Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

Đại gia đình Nguyễn Tộc

( Trích từ ảnh chụp năm 1913)


Ông Nguyễn Văn Quy (Mậu)


Ông Nguyễn Văn Trang


Bà Nguyễn Thị Tình


Ông Nguyễn Văn Trung

Bà Nguyễn Thị Hiếu (áo trắng)

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2009

Đám tang ông Phêrô Nguyễn Liệu tại Suối Nghệ















Ông PHÊRÔ NGUYỄN LIỆU
Sinh năm 1926.
Qua đời lúc 9 giờ ngày 07.06.2009.
Nhập quan lúc 9 giờ ngày 08.06.2009.
Di quan lúc 5 giờ ngày 10.06.2009,
Thánh lễ được hiệp dâng tại nhà thờ giáo xứ Quảng Nghệ,
An táng tại đất thánh giáo xứ Quảng Nghệ.
*

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Cáo Phó: Ông Phêrô Nguyễn Liệu (1926 - 07.06.2009)

Đại gia đình Nguyễn Tộc - An Du Bắc vô cùng thương tiếc báo tin:

Ông PHÊRÔ NGUYỄN LIỆU
Sinh năm 1926,
là chồng bà Nguyễn Thị Quới, con gái út thuộc chi ông Nguyễn Văn Trung,
đã được Chúa gọi về hồi 9 giờ, ngày 07.06.2009,
nhằm ngày 15.05 năm Kỷ Sửu,
tại tư gia, ấp Suối Nghệ, Bà Rịa - Vũng Tàu. hưởng thọ 84 tuổi.

Nghi thức tẩm liệm sẽ được cử hành lúc 9 giờ, ngày 08.06.2009.
Thánh lễ an táng sẽ được hiệp dâng vào sáng 10.06.2009.
Xin quý bà con trong Đại gia đình Nguyễn Tộc hiệp dâng lời cầu nguyện
xin Thiên Chúa đưa linh hồn Phêrô về hưởng hạnh phúc với Ngài trên thiên đàng.

Kỷ Niệm Thượng Thọ và 67 Năm Ngày Cưới Của Bà Năm - Ông Ngọc





Lễ mừng thọ và kỷ niệm 67 năm ngày cưới
của bà Maria Madalena Hoàng Thị Năm (là thứ nữ của bà Nguyễn Thị Nghị - ông Hoàng Liệu)
và ông Phanxico Xavie Hoàng Ngọc:

Thánh lễ tạ ơn được cử hành tại giáo xứ Tạo Tác, Đà Lạt.
Tiệc mừng được tổ chức tại tư gia số 19/2 Nguyễn Đình Chiểu, phường 9, Đà Lạt.

*

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2009

ĐTC Đề Cao Vai Trò Giáo Dân

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cao vai trò người giáo dân
WHĐ (28.05.2009) – Người giáo dân được kêu gọi không chỉ đơn thuần để giúp đỡ các linh mục trong việc điều hành giáo xứ, nhưng còn chia sẻ trọn vẹn trách nhiệm xây dựng Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh điều này khi ban huấn từ tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Ngài đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị kéo dài 3 ngày - từ ngày 26-05, quy tụ các vị đại diện các thành phần Dân Chúa trong giáo phận Roma, để đánh giá về các công tác mục vụ và thúc đẩy sự tham gia của người giáo dân vào đời sống các giáo xứ cũng như giáo phận.

Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói: “Điều này đòi hỏi phải thay đổi não trạng, đặc biệt là đối với người giáo dân. Thay đổi từ chỗ xem người giáo dân như những người cộng tác của hàng giáo sĩ đến chỗ nhìn nhận họ như những người thực sự chia sẻ trách nhiệm đối với hiện hữu và hoạt động của Giáo Hội.” Để đạt mục đích này, bước đầu tiên là phải gia tăng nỗ lực giáo dục để giúp người giáo dân hiểu Công đồng Vaticanô II muốn nói gì khi mô tả Giáo Hội là Dân Thiên Chúa và Thân Mình Chúa Kitô. Dân Thiên Chúa là khái niệm trong Cựu Ước, nói đến việc Thiên Chúa đã thiết lập tương quan đặc biệt với một dân là dân Israel, để qua dân đó, Thiên Chúa bước vào lịch sử nhân loại và gặp gỡ mọi người, yêu thương và cứu độ họ.

Mục đích này đã đạt được nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu: “Chúa Kitô đã phá đổ bức tường ngăn cách và liên kết tất cả chúng ta trong một thân thể. Trong thân mình Chúa Kitô, chúng ta trở nên một dân, dân của Thiên Chúa… Người đã phá đổ bức tường phân biệt các dân, chủng tộc và văn hoá; tất cả chúng ta được nên một trong Chúa Kitô.”

Đức Thánh Cha cho rằng dù đã có Công đồng Vaticanô II, nhưng rất nhiều người vẫn đồng hoá Giáo Hội với hàng giáo phẩm. Ngài nhấn mạnh, nói Giáo Hội là Dân Thiên Chúa có nghĩa là “tất cả chúng ta, từ giáo hoàng cho đến đứa trẻ vừa được rửa tội.” Một số người khác xem đời sống đức tin là chuyện cá nhân hoặc chỉ xem Giáo Hội đơn thuần là một tập thể xã hội. Thực ra, “Giáo Hội vốn bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi, là mầu nhiệm hiệp thông. Xét như là hiệp thông, Giáo Hội không chỉ là một thực tại thiêng liêng nhưng Giáo Hội còn sống trong lịch sử đến nỗi có thể nói là bằng xương bằng thịt.” Một đàng, đức tin đòi hỏi mối tương quan cá vị với Thiên Chúa; đàng khác, tương quan này lại được thể hiện trong một cộng đoàn mà ở đó, mỗi người có quyền và trách nhiệm đối với toàn thể. Do đó, phải giúp cho người giáo dân hiểu rằng họ thuộc về một cộng đoàn, và giáo xứ không chỉ đơn thuần là chỗ họ ghé qua để lãnh nhận các bí tích khi cần thiết.

Cuối cùng, Kitô hữu là người chia sẻ Tin Mừng cho người khác, đặc biệt qua những hành vi bác ái: “Đừng quên chứng tá của đức ái, chứng tá hiệp nhất các tâm hồn và mở lòng họ ra với Giáo Hội… Sống đức ái là hình thức truyền giáo hàng đầu. Lời được công bố chỉ trở nên hữu hình khi nhập thể trong những hành vi liên đới và chia sẻ, trong những cử chỉ bày tỏ cách cụ thể khuôn mặt Chúa Kitô, người bạn đích thực của nhân loại.”
(Theo CNS)

Nguồn: Web Hội đồng Giám mục Việt Nam