên, em sợ lắm nên chỉ xin phục vụ ở sân vườn. Nhưng ở sân vườn thì chủ yếu là khách gia đình nên chẳng có tiền "boa", trong khi tiếp viên phòng lạnh kiếm "bèo" cũng được hai trăm ngàn một ngày.
Thấy tiếc quá nên em làm liều xin vào phòng lạnh. Thấy em e ấp, sợ sệt mấy ông khách càng thích thú và "boa" nhiều hơn. Bây giờ thì em quen rồi nhưng thi thoảng cũng giả nai để kiếm nhiều tiền".
Anh Nam, quản lý quán nhậu T.H. ở phường Linh Trung (Thủ Đức) cho biết: "Khu vực này bây giờ rất dễ tìm phục vụ nữ, chỉ cần treo bảng là có khối sinh viên đến xin làm. Các em bây giờ dạn dĩ lắm chứ không còn e ấp, ngại ngùng như xưa".
Lún sâu bởi ma lực của đồng tiền
H., quê Vĩnh Long trước đây là nhân viên phục vụ cho quán nhậu K. nằm trên địa bàn phường Bình Thọ, quận Thủ Đức. Tuy mỗi ngày kiếm tiền "boa" từ 100-200 ngàn đồng nhưng cô phải phục vụ bưng bê, rót bia cho khách suốt cả buổi làm.
Trong khi đó những cô gái "PR" ("PR" ở đây không phải hiểu theo nghĩa thông thường là quan hệ công chúng, viết tắt của cụm từ Public Relations) mà là một cách gọi cho "lịch sự" nhằm ám chỉ những cô gái bia ôm. Chỉ cần ngồi chơi, ăn uống với khách độ khoảng 2 tiếng đồng hồ mỗi bàn tiệc là mỗi cô có thể kiếm được từ 200 - 500 ngàn đồng tùy theo nhan sắc và "nhiệt tình phục vụ" hay không.
Do tham tiền, lại thấy mình đủ sức trở thành một "PR" ăn khách, H. xin làm "PR" và lập tức được người quản lý "ok" ngay. Từ khi trở thành "PR", H. luôn được khách săn đón và "boa" rất hào phóng, có khi được cả 2 vé (200USD) trong một lần tiếp khách. Sau hơn 6 tháng làm "PR", H. mua xe tay ga, sắm điện thoại di động Galaxy, ăn mặc đồ hiệu và thường xuyên… "đi khách". Không chỉ vậy mà H. còn lôi kéo nhiều bạn bè cùng học lao vào thế giới của tiền "boa" để rồi trở thành gái mại dâm từ lúc nào chẳng rõ…
Sau khi biết được trường hợp của H. và nhóm bạn, tôi đi tìm hiểu nhiều quán nhậu, nhà hàng ở nội ngoại thành thì biết được rằng tình trạng nói trên không phải là ít. Mà để lý giải nguyên nhân thì chẳng có gì là khó. Bởi lẽ, do trong thời gian còn đi học các sinh viên này kiếm tiền mỗi tháng có khi đến hàng chục triệu đồng nên khi tốt nghiệp ra trường, vào làm việc cho các công ty xí nghiệp lương cao lắm cũng chỉ vài triệu đồng mỗi tháng mà phải lo công việc túi bụi. Chính vì vậy mà hầu hết họ đều bỏ làm và quay về nghề cũ.
D., sinh viên của trường CĐHQ trước đây là "PR" cho một số quán nhậu nằm trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, cô quyết tâm "làm lại cuộc đời" bằng cách xin vào làm kế toán cho một công ty xây dựng với mức lương chỉ hơn 3 triệu đồng. Vào làm việc mới được 5 ngày cô đã bỏ ngang một phần vì nhớ… bia, một phần vì không có tiền để chưng diện, ăn xài.
Bên cạnh những sinh viên đã lỡ sa chân vào thế giới tệ nạn, trong vài năm trở lại đây, do tình hình kinh tế khó khăn chung, nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ra trường không xin được việc làm cũng đầu quân cho các quán nhậu để chờ cơ hội.
Do sợ cha mẹ ở quê không cho làm công việc này nhiều em nói dối làm ở công ty này, công ty nọ với mức lương cao để cha mẹ không ép về quê. Đến lúc làm có nhiều tiền, các em gửi về cho cha mẹ để nở mặt nở mày với hàng xóm láng giềng. Vì đã lỡ "phóng lao" nên sau đó các cô này khó có thể sống bằng nghề chân chính của một người trí thức…
Theo CAND
Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/619506/Nu-sinh-tiet-lo-di-lam-gai-bia-om-de-mua-LX-iPhone-tpol.html

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Sự thật về chuông khủng "ma ám" ở thành cổ Quảng Trị


Cập nhật lúc 08:45 26/10/2012 (GMT+7)
Chiếc chuông này phát ra âm thanh “nặng nề” khò khè khó hiểu, dù đã được sửa chữa nhiều lần.
Đó là lời những người dân ở thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) vẫn nói với nhau về chiếc chuông đồng nặng hơn bảy tấn ở Tháp Chuông bờ phía nam cạnh di tích Thành Cổ.
 
Trái ngược với chiếc chuông bên bờ bắc chiều chiều thánh thót vang xa, chiếc chuông này phát ra âm thanh “nặng nề” khò khè khó hiểu, dù đã được sửa chữa nhiều lần. Chưa giải thích được hiện tượng lạ này, người ta liền đổ lỗi “chiếc chuông bị “ma ám” nên tiếng kêu phát ra như lời “than khóc””.

Chiếc chuông đồng lớn nhất tỉnh Quảng Trị bị “âm hồn bóp cổ”

Ông Nguyễn Ngọc (45 tuổi), chủ một quán cà phê trên phố Ngô Quyền bên bờ sông Thạch Hãn suốt gần 5 năm bán quán ở đây vẫn “ấm ức” một điều là chưa từng một lần được nghe tiếng chuông từ chiếc chuông nói trên dù tháp chuông nằm cách quán chỉ vài trăm mét.

