Tôi đậu bằng tiểu học vào năm đất nước bị chia đôi. Theo ý nguyện của tôi, cha mẹ tôi cho tôi vào tu ở tiểu chủng viện Kim Long Huế. Trong thời gian tu học, tôi học rất nhiều tiếng Latin và tôi khá ở môn này vì yêu thích, vì, theo tôi, đây là một cổ ngữ hay và mang rất nhiều tính phân tích khoa học. Vì thế bây giờ vẫn còn hai phái một bên cho ngôn ngữ là văn chương và một bên cho ngôn ngữ là khoa học. Tôi đứng về phái thứ hai.
Nhận thấy rằng mình sẽ không thể là một linh mục xuất sắc, tôi xin hoàn tục.
Tốt nghiệp đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, tôi chọn ra dạy trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị, nơi tôi sinh trưởng. Tôi được bố trí dạy tiếng Pháp các lớp đệ nhất, đệ nhị (thầy Thái Mộng Hùng làm hiệu trưởng) nên nay tôi có những người học trò chỉ thua tôi vài tuổi đời. Bây giờ mới thấy quý báu và hạnh phúc khi gặp lại nhau trên các nẻo đường đất nước. và hải ngoại.
Không biết ai đó biết tôi có vốn tiếng Latin nên trong những kỳ thi tú tài thay vì đi chấm thi tiếng Pháp, tôi lại được cử đi chấm tiếng Latin (vì thời đó có ban D tức là ban cổ ngữ Hán văn và tiếng Latin). Điều đáng nhớ là trong mỗi kỳ thi, tôi chỉ chấm trên dưới 10 bài (vì thí sinh dự thi tiếng Latin cũng là hạng tu xuất như tôi nên rất ít ỏi) nhưng lại được nghỉ trước và lại được hưởng thù lao chấm thi bằng người có số bài tối thiểu tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (tức vài trăm bài).
Năm 1972, chiến tranh bùng nổ dữ dội tại Quảng Trị nên trường tôi lánh vào Non Nước, Đà Nẵng, năm sau tôi được đổi ra Huế dạy trường trung học Gia Hội. Tôi được bố trí dạy môn công dân giáo dục! (Lúc bấy giờ thầy Nguyễn Ngọc Dung làm hiệu trưởng).
Sau ngày thống nhất đất nước, tôi được bố trí dạy tiếng Anh ở các lớp 11 và 12. Mấy năm sau đó là những tháng ngày khó khăn, tôi được đưa lên vùng núi Bình Điền cùng với một số học sinh của tôi để trồng khoai sắn. Lúc này tôi cũng cảm thấy vui vì được gần gũi với thiên nhiên và lao động làm cho sức khoẻ tốt hơn, đặc biệt tôi được phân công ở lại Bình Điền giữ khoai sắn và theo dự kiến tôi sẽ giữ bò vì theo lời thầy Đặng Xuân Hoè, hiệu phó phụ trách lao động thời đó, nhà trường sẽ mua bò và tôi có nhiệm vụ chăn bò. Tiếc thay chỉ một mình thầy trò chúng tôi không thể chống đỡ heo rừng đêm đêm về quấy phá và gặm hết mấy vồng khoai sắn chúng tôi trồng (lúc đó tôi chưa biết nhậu thịt rừng!) và nhà trường thì không có tiền mua bò. Thế là tôi phải trở lại trường để dạy tiếng Anh và mở lớp luyện thi đại học tại nhà để kiếm thêm mà sống.
Năm 1989, tôi được cử làm thanh tra Sở Giáo dục Thừa Thiên Huế, chỉ đạo giảng dạy ngoại ngữ ở tỉnh (thầy Lê Phước Thuý làm giám đốc sở), một chức vụ mà hàng ngày tôi cứ lên sở chấp tay van vái xin được đừng làm. Thế nhưng cũng phải miễn cưỡng thi hành lệnh cấp trên trước khi phải dứt khoát xin giã từ.
Thời gian chia tỉnh Bình Trị Thiên cũng là lúc thực thi mạnh chính sách đổi mới của đất nước, tôi xin mở trung tâm ngoại ngữ của tôi (trung tâm ngoại ngữ Cenlet), mời các giáo viên ngoại ngữ tiếng tăm ở Huế để cùng hợp tác, nhưng trung tâm ngoại ngữ thì chỉ làm việc ban đêm, thế là vào ban ngày, tôi lại mở thêm văn phòng Dịch thuật do tôi phụ trách để làm việc. Từ đó, nếu ban đêm tôi gặp bạn bè đồng nghiệp thì ban ngày tôi được tiếp xúc với mọi tầng lớp nhân dân, từ những người chỉ biết lăn tay cho đến các tầng lớp trí thức ở Huế. Nhờ đó, mặc dù con cháu chúng tôi ở xa, nhưng vì mãi mê với công việc và gặp những người vui tính nên vợ chồng chúng tôi chưa thấy cô đơn tuổi già. Mong đừng gặp những gì thay đổi nữa.
- Trích Tập san “Chân Dung và Kỷ Niệm” của Trường Nguyễn Hoàng, tập 3, 2007 -
Lê Văn Gioang (là trưởng nam của Bà Lới-Ông Chân (Tám) và là cháu ngoại của Ông Trung – Bà Lý).
