VietCatholic News (17 Nov 2009 09:58)
Toà Giám mục Kontum
56 Trần Hưng Đạo - Kontum - Email davitvn@gmail.com
Số 118/VT/’09/Tgmkt
MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 2009
Kontum, ngày 14 tháng 11 năm 2009
Kính gởi: Quý Thầy Cô Công Giáo trong Gia đình Giáo phận Kontum
Nhân ngày nhà giáo, tôi xin gởi tới Quý Thầy Cô lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an của Chúa Giêsu, “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Tôi xin chia sẻ với quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô với các con em học sinh sinh viên trong Giáo phận chút tâm tình.
Với tư cách người mục tử Giáo phận, tôi xin thay mặt gia đình Giáo phận, cám ơn quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô, cám ơn tất cả những vị đã, đang truyền đạt cái chữ, cái nghĩa cho con em trong Giáo phận. Tôi rất say mê Thiên Chức nhà giáo. Lòng say mê này lại càng “tha thiết, mãnh liệt hơn” trong hoàn cảnh giáo dục hôm nay, một nền giáo dục tuy có nhiều phát triển nhưng lại có quá “nhiều vấn đề đáng tiếc”. Có người gọi đây là một nền giáo dục “khập khiễng”. Báo đài đã có nhiều phản ánh và phân tích. Đâu là lý do sâu xa? Tại sao nhiều thành phần ưu tú trong nước không được tham gia vào lãnh vực trọng đại đang gặp nhiều khó khăn chồng chất này, trong khi người nước ngoài, kể cả những người thuộc hàng ngũ được gọi là “thù nghịch của Đất Nước” lại được mở trường thoải mái, với cả hệ thống tiếng mẹ đẻ “hình như” được xếp xuống hàng thứ yếu? Phải chăng “Tôn Giáo vẫn còn được coi là thuốc phiện ru ngủ người dân?” Thử hỏi một nền giáo dục mà không có “Tôn Giáo” thì tương lai sẽ ra sao? Một con người chỉ được đào tạo cái tay, cái chân, cái đầu, cái óc mà không được giáo dục cái Tâm, cái Linh thì sẽ tạo ra những hình tượng gì? Rất tiếc, nhưng vẫn hy vọng mai đây vấn đề sẽ được thấy rõ hay đúng hơn sẽ được nhiều người vượt lên cái sợ tôn giáo kia để cánh cửa giáo dục sớm được mở rộng hơn.
Để phần nào bù đắp “cái chỗ lấn cấn đó”, người đời trông chờ vào cái Tài cái Đức của các Nhà giáo nói chung và của Nhà giáo có niềm tin tôn giáo nói riêng.
Nhà giáo cao cả lắm! Nghề giáo quan trọng lắm! Dân Việt ta trọng việc học của con em và rất quý mến Thầy Cô. Chả thế mà cha ông chúng ta đặt các thầy cô trước cả phụ huynh chỉ sau Đức vua. “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư”: một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy! Nếu người ta nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, sao lại không thể nói “Nhà giáo hôm nay, Nhà Nước ngày mai”. Nhà giáo là những kỹ sư, những kiến trúc sư “xây dựng” con người công dân, các nhà lãnh đạo đất nước ngày mai. Nhà giáo có niềm tin tôn giáo như chúng ta lại càng cao quý và quan trọng đến thế nào cho đất nước! Xã hội có rất nhiều nhà giáo ưu tú, tài ba nhưng không phải tất cả đều có được cái lòng, cái tầm nhìn xuyên suốt vượt cả cái “cõi trần gian” như những nhà giáo có niềm tin tôn giáo. Với niềm tin một Thiên Chúa là Cha mọi người, nhà giáo Công giáo đến với các học sinh, với các sinh viên như thể đến với Chúa và phục vụ Chúa của mình. Nếu Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô đã nói với các Nữ Tử Bác Ái “Người nghèo là Bà Chúa của các con”, chúng ta cũng có thể nói “Học sinh, sinh viên là Bà Chúa của các thầy cô”.
Quý Thầy Cô thân mến,
Hãy nhớ mình là nhà giáo có niềm tin tôn giáo! Hãy ý thức bản chất nhà giáo của người có niềm tin là “được sai đi loan báo Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng Sự Thật, Tin Mừng Bình An” cho mọi người, cách riêng ở đây là cho học sinh, sinh viên cũng như cho các đồng nghiệp của mình (x. Mt 28). Đây là sứ mệnh cao cả, sứ mệnh truyền đạo của người môn đệ Chúa Kitô. Truyền đạo bằng chính “cách sống, cách hành nghề nhà giáo của mình” với trọn vẹn con tim và khối óc như Chúa Giêsu đã nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,35) hoặc “Chính anh em là muối cho đời… để thiên hạ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em Đấng ngự trên trời” (Mt 5,13-15).