Ông cho hay, tất cả những loại chuông trong thành phố: Từ chuông ở bờ bắc sông Thạch Hãn, chuông ở nhà thờ Trí Bưu, chuông chùa Thành Cổ… dù nằm cách xa quán của ông nhiều cây số nhưng vẫn có thể nghe rõ mồn một, trong khi chiếc chuông “khủng” ngay sát bên này thì chỉ “khò khè như bị bóp cổ”.

Ông Ngọc còn “thách thức” khách đến thăm: “Có hỏi hết cả người dân ở thị xã Quảng Trị cũng không ai nghe được tiếng chuông phát ra từ cái chuông “khủng” này, vì phải đứng gần mới nghe được tiếng kêu ấy.

Âm thanh phát ra kì lạ lắm, nó không ngân vang cao hay lan tỏa mà nghe có vẻ nặng nề nặng trịch. Nghe đâu có “thầy pháp” phán rằng do có quá nhiều linh hồn chưa được siêu thoát ám vào tháp khiến chuông kêu nhỏ, phát ra âm thanh nghe như tiếng khóc than não nề”.
 
Chiếc chuông đồng lớn nhất tỉnh Quảng Trị
bị “âm hồn bóp cổ”.

Không chỉ ông Ngọc mà hầu như tất cả chủ quán khác trên đường Ngô Quyền cũng xác thực họ không hề nghe thấy tiếng chuông từ quả chuông này. “Chuông ở bờ bắc sông Thạch Hãn, chuông nhà thờ tuy kích thước nhỏ nhưng sáng sớm hay chiều tối nào cũng nghe đều tai. Còn chiếc chuông này thì “to xác” nhưng kêu nghe “nản lắm””, chị Thủy, một người dân sống gần công trình tưởng niệm tháp chuông bình luận.

Chị cho biết dù sống ngay bên cạnh nhưng phải căng tai nghe ngóng, tập trung cao độ mới hay lúc nào người ta đang thỉnh chuông và người phụ nữ này quả quyết tiếng chuông chỉ đi xa được vài chục mét. Nói đoạn người phụ nữ này giải thích với giọng điệu kì bí : “Thời chiến xác người chết ở đây nhiều vô kể nên bây giờ thiêng lắm. Họ còn vướng víu cõi trần nên “bịt kín” miệng chuông không cho âm thoát ra”.

Chính những lập luận sặc mùi mê tín dị đoan về việc nhiều “oan hồn” này khóc than ngày đêm, đeo bám vào chuông đồng làm chuông nặng quá không thể ngân vang. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng trong lễ đổ đồng đúc chuông, vì biết rằng chiếc chuông sẽ được đặt cạnh bờ sông Thạch Hãn và di tích Thành Cổ vốn nổi tiếng linh thiêng nên có quá nhiều người ném vàng vào hỗn hợp đồng, cầu mong phúc phận làm mất đi ý niệm cầu siêu đơn thuần của chuông, dẫn đến kết quả tiếng chuông không “đạt chuẩn”. Trong nghiệp đúc chuông người ta gọi đây là “duyên phận”.

Dẫn chúng tôi “mục sở thị” chiếc chuông đồng đồ sộ nhất xứ Quảng Trị với trọng lượng hơn 7 tấn; cao 3,9 mét; đường kính miệng 2,15 mét, anh Võ Thịnh, cán bộ Trung tâm Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao thị xã Quảng Trị (VHTT - TDTT) cho biết công trình này được khánh thành vào ngày 29/4/2007 do một ngân hàng tài trợ xây dựng.

Trên chuông có khắc dòng chữ lớn “Đại Hồng Chung” với ý nghĩa một khi tiếng chuông ngân lên, mạch âm dương được kết nối là thời khắc đất trời giao hòa.

Người ta mong muốn tiếng chuông lúc ấy trở thành tiếng chiêu hồn, dẫn dắt các linh hồn siêu thoát. Thế nhưng kết quả không như ý muốn như lời anh Thịnh trầm buồn: “Chỉ mong ngày nào đó tiếng chuông vang cao vang xa mới thỏa lòng, chứ thế này nghe buồn lắm”.

Suốt hai năm phụ trách công tác thỉnh chuông vào mỗi 5h chiều hàng ngày nhưng lòng anh Thịnh “nặng như đá” khi kéo cánh cửa tháp. Anh băn khoăn: “Không biết lí do vì đâu? Chuông lớn, tháp cao, lại được nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở Huế đảm nhận nhưng chuông kêu não nề lắm, âm không ngân vang, không thanh thoát như mong đợi”.

Số phận lận đận của Đại Hồng Chung

Với mong muốn giải đáp cặn kẽ nguyên cớ, PV đã tìm gặp nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Sính, người trực tiếp đúc “chiếc chuông nhiều rối rắm” để tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Nghệ nhân Sính cho biết ông từng đúc chiếc chuông lớn nhất nặng tới 30 tấn, “loại chuông 7 – 8 tấn nhiều không kể xiết và tất cả đều đảm bảo âm thanh đúng chuẩn”.

Thế nên ông loại trừ giả thiết cho rằng vì chiếc chuông quá lớn khiến chất lượng không đảm bảo dẫn đến âm thanh phát ra “nặng trình trịch” như cách gọi của dân gian. Ông Sính so sánh: “Đơn giản như chuông ở Núi Bà (tỉnh Tây Ninh) có trọng lượng bằng với trọng lượng “Đại Hồng Chung” ở Quảng Trị nhưng âm thanh rất đảm bảo.

Vả lại trước khi bàn giao sản phẩm chúng tôi cũng đã tiến hành thử chuông nhiều lần và cho kết quả như ý. Tuy nhiên khi đem chuông về gắn lên tháp bê tông gần Thành Cổ thì âm chuông lại thay đổi tệ đi”.