Địa chỉ liên lạc: Văn phòng dịch thuật CENTEL, 21 Ngô Gia Tự, Huế.
Điện thoại: 054.822829.
Điện thoại di động: 0913458141
Email: tamthanh@dng.vnn.vn
Nhận thấy rằng mình sẽ không thể là một linh mục xuất sắc, tôi xin hoàn tục.
Tốt nghiệp đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, tôi chọn ra dạy trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị, nơi tôi sinh trưởng. Tôi được bố trí dạy tiếng Pháp các lớp đệ nhất, đệ nhị (thầy Thái Mộng Hùng làm hiệu trưởng) nên nay tôi có những người học trò chỉ thua tôi vài tuổi đời. Bây giờ mới thấy quý báu và hạnh phúc khi gặp lại nhau trên các nẻo đường đất nước. và hải ngoại.
Không biết ai đó biết tôi có vốn tiếng Latin nên trong những kỳ thi tú tài thay vì đi chấm thi tiếng Pháp, tôi lại được cử đi chấm tiếng Latin (vì thời đó có ban D tức là ban cổ ngữ Hán văn và tiếng Latin). Điều đáng nhớ là trong mỗi kỳ thi, tôi chỉ chấm trên dưới 10 bài (vì thí sinh dự thi tiếng Latin cũng là hạng tu xuất như tôi nên rất ít ỏi) nhưng lại được nghỉ trước và lại được hưởng thù lao chấm thi bằng người có số bài tối thiểu tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (tức vài trăm bài).
Năm 1972, chiến tranh bùng nổ dữ dội tại Quảng Trị nên trường tôi lánh vào Non Nước, Đà Nẵng, năm sau tôi được đổi ra Huế dạy trường trung học Gia Hội. Tôi được bố trí dạy môn công dân giáo dục! (Lúc bấy giờ thầy Nguyễn Ngọc Dung làm hiệu trưởng).
Sau ngày thống nhất đất nước, tôi được bố trí dạy tiếng Anh ở các lớp 11 và 12. Mấy năm sau đó là những tháng ngày khó khăn, tôi được đưa lên vùng núi Bình Điền cùng với một số học sinh của tôi để trồng khoai sắn. Lúc này tôi cũng cảm thấy vui vì được gần gũi với thiên nhiên và lao động làm cho sức khoẻ tốt hơn, đặc biệt tôi được phân công ở lại Bình Điền giữ khoai sắn và theo dự kiến tôi sẽ giữ bò vì theo lời thầy Đặng Xuân Hoè, hiệu phó phụ trách lao động thời đó, nhà trường sẽ mua bò và tôi có nhiệm vụ chăn bò. Tiếc thay chỉ một mình thầy trò chúng tôi không thể chống đỡ heo rừng đêm đêm về quấy phá và gặm hết mấy vồng khoai sắn chúng tôi trồng (lúc đó tôi chưa biết nhậu thịt rừng!) và nhà trường thì không có tiền mua bò. Thế là tôi phải trở lại trường để dạy tiếng Anh và mở lớp luyện thi đại học tại nhà để kiếm thêm mà sống.
Năm 1989, tôi được cử làm thanh tra Sở Giáo dục Thừa Thiên Huế, chỉ đạo giảng dạy ngoại ngữ ở tỉnh (thầy Lê Phước Thuý làm giám đốc sở), một chức vụ mà hàng ngày tôi cứ lên sở chấp tay van vái xin được đừng làm. Thế nhưng cũng phải miễn cưỡng thi hành lệnh cấp trên trước khi phải dứt khoát xin giã từ.
Thời gian chia tỉnh Bình Trị Thiên cũng là lúc thực thi mạnh chính sách đổi mới của đất nước, tôi xin mở trung tâm ngoại ngữ của tôi (trung tâm ngoại ngữ Cenlet), mời các giáo viên ngoại ngữ tiếng tăm ở Huế để cùng hợp tác, nhưng trung tâm ngoại ngữ thì chỉ làm việc ban đêm, thế là vào ban ngày, tôi lại mở thêm văn phòng Dịch thuật do tôi phụ trách để làm việc. Từ đó, nếu ban đêm tôi gặp bạn bè đồng nghiệp thì ban ngày tôi được tiếp xúc với mọi tầng lớp nhân dân, từ những người chỉ biết lăn tay cho đến các tầng lớp trí thức ở Huế. Nhờ đó, mặc dù con cháu chúng tôi ở xa, nhưng vì mãi mê với công việc và gặp những người vui tính nên vợ chồng chúng tôi chưa thấy cô đơn tuổi già. Mong đừng gặp những gì thay đổi nữa.
- Trích Tập san “Chân Dung và Kỷ Niệm” của Trường Nguyễn Hoàng, tập 3, 2007 -
Lê Văn Gioang (là trưởng nam của Bà Lới-Ông Chân (Tám) và là cháu ngoại của Ông Trung – Bà Lý).
Địa chỉ liên lạc: Văn phòng dịch thuật CENTEL, 21 Ngô Gia Tự, Huế.
Điện thoại: 054.822829.
Điện thoại di động: 0913458141
Email: tamthanh@dng.vnn.vn