Mỗi thầy cô là một nhà truyền giáo, một vị thừa sai. Ở đây không hiểu như người đời có nghĩa là một “cán bộ tuyền truyền” hay “mộ̣t người đi chiêu mộ tín đồ” mà là một nhà giáo mẫu mực, đạo đức, tận tụy với nghề, với học sinh, sinh viên. Nói theo ngôn ngữ Tin Mừng là sống nghề và yêu nghề nhà giáo “với hết lòng, hết sức, hết linh hồn cùng hết trí khôn của mình.” (Mt 22, 34-40).
Quý Thầy Cô thân mến,
Ngày nhà giáo năm nay trùng dịp Giáo Hội Việt Nam khai mạc Năm Thánh 2010 - mừng 350 năm (1659-2009) thành lập hai Giáo phận Tông Toà và 50 năm (1960-2010) thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, vào ngày 24.11.2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Chúng ta chào mừng và sống Năm Thánh bằng trọn vẹn khối óc và con tim của nhà giáo đạo đức, tận tuỵ. Hy vọng đây cũng là dịp Nhà Nước Việt Nam sẽ xét lại chính sách “quản lý” các cơ sở giáo dục của các tổ chức Tôn Giáo cũng như tư nhân, cùng thực thi rộng rãi và đúng nghĩa chính sách “Xã Hội Hoá Nền Giáo Dục” ngõ hầu mọi người dân đều có cơ hội tích cực góp phần vào nền giáo dục đang “có nhiều vấn đề” như hiện nay.
Nguyện xin cho ý Chúa nên trọn nơi mỗi chúng ta.
Hiệp thông cùng tất cả quý Thầy cô, các học sinh, sinh viên và phụ huynh trong Giáo phận dâng lời tạ ơn Chúa cùng với lời cầu chúc thiết tha. Cầu chúc cho quý Thầy Cô chan hoà Ơn Trời để chu toàn Thiên Chức của mình thật tốt đẹp. Cầu chúc cho các em học sinh, sinh viên luôn là niềm vui, là niềm hạnh phúc cho quý Thầy Cô, cho gia đình và cho toàn Xã Hội.
Hiệp Thông
(đã ký và đóng dấu)
Micae Hoàng Đức Oanh
Giám Mục Giáo Phận Kontum.
Toà Giám mục Kontum
56 Trần Hưng Đạo - Kontum - Email davitvn@gmail.com
Số 118/VT/’09/Tgmkt
MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO 2009
Kontum, ngày 14 tháng 11 năm 2009
Kính gởi: Quý Thầy Cô Công Giáo trong Gia đình Giáo phận Kontum
Nhân ngày nhà giáo, tôi xin gởi tới Quý Thầy Cô lời chào thân ái và lời cầu chúc bình an của Chúa Giêsu, “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Tôi xin chia sẻ với quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô với các con em học sinh sinh viên trong Giáo phận chút tâm tình.
Với tư cách người mục tử Giáo phận, tôi xin thay mặt gia đình Giáo phận, cám ơn quý Thầy Cô và qua quý Thầy Cô, cám ơn tất cả những vị đã, đang truyền đạt cái chữ, cái nghĩa cho con em trong Giáo phận. Tôi rất say mê Thiên Chức nhà giáo. Lòng say mê này lại càng “tha thiết, mãnh liệt hơn” trong hoàn cảnh giáo dục hôm nay, một nền giáo dục tuy có nhiều phát triển nhưng lại có quá “nhiều vấn đề đáng tiếc”. Có người gọi đây là một nền giáo dục “khập khiễng”. Báo đài đã có nhiều phản ánh và phân tích. Đâu là lý do sâu xa? Tại sao nhiều thành phần ưu tú trong nước không được tham gia vào lãnh vực trọng đại đang gặp nhiều khó khăn chồng chất này, trong khi người nước ngoài, kể cả những người thuộc hàng ngũ được gọi là “thù nghịch của Đất Nước” lại được mở trường thoải mái, với cả hệ thống tiếng mẹ đẻ “hình như” được xếp xuống hàng thứ yếu? Phải chăng “Tôn Giáo vẫn còn được coi là thuốc phiện ru ngủ người dân?” Thử hỏi một nền giáo dục mà không có “Tôn Giáo” thì tương lai sẽ ra sao? Một con người chỉ được đào tạo cái tay, cái chân, cái đầu, cái óc mà không được giáo dục cái Tâm, cái Linh thì sẽ tạo ra những hình tượng gì? Rất tiếc, nhưng vẫn hy vọng mai đây vấn đề sẽ được thấy rõ hay đúng hơn sẽ được nhiều người vượt lên cái sợ tôn giáo kia để cánh cửa giáo dục sớm được mở rộng hơn.