Với kinh nghiệm cả một đời trong nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Sính bộc bạch chưa bao giờ gặp nhiều trắc trở như quá trình đúc “Đại Hồng Chung”. Theo lời ông kể, khi chuông “Đại Hồng Chung” được vận chuyển từ Huế ra Quảng Trị thì hoàn toàn nguyên vẹn, nhưng sau đó một năm do đơn vị sử dụng dùng chiếc dùi để đánh chuông quá nặng làm lớp đồng bị nứt. Chuông lại được chuyển vào Huế để sửa chữa nhưng mãi mà không thành.
 
Công trình tưởng niệm Tháp Chuông, nơi đặt chiếc chuông “bí hiểm".
Công trình tưởng niệm Tháp Chuông,
nơi đặt chiếc chuông “bí hiểm".

Phải đến khi vời đến một “nhà ngoại cảm” vào hành lễ cầu nguyện, “nói chuyện” với “âm binh thổ địa” thì chuông mới được sửa xong. “Âm khí ở vị trí đặt chuông quá nặng, dù đã được trừ khử nhưng không hết nổi. Nhiều người cho rằng các oan hồn ở đó muốn được yên tĩnh nên không muốn có chiếc chuông.

Tuy nhiên việc người ta cứ nhất quyết dựng chuông khiến những “người âm” này phá chuông. Biết rằng nguyên nhân này sặc mùi nhảm nhí, nhưng vẫn không ai giải thích nổi việc lúc thử chuông ở Huế thì âm thanh rất hay, khi đưa vào đó lại tệ hẳn đi”, ông Sính lập luận.

Trái ngược với “lí do tâm linh” trên, ông Lê Anh Tài, Giám đốc Trung tâm VHTT- TDTT thị xã Quảng Trị, đơn vị trực tiếp quản lí công trình tưởng niệm Tháp Chuông lại cho rằng chiếc chuông kêu nhỏ có thể do hai nguyên nhân chủ yếu: 1. Việc đúc chuông không đảm bảo kĩ thuật; 2. Không gian đặt chuông chưa hợp chuẩn bởi trước khi được xây dựng, Tháp Chuông dự kiến cao phải cao hàng chục mét, nhưng vì lí do thẩm mĩ mà nhà thiết kế đã hạ chiều cao xuống 15m như hiện nay.
Có điều người ta không khỏi băn khoăn là tại sao một chiếc chuông lớn đặt cạnh nhiều di tích, thắng tích nổi tiếng như Thành Cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn đã “kêu trình trịch” nhiều năm liền lại không được khắc phục kịp thời.

Giải đáp thắc mắc này, ông Tài cho biết nếu muốn sửa chữa phải xin ý kiến cấp trên, xin ý kiến nhà tài trợ nên chưa thể tiến hành và ông tài cũng không hề nhắc đến một kế hoạch sửa chữa cụ thể nào. Điều đó đồng nghĩa với việc những lời đồn bí hiểm xung quanh Tháp Chuông này sẽ vẫn còn… bí hiểm.
 
Theo PLVN
Nguồn: http://kienthuc.net.vn/kim-chi-da-lua/201210/Su-that-ve-chuong-khung-quot-ma-am-quot-o-thanh-co-Quang-Tri-878433/

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Cha Phanxicô Xaviê Trần An – Nguồn cảm hứng cho nhiều người trở về với Chúa

Đăng lúc: Thứ năm - 21/03/2013 10:17 - Người đăng bài viết: ccshue

Nhiều người nghiện ma túy đã sám hối, quay về với Chúa trong mùa Chay sau khi gặp được linh mục dòng Biển Đức
 

Cha An cùng hát Thánh ca với những người cai nghiện tại nhà tĩnh tâm

Anh Phaolô Nguyễn Phú Cường được mẹ đưa đi viếng Thánh địa Đức Mẹ La Vang. Tại đây, người thanh niên 27 tuổi này đã gặp gỡ cha Phanxicô Xaviê Trần An – người từng nghiện ma túy và đã trở thành đan sĩ của dòng Biển Đức Thiên An.

Cường cho biết anh nghiện ma túy từ năm 2004, từng ngồi tù bốn năm vì tội mua bán ma túy. Con một của chủ trại nuôi chim cút ở Đồng Nai, đột nhiên gia đình phá sản vì dịch cúm gia cầm khiến gần hai triệu con chim cút chết hết. Trắng tay, mẹ anh đòi tử tự, anh bỏ học rồi lâm vào nghiện hút ma túy.

Cường tình nguyện ở lại nhà tĩnh tâm của cha An để cai thuốc. “Tôi quyết tâm trở về với Chúa vì mùa Chay là mùa hoán cải”.

Chàng trai này còn tự nguyện nộp điện thoại di động cho cha An và sống như một đan sĩ của dòng Thiên An.

Thức dậy từ năm giờ, anh với những người cai nghiện khác đọc kinh sáng, suy niệm Tin Mừng, hát thánh ca, ăn sáng, làm dép, tưới rau, lần chuỗi, xem thời sự, tập hát.

Buổi chiều, có các chuyên gia tâm lý đến nói chuyện hoặc một người chuyên môn về thiền đến dạy anh cách thiền để tịnh tâm nhằm giúp quên đi cơn thèm thuốc.

Buổi tối, họ vào nhà nguyện để nghe nhạc thánh ca không lời và cầu nguyện trước Thánh Thể, đến 21 giờ tham dự Thánh lễ.

Antôn Nguyễn Tường Vũ từng có chiến tích vang dội như cầm dao đi đánh lộn và chặn đường cướp tiền và xe đạp đem bán lấy tiền tiêu xài. Mắt trái của em còn vết sẹo để lại do một lần chém nhau với bạn bè.

Cậu bé 12 tuổi quê ở Hà Tĩnh cho biết cha em mất tích tại Lào, mẹ thì bị bại liệt. Do nghiện game và bị bạn bè cho uống thuốc gây kích thích ảo giác nên em thường có cảm giác làm được những chuyện phi thường như đi xuyên qua tường.

Hôm tháng Hai, cậu bé được mẹ và chú ruột đưa vào gặp cha An để nhờ ngài dạy dỗ sau khi gia đình họ nghe kể về cuộc đời của ngài.

Mỗi ngày, cha An dạy cậu cầu nguyện chung với những người cai nghiện khác, nhờ đó Vũ đã bỏ được thói ăn cắp, không nói dối và lễ phép với mọi người.

“Con xin ở lại với cha An để học chữ dù con rất nhớ mẹ nhưng con sợ về nhà lại bị bạn xấu kéo đi ăn cắp” – Vũ tâm sự.

Nhà tĩnh tâm của cha An thành lập từ tháng 8-2012, rộng khoảng 20.000 mét vuông, ngay bên cạnh La Vang ở Quảng Trị. Ngài đang giúp 18 người cai nghiện và chăm sóc hai bệnh nhân HIV.

Hằng ngày, Cha An dùng những bài thánh vịnh nói về những người tội lỗi quay trở về, giải thích, khuyên bảo người nghiện từ bỏ cơn cám dỗ, giúp họ ngồi thiền, tĩnh tâm và cầu nguyện.

Trong mùa Chay này, sáng nào họ cũng đọc câu thánh vịnh: “Cơ may tới, giờ hồng ân đã điểm. Xin cho lòng biết hối hận ăn năn. Nhờ tình thương mà cải quá tự tân. Quay trở lại như Lòng Trời mong muốn”.

Ngoài việc giúp con nghiện hoàn lương, vị linh mục này còn dạy họ làm dép. Ngài cho biết hiện ngài đang chờ giấy phép chính quyền để mở nhà máy lọc nước đóng chai và lập nông trại nuôi gà công nghiệp, nuôi chim bồ câu để giúp họ có công việc làm ăn sau khi trở về gia đình.

Theo cha An, từ khi thành lập nhà tĩnh tâm đến nay, ngài đã giúp 50 người cai nghiện. Trong số này có hai người sau khi trở về gia đình đã tái nghiện trong khi 48 người còn lại thì đạo đức hơn, tối nào cũng làm gương mời cả nhà đọc kinh tối, có người mở phòng nguyện riêng để cầu nguyện trong công ty tư nhân của mình.

Cha nhận xét rằng những người tìm đến cha họ dễ cắt được cơn nghiện hơn vì môi trường chỗ ngài không có người bán ma túy. “Mọi người lao động tự do không bị ép buộc làm khổ sai như trong nhà tù, và anh có thể tự do đi dạo ngoài nhà tĩnh tâm mà không bị ai theo dõi” – ngài nói.

Giờ đây, Cường đã cắt được thuốc, anh dự định ở lại với cha An năm tháng để học cách làm dép, sau đó anh sẽ về nhà và xin việc làm ở một công ty giày dép.

"Nếu mẹ tôi không dắt tôi đến gặp cha An thì có lẽ bây giờ tôi đã ngồi chia bài cho một sòng bạc bên Campuchia vì trước khi đến đây tôi từng có ý định làm giàu bằng cách làm thuê cho một sòng bài kết hợp với buôn bán ma túy".

"Chính cha An đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Tấm gương của ngài đáng để tôi học hỏi" - Cường nói.

Theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cả nước hiện có khoảng 171.400 người nghiện ma túy tăng 12.900 người. Nguyên nhân nghiện ma túy là do những mối bất hòa trong gia đình.

Nguồn tin: vietnam.ucanews.com
Trích  lại từ  :http://cuucshuehn.net/index.php?language=vi&nv=news&op=The-gioi/Cha-Phanxico-Xavie-Tran-An-Nguon-cam-hung-cho-nhieu-nguoi-tro-ve-voi-Chua-3809

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Tiểu sử Đức tân Giáo hoàng Phanxicô



WHĐ (14.03.2013) – Sau đây là tiểu sử chính thức của Đức hồng y Jorge Mario Bergoglio, vừa được bầu làm tân Giáo hoàngngày 13 tháng Ba 2013. Tiểu sử này được Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố trong dịp các hồng y họp Mật tuyển viện, với các thông tin do chính các ngài cung cấp.
Đức hồng y Jorge Mario Bergoglio, Dòng Tên, Tổng giám mục Buenos Aires, Argentina, và là vị Bản quyền của các tín hữu Argentina theo nghi lễ Đông Phương (do không có giám mục theo nghi lễ này), sinh ngày 17 tháng Mười Hai 1936 tại Buenos Aires. Theo học ngành hóa và trở thành kỹ thuật viên hóa học, nhưng sau lại chọn con đường làm linh mục và gia nhập chủng viện Villa Devoto. Ngày 11 tháng Ba 1958, vào tập viện Dòng Tênvà hoàn tất chương trình học các môn khoa học nhân văn ở Chile. Năm 1963, trở về Buenos Aires, đậu bằng triết học tại Đại chủng viện Thánh Giuse ở San Miguel.
– Từ năm 1964 đến 1965, dạy văn chương và tâm lý học tại trường Trường Immacolata ở Santa Fe và sau đó vào năm 1966,cũng dạy các môn này tại Đại học El Salvador, ở Buenos Aires.
– Từ năm 1967 đến 1970, học thần học và tốt nghiệp tại Đại chủng viện Thánh Giuse ở San Miguel. Ngày 13 tháng Mười Hai1969, thụ phong linh mục. Từ 1970-1971, hoàn tất giai đoạn tập sinh thứ ba tại Alcala de Henares, Tây Ban Nha, và tuyên khấn vĩnh viễn ngày 22 tháng Tư 1973.
– Từ 1972 đến 1973 là giám tập và dạy thần học tại Villa Varilari, San Miguel. Ngày 31 tháng Bảy 1973, được bầu làm Giámtỉnh Argentina, và giữ chức vụ này trong sáu năm.
– Từ 1980 đến 1986, là Khoa trưởng Phân khoa Triết học và Thần học của Đại chủng viện Thánh Giuse, San Miguel đồng thời coi sóc giáo xứ San Jose thuộc giáo phận San Miguel. Tháng Ba 1986, ngài đi Đức để hoàn thành luận án tiến sĩ. Sau đó, Bềtrên gửi ngài đến Đại học El Salvador và sau đó đến Cordoba để làm cha giải tội và linh hướng.
– Ngày 20 tháng Năm 1992, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá Buenos Aires hiệu tòa Auca. Thánh lễ tấn phong giám mục cử hành tại Nhà thờ Buenos Aires do Đức hồng y Antonio Quarracino, Sứ thần Tòa Thánh Ubaldo Calabresi, và Đức giám mục Emilio Ognenovich, giáo phận Mercedes-Lujan vào ngày 27 tháng Sáu cùng năm.
– Ngày 03 tháng Sáu 1997, được bổ nhiệm làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Buenos Aires và kế nhiệm Đức hồng yAntonio Quarracino vào ngày 28 tháng Hai 1998.
– Phụ tá Tổng phúc trình viên tại Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ Xtháng Mười 2001.
– Chủ tịch Hội đồng Giám mục Argentina từ 08-11-2005 đến 08-11-2011.
– Được Chân phước Gioan Phaolô II tấn phong Hồng y trong Công nghị 21 tháng 2 năm 2001, nhận nhà thờ tước hiệu ThánhRoberto Bellarmino.
– Là thành viên của: Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, Bộ Giáo sĩ, Bộ Phụ trách Đời Sống Tận Hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông Đồ, Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình, và Ủy Ban Tòa Thánh về Châu Mỹ La Tinh.
(VIS, 13.03.2013)