Để phần nào bù đắp “cái chỗ lấn cấn đó”, người đời trông chờ vào cái Tài cái Đức của các Nhà giáo nói chung và của Nhà giáo có niềm tin tôn giáo nói riêng.
Nhà giáo cao cả lắm! Nghề giáo quan trọng lắm! Dân Việt ta trọng việc học của con em và rất quý mến Thầy Cô. Chả thế mà cha ông chúng ta đặt các thầy cô trước cả phụ huynh chỉ sau Đức vua. “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư”: một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy! Nếu người ta nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, sao lại không thể nói “Nhà giáo hôm nay, Nhà Nước ngày mai”. Nhà giáo là những kỹ sư, những kiến trúc sư “xây dựng” con người công dân, các nhà lãnh đạo đất nước ngày mai. Nhà giáo có niềm tin tôn giáo như chúng ta lại càng cao quý và quan trọng đến thế nào cho đất nước! Xã hội có rất nhiều nhà giáo ưu tú, tài ba nhưng không phải tất cả đều có được cái lòng, cái tầm nhìn xuyên suốt vượt cả cái “cõi trần gian” như những nhà giáo có niềm tin tôn giáo. Với niềm tin một Thiên Chúa là Cha mọi người, nhà giáo Công giáo đến với các học sinh, với các sinh viên như thể đến với Chúa và phục vụ Chúa của mình. Nếu Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô đã nói với các Nữ Tử Bác Ái “Người nghèo là Bà Chúa của các con”, chúng ta cũng có thể nói “Học sinh, sinh viên là Bà Chúa của các thầy cô”.
Quý Thầy Cô thân mến,
Hãy nhớ mình là nhà giáo có niềm tin tôn giáo! Hãy ý thức bản chất nhà giáo của người có niềm tin là “được sai đi loan báo Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng Sự Thật, Tin Mừng Bình An” cho mọi người, cách riêng ở đây là cho học sinh, sinh viên cũng như cho các đồng nghiệp của mình (x. Mt 28). Đây là sứ mệnh cao cả, sứ mệnh truyền đạo của người môn đệ Chúa Kitô. Truyền đạo bằng chính “cách sống, cách hành nghề nhà giáo của mình” với trọn vẹn con tim và khối óc như Chúa Giêsu đã nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,35) hoặc “Chính anh em là muối cho đời… để thiên hạ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em Đấng ngự trên trời” (Mt 5,13-15).
Mỗi thầy cô là một nhà truyền giáo, một vị thừa sai. Ở đây không hiểu như người đời có nghĩa là một “cán bộ tuyền truyền” hay “mộ̣t người đi chiêu mộ tín đồ” mà là một nhà giáo mẫu mực, đạo đức, tận tụy với nghề, với học sinh, sinh viên. Nói theo ngôn ngữ Tin Mừng là sống nghề và yêu nghề nhà giáo “với hết lòng, hết sức, hết linh hồn cùng hết trí khôn của mình.” (Mt 22, 34-40).
Quý Thầy Cô thân mến,
Ngày nhà giáo năm nay trùng dịp Giáo Hội Việt Nam khai mạc Năm Thánh 2010 - mừng 350 năm (1659-2009) thành lập hai Giáo phận Tông Toà và 50 năm (1960-2010) thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, vào ngày 24.11.2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Chúng ta chào mừng và sống Năm Thánh bằng trọn vẹn khối óc và con tim của nhà giáo đạo đức, tận tuỵ. Hy vọng đây cũng là dịp Nhà Nước Việt Nam sẽ xét lại chính sách “quản lý” các cơ sở giáo dục của các tổ chức Tôn Giáo cũng như tư nhân, cùng thực thi rộng rãi và đúng nghĩa chính sách “Xã Hội Hoá Nền Giáo Dục” ngõ hầu mọi người dân đều có cơ hội tích cực góp phần vào nền giáo dục đang “có nhiều vấn đề” như hiện nay.
Nguyện xin cho ý Chúa nên trọn nơi mỗi chúng ta.
Hiệp thông cùng tất cả quý Thầy cô, các học sinh, sinh viên và phụ huynh trong Giáo phận dâng lời tạ ơn Chúa cùng với lời cầu chúc thiết tha. Cầu chúc cho quý Thầy Cô chan hoà Ơn Trời để chu toàn Thiên Chức của mình thật tốt đẹp. Cầu chúc cho các em học sinh, sinh viên luôn là niềm vui, là niềm hạnh phúc cho quý Thầy Cô, cho gia đình và cho toàn Xã Hội.
Hiệp Thông
(đã ký và đóng dấu)
Micae Hoàng Đức Oanh
Giám Mục Giáo Phận Kontum.
Nguồn: http://www.vietcatholic.org/