Minh Hòa
Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/tieu-su-duc-tan-giao-hoang-phanxico/4800.57.7.aspx

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Tầm quan trọng của phụ nữ trong gia đình và xã hội

Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng3/7/2013


Phụ nữ có một vai trò không thể thay thế trong gia đình, xã hội và Giáo Hội. Thiên chức và phẩm giá của họ là không thể phủ nhận. Xem ra vẫn còn nhiều quan niệm và tập tục chưa thực sự nhìn nhận đúng đắn chỗ đứng của phái đẹp. Không ít nạn bạo hành xảy ra trong gia đình. Thêm vào đó, cũng chẳng thiếu trường hợp kiểu đối xử « chồng chúa vợ tôi » vẫn ngang nhiên tồn tại. Sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong gia đình và xã hội vẫn còn nan giải…

Khi những vấn đề này chưa có được câu trả lời là những giải pháp tối ưu, thì trào lưu xã hội ngày nay lại đang là mối đe dọa đến phẩm giá, thiên chức và vai trò của nữ giới. Người ta đang tìm cách thay thế họ bằng cách hợp thức hóa hôn nhân đồng giới. Điều này đã xảy ra ở Tây và ở Ta xu thế ấy cũng đang được nhắm tới. Nhân danh tự do, người ta đang ép buộc phái yếu làm « chồng » trong hôn nhân giữa hai người nữ với nhau và tước đi quyền làm vợ vốn dành cho phái nữ, đồng thời cho người nam đảm nhiệm vai trò này trong hôn nhân đồng giới giữa hai người đàn ông. Bác ái Kitô giáo không kết án những người đồng tính, vì Chúa Giêsu ghét tội chứ không bao giờ ghét tội nhân.

Một quy luật thường hằng bất biến là bất kỳ ai, kể cả những người đồng tính, đều được sinh ra bởi sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ. Khế ước hôn nhân gia đình giữa một người nam và một người nữ là chỗ dựa vững chãi để bảo vệ và làm triển nở sự sống. Một con trẻ được sinh ra ngoài việc thừa hưởng sự giáo dục với tính cách mạnh mẽ của người cha, còn được tiếp nhận sự dịu dàng của người mẹ. Thêm vào đó chúng còn nhận được sự đùm bọc của những người chị đảm đang, hay những đứa em gái nết na, đặc biệt là lòng yêu thương bao la của hai bà nội ngoại. Một định chế hôn nhân gia đình rất chi vững chãi để nuôi nấng dậy dỗ con cái như thế xem ra đang bị đe dọa nghiêm trọng và đang bị xã hội làm đảo lộn các giá trị của truyền thống đáng trân trọng. 

Tất cả những người trưởng thành hay những nhân tài là nam hay nữ đang phục vụ đắc lực xã hội và Giáo Hội đều được sinh ra bởi một người nam và một người nữ, và đều được thừa hưởng một nền giáo dục và nền tảng căn bản của đạo làm người trong gia đình truyền thống. Tiếp đến, khi còn là học sinh, họ được tiếp thu những kiến thức liên quan đến mọi lãnh vực xã hội và tâm linh bởi những người thầy trong đó không ít là những cô giáo, nữ tu uyên bác tân tụy và gương mẫu. Thêm vào đó, họ cũng được lay động bởi tinh thần phục vụ của những phụ nữ trong ngành chăm sóc y tế, cấp dưỡng…Hay sau này, trong môi trường nghề nghiệp, họ cũng có được những mối quan hệ bằng hữu đáng quý với những đồng nghiệp nữ giới.

Nòng cốt của xã hội là tất cả những ai đang cống hiến sức lực và tài năng của chính mình. Hơn thế nữa, khi họ can dự trực tiếp vào việc sinh sản, dưỡng nuôi và giáo dục con cái trong môi trường gia đình truyền thống, là đã góp phần gầy dựng cho xã hội một thế hệ tiếp theo. Thế hệ mới này không những được thừa hưởng gien di truyền mà còn tiếp thu được kiến thức quý báu cũng như tấm gương cao quý của các bậc làm cha mẹ ông bà. 

Quay lưng lại với thể chế hôn nhân và gia đình truyền thống, những hậu quả tai hại với di căn trầm kha sẽ tác động tiêu cực đến gia đình cộng đồng nhân loại. Thăng tiến gia đình và xã hội đồng nghĩa với việc bảo vệ phẩm giá và thiên chức của người phụ nữ, cũng như định chế hôn nhân gia đình truyền thống. Có như vậy thì các trật tự của gia đình và xã hội mới được đảm bảo và phát huy những giá trị cao quý.

Ngày 04 tháng 03 năm 2013

Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
Nguồn: http://vietcatholic.net/News/Html/103232.htm

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp



Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam
gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp

WHĐ (01.03.2013) – Sáng nay, 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN.








Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/thu-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-nhan-dinh-va-gop-y-sua-doi-hien-phap/4750.116.3.aspx

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Bênêđictô XVI


BÀI GIÁO LÝ CUỐI CÙNG 
CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

“Tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyềnvà tôi luôn biết rằng thuyền Hội Thánh không phải là của tôi, không phải  của chúng ta, nhưng  của Chúa. Và Chúa sẽ không để  bị chìm”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý trong buổi triều yết cuối cùng của ĐTC Bênêđictô XVI, tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm Thứ Tư, ngày 27 tháng 2 năm 2013.
* * * 
Các Huynh Đệ đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục!
Thưa các Vị Hữu Trách!
Anh Chị Em thân mến!

Cảm ơn 
anh chị em đã đến dự buổi triều yết cuối cùng của triều đại Giáo Hoàng của tôi với một số người thật đông như thế này.

Hết lòng cảm ơn anh chị em! Tôi thực sự xúc động! Và tôi thấy Hội Thánh vẫnđang sống! Và tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải cảm tạ Đấng Tạo Hóa  thời tiết đẹp Ngài ban cho chúng ta lúc này khi vẫn còn trong mùa đông.

Như Thánh Tông Đồ Phaolô trong bài Thánh Kinh mà chúng ta đã nghe, tronglòng tôi, tôi cũng cảm thấy phải đặc biệt cảm tạ Thiên Chúa là Đấng hướng dẫn và làmcho Hội Thánh tăng trưởng, là Đấng đang gieo Lời của Ngài và do đó nuôi dưỡngđức tin của Dân NgàiVào lúc này, tâm hồn tôi mở ra và ôm ấp toàn thể Hội Thánh trên toàn thế giới, và cảm tạ Thiên Chúa vì “những tin tức” mà trong những năm trongsứ vụ Giáo Hoàngtôi đã có thể nhận được về đức tin trong Chúa Giêsu Kitô, và vềtình yêu được luân chuyển một cách thực sự trong Thân Thể của Hội Thánh và làmcho nó sống trong tình yêu, cùng về niềm hy vọng mở ra cho chúng ta và hướng dẫn chúng ta đến sự viên mãn của cuộc sống, hướng về quê hương trên trời.

Tôi cảm thấy rằng tôi mang tất cả anh chị em trong lời cầu nguyện, trong một hiệntại là hiện tại của Thiên Chúa, ở đó tôi gom lại mi cuộc gặp gỡ, mi chuyến tông du, mi cuộc thăm viếng mục vụ. Tôi gom lại tất cả mọi sự và tất cả mọi người trong cầu nguyện để phó thác cho Chúa, ngõ hầu chúng ta có thể biết trọn Thánh Ý Ngài, trong tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết tâm linh, và để chúng ta hành xử một cách xứng đáng với Ngài và tình yêu của Ngài, bằng cách mang lại hoa quả trong mọi việc lành (x. Col 1:9-10).

Vào lúc này, tôi cảm thấy rất tin tưởng, bởi vì tôi biết, tất cả chúng ta đều biết, rằnglời chân lý của Tin Mừng là sức mạnh của Hội Thánh, đó là sự sống của Hội Thánh.Tin Mừng thanh tẩy và đổi mới, sinh hoa kết quả, ở bất cứ nơi nào cộng đồng tín hữu nghe và nhận được ân sủng của Thiên Chúa trong chân lý và bác ái. Đây là sự tintưởng của tôi, đây là niềm vui của tôi.

Khi ấy vào ngày 19 tháng tư gần tám năm trước đây, tôi đã chấp nhận gánh vác sứ vụ của Thánh Phêrô, tôi đã có một niềm tin chắc chắn luôn luôn đi kèm với tôi: niềm tin chắc chắn này vào sự sống của Hội Thánh, vào Lời Chúa. Vào lúc ấy, như tôi đã nói nhiều lần, những lời đã được vọng lên trong tâm hồn tôi là: Lạy Chúa, Chúamuốn con làm gì Đây là một gánh nặng lớn mà Chúa đật trên đôi vai con, nhưng nếuđây là điều Chúa muốn con làm, thì vâng lời Chúacon sẽ thả lưới, với niềm tin tưởng chắc chắn rằng Chúa sẽ hướng dẫn con, ngay cả với tất cả những yếu đuối của con. Và tám năm sau, tôi có thể nói rằng Chúa đã thực sự hướng dẫn tôi, Người đã gần gũi tôi, tôi có thể cảm thấy sự hiện diện của Người mỗi ngày. Đó là một phần của cuộchành trình của Hội Thánh là cuộc hành trình đã có những lúc vui mừng và sáng sủa, nhưng cũng có những lúc khó khăn.  Tôi đã cảm thấy như Thánh Phêrô và các Tông Đồ trong thuyền trên Biển Hồ Galilêa, Chúa đã cho chúng ta nhiều ngày  nắng  làn gió nhẹ, những ngày đánh được rất nhiều cá, và có những lần biển động cùng giónghịch chiều, như trong toàn thể lịch sử Hội Thánh, và Chúa dường như ngủ. Nhưng tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyềnvà tôi luôn biết rằng thuyền Hội Thánh không phải là của tôi, không phải  của chúng ta, nhưng  của Chúa. Và Chúa sẽ không để bị chìmChính Người dẫn đạo nó, chắc chắn  qua những kẻ mà Người đã chọn, bởi vì Người muốn như thế.  Đây là một điều chắc chắn mà không có gì có thể làm lu mờ. Và đó là lý do tại sao hôm nay tâm hồn tôi tràn đầy lòng biết ơn Thiên Chúa vì Ngàiđã không bao giờ để cho toàn thể  Hội Thánh hoặc tôi thiếu sự an ủi, ánh sáng và tình yêu của Ngài.

Chúng ta đang ở trong Năm Đức Tin, mà tôi đã muốn củng cố đức tin vào Thiên Chúa của chúng ta trong một bối cảnh dường như đang càng ngày càng đẩy nó vàohậu trường.  Tôi muốn mời mỗi người tái xác nhận niềm tin tưởng vững chắc vàoChúa, tín thác như trẻ em nằm trong vòng tay Thiên Chúa, yên tâm rằng những cánh tay ấy luôn nâng đỡ chúng ta và là điều cho phép chúng ta bước đi mỗi ngày, ngay cả trong những mệt nhọc. Tôi muốn mỗi người cảm thấy mình được yêu thương bởiThiên Chúa ấy là Đấng đã ban Con Ngài cho chúng ta và cho chúng ta thấy tình yêu vô biên của Ngài. Tôi muốn mọi người cảm nhận được niềm vui của việc là một Kitô hữu. Trong một kinh nguyện đẹp được đọc hàng ngày vào buổi sáng, có nói rằngLạy Thiên Chúa của con, con thờ lạy Chúa, con yêu mến Chúa hết lòng hết sức. Con cảm tạ Chúa vì đã dựng nên con, đã cho con làm Kitô hữu….” Phải, chúng ta rất vui mừng vì hồng ân đức tin, là điều quý giá nhất, mà không ai có thể lấy đi khỏi chúng ta được! Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa  mi ngày này, bằng cầu nguyện và bằng một đời sống Kitô hữu thích hợp. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, nhưng cũng mong chúng ta yêumến Ngài!

Nhưng tôi không chỉ muốn cám ơn Thiên Chúa mà thôi vào lúc này. Một GiáoHoàng không hướng dẫn thuyền của Thánh Phêrô một mình, ngay cả khi trách nhiệm đầu tiên là của ngài. Tôi đã không bao giờ cảm thấy cô đơn trong việc gánh vác niềm vui và gánh nặng của sứ vụ giáo hoàng. Chúa đã đặt tôi cạnh tôi nhiều người, với lòng quảng đại và tình yêu đối với Thiên Chúa và Hội Thánh, đã giúp đỡ và gần gũi tôi.Trước hết là các anh em, các hiền huynh Hồng Y thân yêu: sự khôn ngoan, các lời khuyên  tình bằng hữu của các anh em thật là quý giá đối với tôi; các cộng sự viên của tôi, bắt đầu với Hồng Y Quốc Vụ Khanh người đã trung thành đồng hành với tôitrong những năm qua, Quốc Vụ Khanh và toàn thể Giáo Triều Rôma, cũng như tất cả những người phục vụ Tòa Thánh trong các lĩnh vực khác nhau: có nhiều khuôn mặtkhông lộ ra ngoàihọ vẫn ở trong bóng tối, nhưng chính trong sự thinh lặng này, trong công việc hàng ngày của họ, trong tinh thần đức tin và khiêm tốn, họ đã là sự nâng đỡ vững chắc và đáng tin cậy của tôi. Tôi đặc biệt nghĩ đến Hội Thánh ở Giáo PhậnRôma, Giáo Phận của tôi! Tôi không thể quên các anh em trong Hàng Giám Mục và Linh Mục, những người được thánh hiến và toàn thể Dân Thiên Chúa: trong các cuộc thăm viếng mục vụ, các buổi gặp gỡcác buổi triều yếtcác chuyến tông du của tôi, tôiđã luôn luôn cảm nhận được sự chăm sóc tuyệt vời và tình cảm sâu đặm, nhưng tôi cũng yêu thương tất cả và từng người, không trừ ai, với đức ái mục vụ là điều nằm ở trong lòng của mọi mục tử, đặc biệt là Giám Mục Rôma, Người Kế Vị Thánh Tông Đồ Phêrô. Mỗi ngày, tôi đã nhớ đến từng người trong anh chị em trong những lời cầu nguyện của tôi, với tất cả tấm lòng của một người cha.

Vậy, tôi muốn gửi lời chào mừng và cám ơn đến tất cả mọi ngườitâm hồn của một Giáo Hoàng trải rộng ra cho toàn thế giới. Và tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi dành cho Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh, là cơ quan làm cho một đại gia đình của các quốc gia được hiện diện. Ở đây tôi cũng nghĩ đến tất cả những người làm việc cho một truyền thông tốt đẹp và cảm ơn họ vì việc phục vụ quan trọng của họ.

Vào lúc này, tôi muốn hết lòng cảm ơn tất cả mọi người trên thế giới, trong những tuần gần đây đã gửi cho tôi những bằng chứng cảm động của sự chú ý, tình bằng hữuvà cầu nguyện. Vâng, Giáo Hoàng không bao giờ  đơn, giờ đây tôi lại cảm nghiệm nó một lần nữa một cách quá tuyệt vời đến nỗi nó chạm vào quả tim tôi. Giáo Hoàng thuộc về tất cả mọi người và rất nhiều người cảm thấy rất gần với ngài Thật sự là tôi nhận được những lá thư từ những nhân vật quan trọng trên thế giới – từ các quốc trưởng, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các đại diện của thế giới văn hóa và nhiều người khác. Nhưng tôi cũng nhận được rất nhiều thư từ những người bình dânhọ viết cho tôi chỉ đơn thuần từ lòng họ và làm cho tôi cảm thấy tình cảm của họ, phát sinh từ việc cùng nhau ở với Chúa Giêsu Kitô, trong Hội Thánh. Những người này không viết cho tôi theo cách một người viết, như viết cho một hoàng tử hoặc một  nhân mà họkhông biết. Họ viết cho tôi như anh chị em, như con cái trai gái, với ý thức về nhữngmối liên hệ gia đình rất trìu mến. Ở đây người ta có thể trước hết cảm nhận được Hội Thánh là gì, không phải là một tổ chức, một hiệp hội với mục đích tôn giáo hay nhân đạo, nhưng một thân thể sống động, một cộng đồng anh chị em trong Thân Thể của Chúa Giêsu Kitô, Đấng hợp nhất tất cả chúng ta. Để kinh nghiệm Hội Thánh theo cách này và hẩu như có thể sờ bằng hai bàn tay của anh chị em quyền năng của chân lý và tình yêu của Hội Thánh, là một nguồn vui, trong một thời kỳ mà nhiều người nói về sự suy thoái của Hội Thánh. Chúng ta hãy xem Hội Thánh vẫn sống động hôm nay nhưthế nào!

Trong những tháng gần đây, tôi cảm thấy sức của tôi đã giảm, và trong cầu nguyện tôi đã tha thiết nài xin Chúa soi sáng cho tôi bằng ánh sáng của Người để tôi quyết định đúng không phải vì lợi ích của tôi, nhưng vì lợi ích của Hội Thánh. Tôi đã thực hiện bước này trong ý thức đầy đủ về mức độ nghiêm trọng cũng như sự mớimẻ của nó, nhưng với một sự bình an sâu xa trong tâm hồnYêu Hội Thánh cũng có nghĩa là có can đảm để có những lựa chọn khó khăn, đau khổ, nhưng luôn luôn đặttrước mặt mình lợi ích của Hội Thánh chứ không của bản thân mình.

Ở đây, tôi xin mạn phép một lần nữa trở lại ngày 19 tháng 4 năm 2005. Mức độ nghiêm trọng của quyết định cũng nằm chính ở sự thể là từ giây phút đó, tôi đã bận rộn luôn và mãi mãi với Chúa.  Luôn luôn - người nào đảm nhận sứ vụ giáo hoàng không còn có bất kỳ sự riêng tư nàoNgười ấy hoàn toàn thuộc về mọi người, thuộc về toàn thể Hội Thánh.  Có thể nói nói rằng đời sống của người ấy hoàn toàn bị mất đi chiều kích riêng tư. Tôi đã kinh nghiệm, và tôi đang kinh nghiệm chính lúc này rằng một người nhận được sự sống khi cho nó đi.  Tôi đã nói trước đây rằng nhiều người yêu Chúa cũng yêu Người Kế Vị Thánh Phêrô và thích ngài, rằng Giáo Hoàng thực sự cóanh em và chị em, con trai và con gái trên toàn thế giới, và rằng ngài cảm thấy an toàn trong vòng tay hiệp thông của họ, bởi vì ngài không còn thuộc về mình, mà thuộc về tất cả và tất cả thuộc về ngài.

Cái luôn luôn” cũng là một cái “mãi mãi” – không có việc trở lại với lãnh vực riêngtư. Quyết định của tôi là từ bỏ việc tích cực thực thi sứ vụ, chứ không phải rút lại sứ vụ nàyTôi sẽ không trở lại đời sống riêng tư, một đời sống du lịch, gặp gỡ, tiếp kiến, hội nghị, vv. Tôi không từ bỏ Thánh Giá, nhưng tôi ở lại một cách mới mẻ với Chúa Chịu Đóng Đinh. Tôi không còn mang quyền bính của chức năng điều hành Hội Thánh nữa, nhưng vẫn còn ở lại trong sứ vụ cầu nguyện, nghĩa là, trong giới hạn của Thánh Phêrô. Thánh Bênêđictô tên ngài tôi mang như Giáo Hoàng, sẽ là một gương sáng vĩ đại cho tôi trong việc nàyNgài đã chỉ cho chúng ta con đường đến một đời sống, tích cựchay tiêu cựchoàn toàn thuộc về công trình của Thiên Chúa.

Tôi cảm ơn mỗi người và tất cả mọi người vì sự tôn trọng và thông cảm mà với chúng anh chị em đã chấp nhận quyết định quan trọng này. Tôi sẽ tiếp tục đi theo cuộchành trình của Hội Thánh bằng cầu nguyện và suy niệm, với sự quyết tâm đối vớiChúa và Hiền Thê của Người, mà [với Hội Thánh ấy] tôi đã cố gắng sống mỗi ngày đến bây giờ và tôi muốn sống mãi mãi [với Hội Thánh này]. Tôi xin anh chị em hãy nhớ đến tôi trước mặt Thên Chúa, và trên hết là cầu nguyện cho các Hồng Y, là những vị được gọi vào một nhiệm vụ rất quan trọng, và cho Người Kế Vị mới của Thánh Phêrô; nguyện xin Chúa cùng đi với ngài bằng ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Chúng ta hãy nài xin sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh, để Mẹ đồng hành với mỗi người trong chúng ta và toàn thể cộng đồng Hội Thánhchúng ta hãy phó thác chính mình cho Mẹ với lòng tin tưởng sâuxa.
Các bạn thân mến! Thiên Chúa hướng dẫn Hội Thánh của Ngài, Ngài luôn luônnâng đỡ Hội Thánh, và đặc biệt là trong những thời kỳ khó khăn. Chúng ta không bao giờ đánh mất cái nhìn đức tin này, đó là cái nhìn đúng đắn duy nhất về con đường củaHội Thánh và của thế giới. Trong tâm hồn chúng ta, trong tâm hồn mỗi người trong anh chị em, luôn luôn  sự chắc chắn vui mừng rằng Thiên Chúa ở gần chúng tarằng Ngài không bỏ rơi chúng ta, Ngài gần chúng ta và bao bọc chúng ta bằng tình yêu củaNgài. Cảm ơn anh chị em!

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=10973